K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1: Các nguyên tử halogen có cấu hình electron lớp ngoài cùng là :

A. ns2.                         B. ns2np3.                    C. ns2np4.                    D. ns2np5.

Câu 2: Nguyên tố Cl ở ô thứ 17 trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron của ion Cl- là :

            A. 1s22s22p63s23p4.     B. 1s22s22p63s23p2.      C. 1s22s22p63s23p6.     D. 1s22s22p63s23p5.

Câu 3: Trong tự nhiên, các halogen

            A. chỉ tồn tại ở dạng đơn chất.                       B. chỉ tồn tại ở dạng muối halogenua.

            C. chỉ tồn tại ở dạng hợp chất.                       D. tồn tại ở cả dạng đơn chất và hợp chất.

Câu 4: Cho 4 đơn chất F2 ; Cl2 ; Br2 ;  I2. Chất có nhiệt độ sôi cao nhất là :

            A. F2.                           B. Cl2.                         C. Br2.                         D. I2.

Câu 5: Trong các hợp chất, flo chỉ có số oxi hoá –1 còn clo, brom, iot có cả số oxi hóa +1 ; +3 ; +5 ; +7 là do

            A. flo có tính oxi hoá mạnh nhất.                   B. flo có bán kính nguyên tử nhỏ.

            C. nguyên tử flo có cấu tạo đặc biệt.              D. nguyên tử flo không có phân lớp d.

Câu 6: Số oxi hoá của clo trong các chất: NaCl, NaClO, KClO3, Cl2, KClO4 lần lượt là :  

           A. –1, +1, +3, 0, +7.                                       B. –1, +1, +5, 0, +7.       

C. –1, +3, +5, 0, +7.                                       D. +1, –1, +5, 0, +3.

Câu 7: Trong các halogen, clo là nguyên tố

A. Có độ âm điện lớn nhất.

B. Có tính phi kim mạnh nhất.

C. Tồn tại trong vỏ Trái Đất (dưới dạng các hợp chất) với trữ lượng lớn nhất.

D. Có số oxi hóa –1 trong mọi hợp chất.

Câu 8: Hỗn hợp khí có thể tồn tại ở bất kì điều kiện nào là :

            A. H2 và O2.                B. N2 và O2.                C. Cl2 và O2.               D. SO2 và O2.

Câu 9: Clo không phản ứng với chất nào sau đây ?

            A. NaOH.                   B. NaCl.                      C. Ca(OH)2.                D. NaBr.

Câu 10: Clo tác dụng được với tất cả các chất nào sau đây ?

           A. H2, Cu, H2O, I2.                                        B. H2, Na, O2, Cu.

           C. H2, H2O, NaBr, Na.                                   D. H2O, Fe, N2, Al.

Câu 11: Sục Cl2 vào nước, thu được nước clo màu vàng nhạt. Trong nước clo có chứa các chất là :

A. Cl2, H2O.                                                    B. HCl, HClO.                       

C. HCl, HClO, H2O.                                      D. Cl2, HCl, HClO, H2O. 

Câu 12: Cho sơ đồ:

            Cl2    +    KOH         A     +     B      +    H2O   

            Cl2     +    KOH       A     +     C     +     H2O

Công thức hoá học của A, B, C, lần lược là :

            A. KCl, KClO, KClO4.                                   B. KClO3, KCl, KClO.          

            C. KCl, KClO, KClO3.                                   D. KClO3, KClO4, KCl.        

Câu 13: Khi cho khí Cl2 tác dụng với khí NH3 có chiếu sáng thì

            A. thấy có khói trắng xuất hiện.                     B. thấy có kết tủa xuất hiện.

            C. thấy có khí thoát ra.                                   D. không thấy có hiện tượng gì.

Câu 14: Cho phản ứng: 2NH3 + 3Cl2 N2 + 6HCl. Trong đó Cl2 đóng vai trò là :

            A. Chất khử.                                                   B. Vừa là chất oxi hoá vừa là chất khử.

            C. Chất oxi hoá.                                              D. Không phải là chất khử hoặc chất oxi hoá.

Câu 15: Trong PTN, Cl2 thường được điều chế theo phản ứng :

HCl đặc  +  KMnO4  KCl  +  MnCl + Cl + H2O

Hệ số cân bằng của HCl là :

A. 4.                            B. 8.                            C. 10.                          D. 16.

Câu 16: Phản ứng nào sau đây được dùng để điều chế clo trong phòng thí nghiệm ?

            A. 2NaCl  2Na + Cl2

B. 2NaCl + 2H2O H2 + 2NaOH + Cl2

C. MnO2 + 4HCl đặc  MnCl2 + Cl2 + 2H2O

D. F2 + 2NaCl ® 2NaF + Cl2

Câu 17: Khí Cl2 điều chế bằng cách cho MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc thường bị lẫn tạp chất là khí HCl. Có thể dùng dung dịch nào sau đây để loại tạp chất là tốt nhất ?

            A. Dung dịch NaOH.                                     B. Dung dịch AgNO3.         

C. Dung dịch NaCl.                                        D. Dung dịch KMnO4

Câu 18: Trong phòng thí nghiệm người ta thường điều chế clo bằng cách

            A. điện phân nóng chảy NaCl.                        B. điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.

            C. phân huỷ khí HCl.                                      D. cho HCl đặc tác dụng với MnO2 ; KMnO4

Câu 19: Trong phòng thí nghiệm khí clo thường được điều chế bằng cách oxi hóa hợp chất nào sau đây ?

            A. NaCl.                      B. KClO3.                   C. HCl.                       D. KMnO4.

Câu 20: Trong công nghiệp người ta thường điều chế clo bằng cách :

            A. Điện phân nóng chảy NaCl.                       B. Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.

            C. Cho F2 đẩy Cl2 ra khỏi dung dịch  NaCl.  D. Cho HCl đặc tác dụng với MnO2 ; đun nóng.

Câu 21: Điện phân dung dịch muối ăn, không có màng ngăn, sản phẩm tạo thành là :

            A. NaOH, H2, Cl2.        B. NaOH, H2.             C. Na, Cl2.                         D. NaCl, NaClO, H2O.

Câu 22: Ứng dụng nào sau đây không phải của Cl2 ?

      A. Sát trùng nước sinh hoạt.                          

B. Sản xuất kali clorat, nước Gia-ven, clorua vôi.                                                   

       C. Sản xuất thuốc trừ sâu 666.                                  

D. Tẩy trắng sợi, giấy, vải.

Câu 23: Khi mở lọ đựng dung dịch HCl 37% trong không khí ẩm, thấy có khói trắng bay ra là do :

A. HCl phân huỷ tạo thành H2 và Cl2.

B. HCl dễ bay hơi tạo thành.

C. HCl bay hơi và hút hơi nước có trong không khí ẩm tạo thành các hạt nhỏ dung dịch HCl.

D. HCl đã tan trong nước đến mức bão hoà.

Câu 24: Khí HCl khô khi gặp quỳ tím thì làm quỳ tím

            A. chuyển sang màu đỏ.                                  B. chuyển sang màu xanh.

            C. không chuyển màu.                                    D. chuyển sang không màu.

Câu 25: Cho các chất sau : KOH (1), Zn (2), Ag (3), Al(OH)3 (4), KMnO4 (5), K2SO4 (6). Axit HCl tác dụng được với các chất :

A. (1), (2), (4), (5).                                          B. (3), (4), (5), (6).     

C. (1), (2), (3), (4).                                          D. (1), (2), (3), (5).

Câu 26: Cho các chất sau : CuO (1), Zn (2), Ag (3), Al(OH)3 (4), KMnO4 (5), PbS (6), MgCO3 (7),

AgNO3 (8), MnO2 (9), FeS (10). Axit HCl không tác dụng được với các chất :

        A. (1), (2).                  B. (3), (4).                   C. (5), (6).                    D. (3), (6).

Câu 27: Các chất trong nhóm nào sau đây đều tác dụng với dung dịch HCl ?

            A. Quỳ tím, SiO2, Fe(OH)3, Zn, Na2CO3.      B. Quỳ tím, CuO, Cu(OH)2, Zn, Na2CO3.

            C. Quỳ tím, CaO, NaOH, Ag, CaCO3.          D. Quỳ tím, FeO, NH3, Cu, CaCO3.

Câu 28: Chọn phát biểu sai :

A. Axit clohiđric vừa có tính khử vừa có tính oxi hoá.

B. Dung dịch axit clohiđric có tính axit mạnh.

C. Cu hòa tan trong dung dịch axit clohiđric khi có mặt O2.

D. Fe hòa tan trong dung dịch axit clohiđric tạo muối FeCl3.

Câu 29: Nếu cho 1 mol mỗi chất : CaOCl2, KMnO4, K2Cr2O7, MnO2 lần lượt phản ứng với lượng dư dung dịch HCl đặc, chất tạo ra lượng khí Cl2 nhiều nhất là :

            A. CaOCl2.                  B. KMnO4.                  C. K2Cr2O7.                D. MnO2.

Câu 30: Trong phòng thí nghiệm người ta thường điều chế khí HCl bằng cách

            A. clo hoá các hợp chất hữu cơ.                     B. cho clo tác dụng với hiđro.

            C. đun nóng dung dịch HCl đặc.                    D. cho NaCl rắn tác dụng với H2SO4 đặc.

Câu 31: Phản ứng hóa học nào không đúng ?

            A. NaCl (rắn)  + H2SO4 (đặc) NaHSO4 +  HCl. 

B. 2NaCl (rắn)  +  H2SO4 (đặc) Na2SO+  2HCl.

            C. 2NaCl (loãng)  +  H2SO4 (loãng)  Na2SO4 + 2HCl.    

D. H2 +  Cl2 2HCl.

Câu 32: Thành phần nước Gia-ven gồm :

            A. NaCl, NaClO, Cl2, H2O.                            B. NaCl, H2O.

C. NaCl, NaClO3, H2O.                                  D. NaCl, NaClO, H2O.

Câu 33: Clo đóng vai trò gì trong phản ứng sau ?

2NaOH + Cl2  NaCl + NaClO + H2O

            A. Chỉ là chất oxi hoá.                                    B. Chỉ là chất khử.

            C. Vừa là chất oxi hoá, vừa là chất khử.        D. Không là chất oxi hoá, không là chất khử.

Câu 34: Clorua vôi, nước Gia-ven (Javel) và nước clo thể hiện tính oxi hóa là do

A. chứa ion ClO-, gốc của axit có tính oxi hóa mạnh.

B. chứa ion Cl-, gốc của axit clohiđric điện li mạnh.

C. đều là sản phẩm của chất oxi hóa mạnh Cl2 với kiềm.

D. trong phân tử đều chứa cation của kim loại mạnh.

Câu 35: Clorua vôi là muối của kim loại canxi với 2 loại gốc axit là clorua Cl- và hipoclorit ClO-. Vậy clorua vôi gọi là muối gì ?

            A. Muối trung hoà.     B. Muối kép.               C. Muối của 2 axit.      D. Muối hỗn tạp.

Câu 36: Ứng dụng nào sau đây không phải là của Clorua vôi ?

            A. Xử lí các chất độc.                                     B. Tẩy trắng sợi, vải, giấy.

            C. Tẩy uế chuồng trại chăn nuôi.                    D. Sản xuất vôi.

Câu 37: Cho MnO2 tác dụng với dung dịch HCl, toàn bộ khí sinh ra được hấp thụ hết vào dung dịch kiềm đặc, nóng tạo ra dung dịch X. Trong dung dịch X có những muối nào sau đây ?

            A. KCl, KClO.            B. NaCl, NaOH.         C. NaCl, NaClO3.       D. NaCl, NaClO.

Câu 38: Ứng dụng nào sau đây không phải của KClO3 ?

        A. Sản xuất diêm.                                          B. Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.

        C. Sản xuất pháo hoa.                                   D. Chế tạo thuốc nổ đen.

Câu 39: Cho một luồng khí clo dư tác dụng với 9,2 gam kim loại sinh ra 23,4 gam muối kim loại hoá trị I. Muối kim loại hoá trị I là muối nào sau đây ?

            A. NaCl.                      B. KCl.                        C. LiCl.                       D. Kết quả khác.

Câu 40: Cho 6,72 lít clo (đktc) tác dụng với 22,4 gam Fe nung nóng (hiệu suất phản ứng 100%), lấy chất rắn thu được hoà tan vào nước và khuấy đều thì khối lượng muối trong dung dịch thu được là :

            A. 38,10 gam.             B. 48,75 gam.              C. 32,50 gam.             D. 25,40 gam.

Câu 41: Hai miếng sắt có khối lượng bằng nhau và bằng 2,8 gam. Một miếng cho tác dụng với Cl2, một miếng cho tác dụng với dung dịch HCl. Tổng khối lượng muối clorua thu được là :

            A. 14,475 gam.           B. 16,475 gam.            C. 12,475 gam.           D. Tất cả đều sai.

Câu 42: Hỗn hợp khí A gồm clo và oxi. A phản ứng vừa hết với một hỗn hợp gồm 4,8 gam magie và 8,1 gam nhôm tạo ra 37,05 gam hỗn hợp các muối clorua và oxit hai kim loại. Thành phần % thể tích của oxi và clo trong hỗn hợp A là :

            A. 26,5% và 73,5%.                                        B. 45% và 55%.         

C. 44,44% và 55,56%.                                    D. 25% và 75%.

Câu 43: Lấy 2 lít khí H2 cho tác dụng với 3 lít khí Cl2. Hiệu suất phản ứng là 90%. Thể tích hỗn hợp sau phản ứng là :

            A. 4,5 lít.                     B. 4 lít.                        C. 5 lít.                        D. Kết quả khác.

Câu 44: Cho 10,000 lít H2 và 6,72 lít Cl2 (đktc) tác dụng với nhau rồi hoà tan sản phẩm vào 385,400 gam nước ta thu được dung dịch A. Lấy 50,000 gam dung dịch A tác dụng với dung dịch AgNO3 thu được 7,175 gam kết tủa. Hiệu suất phản ứng giữa H2 và Cl2 là :

            A. 33,33%.                  B. 45%.                       C. 50%.                       D. 66,67%.

Câu 45: Cho 69,6 gam MnO2 tác dụng với HCl đặc, dư. Dẫn toàn bộ lượng khí sinh ra vào 500 ml dung dịch NaOH 4M. Coi thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể, nồng độ mol các chất trong dung dịch sau phản ứng là bao nhiêu ?

            A. 1,6M ; 1,6M và 0,8M.                                B. 1,7M ; 1,7M và 0,8 M.

            C. 1,6M ; 1,6M và 0,6M.                                D. 1,6M ; 1,6M và 0,7M.

Câu 46: Cho 13,44 lít khí clo (đktc) đi qua 2,5 lít dung dịch KOH ở 100oC. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 37,25 gam KCl. Dung dịch KOH trên có nồng độ là :

            A. 0,24M.                    B. 0,48M.                    C. 0,4M.                      D. 0,2M.

Câu 47: Cho một lượng dư KMnO4 vào 25 ml dung dịch HCl thu được 1,4 lít khí (đktc). Vậy nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng là :

       A. 8,5M.                      B. 8M.                         C. 7,5M.                      D. 7M.

Câu 48: Cho 8,7 gam MnO2 tác dụng với dung dịch axit HCl đậm đặc sinh ra V lít khí Cl2 (đktc). Hiệu suất phản ứng là 85%. V có giá trị là :

        A. 2 lít.                       B. 2,905 lít.                C. 1,904 lít.                 D. 1,82 lít.

Câu 49: Hoà tan 11,2 lít khí HCl (đktc) vào m gam dung dịch HCl 16%, thu được dung dịch HCl 20%. Giá trị của m là :

            A. 36,5.                       B. 182,5.                     C. 365,0.                     D. 224,0.

Câu 50: Hoà tan V lít khí HCl (đktc) vào 185,4 gam dung dịch HCl 10% thu được dung dịch HCl 16,57%. Giá trị của V là :

            A. 4,48.                       B. 8,96.                       C. 2,24.                       D. 6,72.

0
 2. Chỉ ra lỗi về mạch lạc trong các trường hợp dưới đây và nêu cách sửa:   Ở dạng nguyên chất, nước không màu, không mùi, không vị. Nước bao phủ 70% diện tích trái đất. Vì thế, phải chăng chúng ta có thể thoải mái sử dụng nước mà không lo chúng bị cạn kiệt không? Đừng vội mừng, chỉ có 0.3% tổng lượng nước trên trái đất là con người có thể dùng được, phần còn lại là nước mặn ở các đại...
Đọc tiếp

 2. Chỉ ra lỗi về mạch lạc trong các trường hợp dưới đây và nêu cách sửa:

   Ở dạng nguyên chất, nước không màu, không mùi, không vị. Nước bao phủ 70% diện tích trái đất. Vì thế, phải chăng chúng ta có thể thoải mái sử dụng nước mà không lo chúng bị cạn kiệt không? Đừng vội mừng, chỉ có 0.3% tổng lượng nước trên trái đất là con người có thể dùng được, phần còn lại là nước mặn ở các đại dương. Vậy, chúng ta cần phải sử dụng như thế nào để bảo vệ nguồn nước ít ỏi và quý giá này?

  Vì nước là thứ quý hiếm nhất hành tinh nên nhiều quốc gia đang xung đột với nhau khi cùng sử dụng những "con sông chung" như sông Mê Kông (Mekong), sông Án, sông A-ma-dôn (Amazon),... Khi những bất đồng về việc chia sẻ nguồn nước giữa các quốc gia không được giải quyết thỏa đáng bằng biện pháp hòa bình thì rất có thể sẽ xảy ra chiến tranh. Chẳng hạn, lịch sử đã ghi lại cuộc chiến dai dẳng giữa người I-xra-en (Israel) và người Pa-lét-xơ-tin (Plestine) được cho là một phần do tranh giành nguồn nước.

1
26 tháng 6 2023

- Lỗi mạch lạc:

+ Lỗi lạc chủ đề: Câu đầu tiên của đoạn văn thứ nhất không cùng chủ đề với các câu còn lại.

+ Các câu trong đoạn 2 và đoạn 1 chưa được xếp theo một trình tự hợp lí

- Sửa lại:

+ Bỏ câu đầu tiên của đoạn văn thứ nhất.

+ Ghép đoạn văn thứ hai vào sau câu "Đừng vội mừng, chỉ có 0.3% tổng lượng nước trên trái đất là con người có thể dùng được, phần còn lại là nước mặn ở các đại dương" và để câu cuối cùng của đoạn thứ nhất ra sau cùng.

Ta sửa lại đoạn văn thành:

   Nước bao phủ 70% diện tích trái đất. Vì thế, phải chăng chúng ta có thể thoải mái sử dụng nước trên trái đất là con người có thể dùng được, phần còn lại là nước mặn ở các đại dương. Vì nước là thứ quý hiếm nhất hành tinh nên nhiều quốc gia đang xung đột với nhau khi cùng sử dụng những "con sông chung" như sông Mê Kông (Mekong), sông Ấn, sông A-ma-dôn (Amazon),... Khi những bất đồng về việc chia sẻ nguồn nước giữa các quốc gia không được giải quyết thỏa đáng bằng biện pháp hòa bình thì rất có thể sẽ xảy ra chiến tranh. Chẳng hạn, lịch sử đã ghi lại cuộc chiến dai dẳng giữa người I-xra-en (Israel) và người Pa-lét-xơ-tin (Palestine) được cho là một phần do tranh giành nguồn ngước. Vậy, chúng ta cần phải sử dụng như thế nào để bảo vệ nguồn nước ít ỏi và quý giá này?

 I- Lập pt hóa học của pứ oxi hóa khử sau theo phương pháp thăng bằng e(xác định chất khử,chất oxi hóa,quá trình khử,quá trình oxi hóa)a) NH3 + O2  →  NO + H2O              b) Al + HNO3  →   Al(NO3)3 + N2 +H2Oc) KMnO4 + HCl  →  KCl + MnCl2 + Cl2 + H2Od) KClO3 + HCl  →   KCl + Cl2 + H2Ođ) Fe3O4 + HNO3 →    Fe(NO3)3 + NO + H2Oe) FeCl2 + KMnO4 + H2SO4 →   Fe2(SO4)3 + K2SO4 + MnSO4 +Cl2 + H2Of) FeSO4 + KMnO4 + KHSO4 →  Fe2(SO4)3 + MnSO4 + K2SO4 +...
Đọc tiếp

 

I- Lập pt hóa học của pứ oxi hóa khử sau theo phương pháp thăng bằng e(xác định chất khử,chất oxi hóa,quá trình khử,quá trình oxi hóa)

a) NH3 + O2  →  NO + H2O              

b) Al + HNO3  →   Al(NO3)3 + N2 +H2O

c) KMnO4 + HCl  →  KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O

d) KClO3 + HCl  →   KCl + Cl2 + H2O

đ) Fe3O4 + HNO3 →    Fe(NO3)3 + NO + H2O

e) FeCl2 + KMnO4 + H2SO4 →   Fe2(SO4)3 + K2SO4 + MnSO4 +Cl2 + H2O

f) FeSO4 + KMnO4 + KHSO4 →  Fe2(SO4)3 + MnSO4 + K2SO4 + H2O

g) Fe(NO3)2 + NaHSO4 →   Fe(NO3)3 + Fe2(SO4)3 + Na2SO4 + NO + H2O

II- Bài tập áp dụng pp bảo toàn e:

Câu 1:Hoà tan hoàn toàn 5,4 gam Al bằng dung dịch H2SO4 loãng, thu được V lít H­2 (ở đktc). Giá trị của V là:   A . 4,48.            B. 3,36.                                   C. 6,72                      D. 2,24

Câu 2:Cho 5,1 gam hai kim loại Mg và Al tác dụng với một lượng dư dung dịch HCl, thu được 5,6 lít khí H2 (đktc). Tỉ lệ phần trăm theo khối lượng của Al trong hỗn hợp ban đầu là:

A. 52,94%.             B. 47,06%.                       C. 32,94%.                          D. 67,06%

Câu 3:Cho 12 gam hỗn hợp X gồm hai kim loại Fe và Mg tác dụng với một lượng dư dung dịch HCl, thu được 6.72 lít khí H2 (đktc).

             a)Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X?

              b)Tính khối lượng muối thu được?

Câu 4:Cho 30,25 gam hỗn hợp X gồm hai kim loại Fe và Zn tác dụng với một lượng dư dung dịch H2SO4 loãng thu được dd A và 11,2 lít khí H2 (đktc).

             a)Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X?

             b)Tính khối lượng muối thu được trong dd A?

Câu 5:Cho 8,8 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu phản ứng với dung dịch HCl loãng (dư), đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,36 lít khí H2 (đktc) và m gam muối khan. Giá trị của m là

    A. 20,25.          B. 19,45.            C. 8,4.              D. 19,05.

Câu 6:Hoà tan hoàn toàn 7,8 gam hỗn hợp gồm Al và Mg trong dung dịch HCl (dư), thu được 8,96 lít khí H2 (đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là

    A. 22,4.            B. 28,4.              C. 36,2.            D. 22,0.

Câu 7:Cho 10,0 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu phản ứng với dung dịch HCl loãng (dư), đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,36 lít H2 (đktc). Khối lượng Cu có trong 10,0 gam hỗn hợp X là:    A. 2,8 gam.           B. 5,6 gam.                C. 1,6 gam.                        D. 8,4 gam

Câu 8:Hoà tan 9,14 gam hợp kim Cu, Mg, Al bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl thu được 7,84 lít khí X (đktc) và 2,54 gam chất rắn Y và dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu được m gam muối, m có giá trị là:   A. 31,45.                      B. 33,25.  C. 3,99.      D. 35,58.

Câu 9:Cho 0,3 gam một kim loại hoá trị II phản ứng hết với dung dịch HCl, thu được 0,28 lít H2 (đktc). Kim loại đó là :     A. Ba.        B. Ca.                         C. Mg.                         D. Sr

Câu 10:Hoà tan 1,92 gam kim loại M (hoá trị n) vào dung dịch HCl và H2SO4 loãng (vừa đủ), thu được 1,792 lít khí H2 (đktc). Kim loại M là :A. Fe.               B. Cu.         C. Al.        D.Mg                              

Câu 11:Hỗn hợp X gồm Zn, Mg, Fe. Hoà tan hết 23,40 gam hỗn hợp X vào dung dịch HCl, thu được 11,20 lít khí (đktc). Để tác dụng vừa hết với 23,40 gam hỗn hợp X cần 12,32 lít khí clo (đktc). Khối lượng của Fe trong hỗn hợp :A. 8,4 gam.          B. 11,2 gam         C. 2,8 gam.      D. 5,6 gam

Câu 12:Hòa tan 1,39 gam muối FeSO4.7H2O trong dd H2SO4 loãng dư.Cho dd này tác dụng với dd KMnO4 0,1M .Tính V lít dd KMnO4 tham gia phản ứng?  A.0,1         B.0,01     C.0,02       D.0,2

Câu 13:Khối lượng K2Cr2O7 cần dùng để oxi hóa hết 1,2 mol FeSO4 trong môi trường H2SO4 loãng dư là?( sản phẩm gồm K2SO4,Cr2(SO4)3,Fe2(SO4)3 và H2O)

    A.58,8gam           B.117,6gam            C.19,6gam                D.29,4gam

Câu 14:Cho KI tác dụng với KMnO4 trong môi trường H2SO4 thu được 1,51gam MnSO4.Số mol I2 tạo thành và KI tham gia phản ứng lần lượt là?(sản phẩm gồm K2SO4,MnSO4,I2 và H2O)

         A.0,03 và 0,06             B.0,025 và 0,05           C.0,05 và 0,1         D.0,05 và 0,05

Câu 15:Chia hỗn hợp hai kim loại A, B có hoá trị không đổi thành hai phần bằng nhau. Phần 1 hoà tan hết trong dung dịch HCl, thu được 1,792 lít khí H2 (đktc). Phần 2 nung trong oxi, thu được 2,84 gam hỗn hợp các oxit. Khối lượng hai kim loại trong hỗn hợp đầu là

A. 1,56 gam.         B. 3,12 gam.         C. 2,2 gam. D. 1,8 gam

Câu 16:Hỗn hợp khí X gồm Cl2 và O2.Cho hỗn hợp X tác dụng hết với hỗn hợp Y(4,8 gam Mg và 8,1 gam Al).Sau phản ứng thu được 37,05 gam hỗn hợp Z(các muối clorua và oxit của 2 kim loại).Tính khối lượng mỗi khí trong hỗn hợp X?

Câu 17:Cho 11,2 lít (đktc)hỗn hợp khí X gồm Cl2 và O2 tác dụng hết với 16,98 gam hỗn hợp Y(Mg, Al).Sau phản ứng thu được 42,34 gam hỗn hợp Z(các muối clorua và oxit của 2 kim loại).Tính %khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp Y?

Câu 18:Hoà tan 5,6 gam Fe bằng dung dịch H2SO4 loãng dư thu được dung dịch X. Dung dịch X phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch KMnO4 0,5M. Giá trị của V là

            A. 80.                   B. 20.                         C. 40.                  D. 60.

Câu 19:Cho m gam Fe tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được 3,36 lít khí SO2 (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là:  A. 16,8.        B. 8,4.             C. 5,6.           D. 3,2

Câu 20:Hoà tan hoàn toàn 6,4 gam Cu bằng dung dịch HNO3 (dư), thu được x mol NO2 (là sản phẩm khử duy nhất của N5+). Giá trị của x là:   A. 0,25. B. 0,15.       C. 0,2.               D. 0,10

Câu 21:Hòa tan m gam Cu trong dd HNO3 dư thu được 0,4mol NO, 0,1mol NO2 và dd A.Tính m?

Câu 22:Cho m gam Al tác dụng vừa đủ với dd HNO3 thu được dd A (chỉ chứa muối Al(NO3)3)và 4,48 lít hỗn hợp khí X(đktc) gồm NO,N2O có tỷ khối của X so với H2 =18.5.xác định m?

Câu 23:Cho 4,59gam Al tác dụng vừa đủ với dd HNO3 thu được dd A (chỉ chứa muối Al(NO3)3)và V lít hỗn hợp khí X(đktc) gồm NO,N2O có tỷ khối của X so với H2 =16,72.xác định V?

Câu 24:Cho 9,2 gam hỗn hợp gồm Zn và Al phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được 5,6 lít khí SO2 (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Khối lượng Al có trong hỗn hợp là

        A. 2,7 gam.     B. 5,4 gam.                C. 8,1 gam.    D. 6,75 gam

Câu 25:Hoà tan hoàn toàn 0,756 gam kim loại M bởi lượng dư dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được 2,688 gam khí SO2 (là sản phẩm khử duy nhất). M là: A. Fe.     B. Cu.   C. Zn.           D. Al

Câu 26:Cho 18,4 gam hỗn hợp Zn và Al tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được 11,2 lít khí SO2 (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Phần trăm khối lượng của Zn trong hỗn hợp ban đầu là?             A. 70,65%.     B. 29,35%. C. 45,76%.      D. 66,33

Câu 27:Cho m gam Fe tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 loãng tạo 1,792 lít khí (đktc). Cũng cho m gam Fe trên tác dụng với lượng dư dung dịch HNO3 loãng thì thấy thoát ra V lít khí NO(đktc ,sản phẩm khử duy nhất ) . Giá trị V là:       

 A. 1,792 lít        B, 1,195 lít     C. 4,032 lít       D. 3,36 lít

Câu 28:Cho 16,2 gam kim loại M, hoá trị n tác dụng với 0,15 mol O2. Chất rắn thu được sau phản ứng cho hoà tan hoàn toàn vào dung dịch HCl dư thu được 13,44 lít khí H2 (đktc). Kim loại M là:

      A. Mg            B.Al             C. Cu            D.Zn 

Câu 29:Để a gam bột sắt ngoài không khí, sau một thời gian chuyển thành hỗn hợp A có khối lượng 75,2 gam gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4. Cho hỗn hợp A phản ứng hết với dung dịch H2SO4 đậm đặc, nóng thu được 6,72 lit khí SO2( đktc). Khối lượng a gam là:

    A. 56 gam.       B. 11,2 gam.      C. 22,4 gam.    D. 25,3 gam.

Câu 30:Để m gam bột sắt ngoài không khí sau một thời gian thu được 6 gam hỗn hợp các chất rắn X(gồmFe, FeO, Fe2O3, Fe3O4).Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X bằng dung dịch HNO3 thu được 1,12 lít khí NO duy nhất (đktc). Giá trị của m là :   

      A. 10,08 gam.              B. 1,08 gam.                 C. 5,04 gam.        D. 0,504 gam.

Câu 31: Hòa tan hỗn hợp bột gồm m gam Cu và 5m gam Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 (loãng, rất dư), sau khi các phản ứng kết thúc chỉ thu được dung dịch X. Dung dịch X làm mất màu vừa đủ 49 ml dung dịch KMnO4 1M. Tính giá trị của m ?

          A.  2,32.             B.  7,20.           C.  5,80    D.  4,64

0
Đọc và tóm tắt văn bản sau: Nhà sàn Nhà sàn là công trình kiến trúc có mái che dừng để ở hoặc dùng vào những mục đích khác nhan như để hội họp, để tổ chức sinh hoạt văn hoá cộng đồng. Toàn bộ nhà sàn được dựng bằng vật liệu tự nhiên gianh, tre, nứa, gỗ,..; Mặt sàn dừng tre hoặc gỗ tốt bền ghép liền nhau, liên kết ở lưng chừng các hàng cột. Gầm sàn là kho chứa củi...
Đọc tiếp
Đọc và tóm tắt văn bản sau: Nhà sàn Nhà sàn là công trình kiến trúc có mái che dừng để ở hoặc dùng vào những mục đích khác nhan như để hội họp, để tổ chức sinh hoạt văn hoá cộng đồng. Toàn bộ nhà sàn được dựng bằng vật liệu tự nhiên gianh, tre, nứa, gỗ,..; Mặt sàn dừng tre hoặc gỗ tốt bền ghép liền nhau, liên kết ở lưng chừng các hàng cột. Gầm sàn là kho chứa củi và một số nông cụ, nơi nuôi thả gia súc hoặc bỏ trống. Không gian của nhà gồm ba khoang. Khoang lớn ở giữa thuộc phần cốt lõi của căn nhà dùng để ở, nơi này có thể ngăn thành một số buồng nhỏ, ở giữa đặt một bệ đất vuông rộng, trên bệ là bếp đun (1) và sưởi ấm. Hai khoang đầu nhà, bên này gọi là “tắng quản” (2), dùng để tiếp khách, hoặc dành cho khách ở, bên kia gọi là “tắng chan” (3) lộ mái, khá rộng, đặt các ống nước dùng để rửa chân tay, chuẩn bị vật dụng đun nước, nấu ăn,… Hai đầu nhà có cầu thang làm bằng gỗ hoặc dùng một cây bương lớn đẽo thành từng khấc thay bậc thang,… Nhà sàn tồn tại ở một số nơi trên thế giới, đặc biệt phổ biến ở miền núi Việt Nam và Đông Nam Á. Loại hình kiến trúc này xuất hiện vào khoảng đầu thời đại Đá mới, rất thích hợp với những nơi cư trú có địa hình phức tạp như ở lưng chừng núi hay ven sông, suối, đầm lầy. Nhà sàn vừa tận dụng được nguyên liệu tại chỗ để giải quyết mặt bằng sinh hoạt, vừa giữ được vệ sinh trong nhu cầu thoát nước, lại vừa phòng ngừa được thú dữ và cấc loại côn trùng, bò sất có nọc độc thường xuyên gây hại. Trong các ngôi nhà trệt thuộc loại hình kiến trúc dân gian của người Việt và nhiều dân tộc khấc còn lưu lại dấu ấn của nhà sàn. Nhà thuỷ tạ bao giờ cũng phải là nhà sàn. Nhà sàn của các dân tộc Mường, Thái và một số dân tộc ở Tây Nguyên trên đất nước Việt Nam chúng ta đạt trình độ cao vê kĩ thuật và thẩm mĩ không chỉ đê ở, để sinh hoạt cộng đồng mà nhiều nơi đã trở thành điểm hẹn hấp dẫn cho khách du lịch trong nước và thế giới. (Theo Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam và Từ điển bách khoa Việt Nam, tập 3, NXB Từ điển bách khoa, 2003)
Gợi ý: a) Trước hết hãy đọc kĩ văn bản và xác định: – Văn bản Nhà sàn thuyết minh về đối tượng nào?
– Đại ý của văn bản là gì? b) Có thể chia văn bản trên thành mấy đoạn, ý chính của mỗi đoạn là gì? c) Viết tóm tắt văn bản Nhà sàn với độ dài khoảng 10 câu.
1
13 tháng 11 2018

a, Văn bản Nhà sàn thuyết minh về một ngôi nhà sàn, một công trình xây dựng gần gũi, quen thuộc, bộ phận khá lớn người miền núi nước tả, một số dân tộc khác ở khu vực Đông Nam Á

- Nội dung: thuyết minh về kiến thức, nguồn gốc, những tiện ích của nhà sàn

b, Bố cục

MB (từ đầu đến... văn hóa cộng đồng): Định nghĩa và mục đích sử dụng của ngôi nhà sàn

TB (Toàn bộ nhà sàn... bao giờ cũng phải là nhà sàn): Thuyết minh về cấu tạo, nguồn gốc, công dụng của nhà sàn.

Kết bài (còn lại): đánh giá, ngợi ca vẻ đẹp nhà sàn ở Việt Nam xưa và nay

c, Văn bản Nhà sàn có thể tóm tắt như sau:

Nhà sàn là công trình kiến trúc dùng để ở hoặc với mục đích khác. Toàn bộ nhà sàn được dựng bằng vật liệu tự nhiên, nhiều cột chống. Không gian nhà sàn gồm mặt sàn, gầm sàn, ba khoang lớn nhỏ, hai bên cầu thang... được sửu dụng vào mục đích sinh hoạt, ăn ở, tiếp khách... khác nhau. Nhà sàn xuất hiện ở miền núi Việt Nam và khu vực Đông Nam Á từ thời Đá Mới. Nhà sàn có nhiều tiện ích, phù hợp với địa bàn cư trú vừa tận dụng nguyên liệu giữ vệ sinh... Nhà sàn ở miền núi nước ta đạt tới trình độ kĩ thuật, thẩm mĩ cao, đã, đang là đối tượng hấp dẫn khách du lịch

29 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

Nêu lên cảm nhận của bản thân.

Lời giải chi tiết:

- Câu kết có ý nghĩa như một lời khẳng định, mỗi người trong số chúng ta đều phải ý thức được việc giữ gìn bản sắc dân tộc, đây vừa là nhiệm vụ, vừa là trách nhiệm mà mỗi người con đất Việt nên làm. Đó chính là cách tiếp thu tinh hoa của nhân loại có chọn lọc, là cách thức khi chúng ta hội nhập với thế giới. 

- Vấn đề đặt ra trong văn bản có ý nghĩa quan trọng đối với bản thân em, đây như một lời nhắc nhở bản thân em nói riêng cũng như giới trẻ nói chung nhìn nhận lại và có những hành động cụ thể đối với việc giữ gìn bản sắc của dân tộc trong thời đại hội nhập quốc tế.

5 tháng 3 2023

– Câu kết có ý nghĩa như một lời khẳng định, mỗi người trong số chúng ta đều phải ý thức được việc giữ gìn bản sắc dân tộc, đây vừa là nhiệm vụ, vừa là trách nhiệm mà mỗi người con đất Việt nên làm. Đó chính là cách tiếp thu tinh hoa của nhân loại có chọn lọc, là cách thức khi chúng ta hội nhập với thế giới.

 

– Vấn đề đặt ra trong văn bản có ý nghĩa quan trọng đối với bản thân em, đây như một lời nhắc nhở bản thân em nói riêng cũng như giới trẻ nói chung nhìn nhận lại và có những hành động cụ thể đối với việc giữ gìn bản sắc của dân tộc trong thời đại hội nhập quốc tế.

 

 
Chỉ ra lỗi về mạch lạc trong các trường hợp dưới đây và nêu cách sửa:Ở dạng nguyên chất, nước không màu, không mùi, không vị. Nước bao phủ 70% diện tích trái đất. Vì thế, phải chăng chúng ta có thể thoải mái sử dụng nước mà không lo chúng bị cạn kiệt không? Đừng vội mừng, chỉ có 0.3% tổng lượng nước trên trái đất là con người có thể dùng được, phần còn lại là nước mặn ở các đại dương....
Đọc tiếp

Chỉ ra lỗi về mạch lạc trong các trường hợp dưới đây và nêu cách sửa:

Ở dạng nguyên chất, nước không màu, không mùi, không vị. Nước bao phủ 70% diện tích trái đất. Vì thế, phải chăng chúng ta có thể thoải mái sử dụng nước mà không lo chúng bị cạn kiệt không? Đừng vội mừng, chỉ có 0.3% tổng lượng nước trên trái đất là con người có thể dùng được, phần còn lại là nước mặn ở các đại dương. Vậy, chúng ta cần phải sử dụng như thế nào để bảo vệ nguồn nước ít ỏi và quý giá này?

Vì nước là thứ quý hiếm nhất hành tinh nên nhiều quốc gia đang xung đột với nhau khi cùng sử dụng những "con sông chung" như sông Mê Kông (Mekong), sông Án, sông A-ma-dôn (Amazon),... Khi những bất đồng về việc chia sẻ nguồn nước giữa các quốc gia không được giải quyết thỏa đáng bằng biện pháp hòa bình thì rất có thể sẽ xảy ra chiến tranh. Chẳng hạn, lịch sử đã ghi lại cuộc chiến dai dẳng giữa người I-xra-en (Israel) và người Pa-lét-xơ-tin (Plestine) được cho là một phần do tranh giành nguồn nước.

1
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

- Văn bản mặc lỗi lạc chủ đề (hai đoạn văn không tập trung vào một chủ đề)

Đoạn 1: trình bày tính chất và trữ lượng của nước trên Trái Đất và viết câu chuyển đoạn đặt ra vấn đề chúng ta phải sử dụng như thế nào để bảo vệ nguồn nước nhưng

Đoạn 2 lại triển khai nội dung xung đột vì nguồn nước giữa các quốc gia.

- Cách sửa: Tách đoạn ngay sau câu “Câu văn trải dài…sự hiểm nguy”

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

- Câu kết của bài viết: “Giữ gìn bản sắc của dân tộc không chỉ là phương châm hành động, mà còn là bản năng tồn tại của chúng ta.", có ý nghĩa như một lời khẳng định, mỗi người trong số chúng ta đều phải ý thức được việc giữ gìn bản sắc dân tộc, đây vừa là nhiệm vụ, vừa là trách nhiệm mà mỗi người con đất Việt nên làm.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
23 tháng 11 2023

a.

- Lỗi sai: Dùng sai phương tiện liên kết

- Sửa: Ngoài sân vang lên tiếng guốc khua lộp cộp. Nhưng tôi không nghe thấy gì.

b.

- Lỗi sai: Dùng sai phương tiện liên kết

- Sửa: Trong quá trình tồn tại và phát triển, kho tàng thần thoại Hy Lạp đã trải qua nhiều biến đổi, pha trộn rất phức tạp. Vì vậy/Bởi vậy/Do vậy những gì còn lưu giữ được đến hiện nay về thần thoại Hy Lạp không phải ở dạng nguyên sơ nhất.

c.

- Lỗi sai: Thiếu phương tiện liên kết

- Sửa: Văn bản Đi san mặt đất giúp người đọc hiểu về quá trình tạo lập thế giới trong nhận thức của người Lô Lô xưa. Họ còn khá giản đơn. Tuy nhiên/Mặc dù vậy, họ cũng đã hiểu được vai trò của con người trong việc cải tạo thiên nhiên.

d.

- Lỗi sai: Thiếu phương tiện liên kết

- Cách sửa: Hiếu rất thích đọc truyện Mười hai sứ quân. Qua đó/Bởi vì Em đã học được nhiều bài học quý giá ở họ.

Đọc các văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.- Văn bản 1 : (trang 121 - SGK Ngữ văn 10 tập 2)\a) Hãy tìm hai đoạn có cấu trúc (cách tổ chức) câu, hình tượng tương tự nhau của bài Nơi dựa.b) Những hình tượng (người đàn bà – em bé, người chiến sĩ – bà cụ già) gợi lên những suy nghĩ gì về nơi dựa trong cuộc sống ?- Văn bản 2 : (trang 122 - SGK Ngữ văn 10 tập 2 )a) Theo anh...
Đọc tiếp

Đọc các văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.

- Văn bản 1 : (trang 121 - SGK Ngữ văn 10 tập 2)\

a) Hãy tìm hai đoạn có cấu trúc (cách tổ chức) câu, hình tượng tương tự nhau của bài Nơi dựa.

b) Những hình tượng (người đàn bà – em bé, người chiến sĩ – bà cụ già) gợi lên những suy nghĩ gì về nơi dựa trong cuộc sống ?

- Văn bản 2 : (trang 122 - SGK Ngữ văn 10 tập 2 )

a) Theo anh (chị), các câu sau đây hàm chứa ý nghĩa gì ?

- Kỉ niệm trong tôi 

  Rơi

       như tiếng sỏi

                           trong lòng giếng cạn

- Riêng những câu thơ

                                  còn xanh

   Riêng những bài hát 

                                  còn xanh

(đối sánh với hai câu mở đầu của bài, chú ý từ xanh)

b) Qua bài Thời gian, Văn Cao định nói lên điều gì ?

- Văn bản 3 : (trang 123 - SGK Ngữ văn 10 tập 2)

a) Giải thích rõ quan niệm của Chế Lan Viên về mối quan hệ giữa người đọc (mình) và nhà văn (ta) ở các câu 1, 2.

b) Nói rõ quan niệm của Chế Lan Viên về văn bản văn học và tác phẩm văn học trong tâm trí của người đọc ở các câu 3, 4.

1
21 tháng 2 2018

Văn bản “Nơi dựa”

- Hai đoạn gần như đối xứng nhau về cấu trúc câu: Mở- Kết

- Hình tượng nhân vật:

    + Người mẹ trẻ: dựa vào đứa con chập chững biết đi

    + Anh bộ đội: dựa vào cụ già bước run rẩy không vững

→ Gợi suy ngẫm về “nơi dựa” chỗ dựa tinh thần, niềm vui, ý nghĩa cuộc sống

Bài “Thời gian”

    + Đoạn 1: Sức tàn phá của thời gian

    + Đoạn 2: Những giá trị bền vững tồn tại mãi với thời gian

- Thời gian trôi chảy từ từ, nhẹ, im, tưởng như yếu ớt “thời gian qua kẽ tay” thời gian “làm khô những chiếc lá”

    + “Chiếc lá” một hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng

    + Chiếc lá khô hay chính là cuộc đời không thể tránh khỏi vòng sinh diệt

- Kỉ niệm và những cuộc đời ngắn ngủi cũng bị rơi vào quên lãng

- Có những thứ còn tồn tại mãi với thời gian: câu thơ, bài hát

Đó là nghệ thuật khi đạt tới độ kết tinh xuất sắc tươi xanh mãi mãi, bất chấp thời gian

- Câu kết tạo bất ngờ: “Và đôi mắt em, như hai giếng nước”. “Hai giếng nước” chứa kỉ niệm, tình yêu, sức sống đối lập với hình ảnh “lòng giếng cạn” quên lãng thời gian

c, Qua văn bản “Thời gian” tác giả muốn thể hiện: thời gian có thể xóa đi tất cả, chỉ có văn học, tình yêu có sức sống lâu bền

Văn bản “Mình và ta”

- Văn bản là bài thơ tứ tuyệt của nhà thơ Chế Lan Viên trong tập Ta gửi cho mình. Bài thơ nói về lí luận thơ ca, nghệ thuật

- Hai câu thơ đầu thể hiện mối quan hệ của người đọc (mình) và nhà văn (ta). Trong quá trình sáng tạo, nhà văn luôn có sự đồng cảm với độc giả, ngược lại, độc giả có sự đồng cảm trong “sâu thẳm” với nhà văn.

- Hai câu tiếp sau là quan niệm của tác giả về văn bản văn học, tác phẩm văn học trong tâm trí người đọc.

- Nhà văn viết tác phẩm văn học, sáng tạo nghệ thuật theo những đặc trưng riêng. Những điều nhà văn muốn nói đều gửi gắm vào hình tượng nghệ thuật, chỉ có giá trị gợi mở.

- Người đọc cần suy ngẫm, tìm hiểu, phân tích để tìm ra ý nghĩa của văn bản.

- Hai câu cuối là quan niệm của Chế Lan Viên về văn bản văn học, tác phẩm trong tâm trí người đọc

- Quan niệm trên của Chế Lan Viên được phát biểu bằng tuyên ngôn, hình tượng thơ ca.