K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

loading...

Câu 4. Hình ảnh chú bé Lượm được khắc hoạ qua những phương diện nào?

A. Diện mạo, suy nghĩ.

B. Lời nói, trang phục, cử chỉ.

C. Lời nói, cử chỉ, suy nghĩ.

D. Lời nói, diện mạo.

Câu 5. Chú bé Lượm hiện lên với những đặc điểm gì?

A. Nhỏ nhắn, thông minh, hoạt bát, năng động.

B. Nhỏ nhắn, thông minh, chăm chỉ học tập.

C. Nhỏ nhắn, chăm chỉ học tập lao động, giúp đỡ những người xung quanh.

D. Nhỏ nhắn, vui tươi, hồn nhiên, chân thật, đáng yêu; nhanh nhẹn, dũng cảm.

Câu 6. Câu thơ nào sau đây có cấu tạo đặc biệt?

A. Thôi rồi, Lượm ơi!

Chú đồng chí nhỏ

B. Như con chim chích

Nhảy trên đường vàng

C. Ra thế

Lượm ơi!...

Lượm ơi, còn không

D. Chú đồng chí nhỏ

Bỏ thư vào bao

Câu 7. Ý nghĩa của câu thơ có cấu tạo đặc biệt trong việc biểu hiện cảm xúc của tác giả là gì?

A. Tạo ra khoảng lặng giữa dòng thơ, diễn tả sự đau xót đột ngột như một tiếng nấc nghẹn ngào của nhà thơ.

B. Tạo ra khoảng trống giãn cách, diễn tả sự ngỡ ngàng của nhà thơ.

C. Tạo ra khoảng trống cho dễ đọc, diễn tả tâm trạng hồi hộp của nhà thơ.

D. Tạo ra khoảng trống cho bài thơ, dễ thể hiện tình cảm cảm xúc của nhà thơ.

2
CC
Cô Châu Hạnh
Giáo viên
21 tháng 12 2022

4B,5D,6C,7A

21 tháng 12 2022

4B,5D,6C,7A

1. Tìm hiểu chung: tập trung vào các nôi dung sau :  a. Khái niệm ca dao, dân ca   b. Phân biệt ca dao – dân cac. Những chủ đề thường gặp trong ca dao, dân ca  d. Thể loại, PTBĐ( tự suy nghĩ )  2. Đọc, hiểu văn bản :  a. Chủ đề “Những câu hát về tình cảm gia đình” , chỉ soạn duy nhất bài ca dao số 1 trong Công cha như núi…ghi lòng con ơi !”  - Bài ca dao là lời của ai? Nói với ai? Nói về điều...
Đọc tiếp

1. Tìm hiểu chung: tập trung vào các nôi dung sau :  a. Khái niệm ca dao, dân ca   b. Phân biệt ca dao – dân cac. Những chủ đề thường gặp trong ca dao, dân ca  d. Thể loại, PTBĐ( tự suy nghĩ )  2. Đọc, hiểu văn bản :  a. Chủ đề “Những câu hát về tình cảm gia đình” , chỉ soạn duy nhất bài ca dao số 1 trong Công cha như núi…ghi lòng con ơi !”  - Bài ca dao là lời của ai? Nói với ai? Nói về điều gì?  - Tác giả dân gian đã sử dụng phép tu từ đặc sắc nào khi nói về công lao của cha mẹ trong lời hát ru ?  - Em hiểu như thế nào về những hình ảnh so sánh đặc sắc và ẩn dụ trong bài ca dao này ?( diễn giải cách hiểu của mình về những hình ảnh so sánh…)  - Qua những hình ảnh so sánh đó, tác giả dân gian muốn khẳng định điều gì ?  - Em hiểu như thế nào về nghĩa của cụm từ Cù lao chín chữ trong câu cuối bài ca dao?  - Như vậy qua lời hát ru của tác giả dân gian, cha mẹ muốn nhắn nhủ tới con cái điều gì ?  - Em hãy tìm đọc những bài ca dao khác có nội dung tương tự với bài ca cao này   - Em có suy nghĩ gì về chữ “hiếu” của đạo làm con trong xã hội ngày nay?  (  trình bày suy nghĩ của mình bằng đoạn văn ngắn. Chú ý trình bày cả những hiểu biết về mặt tích cực và thậm chí cả những mặt tiêu cực của vấn đề này tùy theo hiểu biết của các MN.)  b. Chủ đề “ Nhưng câu hát về tình yêu quê hương, đát nước, con người” , chỉ soạn duy nhất bài ca dao số 4 “ Đứng bên ni đồng , ngó bên tê đồng …nắng hồng ban mai !”  - Hai dòng thơ đầu bài ca dao số 4 có những gì đặc biệt về từ ngữ? Tác dụng của việc sử dụng các từ ngữ đó trong việc miêu tả như thế nào ( gợi ra được vẻ đẹp gì của cánh đồng )  - Hai dòng cuối bài ca dao, tác giả dân gian đã sử dụng biện pháp tu từ nào ? Nêu tác dụng của phép tu từ ấy?  - Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ láy trong câu ca cuối bài ?  - Bài ca dao này là lời của ai ? Người ấy muốn thể hiện tình cảm gì với quê hương, đất nước ?

7

Mình giỏi văn nhưng mình ko biết bài này

Sorry 

Nhưng mình sẽ cố gắng

20 tháng 9 2021

SAO THẤY TRẢ LỜI MÀ CHẲNG THẤY GÌ

Đề bài: Nêu cảm nhận của em qua 5 khổ thơ đầu.                                                                    Bài làm 5 khổ thơ đầu của bài thơ Lượm, tác giả Tố Hữu đã viết năm 1949, trong thời kì chống thực dân Pháp đã nêu lên hình ảnh của chú bé Lượm trong cuộc gặp tình cờ giữa hai chú cháu. Lượm là chú bè hồn nhiên, lạc quan, yêu đời, tuy nhỏ bé nhưng vô cùng nhanh nhẹn với bộ trang...
Đọc tiếp

Đề bài: Nêu cảm nhận của em qua 5 khổ thơ đầu.

                                                                    Bài làm

 5 khổ thơ đầu của bài thơ Lượm, tác giả Tố Hữu đã viết năm 1949, trong thời kì chống thực dân Pháp đã nêu lên hình ảnh của chú bé Lượm trong cuộc gặp tình cờ giữa hai chú cháu. Lượm là chú bè hồn nhiên, lạc quan, yêu đời, tuy nhỏ bé nhưng vô cùng nhanh nhẹn với bộ trang phục giàn dị : cái xắc đeo bên hông, chiếc mũ ca nô đội lệch. Hình ảnh :

                                      " Mồm huýt sáo vang

                                      Như con chim chích

                                      Nhảy trên đường vàng..."

 Qua đó, ta thấy được Lượm rất yêu đời và rất thích đi làm nhiệm vụ cách mạng, được đi trên con "đường vàng"- con đường cách mạng, con đường cao quý ( đường đầy rơm, cát vàng ). Lượm còn cảm thấy thích đi cách mạng hơn là ở nhà. Lượm là một chú bé rất dũng cảm, quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh, là một măng non, một tấm gương tiêu biểu của đất nước.

Câu hỏi : Bài làm của mk đã đc chưa ? Còn thiếu sót chỗ nào mong mọi người chỉ rõ ! Đừng sợ sự thật mất lòng ! Nghàn like !!!

 

4
9 tháng 8 2018

Bài bạn làm thế là khá được rồi đó

Chỉ cần kiểm tra lại lỗi dùng từ đâu !

Mình nghĩ nếu cô giáo bạn chấm sẽ là 8 hoặc 9 điểm đó ^_^

9 tháng 8 2018

thanks bạn

b) qua tiêu đề bài thơ,hãy cho biết cách thể hiện tình quê hương ở bài thơ này có gì đặc biệt.c) hai câu thơ đầu đã sử dụng phép đối trong câu (còn gọi là tiểu đối,tự đối ).hãy chỉ ra và nêu tác dụng của phép đối trong việc thể hiện những đổi thay của cuộc sống và những điều ko thay đổi trong tâm hồn tác giả.d)giọng điệu của hai câu thơ đầu và hai câu thơ cuối có điểm...
Đọc tiếp

b) qua tiêu đề bài thơ,hãy cho biết cách thể hiện tình quê hương ở bài thơ này có gì đặc biệt.

c) hai câu thơ đầu đã sử dụng phép đối trong câu (còn gọi là tiểu đối,tự đối ).hãy chỉ ra và nêu tác dụng của phép đối trong việc thể hiện những đổi thay của cuộc sống và những điều ko thay đổi trong tâm hồn tác giả.

d)giọng điệu của hai câu thơ đầu và hai câu thơ cuối có điểm gì khác biệt?tác giả có cảm xúc và tâm trạng gì trước sự xuất hiện của các em nhi đồng với tiếng cười câu hỏi hồn nhiên ,ngây thơ của các em

e) bài thơ cho ta hiểu gì về tình cảm của nhà thơ ,cũng là tình cảm của những người sau bao năm đi xa lần đầu tiên trở về quê hương ?

g)tình cảm ,cảm xúc của nhà thơ được thể hiện qua những nét nghệ thuật đặc sắc nào?

3
29 tháng 10 2016

bài j bạn????????????????????????????

30 tháng 10 2016

v cj potay vj k còn sách

14 tháng 10 2016

a)  Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, bài thơ có 8 câu 7 chữ hợp vẫn cuối câu 1 và chữ cuối câu chẵn ( 1,2,4,6 và 8 ). Trong bài có phép đối ở 4 câu : câu 3 đối với câu 4 : câu 5 đối với câu 6.

e ) Cụm từ ta với ta trong bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan là chỉ một mình tác giả với mảnh tình riêng, trong khi đó, ở bài thơ của Nguyễn Khuyến cụm từ này dùng để chỉ nhà thơ với bạn mình. 

 

Bài 1: Với đề bài Em hãy kể lại câu chuyện của chú bé Lượm theo đúng nội dung và ngôi kể trong bài thơ Lượm của nhà thơ Tố Hữu, bạn em định xây dựng bố cục cho bài viết như sau:(I) Mở bài: Giới thiệu chung về Lượm và nỗi thương tiếc đối với chú bé liên lạc ấy.(II) Thân bài: Kể lại chú bé Lượm hồn nhiên và anh dũng:(1) Qua hồi ức về cuôc gặp gỡ giữa hai chú cháu Ở Huế...
Đọc tiếp

Bài 1: Với đề bài Em hãy kể lại câu chuyện của chú bé Lượm theo đúng nội dung và ngôi kể trong bài thơ Lượm của nhà thơ Tố Hữu, bạn em định xây dựng bố cục cho bài viết như sau:

(I) Mở bài: Giới thiệu chung về Lượm và nỗi thương tiếc đối với chú bé liên lạc ấy.

(II) Thân bài: Kể lại chú bé Lượm hồn nhiên và anh dũng:

(1) Qua hồi ức về cuôc gặp gỡ giữa hai chú cháu Ở Huế trong những ngày đầu kháng chiến.

(2) (……)…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

( III) Kết bài: Cảm nghĩ người kể chuyện: Xót thương, cảm phục mà không thể nào quên hình ảnh người thiếu niên ngây thơ và dũng cảm.

Hãy điền vào dấu (….) một ý thích hợp, để làm bố cục bài trở nên đầu đủ, rành mạch và hợp lí

0
23 tháng 10 2016

a) Bài Bạn Đến Chơi Nhà có mấy câu ? Mỗi câu có mấy chữ ? Cách hợp vần của bài thơ như thế nào ?

=> Bài thơ Bạn đến chơi nhà được làm bằng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, có đặc điểm:

  • Số câu: 8 câu (bát cú)

  • Số chữ: 7 chữ trong mỗi dòng thơ (thất ngôn)

  • Hiệp vần : chữ cuối của các dòng 1 - 2 - 4 - 6 - 8: nhà – xa – gà – hoa – ta (vần a).

  • Phép đối : câu 3 đối với câu 4, câu 5 đối với câu 6.

b) Những chi tiết nào trong bài thơ gợi lên vẻ mộc mạc, dân dã của cuộc sống thôn quê ?

=> Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.

=> Ao sâu nước cả, khôn chài cá.

=> Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.

=> Cải chửa ra cây, cà mới nụ.

=> Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.

=> Đầu trầu tiếp khách, trầu không có.

c) Qua 7 câu thơ đầu tác giả Cố tình dựng lên một tình huống tiếp đón bạn đến chơi nhà đặc biệt như thế nào ? Theo em tác giả có dụng ý gì khi cố tạo ra tình huống đặc biệt đó ?

=> "Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa": đúng ngày khách tới chơi thì lũ trẻ không có ở nhà để giúp đi chợ, đành phải tự thân đi nhưng chợ xa quá, thời đó phương tiện giao thông còn hạn chế.

=> "Ao sâu nước cả, khôn chài cá": Ao thì sâu, nước thì rộng để đánh được một mẻ lưới cá rất khó khăn.

=> "Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà": Vườn rộng quá, khó bắt được gà, khi đã dồn gà đến đường cùng, tưởng chừng như bắt được, nhưng rào lại thưa, có lỗ to để gà có dễ chui qua.

=> "Cải chửa ra cây, cà mới nụ": Cải mới vừa ra hoa, không thể ăn, còn cà chỉ mới ra nụ, chưa có trái.

=> "Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa": bầu chỉ mới vừa rụng hoa, còn nhỏ quá, giàn mướp thì chỉ toàn là hoa, không có quả.

=> "Đầu trầu tiếp khách, trầu không có": người ta nói rằng "miếng trầu là đầu câu chuyện" không cần những thứ khác, có trầu cũng đủ rồi, nhưng trầu cũng không có, không tiếp khách được.

Tất cả đều có nhưng không dùng được.

d) Tìm những chi tiết miêu tả tình huống tiếp đón bạn thể hiện giọng thơ hóm hỉnh của Nguyễn Khuyến.

=> Hết bài thơ.

 

e) Câu thứ 8 và đặc biệt là cụm từ" ta với ta" nói lên điều gì ? Câu thơ này có vai trò khẳng định điều gì về tình bạn của nhà thơ ?

=> Câu thứ 8 và cụm từ ta với ta nhấn mạnh tình cảm tri âm không cần phải vật chất đầy đủ mà chỉ cần cái tình chân thực thôi. Những người tri âm, tri kỉ có khi chỉ cần gặp nhau ngâm mấy câu thơ, đàn vài bản nhạc là đã đủ vui rồi. Tình cảm không cứ nhất thiết phải có đầy đủ vật chất mới vui là như vậy.

8 tháng 10 2017

Cảm ơn bạn nhiều nhé!

a,dựa vào đoạn văn dưới đây em hãy giới thiệu về tác giả Hồ Chí Minh và hoàn cảnh sáng tác bài thơ CẢNH KHUYA bằng 2 câu.b,bài thơCẢNH KHUYA được viết theo thể thơ nào?em hãy chỉ ra đặc ddierrm về số tiếng {chữ}trong mỗi câu thơ,số câu thơ của bài ,cách gieo vần,ngắt nhịp của bài thơ.cảm xuxc bao trùm của bài thơ là gì?c,các bạn trong nhóm cùng đọc 2 câu đầu của bài thơ và thực...
Đọc tiếp

a,dựa vào đoạn văn dưới đây em hãy giới thiệu về tác giả Hồ Chí Minh và hoàn cảnh sáng tác bài thơ CẢNH KHUYA bằng 2 câu.

b,bài thơCẢNH KHUYA được viết theo thể thơ nào?em hãy chỉ ra đặc ddierrm về số tiếng {chữ}trong mỗi câu thơ,số câu thơ của bài ,cách gieo vần,ngắt nhịp của bài thơ.cảm xuxc bao trùm của bài thơ là gì?

c,các bạn trong nhóm cùng đọc 2 câu đầu của bài thơ và thực hiện các yêu cầu sau:

-hãy tưởng tượng và miêu tả bức trang thiên nhiên{không gian,thời gian,âm thanh,cảnh vật,màu sắc,....}trong 2 câu thơ trên.

-biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong 2 câu thơ đầu?phân tích hiệu quả của phép tu từ đó

-câu thơ thứ 2 có gì đặc biệt về từ ngữ và đã gợi ra vẻ đẹp của cảnh trăng rừng như thế nào?

-từ vẻ đẹp của cảnh trăng rừng em nghĩ gì về tình cảm của tác giả đối với thiên nhiên?

d,đọc 2 câu cuối của bài thơ và trả lời câu hỏi:

-2 câu thơ này đã cho thấy vẻ đẹp và chiều sâu tâm hồn của tác giả như thế nào?

-tại sao nói điệp ngữ chưa ngủ đặt ở cuối câu thứ 3 và đầu câu thứ 4 như là 1 bản lề mở ra 2 phía của tâm trạng trong cùng 1 con người?

e,em hiểu thêm gì về con người HCM?

g,bài thơ có nét đặc sắc gì về nghệ thuật

 

8
1 tháng 11 2016

a) Hồ Chí Minh là nhà chính trị, nhà thơ, danh nhân văn hóa thế giới và là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc VN. Tác phẩm "Cảnh khuya" được sáng tác vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dan Pháp.

b) - thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt đường luật

- Đặc điểm: Mỗi bài có 4 dòng, mỗi dòng 7 chữ. Hiệp vần ở chữ cuối cùng của các dòng 1,2,4, ngắt nhịp ở câu 1, nhịp 3/4.

c)

- Dùng nghệ thuật so sánh ví von, tiếng suối như tiếng hát xa. Đồng thời lồng ghepstrawng và cây cổ thụ vào thành 1

Cho thấy sự giao hòa với thiên nhiêntác giả yêu thiên nhiên.

→ Cho ta thấy 1 bức tranh thiên nhiên lung linh, có âm thanh, hìn ảnh đậm chất thơ.

d)

- 2 câu thơ cuối là cái tình say đắm của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Song, 2 câu cuối còn khắc họa 1 phương diện khác của Bác, Bác chưa ngủ bởi " chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà."

- Cụm từ "chưa ngủ" được nhấn mạnh và nhắc lại 2 lần gắn vỡi nỗi băn khoăn về vận nước, điều đó đủ thấy tấm lòng thiết tha vì dân vì nước của Bác.

Hết rồi đó, chúc bạn học tốt. ok

31 tháng 10 2016

Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

Hồ Chí Minh là vì lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam , ông là một danh nhân văn hóa thế giới và là một nhà thơ lớn . Bài Cảnh khuya được Bác viết năm 1946-1954 , tronh những năm đầu trong cuộc kháng chiên chống thực dân Pháp

a,dựa vào đoạn văn dưới đây em hãy giới thiệu về tác giả Hồ Chí Minh và hoàn cảnh sáng tác bài thơ CẢNH KHUYA bằng 2 câu.b,bài thơCẢNH KHUYA được viết theo thể thơ nào?em hãy chỉ ra đặc ddierrm về số tiếng {chữ}trong mỗi câu thơ,số câu thơ của bài ,cách gieo vần,ngắt nhịp của bài thơ.cảm xuxc bao trùm của bài thơ là gìc,các bạn trong nhóm cùng đọc 2 câu đầu của bài thơ và thực...
Đọc tiếp

a,dựa vào đoạn văn dưới đây em hãy giới thiệu về tác giả Hồ Chí Minh và hoàn cảnh sáng tác bài thơ CẢNH KHUYA bằng 2 câu.

b,bài thơCẢNH KHUYA được viết theo thể thơ nào?em hãy chỉ ra đặc ddierrm về số tiếng {chữ}trong mỗi câu thơ,số câu thơ của bài ,cách gieo vần,ngắt nhịp của bài thơ.cảm xuxc bao trùm của bài thơ là gì

c,các bạn trong nhóm cùng đọc 2 câu đầu của bài thơ và thực hiện các yêu cầu sau:

-hãy tưởng tượng và miêu tả bức trang thiên nhiên{không gian,thời gian,âm thanh,cảnh vật,màu sắc,....}trong 2 câu thơ trên.

-biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong 2 câu thơ đầu?phân tích hiệu quả của phép tu từ đó

-câu thơ thứ 2 có gì đặc biệt về từ ngữ và đã gợi ra vẻ đẹp của cảnh trăng rừng như thế nào?

-từ vẻ đẹp của cảnh trăng rừng em nghĩ gì về tình cảm của tác giả đối với thiên nhiên?

d,đọc 2 câu cuối của bài thơ và trả lời câu hỏi:

-2 câu thơ này đã cho thấy vẻ đẹp và chiều sâu tâm hồn của tác giả như thế nào?

-tại sao nói điệp ngữ chưa ngủ đặt ở cuối câu thứ 3 và đầu câu thứ 4 như là 1 bản lề mở ra 2 phía của tâm trạng trong cùng 1 con người?

e,em hiểu thêm gì về con người HCM?

g,bài thơ có nét đặc sắc gì về nghệ thuật

11
31 tháng 10 2016

a)

Hồ Chí Minh là một lãnh tụ cách mạng thiên tài của dân tộc nhưng đồng thời, Người cũng là một nhà thơ sánh vai cùng những thi nhân của Đông Tây kim cổ. Trong những năm tháng chiến đấu chống Pháp gian khổ của dân tộc, bên cạnh những chủ trương, chiến lược đánh đuổi giặc tài tình, Người còn có những vần thơ khiến lòng người rung động. “Cảnh khuya” là một thi phẩm trong số đó. Bài thơ ra đời giữa lúc cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta đang hồi gay go, quyết liệt: năm 1947. Trên chiến khu Việt Bắc, sau những giờ phút mỏi mệt, trong cảnh đêm của núi rừng, Người bồi hồi xúc động trước cảnh đêm khuya êm ái. Điều đầu tiên Bác cảm nhận được nơi thiên nhiên hoang sơ là tiếng suối róc rách tuôn theo dòng chảy

e)Hồ Chí Minh – Người không phải là một nhà thuyết giáo, một vị Thánh, mà đơn giản, Bác là một người yêu Tổ quốc, yêu con người bằng cả sự sống của mình. Từ khi cả dân tộc Việt Nam và các dân tộc nô lệ vẫn chìm trong bóng tối và nhìn về Tổ quốc mình với nỗi tuyệt vọng, thì Hồ Chí Minh, mọi lúc, mọi nơi vẫn miệt mài đấu tranh cho độc lập tự do của dân tộc mình và cho hoà bình thế giới. Ngay cả những lúc Người bị vây hãm bởi những thế lực luôn luôn muốn dập tắt tiếng nói về độc lập, tự do, Người vẫn cất cao tiếng nói kiêu hãnh về dân tộc, tiếng nói của khát vọng tự do.Bác Hồ kính yêu – vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam và nhân dân bị áp bức bóc lột trên toàn thế giới, Người là hiện thân của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Cuộc đời và những cống hiến Người để lại cho muôn đời sau đã trở thành niềm tin và sức mạnh của chân lý, là nguồn sức mạnh nuôi dưỡng con người, là một trong những thứ hiếm hoi trong thế giới này vượt qua được sự băng hoại của thời gian.

Thơ ca là một trong những loại hình nghệ thuật gặp nhiều khó khăn nhất trong quá trình chuyển ngữ. Bởi việc thay đổi ngữ âm, từ ngữ rất dễ làm suy giảm giá trị của bài thơ, đặc biệt làm sao chuyển tải được nguyên vẹn tình cảm của một tác giả nước ngòai tới độc giả trong nước là một trách nhiệm vô cùng nặng nề đối với những người dịch thơ. Vượt qua tất cả những rào cản đó, nhân dân Việt Nam với các nhà thơ và nhân dân thế giới đã tìm thấy tiếng nói tương đồng là sự yêu thương và thành kính đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Có ý kiến đã từng cho rằng: Văn hóa là sợi dây có khả năng nối liền nhân dân các nước và các dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh, bằng sự nghiệp hoạt động cách mạng và những cống hiến về văn hóa của mình đã trở thành người Việt Nam đầu tiên bắc nhịp cầu giữa nhân dân Việt Nam với bạn bè khắp năm châu. Cảm ơn các thi sĩ quốc tế - Những người bạn ngoại quốc quý giá của nhân dân Việt Nam đã cất lên những tiếng nói trữ tình từ trái tim nhân hậu, để khẳng định sức mạnh trong nhân cách, đạo đức và hệ thống tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời cổ vũ cho mỗi người dân Việt Nam tiếp tục vững bước trên con đường vinh quang mà Bác Hồ kính yêu đã đưa đường chỉ lối./.

g), Được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, sử dụng thi liệu thơ Đường, vừa cổ điển vừa hiện đại.
c, Nghệ thuật sử dụng hình ảnh và từ ngữ giàu chất tạo hình, cái thực và cái ảo đan xen, hài hoà.
d, Cấu trúc tác phẩm: Tả cảnh, tả tâm trạng.
e, Trong thơ có hoạ có nhạc, hàm súc.
Những nét riêng về nghệ thuật của từng bài thơ.
Những điểm chung về nghệ thuật của hai bài thơ.
g, Nghệ thuật tả khái quát không gian, cảnh vật.
b, Có sáng tạo về cách ngắt nhịp, điệp ngữ chuyển tiếp.

 


 

31 tháng 10 2016

d, Hai câu thơ cuối của bài thơ là cái tình say đắm của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Có thể nói một trong những lí do khiến “người chưa ngủ” ấy chính là vì cảnh thiên nhiên quá đẹp. Người vì say đắm trước vẻ đẹp thiên nhiên mà không nỡ ngủ. Song hai câu thơ cuối còn khắc hoạ một phương diện khác của Hồ Chí Minh. Bác “chưa ngủ” không chỉ bởi thiên nhiên quá đẹp và quá ư quyến rũ mà còn bởi “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”. Cụm từ “chưa ngủ” được nhắc lại hai lần gắn với nỗi băn khoăn về vận nước, điều đó đủ cho thấy tấm lòng thiết tha vì dân vì nước của Bác Hồ.

a) Bài thơ (bản phiên âm) viết theo thể thơ nào ? Hãy nêu đặc điểm của thể thơ đó b) Qua tiêu đề bài thơ , hãy cho bik cách thể hiện tình quê hương của bài thơ có gì đặc biệt c) Hai câu thơp đầu đã sử dụng phép đối trong câu (còn gọi là tiểu đối , tự đối) Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của phép đối đó trong việc thể hiện những thay đổi của cuộc sống và những điều không thay...
Đọc tiếp

a) Bài thơ (bản phiên âm) viết theo thể thơ nào ? Hãy nêu đặc điểm của thể thơ đó 

b) Qua tiêu đề bài thơ , hãy cho bik cách thể hiện tình quê hương của bài thơ có gì đặc biệt 

c) Hai câu thơp đầu đã sử dụng phép đối trong câu (còn gọi là tiểu đối , tự đối) Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của phép đối đó trong việc thể hiện những thay đổi của cuộc sống và những điều không thay đổi trong tâm hồn tác giả 

d) Giọng điệu của hai câu thơ đầu và hai câu thơ cuối có điểm gì khác biệt ?

Tác giả có cảm xúc và tâm trạng gì trước sự  xuất hiện của các em nhi đồng vs tiếng cười , câu hỏi hồn nhiên , ngây thơ của các em ?

e) Bài thơ cho ta hiểu gì về tình cảm của nhà thơ , cũng là tình cảm của những người sau bao năm đi xa lần đầu tiên trở về quê ?

g) Tình cảm, cảm xúc của nhà thơ đc thể hiện qua những nét nghệ thuật đặc sắc nào ?

BÀI NGẪU NHIÊN VIẾT NHÂN BUỔI MỚI VỀ QUÊ 

5
19 tháng 10 2016

a) Thể thơ : Thất ngôn tứ tuyệt

Thất ngôn tứ tuyệt là thể thơ mỗi bài có 4 câu và mỗi câu 7 chữ, trong đó các câu 1,2,4 hoặc chỉ các câu 2,4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối, tức chỉ có 28 chữ trong một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt, phân nửa của thất ngôn bát cú.

b) Ngày xưa, nỗi nhớ quê hương thường thể hiện qua nỗi sầu của người xa xứ. Song qua tiêu đề, có thể nhận thấy, bài thơ này đã thể hiện tình yêu quê hương một cách hoàn toàn khác: tình quê lại thể hiện ngay khi mới đặt chân về đến quê nhà, ngay khi tưởng là được hạnh phúc và vui mừng nhất.

c)

Hai câu đầu của bài thơ này có hình thức tiểu đối: Thiếu tiểu li gia / lão đại hồi, Hương âm vô cải / mấn mao tồi. Hai câu đối, mỗi câu hai vế, mỗi vế có hai bộ phận đối nhau rất chỉnh. Lí gia đối với đại hồi, hương âm đối với mấn mao là chỉnh cả ý lẫn lời ;thiếu tiểu đối với lão, vô cải đối với tồi tuy có hơi chênh về lời song về ý rất chỉnh (thiếu tiểu: còn nhỏ ; lão: về già ; vô cải: không thay đổi ; tồi: chỉ sự thay đổi). Xét về ý nghĩa ngữ pháp, thiếu tiểu và lão đều là chủ ngữ cũng như vô cải và tồi đều là vị ngữ, hai câu đối đọc lên nghe rất hài hoà.Hình thức tiểu đối trong hai câu này đã giúp nhà thơ thể hiện những ý nghĩa rất khái quát trong một lượng câu chữ ít ỏi. Câu thơ đầu nói về quãng thời gian gần suốt cả cuộc đời xa quê đồng thời hé lộ tình cảm quê hương của nhà thơ. Câu thơ thứ hai dùng một yếu tố thay đổi (mái tóc) để làm nổi bật yếu tố không thay đổi (tiếng nói quê hương). Nóihương âm vô cải là đã động đến phần tinh tế trong sâu thẳm tâm hồn (người thấy tiếng nói quê hương không thay đổi qua mấy chục năm trời hẳn là người luôn nghĩ về quê hương).d ) - Giọng điệu của câu đầu (khi nói về những thay đổi của thời gian và của con người) tuy có vẻ khách quan nhưng đã hàm chứa cái phảng phất buồn. - Hai câu sau thiên về tự sự và biểu cảm về sự xuất hiện của đám trẻ nhỏ. Đám trẻ nhìn mà không biết, không hiểu. Đó là một sự ngỡ ngàng. Nhưng chua chát hơn, bọn trẻ coi nhà thơ như là một vị khách lạ từ xa tới. Đó là một hiện thực, một hiện thực quá trớ trêu. Tác giả chấp nhận điều đó và không khỏi không xót xa. Xa quê lâu quá nay trở về trở thành kẻ lạ lẫm trên chính miền quê mà không lúc nào nguôi thương nhớ. Giọng thơ ở hai câu này tuy có chút hóm hỉnh song không giấu nổi nỗi buồn sâu kín bên trong. Cũng nhờ thế mà người đọc càng nhận ra cái tình đối với quê hương thật tha thiết và sâu nặng của nhà thơ.e)Bài thơ thể hiện tình yêu quê hương ngậm ngùi mà sâu sắc của nhà thơ. 
3 tháng 11 2016

Soạn bài ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Hạ Tri Chương (Hồi hương ngẫu thư) I. Đọc – hiểu văn bản Câu 1. - Lí do để bài thơ ra đời là một nghịch lí ngậm ngùi bị gọi là khách ngay trên chính quê hương mình trong ngày đầu tiên trở về. - Khác với Tĩnh dạ tứ của Lí Bạch ở xa quê nhớ quê nên mới viết về quê. Câu 2. - Nhận xét: + Phép đối này được thực hiện trong cùng một câu (tiếu đối). + Đối nhưng không cân về chữ, vì đây là thơ thất ngôn. + Nhưng chỉnh đối về mặt từ loại, cú pháp, ý và lời. - Tác dụng của phép đối. Thiếu tiểu li gia > < lão đại hồi Rời nhà lúc trẻ < - > già mới về Thiểu tiểu đối với lão; li gia đối với đại hồi. Hai quãng đời đối lập nhau của đời người. Hai hành động trái ngược nhau trẻ ra đi, già quay về = > thể hiện tấm lòng luôn hướng về quê của con người đã gần đi hết cuộc đời mình, “Cáo chết quay đầu về núi – Chim mỏi bay về rừng cũ”. Hương âm vô cả > < mấn mao tổi Giọng quê không đổi < - > tóc mai đội Sự đối lập giữa cái thay đổi: tóc mai rụng đi do tuổi già và cái không thay đổi: giọng nói của quê hương vẫn còn nguyên sau cả nửa thế kỉ = > hồn quê hương, tình quê hương sống mãi trong lòng thi nhân. Câu 3. Hướng dẫn. Phương thức biểu đạt Tự sự Miêu tả Biểu cảm Biểu cảm qua tự sự Biểu cảm qua miêu tả Câu 1 X X X Câu 2 X X Câu 1: Phương thức biểu đạt là biểu cảm qua tự sự. Câu 2: Phương thức biểu đạt là biểu cảm qua miêu tả. Câu 4. Sự khác nhau về giọng điệu biểu đạt ở hai câu trên và hai câu dưới: - Hai câu trên: “Trẻ đi, già trở lại nhà Giọng quê không đổi, sương pha mái đầu” Giọng điệu miêu tả, tự sự và thoáng chút ngậm ngùi, tâm sự của người con xa quê lâu ngày nay mới được trở về. - Hai câu dưới: “Trẻ con nhìn lạ không chào Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi? Giọng điệu hóm hỉnh, bi hài: + Sự ngây thơ, hồn nhiên của trẻ thơ. + Hoàn cảnh trớ trêu, bị gọi là khách ngay trên quê nhà. + Cảm giác bơ vơ, lạc lọng khi trở về quê không còn người thân thích, quen biết, nỗi ngậm ngùi đau xót. + Câu hỏi hồn nhiên của các em nhỏ làm cho tác giả vừa vui, vừa buồn. II. Luyện tập. So sánh hai bản dịch thơ của Phạm Sĩ Vĩ và Trần Trọng San. - Giống nhau: + Cả hai bản dịch đều sử dụng thể thơ lục bát. + Sát với bản dịch nghĩa. - Khác nhau: + Bản dịch của Phạm Sĩ Vĩ không có hình ảnh tiếu: tiếng cười của trẻ con. + Bản dịch của Trần Trọng San âm điệu câu cuối không được mềm mại, hơi bị hụt hẫng.

Nguon : http://hoctotnguvan.net/soan-bai-ngau-nhien-viet-nhan-buoi-moi-ve-que-23-1246.html