K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 1

Khoảnh khắc giao thoa đẹp nhất của đất trời đó chính là mùa xuân. Khi những cơn gió nhẹ lướt qua cành lá, từng đàn chim nhỏ đang chấp cánh bay về tìm chút nắng ấm còn le lói hắt từ cuối trời xa. Đó chính là dấu hiệu của một mùa xuân.

Chỉ một khắc chuyển mình mà "đuổi" được cả mùa đông lạnh lẽo, giá buốt. Ai dám bảo xuân không tài tình? Nó thực sự rất biết cách nắm bắt cái hồn, cái tinh túy của vạn vật song không hề mang mộng tưởng sẽ can thiệp vào quy luật ngàn đời trong tạo hóa. Những giọt sương vươn lại trong không khí đầu xuân chính là giọt kết cho sự chuyển giao hài hòa của đất trời, là một trong những điểm nhấn sắc nét của thế giới xuân huyền ảo mà năng động. Dường như, trong những ngày này, chúng ta đã thấy và cảm nhận được cái không khí lạnh lẽo, ẩm ướt của mùa đông. Nó đang tự mình thu gọn lại thành khối, rồi tan biến đi khi khúc nhạc xuân vừa nhẹ nhàng "ngỏ lời chào", đồng thời nhường chỗ lại cho khoảng không khoáng đạt, dịu mát hiện hữu và sắc xuân tràn về. Trong khoảnh khắc thiêng liêng khi chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, dường như con người có một sự gắn kết đến kỳ lạ. Mùa xuân cũng được coi là mùa của tình yêu đôi lứa. Trải qua một năm với biết bao vui buồn, mùa xuân tới mang theo bao cảm xúc, khiến tình yêu đơm hoa và lan tỏa đi khắp mọi nơi trên “Trái đất này”. Mùa xuân đến từ những ánh mắt chan chứa sự hân hoan, sự yêu thương. Những câu hát này đã thể hiện rõ cảm xúc của bao con người khi đón chào một năm mới tràn về với hy vọng, háo hức, niềm tin yêu vào cuộc sống. Những đôi mắt hân hoan trên đường phố, những tiếng bước chân vội vã trở về nhà, những nụ cười hạnh phúc hòa vào không khí xuân như một bản giao hưởng đẹp đẽ với bao trầm, bổng cũng giống như một năm vừa qua đi. Trong khoảnh khắc giao thừa, con người mới có dịp nhìn lại tháng ngày quá khứ và hồi tưởng lại. Chúng ta đã có lúc là những đứa trẻ, háo hức đón Tết về trong tiếng pháo rộn ràng và ngẩn nhơ nhìn ngắm xác pháo bên thềm. Rồi sau đó, chúng ta trở thành những thanh niên chìm đắm trong tình yêu, trong công việc, trong một guồng quay không ngừng, để rồi khi nhìn lại mới thấy thời gian đã trôi đi quá nhanh. Mỗi mùa xuân về, hạnh phúc nhất của mỗi con người là được quây quần bên những người thân yêu, cùng nâng ly rượu Tết đầy hương vị và xúc cảm. Đó là thứ cảm giác thiêng liêng, đáng trân trọng nhất mà cho dù bao nhiêu năm trôi qua đi chăng nữa, không ai có thể quên được.

Sau khoảnh khắc giao thừa là một năm mới đầy mới mẻ đang chờ đón mỗi người ở phía trước. Xuân sẽ qua, hè đến, thu về, đông sang rồi lại xuân. Cuộc sống là một vòng tuần hoàn xoay vòng hết năm này qua năm khác. Cỏ cây, vạn vật và cả con người sẽ chẳng bao giờ có thể tồn tại mãi mãi. Nhưng cho “dù qua bao tháng năm dài” thì “tình người” vẫn là thứ luôn vẹn nguyên, không phôi phai theo thời gian. Những câu “chúc mừng năm mới” sẽ vẫn được con người trao nhau trong thời khắc thiêng liêng của đất trời, bây giờ và mãi mãi.
9 tháng 11 2018

Dàn ý: Cảm nghĩ khi sang Thu

1. Mở bài:

- Mỗi mùa có một nét đẹp riêng, người ta thường có những cảm xúc khác lạ, đặc biệt trong khoảnh khắc giao mùa.

- Trong khoảng khác ấy, cả thiên nhiên, thời tiết và nhịp sống của con người đều có sự thay đổi tinh tế.

- Tôi đặc biệt ấn tượng và có nhiều xúc cảm mỗi khi mùa Thu về

2. Thân bài:

- Cảm nghĩ về thiên nhiên, thời tiết:

   + Nêu các dấu hiệu giao mùa:

Không khí dịu mát, bớt oi nóng.

Ve không còn kêu inh ỏi

Cây cối thay đổi (các loài hoa đặc trưng của mùa thu, lá cây ngả màu, … )

   + Cảm giác của bản thân trước các dấu hiệu chuyển mùa của thiên nhiên (vui hay buồn - nêu lí do)

- Cảm nghĩ về đời sống của con người:

   + Nhịp điệu cuộc sống thay đổi: Mọi người như chậm rãi, nhẹ nhàng hơn.

   + Hoạt động của mọi người thay đổi: thức dậy muộn hơn một chút, ra đường buổi sáng hay tối thì mang thêm áo khoác.

3. Kết bài:

   + Những thay đổi của đất trời khi sang thu thật nhẹ nhàng, tinh tế.

   + Cảm nhận những biến chuyển lúc giao mùa ấy giúp tâm hồn ta linh hoạt, sinh động và yêu cuộc sống hơn.

22 tháng 10 2023

"Bài thơ Mùa Xuân Chín" của Hàn Mạc Tử miêu tả cảnh xuân với một tâm trạng sâu lắng và lãng mạn. Tác giả sử dụng ngôn ngữ tươi đẹp và hình ảnh tinh tế để thể hiện vẻ đẹp của mùa xuân và cảm xúc của người thơ trong bài thơ.

 

Cảnh xuân được mô tả rất tươi mới, với cây cỏ, hoa lá nở rộ, chim hót vang, và gió nhẹ thổi qua. Tác giả sử dụng những hình ảnh như "hoa đào sớm mở rộ" và "rừng xanh nắng lớn" để tạo nên một hình ảnh tươi sáng và phấn khích của mùa xuân.

 

Tuy nhiên, bài thơ cũng mang trong mình một nỗi buồn sâu thẳm. Tác giả viết về sự phôi pha của mùa xuân với cuộc đời của mình, và cảm xúc của người thơ trước sự thay đổi của thời gian. Bài thơ thể hiện sự phản ánh về sự tạm thời của cuộc sống và vẻ đẹp của mùa xuân chín, đồng thời cũng làm nổi bật sự đau thương và những kỷ niệm về tuổi thanh xuân.

 

Tóm lại, "Mùa Xuân Chín" của Hàn Mạc Tử là một bài thơ đẹp và lôi cuốn, thể hiện tài năng văn chương của tác giả và sâu sắc cảm xúc về mùa xuân và cuộc sống.

16 tháng 10 2018

1. Mở bài:

- Mỗi mùa có một nét đẹp riêng, người ta thường có những cảm xúc khác lạ, đặc biệt trong khoảnh khắc giao mùa.

- Trong khoảng khác ấy, cả thiên nhiên, thời tiết và nhịp sống của con người đều có sự thay đổi tinh tế.

- Tôi đặc biệt ấn tượng và có nhiều xúc cảm mỗi khi mùa Thu về

2. Thân bài:

- Cảm nghĩ về thiên nhiên, thời tiết:

    + Nêu các dấu hiệu giao mùa:

Không khí dịu mát, bớt oi nóng.

Ve không còn kêu inh ỏi

Cây cối thay đổi (các loài hoa đặc trưng của mùa thu, lá cây ngả màu, … )

    + Cảm giác của bản thân trước các dấu hiệu chuyển mùa của thiên nhiên (vui hay buồn - nêu lí do)

- Cảm nghĩ về đời sống của con người:

    + Nhịp điệu cuộc sống thay đổi: Mọi người như chậm rãi, nhẹ nhàng hơn.

    + Hoạt động của mọi người thay đổi: thức dậy muộn hơn một chút, ra đường buổi sáng hay tối thì mang thêm áo khoác.

3. Kết bài:

    + Những thay đổi của đất trời khi sang thu thật nhẹ nhàng, tinh tế.

    + Cảm nhận những biến chuyển lúc giao mùa ấy giúp tâm hồn ta linh hoạt, sinh động và yêu cuộc sống hơn.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
14 tháng 11 2023

- Bài thơ có những kết hợp từ đặc biệt như: 

+ khói mơ tan: trạng thái lan toả của khói và trạng thái mơ của con người được kết hợp với nhau

+ bóng xuân sang: mùa xuân vốn dĩ không thể cảm nhận thành hình khối nhưng nhà thơ dùng cách nói “bóng xuân sang” như một cách hữu hình hoá mùa xuân

+ sóng cỏ: sóng là từ để gợi tả những làn nước nhấp nhô gợi ra một thảm cỏ xanh tươi trải dài bất tận

+ tiếng ca vắt vẻo: “tiếng ca” vốn được cảm nhận bằng thính giác nhưng lại được tác giả hữu hình hoá cảm nhận bằng thị giác 

+ mùa xuân chín: “chín” được tác giả kết hợp sử dụng để chỉ trạng thái mùa xuân vào lúc viên mãn nhất. 

- Ngôn từ trong bài thơ đã gợi lên một khung cảnh mùa xuân rực rỡ, tràn ngập ánh sáng, tươi đẹp, căng tràn sức sống. 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

- Một số hình ảnh gợi tả không khí "xuân về" trong bài thơ như “gió đông”, “đôi má thiếu nữ”, “nắng mới”, “lúa đang thì con gái”, “hoa bưởi, hoa cam”, “bướm”, “các cô gái đi chùa”

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
14 tháng 11 2023

Đoạn văn tham khảo:

Câu thơ "Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời" là một nét vẽ rất đẹp trong bức tranh "Mùa xuân chín". Câu thơ gợi ấn tượng về về sắc xanh bất tận, rợn ngợp của cỏ mùa xuân. Hình ảnh chủ đạo là hình ảnh của cỏ mùa xuân rợn ngợp, tươi tốt; không gian của bức tranh là không gian mênh mông, khoáng đạt. Tuy nhiên, câu thơ Hàn Mạc Tử gợi lên sự chuyển động của cảnh vật qua từ "sóng" và từ "gợn đặc tả động thái bên trong của sự vật chứ không chỉ thuần tả sắc màu sự vật. Chính động thái đang "cựa quậy", đang "sóng sánh" ấy của cỏ khiến người đọc cảm nhận rõ hơn sức sống căng tràn của cỏ xuân và cảnh xuân.

28 tháng 5 2023

Hình ảnh đặc trung cho bức tranh mùa xuân là hình ảnh “gió đông”, ở miền Bắc khi xuân về khí hậu sẽ thay đổi, không khí mát lạnh khác hẳn với miền nam khi xuân về thì ánh nắng mới sẽ tràn vào.

4 tháng 3 2023

 Mùa thu của khổ 1 và 2 là hình ảnh mùa thu Hà Nội trong hoài niệm với tín hiệu gợi nhắc về mùa thu Hà Nội: "sáng mát trong" và "gió", "hương cốm mới", đây là những nét đặc trưng quen thuộc của mùa thu Bắc Bộ, mùa thu Hà Nội.

     Bức tranh mùa thu chân thực, thi vị, mang đậm đặc trưng mùa thu Hà Nội nhưng thoáng buồn: những buổi sáng mát trong, gió thổi, hương cốm, chớm lạnh, hơi may xao xác, nắng lá, phố phường Hà Nội => Bức tranh mùa thu có hình khối, đường nét, màu sắc những chứa đầy tâm trạng của người ra đi buồn bã, lưu luyến nhưng cũng đầy cương quyết

=> Mùa thu Hà Nội đẹp nhưng buồn thấm thía bởi nhân vật trữ tình phải ly biệt Hà Nội để đi tìm con đường thoát vòng nô lệ đau thương, tủi nhục.

     Mùa thu của khổ 3 là mùa thu của cách mạng, mùa thu độc lập vui tươi, phấn chấn với tiếng reo vui trước mùa thu hiện tại độc lập, hạnh phúc.

- Mùa thu cách mạng tươi đẹp, sôi nổi: không gian nghệ thuật dịch chuyển từ những phố dài xao xác buồn bã sang không gian núi rừng tươi mới, tràn đầy sức sống (rừng tre phấp phới, trời thu thay áo mới) với những âm thanh ngân nga, vang vọng; trạng thái nhân vật trữ tình vui vẻ, hạnh phúc hòa trong sự phấn chấn của tạo vật (phấp phới, thiết tha).

=> Niềm tự hào về đất nước.

     Sự thay đổi khác nhau của cảm nhận mùa thu bởi đó là do tình hình thực tế năm 1948: sau chiến thắng Việt Bắc thu – đông năm 1947, cả một vùng đất rộng lớn thuộc sáu tỉnh biên giới phía Bắc được giải phóng. Điều này đem lại cảm hứng tin tưởng, tự hào của các nhà thơ đi theo kháng chiến (đoạn thơ này được hình thành từ năm 1948 trong bài Sáng mát trong như sáng năm xưa).

22 tháng 12 2022

Gợi ý phân tích nhé.

Mở bài:

- Giới thiệu bài thơ của tác giả Hữu Thỉnh.

+ hoàn cảnh sáng tác,.. (Nói chung bạn có thể tham khảo cách mở bài chung của dạng phân tích thơ trên mạng, titok,... nhé)

Thân bài:

- Nội dung bài thơ:

+ Tiếng chim xuân và thiên nhiên sinh động.

- Phân tích: (mình không biết chia ý thế nào cho chặt nên làm luôn phần thân bài và kết bài nhé)

Mở đầu bài thơ, tác giả đề cập ngay đến "chú chim tu rúc" với số lượng sinh động: một đàn. Và những chú chim ấy về cất lên tiếng kêu đặc trưng của mình bên mé đồi. Chỉ với hai câu thơ đầu, ta hình dung ra ngay hình ảnh sinh động của các chú chim trong đầu. Rồi tác giả đề cập ngay thời gian vào hai câu thơ tiếp trong khổ đầu:

"Mùa xuân trong cỏ chỉ
Kéo mầm trong nắng soi:

Người đọc biết được, thời gian lúc này là vào xuân; nhưng "xuân" ấy hồn nhiên ở trong "cỏ chỉ" đơn giản mà lại thể hiện lên tâm hồn lãng mạn của nhà thơ. Sau đó, hoạt động "kéo mầm" được Người nhân hóa vào "xuân"; thay vì chỉ nói về việc xuân đến là bao cây cỏ đầy sức sống thì tác giả lại nói "xuân" kéo mầm. Ấy, cái cách viết đầy nghệ thuật tạo nên hoạt động vô cùng đơn giản mà lại cho hình ảnh thơ hay vô cùng. Đồng thời hoạt động "kéo" đây cũng phù hợp với vùng nông thôn, khung cảnh ngày xưa, hợp với hoạt động kéo cày của người dân cũng cho cây cỏ tươi tốt. Đó, là dụng ý nghệ thuật tài tình, là cái khéo tay của con người dệt thơ. Không chỉ dừng lại ở đó, "xuân" đây còn được tác giả tả là "kéo mầm" trong nắng soi thể hiện hẳn thời tiết, khung cảnh đẹp đẽ khi ấy. Và say khi nhà thơ tả xong khung cảnh, người đưa ngay cảm giác thực của mình, đưa tình cảm của mình vào:

"Có cái gì thật êm
Phả vào trong trời đất
Như là ta nhớ mình
Cả mùa đông cách biệt"

"Cái gì" ở đây theo tác giả chính là trời trong, chính là không khí mát mẻ, ấy có thể là gió xuân êm dịu được con người của thơ cảm nhận. "Cái thật êm" ấy được tác giả tả rằng "phả vào trong trời đất", đó là cái khéo của người. Không khí xuân đó, hay còn gọi là dư âm mùa đông thoáng vào trời vào đất; thiên nhiên lúc này càng mang đầy cái đẹp của chính mình hơn. "Như là ta nhớ mình", "ta" là tác giả, vậy "mình" là ai?. Có thể là "vợ" tác giả?, hay chỉ là một trong những cảm hứng của người để viết nên bài thơ hay?. Có thể, đó là "vợ" của tác giả bởi cá nhân tôi cảm nhận rằng bài thơ chính là một chút tình cảm khó tả nào đó của chính bản thân nhà thơ. Vì thế mới có "Cả mùa đông cách biệt": là chia ly của tác giả và vợ hay là cảm hứng của tác giả từ những cặp đôi trai gái không thể ở bên nhau, tôi nghĩ: có thể là cả hai. Bản thân tôi không biết nhiều, chưa dám khẳng định nhưng có một điều mà tôi tin chắc rằng nhà thơ đang nghĩ đến một trong hai điều (hoặc cả hai điều) mà tôi vừa nói. Sau khi để đoạn tình cảm đậm đà ấy vào thơ, người bắt đầu sử dụng tài nhân hóa của mình khi tả về sự vật:

"Những mầm cây biết được
Chuyển dần sang tháng giêng
Gió vô tình bắt gặp
Vội mang lên với rừng"

Các sự việc như "biết được", "bắt gặp", "mang lên" đều là hành động của con người và tác giả đã đưa nó vào mầm cây, vào gió. Biện pháp tu từ ấy thành công để cho câu thơ có tính liên kết hấp dẫn diệu kì, giá trị gợi hình thì tăng lên. Đặc biệt, "biểu cảm" như "vô tình", "vội" làm cho không chỉ câu thơ thêm giá trị cảm xúc mà còn để cho các sự vật thêm sinh động. Kết thúc với khổ thơ cuối, tác giả đưa mình vào những chú tu rúc:

"Thế là chỉ tu rúc
Về kêu bên mé đồi
Và mưa bay như thể
Ngỡ mình đang có đôi"

Chỉ còn mình tu rúc thôi, rồi lại về kêu bên mé đồi như "đầu câu thơ". Tác giả lại liên kết thêm hiện tượng thời tiết "mưa bay", bởi cứ "mưa" là "trữ tình lãng mạng" vô cùng làm cho "mình" ngỡ đang có đôi. Có thể, chú chim tu rúc ấy được tác giả hóa mình vào, bởi thế câu thơ cuối cùng tác giả không nói "Ngỡ tu rúc đang có đôi". Đó là tâm trạng chưng hửng, cái buồn lòng của chú tu rúc trong đầu tác giả. 

Kết bài:

Khép lại, từng tầng cảm xúc của tác giả đã mở đường để từng câu thơ được dệt lên vô cùng tinh xảo đẹp đẽ. Dụng ý thơ ca của người đâu phải ai cũng có thể cảm nhận, những tinh túy trong đó quá nhiều và đáng tiếc rằng bản thân tôi chỉ có năng lực hiểu một phần nào đó trong bài thơ tuyệt vời này của nhà thơ Hữu Thỉnh.