K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 11 2018

Cắt kim loại bằng cưa tay là :

- Là một dạng gia công thô, dùng lực tác động làm cho lưỡi cưa chuyển động qua lại để cắt vật liệu.

- Cắt bằng cưa tay nhằm cắt kim loại thành từng phần, cắt bỏ phần thừa hoặc cắt rãnh

Chúc bạn học tốt :)))

10 tháng 4 2017

Đáp án C

9 tháng 8 2023

Tham khảo:

1. Chiều răng của lưỡi cưa được lắp đúng chiều cắt và còn sắc.

2. Trong hai động tác đẩy cưa và kéo cưa thì động tác kéo cưa thực hiện cắt kim loại.

3. Quy trình cắt kim loại bằng cưa tay gồm:

- Bước 1: Lấy dấu.

- Bước 2: Kiểm tra lưỡi cưa.

- Bước 3: Kẹp phôi.

- Bước 4: Thao tác cưa.

NG
9 tháng 8 2023

Tham khảo:
1.Khi lắp lưỡi cưa phải lắp để răng cưa ngược hướng với tay nắm.
2. Động tác đẩy cưa thực hiện cắt kim loại.
3. 

Bước 1. Lấy dấu

Dùng mũi vạch dấu và thước để đánh dấu vị trí cần cắt lên phôi.

Bước 2. Kiểm tra lưỡi cưa

Kiểm tra lưỡi cưa được lắp đúng chiều cắt (ngược hướng với tay nắm) và còn sắc.

Bước 3. Kẹp phôi

Kẹp chặt phôi trên ê tô, vị trí vạch dấu cách mặt bên của ê tô khoảng 20-30 mm.

Bước 4. Thao tác cưa

Dùng tay thuận đẩy cưa đi với tốc độ từ từ theo phương nằm ngang, tay còn lại vừa ấn vừa đẩy đầu cưa, đồng thời mắt nhìn theo đường vạch dấu dễ điều khiển lưỡi cưa đi chính xác. Khi kéo cưa về, tay thuận kéo cưa về với tốc độ nhanh hơn lúc đẩy, tay còn lại không ấn.

Trong suốt quá trình cưa phải giữ cho khung của luôn ở vị trí thăng bằng, ổn định, không nghiêng ngả, quá trình đẩy cưa đi và kéo cưa về phải nhịp nhàng.

23 tháng 9 2017

- Lưỡi cưa gỗ có răng thưa và kích thước răng lớn.

- Lưỡi cưa kim loại răng dày và kích thước răng bé.

- Có sự khác nhau giữa 2 lưỡi cưa vì độ cứng của gỗ nhỏ hơn kim loại

15 tháng 9 2023

Không thể dùng cưa gỗ để cưa sắt được vì lưỡi cưa gỗ có răng cưa lớn hơn và thưa hơn so với cưa sắt. Nên khi sử dụng cưa gỗ để cưa sắt sẽ làm cho răng cưa dễ bị uốn méo hoặc gãy. Do đó, ta cần phải sử dụng cưa sắt, nó có lưỡi cưa làm bằng loại thép tốt, răng cưa nhỏ.

NG
12 tháng 8 2023

Tham khảo
Khi muốn cưa gỗ hoặc kim loại, không nên sử dụng cùng một loại cưa vì mỗi loại vật liệu khác nhau nên sử dụng lưỡi cưa khác nhau để đảm bảo độ bền cho cưa và chất lượng sản phẩm cưa.

 
1 tháng 12 2021

nghe tiếng thanh là đc nhaa

 

9 tháng 12 2018

Câu 1: *Vật liệu cơ khí được chia làm 2 nhóm: Kim loại và phi kim loại.

*Vật liệu kim loại gồm:

- Kim loại đen: Tỉ lệ < 2,14% gọi là thép.

Tỉ lệ > 2,14% gọi là gang.

-Kim loại màu: trừ kim loại đen (thép,gang) các kim loại còn lại chủ yếu là kim loại màu như Cu, Al,… và hợp kim của chúng.

*Vật liệu phi kim loại gồm:

- Chất dẻo: chất dẻo nhiệt có nhiệt độ nóng chảy thấp và chất dẻo nhiệt rắn có nhiệt độ nóng chảy cao, độ bền cao,..

- Cao su gồm: cao su tự nhiên và cao su nhân tạo.

Câu 2:

*- Cắt kim loại bằng cưa tay là một dạng gia công thô, dùng lực tác động làm cho lưỡi cưa chuyển động qua lại để cắt vật liệu.

- Dùng để cắt kim loại thành từng phần, cắt bỏ phần thừa hoặc cắt rãnh.

*Để đảm bảo an toàn khi cưa:

- Kẹp vật cưa phải đủ chặt.
- Lưỡi cưa căng vừa phải, không dùng cưa không có tay hoặc tay nắm bị vỡ.

- Khi cưa gần đứt phải cưa nhẹ hơn và đỡ vật để vật không rơi vào chân.

- Không dùng tay hay thổi vào mạch cưa vì mạt cưa dễ bắn vào mắt.

Câu 3:

Mối ghép bằng ren gồm có ba loại chính:

- Mối ghép bu lông gồm: đai ốc, vòng đệm, chi tiết ghép, bu lông.

- Mối ghép vít cấy gồm: đai ốc, vòng đệm, chi tiết ghép, vít cấy.

- Mối ghép đinh vít gồm: chi tiết ghép, đinh vít.

undefinedCâu 4:

Vật liệu cơ khí là các vật chất mà con người sử dụng trong sản xuất cơ khí để tạo dựng nên sản phẩm cho cuộc sống như: máy móc, thiết bị, xây dựng công trình, nhà cửa…

*Vật liệu cơ khí có 4 tính chất cơ bản:

- Tính chất cơ học: Tính cứng, tính dẻo, tính bền,…

- Tính chất vật lí: Nhiệt độ nóng chảy, tính dẫn điện, dẫn nhiệt, khối lượng riêng,…

- Tính chất hoá học: Tính chịu axít, muối, tính chống ăn mòn,…

- Tính chất công nghệ: Tính đúc, tính hàn, tính rèn, khả năng gia công cắt gọt,…

*các vật liệu cơ khí phổ biến và ứng dụng của chúng.

-Vật liệu kim loại :

+ Kim loại đen:thép cacbon thường chứa nhiều tạp chất dùng chủ yếu trong xây dựng và kết cấu cầu đường. Thép cacbon chất lượng tốt hơn thường làm dụng cụ gia đình và chi tiết máy.

+ Kim loại màu: được dùng nhiều trong công nghiệp như sản xuất đồ dùng gia đình , chế tạo chi tiết máy , làm vật liệu dẫn điện ...

-Vật liệu phi kim loại: được sử dụng rất rộng rãi, dùng phổ biến trong cơ khí là cất dẻo, cao su.

+ Chất dẻo: Chất dẻo nhiệt được dùng nhiều trong sản xuất dụng cụ gia đình như làn,rổ,cốc ,can,dép...hoặc chất dẻo nhiệt rắn được dung làm bánh răng, ổ đỡ, vỏ bút,…

+ Cao su: được dùng làm săm, lốp, ống dẫn, đai truyền, sản phẩm cách điện ...

*Sự khác nhau cơ bản giữa kim loại và phi kim loại: Kim loại có tính dẫn điện tốt và phi kim loại không có tính dẫn điện.

*Sự khác nhau cơ bản giữa kim loại đen và kim loại màu: Kim loại đen có chứa sắt và cacbon, kim loại màu không chứa sắt và cacbon, nếu có thì rất ít.

Vật liệu phi kim loại : có khả năng dẫn điện, dẫn nhiệt kém nhưng có những tính chất đặc biệt như: dễ gia công, không bị oxi hóa, ít mài mòn,... nên chúng được sử dụng ngày càng rộng rãi trong cơ khí là chất dẻo, cao su.

7 tháng 8 2023

Tham khảo

Những kĩ thuật cơ bản khi cưa và đục kim loại:

- Cưa: 

+ Chuẩn bị kĩ càng: lắp lưỡi cưa, lấy dấu, chọn ê tô.

+ Tư thế đứng và thao tác cưa: đứng thẳng, thoải mái, khối lượng cơ thể phân bố đều hai chân

+ Cầm cưa: tay thuận nắm cán cưa, tay còn lại nắm đầu kia của khung cưa

+ Thao tác: kết hợp 2 tay và cơ thể để đẩy và kéo cưa

- Đục:

+ Cầm đục và búa: tay thuận cầm búa, tay còn lại cầm đục; các ngón tay cầm chặt vừa phải để dễ điều chỉnh

+ Tư thế: giống với tư thế khi cưa

+ Đánh búa: theo thứ tự bắt đầu đục, khi đứt thì đục vuông góc với mặt phẳng nằm ngang, kết thúc đục thì giảm lực đánh búa.

16 tháng 10 2019

- Tư thế đứng: Đứng thẳng, thoả mái, khối lượng cơ thể phân đều lên hai chân, vị trí chân đứng so với bản kẹp êtô được xác định như sau:

      + Bàn chân trái hợp với êtô một góc 75°

      + Bàn chân phải hợp với chân trái một góc 75°

      + Đường thẳng đi qua tâm 2 gót chân hợp với tâm dọc êtô 1 góc 45°

- Thao tác khi cưa: kết hợp hai tay và một phần khối lượng cơ thể để đẩy và kéo cưa. Khi đẩy thì ấn lưỡi cưa và đẩy từ từ để tạo lực cắt, khi cắt cưa về, tay trái không ấn, tay phải rút cưa về nhanh hơn lúc đẩy, quá trình lặp đi lặp lại như vậy cho đến khi kết thúc