Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hãy chỉ ra các lỗi về liên kết nội dung hoặc hình thức trong các phần trích sau và nêu cách sửa các lỗi ấy.
Cau là loại cây thân gỗ, có rễ chùm. Hoa cau nhỏ li ti màu vàng nhạt và mọc thành cuống ở mỗi tàu lá. Thân cau có màu xanh lục hình tròn, thẳng đứng như cái cột nhà. Quả cau không to, hình thuôn, thân quả chừng ba xăng ti mét, có màu xanh biếc, có vỏ cứng; bên trong có cùi trắng, nếm thấy cay cay ở đầu lưỡi. Hoa cau có hương thơm thoang thoảng khiến người ta có cảm giác bình yên. Lá cau dài, nhọn, mảnh, xếp trên sống lá, trông xa như mái tóc dài của người con gái
=> Lỗi liên kết nội dung. sửa :
Cau là loại cây thân gỗ, có rễ chùm.Thân cau có màu xanh lục hình tròn, thẳng đứng như cái cột nhà. Lá cau dài, nhọn, mảnh, xếp trên sống lá, trông xa như mái tóc dài của người con gái. Quả cau không to, hình thuôn, thân quả chừng ba xăng ti mét, có màu xanh biếc, có vỏ cứng; bên trong có cùi trắng, nếm thấy cay cay ở đầu lưỡi. Hoa cau nhỏ li ti màu vàng nhạt và mọc thành cuống ở mỗi tàu lá, nó có hương thơm thoang thoảng khiến người ta có cảm giác bình yên.
Cây xanh có vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và sự sống của con người. Vốn được ví như những lá phổi xanh của Trái đất, giúp điều hòa và cung cấp dưỡng khí cho sự sống của muôn loài. Thế nhưng con người đã và đang làm gì với cây xanh?
Quần thể cây xanh rộng lớn nhất phải kể đến rừng, nơi đây có độ đa dạng sinh học cực lớn, với hàng ngàn các loại cây cùng chung sống, tạo nên thảm thực vật dày, độc đáo, tương trợ bảo vệ lẫn nhau. Vậy rừng có vai trò gì trong việc bảo vệ môi trường?
Trước hết, phải kể đến tác động làm sạch khí quyển, điều hòa không khí trên trái đất. Chúng ta đã biết cây xanh có hai quá trình hô hấp và quang hợp, tuy nhiên quá trình quang hợp đóng vai trò lớn nhất trong việc bảo vệ khí quyển. Quá trình này diễn ra bằng cách cây xanh sẽ lấy vào khí các bô níc và trả lại không khí ô xy, góp phần làm giàu ô xy trong không khí. Chúng ta có thể cảm nhận điều này bằng trải nghiệm của bản thân, giữa trưa hè nắng nóng, ngột ngạt chúng ta chỉ cần bước vào một bóng râm có nhiều cây xanh, lập tức chúng ta cảm thấy dễ thở và thoải mái hơn rất nhiều. Không tin các bạn cứ thử xem.
Tiếp theo đó là khả năng lọc sạch bụi bẩn trong không khí, khả năng này tuy chỉ là tương đối nhưng nó vẫn đem lại những hiệu quả nhất định. Đặc biệt là những loại cây có tán lá dày rộng, bề mặt lá thô nhám thì khả năng lọc bụi trong không khí càng tốt. Cơ chế chính là khi gió thổi mang theo bụi trong không khí đi qua những tán cây, thì lá sẽ giữ lại phần lớn bụi bẩn trên bề mặt, khi mưa xuống lớp bụi bẩn này sẽ được gột rửa sạch và trôi xuống đất, tạo thành vòng tuần hoàn tự nhiên. Xung quanh các nhà máy xí nghiệp, và trên các con con đường người ta thường trồng nhiều cây cũng một phần vì lý do này.
Một tác dụng không thể thiếu khi nói về cây xanh trong bảo vệ môi trường đó là khả năng chống xói mòn và sạt lở đất, ở các vùng núi, đồi có độ dốc lớn, thường xuyên xảy ra thiên tai, lũ lụt. Nếu không có cây xanh đất sẽ liên tục bị xói mòn, tạo thành các khe rãnh lớn, đất màu trôi đi hết để trơ trọi lại lớp đất đá cứng nhắc, không thể canh tác được. Điều này ảnh hưởng vô cùng lớn đến quá trình canh tác nông nghiệp và cuộc sống của người dân. Ngoài ra gió và bão cũng là một tác nhân lớn gây mất cân bằng thảm thực vật, những cơn gió mùa mang theo sức nóng, cát, bụi làm vùi lấp đồng rộng, cây trồng, ô nhiễm không khí, giảm khả năng thụ phấn của hoa màu,… Bão tràn đến nếu không có gì che chắn thì nhà cửa, cây trồng vật nuôi cũng sẽ đều bị cuốn phăng. Tuy nhiên nếu chúng ta trồng cây xanh thành rừng, hoặc bãi lớn thì sẽ giảm bớt được đáng kể những tác động kể trên.
Cây xanh cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc cải tạo đất, làm tơi xốp, giữ độ ẩm vừa đủ cho bề mặt, giữ nước cùng các chất dinh dưỡng khác trong mặt đất, khi lá rụng xuống phân hủy thành phân hữu cơ cung cấp cho đất một lượng dinh dưỡng khá lớn. Ngoài ra cây xanh cũng cung cấp cho con người thức ăn, cùng nguồn chất xơ vô cùng phong phú đa dạng, không những thế còn cung cấp một lượng lớn vật liệu như gỗ, tre, nứa cho ngành công nghiệp xây dựng, nội thất và sản xuất giấy viết cho chúng ta sử dụng.
Như đã đề cập ở phần đầu, quần thể cây xanh rộng lớn nhất phải kể đến rừng, nơi đây có độ đa dạng sinh học bậc nhất, có các loài cây xanh từ thân gỗ đến thân cỏ, thân leo, tuổi thọ phụ thuộc vào từng loài, chúng cũng được phân tầng theo chiều cao và các đặc tính ưa bóng hay ưa ánh sáng, cùng với các đặc điểm của họ thực vật khác. Sự đa dạng, rậm rạp ấy đã tạo nên một môi trường cư trú vô cùng lý tưởng cho các loài động vật hoang dã như hươu, nai, vượn, sóc, hổ cùng muôn vàn các loài chim và côn trùng khác. Điều này tạo nên sự cân bằng sinh thái, đảm bảo độ đa dạng sinh học của Trái Đất, giúp bảo tồn các loài động thực vật quý hiếm khỏi nguy cơ tuyệt chủng. Nếu con người biết khai thác một cách hợp lý và hiệu quả thì đây quả thực là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta, bởi từ đây ta có thể khai thác được các vị thuốc quý, các loại gỗ quý như lim, xà cừ, trầm hương, sến, táu,…với một giới hạn cho phép. Ngoài rừng tự nhiên thì con người còn trồng các loại rừng nhân tạo như rừng tre, rừng nứa, rừng keo, hoặc rừng ngập mặn,… để phù phợp với mục đích sử dụng và bảo vệ cuộc sống khỏi tác động nguy hại từ thiên nhiên.
Ngày nay rừng còn là một địa điểm du lịch sinh thái lý tưởng, thích hợp với các du khách yêu thiên nhiên, ưa thích khám phá. Bởi rừng mang một vẻ đẹp tự nhiên, trong lành, khoáng đạt, đến nơi đây ta như được trở về thời cổ xưa, hoang sơ, bí ẩn, khi chưa có nhà máy xí nghiệp, khói bụi thành phố, được tận hưởng cái không khí ngọt lành, mát mẻ, thật tuyệt vời. Trong khu dân cư, thành phố cây xanh còn tạo cảnh quan, nâng cao thẩm mỹ, làm bóng mát cho đường phố, trường học, nhà ở, giảm bớt nóng bức, ô nhiễm cùng tiếng ồn.
Với những vai trò to lớn như vậy, nhưng ngày nay ý thức giữ gìn và bảo vệ cây xanh, bảo vệ rừng của con người càng ngày càng kém. Họ không hề tưởng tượng được những hậu quả đằng sau việc chặt phá cây xanh to lớn đến mức nào, mà chỉ biết ham cái lợi trước mắt. Thỉnh thoảng thời sự lại đưa tin, khu rừng này bị lâm tặc chặt phá, khai thác gỗ trộm, khu rừng kia bị dân đốt để làm nương rẫy, và rừng ngày càng trở nên cạn kiệt, diện tích đất trống đồi trọc tăng chóng mặt, việc trồng cây gây rừng không thể bù đắp kịp cho sự phá hoại một cách vô trách nhiệm của những con người không có ý thức.
Hậu quả là những trận lũ quét, sạt lở đất đá nghiêm trọng tại những vùng núi, bao nhiêu nhà cửa, tài sản thậm chí là tính mạng con người bị thiệt hại. Có những nơi vì không khí quá nóng bức dẫn tới việc cháy rừng, động vật không có chỗ cư ngụ, loài thì tuyệt chủng, loài thì hấp hối, con người thấy vậy lại ra sức săn bắn, vây bắt, dẫn tới việc mất cân bằng hệ sinh thái nghiêm trọng. Tác hại của việc phá rừng quả thực rất lớn mang tính chất dây chuyền, hệ quả chồng hệ quả.
Nhận thấy tính chất nghiêm trọng của vấn nạn chặt phá rừng bừa bãi, Đảng và nhà nước ta đã có những chính sách phù hợp để bảo vệ rừng, tiêu biểu như khoán cho dân trồng rừng, tích cực phủ xanh đất trống đồi trọc, nhà nước hỗ trợ vốn cùng giống cây. Hoặc tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về vai trò của rừng cùng các tác hại của việc phá rừng, khuyến khích việc trồng cây xanh, phủ xanh thành phố.
http://thuthuat.taimienphi.vn/thuyet-minh-ve-vai-tro-cua-cay-coi-trong-viec-bao-ve-moi-truong-42588n.aspx
Đối với mỗi học sinh, chúng ta cần tích cực tham gia tuyên truyền và khuyến khích việc trồng cây gây rừng, cảnh báo với người thân và mọi người xung quanh về tác hại của việc phá hại cây xanh. Đồng thời phải học tập thật tốt, sử dụng tiết kiệm giấy, nước, không xả rác bừa bãi, bảo vệ và chăm sóc các loại cây xanh xung quanh mình, đó cũng chính là góp một phần lớn vào công cuộc bảo vệ môi trường xanh, sạch đẹp cho chính cuộc sống của chúng ta.
A. Nội dung chính : Giải thích vì sao lá cây có màu xanh lục
B. Phương thức biểu đạt : Thuyết minh
( Mình chưa học thuật ngữ là gì :D )
a:nội dung :giải thích vì sao lá cây có màu xanh
b:phương đạt chính là thuyết minh
Câu 1: Trích trong đoạn "Chị em Thúy Kiều". Câu đầu tiên nằm trong đoạn 2 (4 câu) tả Thúy Vân, câu thứ hai nằm trong đoạn 3 (6 câu) tả sắc của Thúy Kiều.
Câu 2: Câu đầu về Thúy Vân, câu sau về Thúy Kiều.
Tham khảo:
Câu 3:
Giống : Đều miêu tả những nét đẹp chung của mỗi người rồi mới đến vẻ đẹp riêng của họ
Khác :
- Về hình thức : 4 câu đầu dành cho Thúy Vân, 12 câu còn lại miêu tả về Thúy Kiều
- Về cách miêu tả : qua cách miêu tả, tác giả đã đoán được số phận của họ
+ Thúy vân : Khuôn trăng đầy đặn là gương mặt ngời sáng, tròn như vầng trăng. Theo quan niệm người xưa, người con gái có gương mặt như vậy là hạnh phúc sau này. Không chỉ vậy, nhan sắc của Thúy Vân còn đến thiên nhiên phải khiêm nhường
+ Thúy kiều : Đôi mắt như làn nước mùa thu, tuy trong những nhìn vào thì nổi bật sự u buồn. Thiên nhiên không khiêm nhường nhưng lại ghen bộc lộ rõ những bản tính của con người. Nhờ vậy, ta thấy được những sự bất hạnh trong cuộc đời của nàng, khúc đàn của nàng cũng đã bộc lộ điều đấy.
Câu 4:
Khác với Thúy Vân, Thúy Kiều mang một vẻ đẹp sắc sảo mặn mà cả về cả tài lẫn sắc. Chỉ khắc họa đôi mắt nàng Kiều, Nguyễn Du đã mở ra cho bạn đọc thấy cả một thế giới tâm hồn phong phú của nàng. Đôi mắt ấy, trong trẻo, sâu thẳm như nước mùa thu "làn thu thủy”:, lông mày mượt mà, tươi tắn, thanh thanh như dáng núi mùa xuân "nét xuân sơn”. Vẻ đẹp ấy Khiến tạo hóa phải ghen hờn “hoa ghen”, “liễu hờn”. Đây là những cảm xúc tiêu cực, thể hiện tâm lí oán trách, muốn trả thù, sự ghen ghét đố kị của tao hóa. Không chỉ đẹp, Kiều còn có đủ tài cầm kì thi họa, trong đó nổi bật nhất là tài đàn. Nàng tự mình sáng tác khúc nhạc mang tên "Bạc mệnh" khiến người nghe xúc động. Vẻ đẹp của Kiều đã đạt đến mức lí tưởng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến. Tất cả biểu hiện của sự đa sầu, đa cảm, của một tâm hồn tinh tế và lãng mạn, một tâm hồn phong phú. Nguyễn Du đã rất ưu ái khi miêu tả chân dung Thúy Kiều. Nàng tiêu biểu cho số phận của người phụ nữ “hồng nhan bạc phận”. Vì vậy trong “Truyện Kiều” Nguyễn Du đã hơn một lần thốt lên “Hồng nhan quen thói má hồng đánh ghen”; người con gái ấy, càng đẹp, càng tài lại càng truân chuyên.
Câu 1: Trích trong đoạn "Chị em Thúy Kiều". Câu đầu tiên nằm trong đoạn 2 (4 câu) tả Thúy Vân, câu thứ hai nằm trong đoạn 3 (6 câu) tả sắc của Thúy Kiều.
Câu 2: Câu đầu về Thúy Vân, câu sau về Thúy Kiều.
Tham khảo:
Câu 3:
Giống : Đều miêu tả những nét đẹp chung của mỗi người rồi mới đến vẻ đẹp riêng của họ
Khác :
- Về hình thức : 4 câu đầu dành cho Thúy Vân, 12 câu còn lại miêu tả về Thúy Kiều
- Về cách miêu tả : qua cách miêu tả, tác giả đã đoán được số phận của họ
+ Thúy vân : Khuôn trăng đầy đặn là gương mặt ngời sáng, tròn như vầng trăng. Theo quan niệm người xưa, người con gái có gương mặt như vậy là hạnh phúc sau này. Không chỉ vậy, nhan sắc của Thúy Vân còn đến thiên nhiên phải khiêm nhường
+ Thúy kiều : Đôi mắt như làn nước mùa thu, tuy trong những nhìn vào thì nổi bật sự u buồn. Thiên nhiên không khiêm nhường nhưng lại ghen bộc lộ rõ những bản tính của con người. Nhờ vậy, ta thấy được những sự bất hạnh trong cuộc đời của nàng, khúc đàn của nàng cũng đã bộc lộ điều đấy.
Câu 4:
Khác với Thúy Vân, Thúy Kiều mang một vẻ đẹp sắc sảo mặn mà cả về cả tài lẫn sắc. Chỉ khắc họa đôi mắt nàng Kiều, Nguyễn Du đã mở ra cho bạn đọc thấy cả một thế giới tâm hồn phong phú của nàng. Đôi mắt ấy, trong trẻo, sâu thẳm như nước mùa thu "làn thu thủy”:, lông mày mượt mà, tươi tắn, thanh thanh như dáng núi mùa xuân "nét xuân sơn”. Vẻ đẹp ấy Khiến tạo hóa phải ghen hờn “hoa ghen”, “liễu hờn”. Đây là những cảm xúc tiêu cực, thể hiện tâm lí oán trách, muốn trả thù, sự ghen ghét đố kị của tao hóa. Không chỉ đẹp, Kiều còn có đủ tài cầm kì thi họa, trong đó nổi bật nhất là tài đàn. Nàng tự mình sáng tác khúc nhạc mang tên "Bạc mệnh" khiến người nghe xúc động. Vẻ đẹp của Kiều đã đạt đến mức lí tưởng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến. Tất cả biểu hiện của sự đa sầu, đa cảm, của một tâm hồn tinh tế và lãng mạn, một tâm hồn phong phú. Nguyễn Du đã rất ưu ái khi miêu tả chân dung Thúy Kiều. Nàng tiêu biểu cho số phận của người phụ nữ “hồng nhan bạc phận”. Vì vậy trong “Truyện Kiều” Nguyễn Du đã hơn một lần thốt lên “Hồng nhan quen thói má hồng đánh ghen”; người con gái ấy, càng đẹp, càng tài lại càng truân chuyên.