K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 3 2016

Ý 1:

+ So sánh: biển như người khổng lồ; biển như  trẻ con.

+ Nhân hoá: Vui, buồn, suy nghĩ, hát, mơ mộng, dịu hiền.

Ý 2:

+ Biển được miêu tả như một con người với nhiều tâm trạng khác nhau.

+ Biển được nhà thơ cảm nhận như những con người cụ thể: khi thì to lớn, hung dữ như người khổng lồ; khi thì nhỏ bé hiền lành dễ thương, đáng yêu như trẻ con.

=>  Nhờ các biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá đoạn thơ đã gợi tả thật rõ, thật cụ thể màu sắc, ánh sáng theo thời tiết, thời gian; tạo nên những bức tranh sống động về biển.

20 tháng 9 2017

bn trả lời đúng r đó

20 tháng 4 2016

nguyên nhân:

_ sóng: chủ yếu là do gió

_thủy triều: do sức hút của mặt trăng mặt trời và trái đất

_dòng biển: Có một số dòng biển (hải lưu) của đại dương được tìm thấy xung quanh Trái đất. 
Đại khái thì hiện tại cũng giống như một dòng sông rộng lớn trong đại dương, chảy từ nơi này đến nơi khác. Nguyên nhân tạo ra những dòng này là do sự khác biệt về NHIỆT ĐỘ, sự khác biệt trong ĐỘ MẶN và GIÓ. Dòng hải lưu có trách nhiệm cho một số lượng lớn về các chuyển động của nước được tìm thấy trong các đại dương của Trái đất

_ để bảo vệ biển đông:

.Tăng cường học tập, nghiên cứu, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo.

Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển, hải đảo.

 Tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng ngừa, ứng phó, kiểm soát và khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố môi trường biển.

Xây dựng và quảng bá thương hiệu biển Việt Nam.

Góp phần tuyên truyền nâng cao nhận thức về vị thế quốc gia biển và hội nhập quốc tế trong quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo.

Khuyến khích học sinh, sinh viên tham gia vào học các ngành nghề liên quan tới biển, đảo. 

23 tháng 4 2017

Mình thấy câu hỏi này thuộc môn Địa lý mà bạn?

14 tháng 7 2022

....................

30 tháng 1 2016

A. 5 nhóm

30 tháng 1 2016

thanksvui

bài 1, Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và  rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhanh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng.Tôi lấy làm hãnh diện với bà con về cặp râu ấy lắm, Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan...
Đọc tiếp

bài 1, Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và  rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhanh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng.Tôi lấy làm hãnh diện với bà con về cặp râu ấy lắm, Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu

A, tìm thành phần câu trên đoạn văn( phân tích câu)

B,tìm câu trần thuật đơn(phân tích câu)

C, tìm phép tu từ

D, tác dụng của phép tu từ

E, viết đoạn văn nêu cảm nghĩcủa em về đoạn văn trên

bài 2, Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt.Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai  hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mát nảy lửa gì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì, ai gọi cung vâng vâng dạ dạ,.

A, tìm thành phần câu trên đoạn văn( phân tích câu)

B,tìm câu trần thuật đơn(phân tích câu)

C, tìm phép tu từ

D, tác dụng của phép tu từ

E, viết đoạn văn nêu cảm nghĩcủa em về đoạn văn trên

GIÚP MÌNH VỚI CÁC  BẠN NHÉ MAI MÌNH PHẢI KIỂM TRA RỒI 

 

0
30 tháng 12 2017

Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình
Tuổi hai mươi làm sao không tiếc?
Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ Quốc?
(Trường ca “Những người đi tới biển” – Thanh Thảo)

Những câu thơ trên của Thanh Thảo đã thể hiện lí tưởng cao đẹp của thế hệ trẻ thời chống Mĩ cứu nước. Qua đó tác giả nhắc nhở thế hệ trẻ chúng ta hôm nay: Bất cứ thời đại nào, mỗi con người chúng ta nhất là thế hệ thanh niên cũng luôn phải ý thức vai trò trách nhiệm của mình đối với đất nước. Trước tiên thế hệ trẻ phải xác định tư tưởng, tình cảm, lí tưởng sống của mình: yêu quê hương đất nước, tự hào tự tôn dân tộc, có ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của dân tộc; lao động, học tập để khẳng định bản lĩnh, tài năng cá nhân và phục vụ cống hiến cho đất nước, sẵn sàng có mặt khi Tổ Quốc cần. Thời đại ngày nay, xu thế toàn cầu là xu thế hội nhập, khoa học kĩ thuật phát triển với tốc độ cao, vậy thế hệ trẻ cần phải học tập tích lũy tri thức để góp phần phát triển đất nước theo kịp thời đại, hội nhập với xu thế phát triển chung của quốc tế. Bên cạnh đó, phải rèn luyện sức khỏe để có khả năng cống hiến và bảo vệ đất nước. Đồng thời thanh niên cũng cần quan tâm theo dõi đến tình hình chung của đất nước, tỉnh táo trước hành động của mình không bị kẻ xấu lợi dụng. Về vấn đề chủ quyền biển đảo, thanh niên cần hưởng ứng và tích cực các diễn đàn hợp pháp trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên Internet, khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam trên các diễn đàn, đồng thời kịch liệt lên án và đấu tranh tham gia ngăn chặn các hành vi vi phạm xâm phạm chủ quyền biển, hải đảo thiêng liêng của Tổ Quốc, phải luôn có “trái tim nóng, cái đầu lạnh”. Như vậy, xây dựng và bảo vệ tổ quốc là trách nhiệm thiêng liêng của thanh niên nói riêng và của mỗi con người Việt Nam nói chung.

30 tháng 12 2017
Nhiều nhà thơ, nhà văn đã lấy tuổi trẻ, lấy thanh niên để làm đề tài cho bài văn, bài thơ của mình. Ngày trước, đã có biết bao anh hùng vì đất nước tổ quốc Việt Nam mà không quản ngại khó khăn, xả thân mình vì độc lập tự do của nước nhà. Đặc biệt có những anh hùng hi sinh khi tuổi đời còn rất trẻ. Vậy, vấn đề được đặt ra ở đây là tuổi trẻ ngày nay cần có trách nhiệm như thế nào để giúp đất nước phát triển thịnh vượng như các bị tiền bối ngày xưa ??? Để giúp nước nhà phát triển, đầu tiên các bạn trẻ cần ra sức học tập thật chăm chỉ để có kiến thức thật vững vàng. Thứ hai, các bạn trẻ phải có hướng đi thật đúng đắn cho nghề nghiệp tương lai của mình để có thể phục dựng cho nước nhà theo hướng tốt nhất phù hợp với năng lực của mình. Và hơn nữa, các bạn còn cần phải ràn luyện thêt lực để có thể cống hiến trong trong trong bất cứ khi nào. Nói chung, việc giúp đỡ, cống hiến, cho nước nhà luôn là việc cần thiết nhất ở mỗi thời đại.
20 tháng 4 2016

Bố em là một người rất quý cây cối nên khi xây nhà, bố đã để lại một khoảnh sân để trông cây. Khu vườn nhà em nhỏ xinh nhưng có rất nhiều cây. 

Lúc đầu, cả khu vườn chỉ có một cây hoa hoàng lan. Cây lan này ông nội em trồng cánh lá vươn đến tận ban công tầng ba, chạm vào cửa sổ của phòng em. Hoa hoàng lan nhỏ, cánh dài, mùi thơm thoang thoảng bay khắp phố. Hoa hoàng lan khi mới nở có màu xanh non, hòa vào cùng màu lá nhưng khi nở xòe thị chuyển sang màu vàng.

Biết em thích hoa hướng dương, bố trồng cho em ba cây. Hướng dương là loài hoa của mặt trời. Mặt trời đi đâu, ba bông hướng dương của em lại quay theo đó. Nhưng bông hoa hướng dương màu vàng rực rỡ, dưới ánh mặt trời nó làm khu vườn trở nên rực rỡ hơn. Nhưng chiều xuống, cũng là lúc mặt trời lặn, chúng ủ rũ trông thật đáng thương. Chắc phải chia tay với mặt trời nên chúng thấy buồn đó mà. Ngày mai khi gặp mặt trời, chúng sẽ vui ngay thôi.

Bố còn trồng một cây chanh giấy. Những quả chanh tròn xoe, da căng bóng, vỏ mỏng và mọng nước. Hàng xóm ai cũng mê cây chanh nhà em, thỉnh thoảng đi chợ quên mua chanh hay lá chanh, các bác thường chạy sang nhà em xin. Ai cũng xuýt xoa vì cây chanh sai quả, lại nhiều nước. Bố trồng cây chanh cho mẹ vì mẹ thích chấm rau muống với nước mắm chanh.

Bên cạnh cây chanh là cây lựu. Vì là lựu cảnh nên nó nhỏ xíu. Đến mùa ra hoa, nhưng bông hoa lựu lập lòe khoe sắc như những dốm lửa nhỏ cháy bập bùng, báo hiệu mùa hè. Hoa lựu đỏ góp thêm sắc màu chói chang cho mùa hè rực rỡ. Trong vườn còn có mấy bác chuối cảnh. Màu xanh mướt của những tàu lá chuối được điểm thêm sắc đỏ của hoa chuối khiến chúng trở nên nổi bật dàn hoa thiên lý cho món canh thiên lý của mẹ. Giữa mùa hè nóng nực mà có to canh hoa thiên lý nấu với cua hoặc thịt nạc thì mọi bực bội và mệt mỏi sẽ bay hết. Mà hoa thiên lý cũng rất thơm.

Khu vườn nhà em đủ các loại cây. Trông xa nó chẳng khác gì một khu rừng rậm nhiệt đới thu nhỏ. Một mảnh sân bé tí mà có bao loại cây cảnh sinh sôi, đơm hoa kết trái. Em rất yêu khu vườn nhà em.

Chúc bạn học tốt!!limdim

16 tháng 3 2016
Tầm quan trọng của biển đảo Việt Nam

Tầm quan trọng của biển đảo đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

 

* Về  phát triển kinh tế

Biển Đông là vùng biển có 1 trong số 10 tuyến đường hàng hải lớn nhất trên thế giới đi qua. Giao thông nhộn nhịp đứng thứ 2 thế giới (sau Địa Trung Hải). Hàng ngày có khoảng 200 - 300 tàu từ 5.000 tấn trở lên qua lại (không kể  tàu dưới 5.000 tấn) chiếm 1/4 lưu lượng tàu hoạt động trên biển của thế giới. Khu vực Biển Đông có những eo biển quan trọng đối với nhiều nước, trong đó eo biển Malacca là eo biển nhộn nhịp thứ hai trên thế giới (sau eo biển Hormuz). Biển Đông rất quan trọng đối với nhiều nước trong khu vực xét về vị trí địa - chiến lược, an ninh, giao thông hàng hải và kinh tế. Với Mỹ là tuyến hoạt động chính của Hạm đội 7, có 90% hàng hóa của Mỹ và hàng hóa đồng minh chuyên chở qua Biển Đông. Với Trung Quốc hàng năm nhập 160 triệu tấn dầu thì 50% dầu nhập và 70% hàng hóa qua Biển Đông. Với Nhật Bản 70% lượng dầu nhập khẩu và 42% lượng hàng hóa xuất khẩu chuyên chở qua Biển Đông.

 

Biển Đông còn là nơi chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên biển quan trọng cho đời sống và sự phát triển kinh tế của các nước xung quanh, đặc biệt là nguồn tài nguyên sinh vật (thủy sản), phi sinh vật (dầu khí, khoáng sản). Biển Đông được coi là một trong năm bồn trũng chứa dầu khí lớn nhất thế giới. Các khu vực thềm lục địa có tiềm năng dầu khí cao là các bồn trũng Bruney - Saba, Sarawak, Malay, Pattani, Nam Côn Sơn, Mê Công, Sông Hồng, cửa Sông Châu Giang… Các khu vực có tiềm năng dầu khí còn lại chưa khai thác là khu vực thềm lục địa ngoài của vịnh Bắc Bộ và bờ biển miền Trung, khu vực thềm lục địa Tư Chính. Theo đánh giá của Bộ Năng lượng Mỹ, lượng dầu dự trữ được kiểm chứng ở Biển Đông là 7 tỷ thùng với khả năng sản xuất 2,5 triệu thùng/ngày. Theo đánh giá của Trung Quốc, trữ lượng dầu khí ở Biển Đông khoảng 213 tỷ thùng.

Đối với Việt Nam, vùng biển và ven biển Việt Nam nằm án ngữ trên con đường hàng hải và hàng không huyết mạch thông thương giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giữa châu Âu, Trung Cận Đông với Trung Quốc, Nhật Bản và các nước trong khu vực. Điều kiện tự nhiên của bờ biển Việt Nam là tiềm năng to lớn cho ngành giao thông hàng hải Việt Nam. Dọc bờ biển Việt Nam xác định nhiều khu vực xây dựng cảng, trong đó có một số nơi có thể xây dựng cảng biển nước sâu như: Cái Lân và một số điểm ở khu vực Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long, Lạch Huyện, Đình Vũ, Cát Hải, Đồ Sơn, Nghi Sơn, Cửa Lò, Hòn La, Vũng Áng, Chân Mây, Đà Nẵng, Dung Quốc, Vân Phong, Cam Ranh, Vũng Tàu, Thị Vải… Phía Nam, cảng quy mô vừa như Hòn Chông, Phú Quốc… Ngoài sự hình thành mạng lưới cảng biển, các tuyến đường bộ, đường sắt dọc ven biển và nối với các vùng sâu trong nội địa (đặc biệt là các tuyến đường xuyên Á) sẽ cho phép vùng biển và ven biển nước ta có khả năng chuyển tải hàng hóa nhập khẩu tới mọi miền của Tổ quốc một cách nhanh chóng và thuận lợi.

Biển Việt Nam có tiềm năng tài nguyên phong phú, đặc biệt là dầu mỏ khí đốt. Trữ lượng dự báo tại vùng biển và thềm lục địa Việt Nam khoảng 10 tỷ tấn dầu quy đổi, trữ lượng khai thác từ 4 đến 5 tỷ tấn. Trữ lượng khí dự báo khoảng 1.000 tỷ m3. Hiện nay, chúng ta đã phát hiện hàng chục mỏ dầu khí có trữ lượng khai thác công nghiệp, trong đó đã đưa vào khai thác gần một chục mỏ, hàng năm cung cấp hàng triệu tấn dầu và hàng tỷ m3 khí phục vụ cho phát triển kinh tế và dân sinh. Ngoài ra, còn có các khoáng sản quan trọng và có tiềm năng lớn như than, sắt, titan, băng cháy, cát thủy tinh, muối và các loại vật liệu xây dựng khác.

Nguồn lợi hải sản nước ta được đánh giá vào loại phong phú trong khu vực. Theo các điều tra về nguồn lợi hải sản, tính đa dạng sinh học trong vùng biển nước ta đã phát hiện được khoảng 11.000 loài sinh vật cư trú, trong đó có 6.000 loài động vật đáy, 2.400 loài cá (trong đó có 130 loài cá có giá trị kinh tế), 653 loài rong biển, 657 loài động vật phù sa, 537 loài thực vật phù du, 225 loài tôm biển… Trữ lượng cá biển ước tính trong khoảng từ 3,1 đến 4,1 triệu tấn, khả năng khai thác từ 1,4 đến 1,6 triệu tấn. Nguồn lợi hải sản phong phú đã góp phần đưa ngành thủy sản trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, mang lại giá trị xuất khẩu đứng thứ 3 trong các ngành kinh tế của đất nước.

Biển Việt Nam có nhiều điều kiện để phát triển du lịch - ngành công nghiệp không khói, hiện đang đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế của đất nước. Do đặc điểm kiến tạo khu vực, các dãy núi đá vôi vươn ra sát bờ biển đã tạo thành nhiều cảnh quan thiên nhiên sơn thủy rất đa dạng, nhiều vịnh, bãi cát trắng, hang động, các bán đảo và các đảo lớn nhỏ liên kết với nhau thành một quần thể du lịch hiếm có trên thế giới như di sản thiên nhiên Hạ Long được UNESCO xếp hạng. Các thắng cảnh trên đất liền nổi tiếng như Phong Nha, Bích Động, Non nước…, các di tích lịch sử và văn hóa như: Cố đô Huế, phố cổ Hội An, Tháp Chàm, Nhà thờ đá Phát Diệm… phân bố tại vùng ven biển. Tiềm năng du lịch kể trên rất phù hợp để Việt Nam phát triển và đa dạng các loại hình du lịch hiện đại như nghỉ ngơi; dưỡng bệnh; tắm biển; du lịch sinh thái nghiên cứu khoa học vùng ven bờ, hải đảo, ngầm dưới nước; du lịch thể thao: bơi, lặn sâu, lướt ván, nhảy sóng, đua thuyền…

* Về quốc phòng - an ninh

Biển nước ta được ví như mặt tiền, sân trước, cửa ngõ quốc gia; biển, đảo, thềm lục địa và đất liền hình thành phên dậu, chiến lũy nhiều lớp, nhiều tầng, bố trí thành tuyến phòng thủ liên hoàn bảo vệ Tổ quốc. Lịch sử dân tộc đã ghi nhận có tới 2/3 cuộc chiến tranh, kẻ thù đã sử dụng đường biển để tấn công xâm lược nước ta. Những chiến công hiển hách trên chiến trường sông biển đã minh chứng: Ba lần đại thắng quân thù trên sông Bạch Đằng (năm 938, 981 và 1288); chiến thắng trên phòng tuyến sông Như Nguyệt 1077; chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút năm 1785 và những chiến công vang dội của quân và dân ta trên chiến trường sông biển trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ là những minh chứng ghi đậm dấu ấn không bao giờ mờ phai trong lịch sử dân tộc.

Ngày nay trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, biển đảo Việt Nam có vai trò quan trọng, làm tăng chiều sâu phòng thủ đất nước ra hướng biển. Do đặc điểm lãnh thổ đất liền nước ta có hình chữ S, trải dài ven biển từ Bắc vào Nam, chiều ngang hẹp (nơi rộng nhất khoảng 600 km, nơi hẹp nhất khoảng 50 km), nên chiều sâu đất nước bị hạn chế. Hầu hết các trung tâm chính trị, kinh tế xã hội của ta đều nằm trong phạm vi cách bờ biển không lớn, nên rất dễ bị địch tấn công từ hướng biển. Nếu chiến tranh xảy ra thì mọi mục tiêu trên đất liền đều nằm trong tầm hoạt động, bắn phá của vũ khí trang bị công nghệ cao xuất phát từ hướng biển. Nếu các quần đảo xa bờ, gần bờ được củng cố xây dựng căn cứ, vị trí trú đậu, triển khai của lực lượng Hải quân Việt Nam và sự tham gia của các lực lượng khác thì biển đảo có vai trò quan trọng làm tăng chiều sâu phòng thủ hiệu quả cho đất nước.

Từ nhiều năm nay, nhất là những năm đầu của thập kỷ 70 của thế kỷ XX đến nay trên Biển Đông đang tồn tại những tranh chấp biển đảo rất quyết liệt và phức tạp, tiềm ẩn những nhân tố mất ổn định, tác động đến quốc phòng và an ninh nước ta. Trên Biển Đông vùng biển nước ta tiếp giáp với vùng biển 7 nước trong khu vực là: Trung Quốc (phía Bắc), Campuchia và Thái Lan (Tây Nam), Philippin, Malaixia, Inđônêxia, Brunây (phía Đông, Đông Nam và Nam). Nơi đây đang diễn ra những tranh chấp phức tạp và quyết liệt về chủ quyền giữa các quốc gia, đẩy tới xu hướng tăng cường lực lượng quân sự, đặc biệt là hải quân của các nước trong khu vực, nhất là những nước có tiềm lực lớn về kinh tế, quân sự. Họ tận dụng ưu thế của mình trên biển để đe dọa chủ quyền vùng biển đảo, thềm lục địa của nước ta, gây ra những nhân tố khó lường về chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ và an ninh đất nước.

Vươn ra biển, làm giàu từ biển là định hướng đúng đắn phù hợp trong điều kiện hiện nay. Việt Nam là một quốc gia có biển, một nhân tố mà thế giới luôn xem như một yếu tố đặc lợi. Chúng ta cần tăng cường hơn nữa những khả năng quản lý, làm chủ vươn ra biển làm động lực thúc đẩy các vùng khác trong đất liền phát triển. Chúng ta phải có quyết tâm cao, tập trung huy động mọi tiềm năng và lợi thế của biển, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng - an ninh trên biển để tạo ra môi trường hòa bình, ổn định, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và ngư dân các địa phương yên tâm làm ăn trên các vùng biển đảo, nhất là ở vùng biển xa. Phải xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam và các lực lượng vững mạnh, theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại, ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ để quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo, thềm lục địa của Tổ quốc.

* Về tư tưởng, văn hóa, giáo dục

Nhận thức được tầm quan trọng của biển và đại dương đối với cuộc sống nhân loại, chủ quyền và vị trí chiến lược về quốc phòng - kinh tế - xã hội của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đối với đất nước, việc tổ chức giáo dục truyền thống trong các tầng lớp nhân dân về chủ quyền đã được chú trọng cả về nội dung và hình thức.

Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Ngãi chuẩn bị trình Chính phủ dự án xây dựng nhà bảo tàng trưng bày các hiện vật về hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa qua các thời kỳ lịch sử, phục chế di tích lịch sử, bảo tồn và sưu tầm văn hóa phi vật thể trên huyện đảo Lý Sơn.

Từ năm 2002, tài liệu tuyên truyền biển đảo Việt Nam được đưa vào nội dung giảng dạy cho học sinh, sinh viên các trường đại học và cao đẳng. Đây là những nội dung cơ bản nhất về địa lý, tiềm năng kinh tế, định hướng chiến lược phát triển kinh tế và pháp luật liên quan đến biển đảo Việt Nam cũng như quá trình đàm phán giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ giữa Việt Nam với các nước láng giềng.

Song song với phổ biến, tuyên truyền kiến thức biển đảo, các loại hình văn hóa có nội dung liên quan trực tiếp đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa  như phim tài liệu, bài viết, các bộ tem về biển đảo Việt Nam cũng được triển khai. Năm 1998, trong khuôn khổ chương trình năm Quốc tế đại dương do Liên hợp quốc đề xướng, hãng phim Tư liệu và khoa học Trung ương đã sản xuất bộ phim “Lãnh thổ trên biển Đông” giới thiệu về các hoạt động bảo vệ chủ quyền và quản lý nhà nước trên quần đảo Trường Sa và cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa với những bằng chứng lịch sử và tư liệu thực tế phong phú và sinh động.

Tiếp theo cuộc thi “Em yêu biển đảo Việt Nam” được tổ chức năm 1998, năm 2003, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Du lịch và Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tiếp tục tổ chức chương trình “Vì biển xanh quê hương” phát động phong trào thi viết, thi ảnh về chủ đề bảo vệ môi trường biển; thanh niên các tỉnh, thành ven biển tiến hành nhiều đợt ra quân làm sạch bãi biển, trồng cây chắn sóng và đặc biệt tham gia cuộc thi tìm hiểu về biển đảo Việt Nam với những nội dung thiết thực, hun đúc thêm ý chí bảo vệ chủ quyền Tổ quốc trên biển của thanh thiếu niên trong cả nước.

Trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học kỹ thuật, hàng loạt công trình nghiên cứu có giá trị ứng dụng thiết thực đã được tiến hành và bước đầu cho kết quả như chương trình khai thác điện năng từ ánh sáng mặt trời, chương trình nghiên cứu và cải tạo các giống cây thích hợp trên đảo… cũng như hàng loạt đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước đã và đang được triển khai về đánh giá tài nguyên, môi trường Biển Đông và khu vực hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. yeu

26 tháng 4 2016

- Độ muối của nước biển do: nước sông hòa tan nhiều chất muối khoáng từ trong lục địa đổ ra.

- Độ muối của nước biển và đại dương phụ thuộc vào mật độ sông đổ ra biển và độ bốc hơi.

29 tháng 4

- Độ muối của nước biển do: nước sông hòa tan nhiều chất muối khoáng từ trong lục địa đổ ra.

- Độ muối của nước biển và đại dương phụ thuộc vào mật độ sông đổ ra biển và độ bốc hơi.