K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 2: 

Động từ: ngăn, trào 

Tính từ: cứng, chắc 

Quan hệ từ: như

Câu 3: Qua bài ca dao trên, tác giả cho chúng ta thấy việc cày đồng rất vất vả, các bác nông dân phải đánh đổi cả mồ hôi và nước mắt mới có được chén cơm trong mỗi bữa ăn của chúng ta. Qua đó truyền tới thông điệp trân trọng công sức lao động của người nông dân trong từng hạt gạo, chống lãng phí thực phẩm.

17 tháng 1 2022

   Tham Khảo (cả hai phần cho bạn nhé !!)

1) Mở bài:

+ Giới thiệu được anh bộ đội – người lính biển định tả.
2) Thân bài:
a) Tả hình dáng:
- Tả bao quát: thân hình rắn chắc, cường tráng, khỏe mạnh,…..
- Tả chi tiết: Gương mặt, mái tóc, đôi mắt, ..., tay cầm súng, mắt luôn hướng về biển quan sát, đầu đội mũ sao vàng, ...
b) Tả tính tình, hoạt động:
- Tính tình: hiền lành, yêu quê hương, Tổ quốc 
- Hoạt động
+ Sự vất vả của các anh bộ đội: giữa biển khơi sóng gió, ngày đêm canh giữ, nguy hiểm, nắng
như thiêu như đốt da thịt,……
+ Sự hi sinh đó đem lại cho hòa bình tổ quốc ta, cho đoàn thuyền yên tâm ra khơi đánh bắt,…
3) Kết bài:

+ Bản thân yêu quý các anh bộ đội ngoài đảo xa không? Hứa với các anh điều gì ?
(học giỏi, chăm ngoan,…) Mong điều gì tốt đẹp cho các anh ? Sau này mình có muốn làm chú
bộ đội ?

                                                       Bài Làm 

Từ xưa, ông cha ta đã đổ bao nhiêu tâm huyết để tạo nên một vùng biển hào bình, phát triển ngư trướng, nhưng sự bình yên đó sẽ không kéo dài được mãi. Vì vậy những thế hệ sau chúng ta phải có trách nhiệm bảo vệ biển, bảo vệ lãnh thổ của ta trên biển. Nhưng ai sẽ làm điều đó ? Chính là những người lính đang ngày đêm làm nhiệm vụ canh giữ và bảo vệ biển Đông. Dù ngày nắng hay ngày mưa, họ vẫn đứng gác ở một góc trời. Ngày ngày, biển khơi sóng quanh năm rì rào, trời rộng bao la, vì Tổ quốc thân yêu mà họ canh giữ. Vất vả nhất là những ngày hè, trời nắng chói chang. Vậy mà những người lính đó vẫn đứng hiên ngang, tay giữ cách khẩu súng, mắt nhìn xa xăm về phía chân trời xanh. Tuy thật nhiều khó khăn, gian khổ nhưng không thể làm dao động lòng yêu nước vốn có trong máu. Dù chết đi vẫn hiển linh canh giữ biển trời.

24 tháng 1 2022

Cảm ơn bạn nhìu!!

 

27 tháng 7 2021

các động từ : 

lần sau ghi rõ đoạn văn ra nhé ( ở chỗ  Họ ngụp xuống trồi lên... nhưng những bàn tay khoác vai nhau vẫn cứng như săt và thân hình họ cột chặt lấy những cộc tre đóng trắc, dẽo như chão , đừng có ... )

+ khoác

+ ngăn

+ quật

+ trào

+ ngụp

+ trồi

+ ngã

các tính từ :

+ mặn

+ cứng

+ chắc

+ chặt

+ dẽo ( dẻo chứ nhỉ )

27 tháng 7 2021

Động từ là: 

+ khoác

+ ngăn

+ quật

+ trào

+ ngụp

+ trồi

+ ngã

*Tính từ là:

+ mặn

+ cứng

+ chắc

+ chặt

+ dẻo

28 tháng 2 2022

Những chiến sĩ ngoài đảo xa kia cũng giống như bao chiến sĩ của Quân đội nhân dân Việt Nam ta. Các anh ngày đêm giữa súng trong tay bảo vệ vùng biển Đông, chắc hẳn mọi người dân ở Việt Nam đều hiểu rõ rằng: biển đảo là một vùng đất thiêng liêng của người Việt chúng ta . Và có tầm quan trọng cao trong việc phất triển đất nước ngày càng phất triển. Với tầm nhìn cao Chủ tịch Hồ Chí Minh không những chỉ rõ tiềm năng và lợi thế của vùng '' biển bạc '' của Việt Nam mà còn đặc biệt quan tâm đến chủ quyền bảo vệ lãnh thổ nước ta 

7 tháng 12 2021

tham khao:

 

Tục ngữ cao dao là kho tàng văn học quý báu của dân tộc. Mỗi bài ca dao như một bài hát nhẹ nhàng, êm ái và ngọt ngào để đi vào tận trái tim mỗi người đọc. Im lặng một phút ta mơ màng ngân nga một bài ca đẹp, ta sẽ thấy mình như lạc vào một cõi thanh cao, yên ả, thần tiên mà cũng rất đời thường:

Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày

Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hột, đắng cay muôn phần.

Đối với người Việt Nam chúng ta bây giờ mà nhất là xa xưa một chút thì việc cày đồng là một công việc đồng áng rất quen thuộc, không xa lạ, nên người đọc bài ca dao cũng không phải mường tượng hay suy ngẫm một hình ảnh vĩ đại, lạ lẫm nào. Cứ thế bài ca dao dắt ta vào một cuộc sống của chính ta:

Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.

Cày đồng, công việc mệt nhọc mà người nông dân xưa phải chịu đựng không có cảnh máy cày bon bon chạy như ngày nay và cày đồng đã là mệt nhọc mà lại cày vào “buổi ban trưa” thì càng mệt gấp trăm lần. Chọn thời điểm ban trưa cày ruộng, tác giả dân gian đã khắc sâu tô đậm công việc mệt nhọc của người nông phu: làm sáng, làm chiều chưa đủ họ còn phải làm cả vào buổi trưa, thời điểm nắng nôi nóng bức và gây cho con người cảm giác khó chịu. Thường thì buổi trưa là buổi gia đình đoàn tụ ăn cơm và nghỉ trưa, sau đó mới tiếp tục làm việc, nhưng đằng này phải cày ruộng vào ban trưa nên “mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”. Nắng nóng và mệt nhọc khiến những giọt mồ hôi mằn mặn cứ rơi hoài, thấm vào quần áo và “thánh thót” rơi xuống đồng. Mồ hôi rơi “thánh thót”, như thể ở trong giọt nước có sự lao lực hòa tan vào đó. Tác giả dân gian nghe thấy tiếng giọt mồ hôi rơi như “thánh thót”. Từ tượng thanh đặt ở đúng chỗ đã diễn tả được sự quan sát tinh tế mà chân thực của tác giả dân gian, vốn là những người gắn bó với đồng ruộng. Mà mồ hôi cứ rơi rơi mãi, thánh thót như “mưa ruộng cày” vừa là so sánh mồ hôi với mưa, vừa là biện pháp tu từ thậm xưng nhằm khẳng định, nhấn mạnh sự mệt nhọc vất vả của người nông dân. Những giọt mồ hôi đã rơi xuống ruộng, đất như nở hoa để cho ra bao cây lúa trĩu bông, vàng hạt, cho bát gạo ngày mùa trắng thơm, béo tròn, ngậy ngậy. Thế nhưng cầm bát cơm đó mấy ai nghĩ tới giọt mồ hôi “thánh thót như mưa ruộng cày”. Chính vì thế nên đúng trong lúc mệt nhọc vất vả nhất người lao động đã cất lên tiếng hát gửi gắm lòng mình:

Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hột, đắng cay muôn phần.

“Ai ơi” câu hát lời nhắn nhủ sâu xa nhất. “Ai” là tất cả chúng ta, những người không thể sống thiếu được hột cơm mà lòng đất mẹ đã ban cho. Xin hãy đừng quên có bao nhiêu giọt mồ hôi, có bao nhiêu buổi cày trưa đó mới có được một bát cơm đầy trắng ngon và thơm dẻo, nên “dẻothơm” dù chỉ là một hột trong bát cơm đầy nhưng nó là bao nhiêu “đắng cay” vất vả. Một hột cơm quá bé nhỏ so với nỗi đắng cay mà người nông dân phải gánh chịu. Hơn thế nữa, “đắng cay” là bao nhiêu để có được “dẻo thơm”, “đắng cay”, “một hột” và “muôn phần” đã làm nổi bật lên hai hình ảnh tương phản rõ rệt: công lao của người nông dân kể xiết là bao để cho ta một hột cơm dẻo thơm, cung cấp cho ta nguồn sống mỗi ngày. Một người nông dân trong tất cả những người nông dân cày đồng ban trưa hay làm một công việc mệt nhọc nào khác không thở than, oán phiền mà chỉ có một ước vọng duy nhất: thành quả lao động. Không ca ngợi một cách sáo rỗng mà xuất phát từ đáy lòng biết ơn đúng như đạo lí truyền thống của dân tộc: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Đó là ước mơ của người nông dân và tất cả chúng ta, là lời nhắc nhẹ nhàng và êm ái.

7 tháng 12 2021

Em tham khảo:

Bài ca dao là lời của nhân dân xưa nói về sự mệt nhọc , vất vả của người nông dân , giữa ban trưa oi bức , nóng nực phải ra ruộng cày bừa , quốc bẫm . '' Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày '' Sự dụng biện pháp nói quá , so sánh (  như mưa ruộng cày ) để làm nổi bật ỗi nhọc nhằn , làm việc quần quật giữa trời trưa - mồ hôi chảy đầm đìa như mưa . Ca dao trên cũng lên thân phận nhỏ nhoi , suốt đời ngược xuôi vất vả . Điều đó cũng phản ánh lên lòng thương cảm cho nỗi khổ nhiều bề trong xa hội cũ . Giờđây hãy san sẻ với những người gặp cảnh ngộ vất vả

21 tháng 11 2021

Tham khảo!

Gieo vần tiếng 6 câu lục hiệp với tiếng 6 câu bát (trưa-mưa),(đầy-cay) tiếng 8 câu bát hiệp tiếng 6 câu lục (cày-đầy)
Luật bằng trắc
Câu lục : B-B-B-T-B-B
Câu bát : B-B-T-T-B-B-T-B
Phối thanh chữ thứ 6( câu lục) -chữ thứ 8( câu bát) luôn cùng thanh B nhưng không cùng thanh điệu
Ngắt nhịp câu bát 2/2/2 , câu lục 4/4

 Biện pháp tu từ so sánh : “ mồ hôi thánh thót “- “ mưa ruộng cày “

- Nghệ thuật đối lập : “dẻo thơm”- “ đắng cay”, “ một phần - muôn phần “

- Biện pháp tu từ nói quá “ Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày

Tác dụng 

+ Làm cho câu ca sinh động , gợi hình gợi cảm

+ Nổi bật sự vất vả, gian nan của người nông dân quanh năm nơi đồng áng, bán mặt cho đất , bán lưng cho trời

+ Thể hiện thái độ trân trọng , ca ngợi, yêu thương của tác giả dân gian ( ca dao ) dành cho sự vất vả của người nông dân

29 tháng 1 2022

BẠN THAM KHẢO NHÉ:!~

Qua câu ca dao trên, ta có thể thấy: giá trị của hạt gạo cũng như giá trị của những giọt mồ hôi mặn chát trên gương mặt những người nông dân chân lấm tay bùn không quản ngại bất kể những trông gai trước mắt vẫn "một nắng hai sương, thức khuya dậy sớm" miệt mài, chăm lo bên đồng ruộng thật lớn lao biết mấy! Ta nói: hạt gạo quý như vàng bạc thật không sai. Để có được bát cơm dẻo thơm nuôi sống con người ta, người nông dân đã phải cực nhọc biết chừng nào. Từ đó, vừa ca ngợi công sức của các bác nông dân vừa khuyên răn ta nên quý trọng hạt gạo " Ai ơi bưng bát cơm đầy / Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.

CHÚC BẠN HỌC TỐT @~@

NĂM MỚI AN LÀNH =~=

@CaNdY cAnDy