K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 7 2018

Gợi ý: Tác giả đã sử dụng phép nhân hoá khi viết: “Màu khăn đỏ dắt em , Bước qua thời thơ dại”. Là đội viên Đội Thiếu niêm tiền phong Hồ Chí Minh, chúng ta mang trên vai chiếc khăn quàng.Màu đỏ của khăn là niềm tin , là lý tưởng, là lời 
tuyên thệ của mỗi đội viên. Vì sự nghiệp XHCN , vì lý tưởng của Bác Hồ vĩ 
đại , sẵn sàng! Nhà thơ- người chị còn muốn nói với em một điều lớn hơn thế nữa. đó chính là , màu đỏ của ước mơ, của lý tưởng ấy là ngọn lửa không bao giờ 
tắt,nó được thắp lên từ trái tim của nhiều thế hệ nối tiếp nhau.

BÀi khác
Đoạn thơ trên tác giả sử dụng biện pháp nhân hoá qua 2 câu thơ " Màu khăn đỏ rắt em - Bước qua thời thơ dại."
- Khi được vào Đội các em được chuyển giai đoạn từ tuổi nhi đồng sang đến tuổi đội viên đây là một bươc ngoặt lớn . Vào Đội các em được đeo khăn quàng đỏ. Đội ( tượng trung là " Màu khăn đỏ") sẽ hướng dẫn dìu dắt các em trong học tập vui trơi, sinh hoạt để rèn luyện theo 5 điều Bác Hồ dạy , nhờ đó các em sẽ trưởng thành tiến bộ trong thời kỳ thơ dại ( còn bé nhỏ, ngây thơ đôi khi vụng về, dại dột)

Viết 1 đoạn văn khoảng 6 đến 8 câu phát biểu cảm nghĩ của con về bài thơ sau:                                          Đi học                Hôm qua em tới trường,                  Mẹ dắt tay từng bước.                  Hôm nay mẹ lên nương,                  Một mình em tới lớp.                   Trường của em be bé,                  Nằm lặng giữa rừng cây.                  Cô giáo em tre trẻ,                  Dạy em hát rất...
Đọc tiếp

Viết 1 đoạn văn khoảng 6 đến 8 câu phát biểu cảm nghĩ của con về bài thơ sau: 

                                         Đi học

                Hôm qua em tới trường,
                  Mẹ dắt tay từng bước.
                  Hôm nay mẹ lên nương,
                  Một mình em tới lớp. 

                  Trường của em be bé,
                  Nằm lặng giữa rừng cây.
                  Cô giáo em tre trẻ,
                  Dạy em hát rất hay. 

                 Hương rừng thơm đồi vắng,
                 Nước suối trong thầm thì,
                 Cọ xoè ô che nắng,
                 Râm mát đường em đi.

3

Đoạn thơ là niềm vui của các em bé vùng cao khi được đến trường. Trên chặng đường tới trường hôm nay, dù không còn sự đồng hành của mẹ nhưng ta vẫn cảm thấy niềm vui của nhân vật "em". Em vui khi được tới lớp, được gặp cô giáo và học hát. Đặc biệt thiên nhiên còn như đang che chở cho từng bước chân tới trường của em: hương rừng, nước suối thầm thì như đang động viên em. Cọ thì những những tán ô xanh to rộng tạo thành bóng mát che nắng cho em. Qua đoạn thơ trên ta được cảm nhận rõ nét vẻ đẹp thiên nhiên núi rừng đồng thời là niềm vui của em nhỏ vùng cao khi mỗi ngày đều được đến trường.

8 tháng 7 2023

Ngôi nhà thứ hai để ta sống một phần tuổi thơ là trường học. Thấu rõ điều ấy, nhà thơ Minh Chính đã sáng tác nên bài "Đi học" gắn liền thời gian học tập của chúng ta. Nói về việc học hành của "em", khi ngày đầu đến lớp thì được mẹ dắt tay nâng niu từng bước, còn hôm sau thì "em" tự đến lớp. Từ đó ta thấy được rằng trẻ em bao giờ cũng cần được yêu thương chăm sóc nhưng cũng cần có tinh thần tự lập cao vì mẹ em khi ấy còn bận "lên nương" làm việc. Và để miêu tả ngôi trường, tác giả dùng từ láy "be bé" cùng nghệ thuật nhân hóa "nằm lặng" làm cho câu thơ tăng nên giá trị hình ảnh và thể hiện rõ cảm xúc chân thật hồn nhiên của em học sinh. Ở đó, cô giáo dạy trẻ "em" hát hay cùng khi ấy tác giả lại đưa vẻ đẹp thiên nhiên vào câu thơ: hương rừng thơm, đồi thì vắng, nhân hóa "nước suối trong" bằng từ láy "thầm thì" và "cọ" bằng động từ "xòe ô" để che nắng cho mát đường bạn học sinh đi. Từ đây ta thấy rằng nhà thơ là người hiểu được sự quan trọng của việc học hành nên đã bày tỏ sự ưu ái của tất cả mọi người đều dành cho sự học, kể cả thiên nhiên cũng thế!. Khép lại, bài thơ là những bước chân đi học cùng cảm xúc của bạn học sinh, theo đó là tình cảm của tác giả dành cho tuổi đời học tập của "em".

TLam

14 tháng 3 2022

em tham khảo cj quên văn bản nì r TvT:

Người thầy trong tác phẩm “Tuổi thơ tôi” là người thầy chan chứa tình yêu thương. Sau trò nghịch ngợm của đám trẻ trong lớp, thầy tịch thu hộp dế của cậu bé lợi, nhưng vô tình làm cho hộp diêm đựng dế bị xẹp lép, thầy giáo áy náy và xin lỗi cậu học trò dù đó chỉ là những trò chơi của con trẻ và không đáng bận tâm.