Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Mở bài:
- Mỗi mùa có một nét đẹp riêng, người ta thường có những cảm xúc khác lạ, đặc biệt trong khoảnh khắc giao mùa.
- Trong khoảng khác ấy, cả thiên nhiên, thời tiết và nhịp sống của con người đều có sự thay đổi tinh tế.
- Tôi đặc biệt ấn tượng và có nhiều xúc cảm mỗi khi mùa Thu về
2. Thân bài:
- Cảm nghĩ về thiên nhiên, thời tiết:
+ Nêu các dấu hiệu giao mùa:
Không khí dịu mát, bớt oi nóng.
Ve không còn kêu inh ỏi
Cây cối thay đổi (các loài hoa đặc trưng của mùa thu, lá cây ngả màu, … )
+ Cảm giác của bản thân trước các dấu hiệu chuyển mùa của thiên nhiên (vui hay buồn - nêu lí do)
- Cảm nghĩ về đời sống của con người:
+ Nhịp điệu cuộc sống thay đổi: Mọi người như chậm rãi, nhẹ nhàng hơn.
+ Hoạt động của mọi người thay đổi: thức dậy muộn hơn một chút, ra đường buổi sáng hay tối thì mang thêm áo khoác.
3. Kết bài:
+ Những thay đổi của đất trời khi sang thu thật nhẹ nhàng, tinh tế.
+ Cảm nhận những biến chuyển lúc giao mùa ấy giúp tâm hồn ta linh hoạt, sinh động và yêu cuộc sống hơn.
(A) Mở bài:
- Mỗi mùa có một nét đẹp riêng và người ta thường hay xao xuyến nhất ấy là vào
lúc giao mùa.
- Thời khắc ấy thường diễn ra những biến đổi tinh vi không chỉ ở thế giới của thiên
nhiên mà còn ở cả thế giới của con người.
- Với tôi khoảnh khắc giao mùa từ hè sang thu (từ đông sang xuân, xuân sang hạ…)
để lại nhiều ấn tượng và gợi niềm say mê hơn cả.
(B) Thân bài:
- Cảm nghĩ về thiên nhiên:
+ Nêu các dấu hiệu giao mùa (ví dụ mùa hè sang mùa thu: khí trời mát mẻ, ban
đêm trời se lạnh không đủ rét để mặc một chiếc áo mùa đông nhưng lạnh - đủ để
người ta cảm thấy rùng mình, hoa cúc trong các vườn đua nhau nở, sen trong các
ao úa tàn…)
+ Cảm giác của bản thân trước các dấu hiệu chuyển mùa của thiên nhiên (vui,
buồn, nhớ nhung về một kỉ niệm tuổi thơ nào đó chẳng hạn…)
- Cảm nghĩ về đời sống con người:
+ Nhịp điệu cuộc sống thay đổi ra sao? (ồn ã, sôi động hay tẻ nhạt)
+ Con người: Vui tươi, phấn khởi, hào hứng đợi chờ (sang xuân) hay thu mình lại,
buồn hơn, suy tư hơn (thu sang đông)…
(C) Kết bài:
Tóm lại, khoảnh khắc giao mùa là những đợt “trở mình” rất duyên của trời đất.
Tham khảo:
Ý 1 :
1) Mở bài: Khái quát về khung cảnh ngày khai trường - ngày đầu bước chân vào trường cấp 3!
2) Thân bài:
a) Cảm xúc khi làm lễ khi giảng
- Bạn mới chung lớp và hình ảnh của các bạn cùng trường, nhất là những bạn khoá đầu như mình!
(kết hợp tự sự, tả cảnh và khắc hoạ hình ảnh)
b) Miêu tả sơ lược không khí lớp học ngày đầu tiên.
- Thầy cô như thế nào?
- Tâm trạng, cảm giác của bạn khi học những tiết học đầu tiên (kiến thức, môi trường học tập và phương pháp học của cấp 3...)
- Có thể sơ lược về không khi lúc tan lớp.
3) Kết bài: Khái quát tâm trạng trong ngày đầu học cấp 3! Nêu cảm nghĩ về mái trường mới này!
Bài làm
Lứa tuổi học trò của chúng ta, ai mà chẳng có những ngày tự trường vui vẻ cùng với bạn bè, người thân, thầy cô. Ai mà chẳng có những cảm xúc mới lạ khi ngày đầu tiên được đi học. Và tôi cũng vậy, mặc dù đã bao lần được đón ngày khai giảng, đã bao lần được vui vẻ cắp sách đến trường nhưng sao lần này thì lạ quá! Cảm giác dường như lần đầu tiên được đi học vây. Bởi, đây là lần đầu tiên tôi bước chân vào ngôi trường này - trường THPT thị xã Quảng Trị.
Từ lúc còn học cấp hai , đã biết bao lần tôi mơ ước được học dưới mái trường này, rồi cứ thế tôi cứ thầm nghĩ và nuôi hi vọng rằng mình sẽ được học ở đây, ở ngôi trường với nhiều dề dày thành tích như thế này! Thời gian dần trôi, mọi sự cố gắng nổ lực của tôi đã thành công , tôi đã đậu cấp ba . Ngôi trường mà tôi đã được vào không nơi nào khác chính là người THPT thị xã Quảng Trị - nơi tôi đã hàng ao ước bao lâu nay. Cảm giác khi nghe tin được học ở đây và may mắn hơn nữa là được xếp vào lớp 10a2 lại càng khiến tâm trạng của tôi thêm phấn chấn, mừng rỡ .
Ngày đầu tiên đi học , lòng tôi bỗng rối bời và bỡ ngỡ làm sao ! Lúc đó , tôi chỉ muốn có ai bên cạnh nắm tay và đưa vào lớp. Thật giống là một cô cô bé quá con nít phải không ? Bao năm nay . tôi đã quen tựu trường dưới ngôi trường cấp hai quen thuộc và thân thương của mình . Tôi cứ suy nghĩ về những hàng cây , ghế đá ... Nơi mà chúng tôi đã từng nô đùa , vui chơi ở đó . Nhưng bây giờ thì khác , tôi chẳng có những hình ảnh nào quen thuộc , thân thương như trước kia nữa. Bởi, đây là lần đầu tiên tôi bước vào ngôi trường này . Đứng trước cổng trường , ngôi trường đã hiện ra trước mắt tôi . Đó là một dãy nhà ba lầy y như là một tòa lầu đài to lớn vậy. Chắc tại bỡ ngỡ quá nên tôi mới nghĩ như thế. Nhưng sao những bước chân nặng nề đến thế. Tại sao tôi không bước nổi? Mọi người khác đều có thể làm được kia mà, tôi cũng phải dũng cảm lên chứ! Dọc đường, tôi cứ thầm mong rằng lớp học sẽ có những bạn cũ của mình. Nhưng không, xung quanh tôi đây, trong cái lớp học này, chỉ toàn là những gương mặt mới lạ mà thôi. Tôi bắt đầu cảm thấy sợ! Nhưng nỗi sợ hãi đó đã tan nhanh đi khi những người bạn mới đã vui vẻ chuyện trò và bắt chuyện cùng với tôi. Tôi thầm cảm ơn trời đã cho tôi quen với những cô cậu học sinh này. Một lát sau, cô giáo chủ nhiệm bước vào lớp. Không biết cô có hiền hay không nhỉ? Tôi tự nghĩ. Trước mắt tôi đây là một người phụ nữ với hình dáng thân quên, mái tóc dài với khuôn mặt rất đỗi nhân từ. Nhìn cô mà tội lại nhớ tới cô Lan, một người cô và cũng như là một người mẹ đối với tôi. Cô là người đã dạy tôi lúc còn học cấp hai. Và ngay giừo đây, cô giáo chủ nhiệm mới của tôi lại rất giống cô Lan, rất đỗi nhân từ và hiền hậu. Cô giới thiệu là giáo viên phụ trách bộ môn Toán và cũng là người chủ nhiệm của chúng tôi, cô tên Dung. Buổi gặp mặt đầu tiên, cô ân cần dạy bảo chúng tôi về việc học tập, ý thức của bản thân đối với trường, lớp, thầy cô giáo và bạn bè. Lời cô nói thật nhẹ nhàng làm sao, có lẽ cô xem chúng tôi như là những đứa con của mình vậy. Và có lẽ, đó cũng chính là bài học đầu tiên mà chúng tôi được học khi bước vào trường.
Sáng ngày khai giảng , bầu trời thật yên bình, ấm áp. Những tia nắng chói chang đang còn núp sau những cành cây phượng vĩ. Mang trên mình bộ áo trắng tinh khôi, tôi vui vẻ làm sao. Giờ đây, tôi đã trở thành một cô nữ sinh thật rồi. Đã bao lần mơ ước được diện tà áo trắng, hôm nay đây, điều đó đã trở thành hiện thực. Giữa sân trường này, giữa những khuôn mặt rất đỗi thân quen và cũng có những khuôn mặt lạ lẫm này, cảm giác bỡ ngỡ, xao xuyến, hãnh diện xen lẫn niềm vui mới kì lạ làm sao!
Ba tuần học đã trôi qua , tôi đã quen hết với các bạn mới, thầy cô mới. Mọi thứ dường như không còn xa lạ với tôi nữa. Tôi đã thích nghi với môi trường mới này . Những tiết học thú vị, những buổi ra chơi vui vẻ. Tất cả đã gây ấn tượng tốt trong tôi .
Được học dưới một mái trường có nhiều bề dày thành tích như thế này, tôi nguyện sẽ cố gắng học tập thật giỏi để không phụ lòng thầy cô, bạn bè, cha mẹ. Và cảm giác ngày đầu tiên bước vào trường này, tôi sẽ không bao giờ quên.
Tham khảo ý 2:
(A) Mở bài:
- Mỗi mùa có một nét đẹp riêng và người ta thường hay xao xuyến nhất ấy là vào lúc giao mùa.
- Thời khắc ấy thường diễn ra những biến đổi tinh vi không chỉ ở thế giới của thiên nhiên mà còn ở cả thế giới của con người.
- Với tôi khoảnh khắc giao mùa từ hè sang thu (từ đông sang xuân, xuân sang hạ...) để lại nhiều ấn tượng và gợi niềm say mê hơn cả.
(B) Thân bài:
- Cảm nghĩ về thiên nhiên:
- Nêu các dấu hiệu giao mùa (ví dụ mùa hè sang mùa thu: khí trời mát mẻ, ban đêm trời se lạnh không đủ rét để mặc một chiếc áo mùa đông nhưng lạnh đủ để người ta cảm thấy rùng mình, hoa cúc trong các vườn đua nhau nở, sen trong các ao úa tàn...)
- Cảm giác của bản thân trước các dấu hiệu chuyển mùa của thiên nhiên (vui, buồn, nhớ nhung về một kỉ niệm tuổi thơ nào đó chẳng hạn...)
- Cảm nghĩ về đời sống con người:
- Nhịp điệu cuộc sống thay đổi ra sao? (ồn ã, sôi động hay tẻ nhạt)
- Con người: Vui tươi, phấn khởi, hào hứng đợi chờ (sang xuân) hay thu mình lại, buồn hơn, suy tư hơn (thu sang đông)...
(C) Kết bài:
- Tóm lại, khoảnh khắc giao mùa là những đợt "trở mình" rất duyên của trời đất.
- Cảm nhận những biến chuyển lúc giao mùa ấy giúp ta mài sắc những giác quan, giúp tâm hồn ta sinh động và tinh tế hơn lên.
* Lưu ý: Để làm tốt đề bài này có thể tham khảo thêm ý từ một số bài thơ như: Sang thu của Hữu Thỉnh, Chợ tết của Đoàn Văn Cừ, Đây mùa thu tới của Xuân Diệu, ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến...
Bài làm:
Một ngày mới đã đến có nghĩa là bạn đã đi qua thời khắc của một ngày đã qua. Thời gian chẳng bao giờ ngừng trôi vì thế mà vòng quay của vũ trụ cứ thế tiếp diễn và lặp lại vào mỗi năm. Cái cảm giác chờ đợi một mùa sắp đến và giã từ một mùa đi qua rất đặc biệt, nó giống như khi ta tiễn chân một người bạn cũ và chờ đợi một người bạn mới hay xếp tập sách năm cũ chuẩn bị cho năm học mới với cặp sách mới. Thời khắc giao mùa cũng vậy, nó khiến cho lòng người vừa hồi họp vừa mong đợi lại vừa luyến tiếc. Đối với riêng tôi, sự chuyển đổi từ mùa xuân sang mùa hạ là nhiều xúc động và suy tư nhất.
Mỗi người có một khoảnh khắc trong năm sẽ cảm giác như trôi qua thật nhanh, với tôi đó là khoảng thời gian sau tết. Trời đang độ mùa xuân mát mẻ bởi những cơn gió nhẹ và cái nắng không quá chói chang. Những nụ hoa xuân cứ đợi ra giêng là tàn mất, thấm thoát lại qua tiết thanh minh rồi một mùa xuân tàn đã đến. Nhất là đối với lũ học trò chúng tôi, khoảng thời gian này như rượt đuổi. Ngày tết gương mặt nào cũng hớn hở được những ngày thật sự nghỉ ngơi và vui chơi trong suốt một năm, chăng được mấy chốc lại tập vở đến trường, rồi thi giữa kì hai, không bao lâu lại thi kì hai. Lúc này cũng là lúc những nhành phượng ra hoa đỏ thắm.
Ngồi trong phòng học, qua khung cửa sổ những nụ hoa đầu tiên đã chúm chím như nụ cười của cô gái mới lớn. Rồi ngày qua ngày bận bịu cùng bài thi cuối năm chúng tôi quên mất đã không còn cái nắng dịu nhẹ của mùa xuân với khí trời trong xanh mỗi sớm mai. Sáng nay thức dậy thấy cơn mưa đầu tiên của mùa hè đến sớm có cô bé đã hốt hoảng vì sắp nghỉ hè. Không chỉ có mưa là đến bất chợt, nắng cũng gay gắt hơn. Mặt trời thức dậy sớm và đi ngủ cũng trễ hơn. Dòng sông xanh trong của mùa xuân buổi sáng còn thấy cả những chú cá rô con vậy mà chỉ cần mưa một trận là nước đã mênh mông tràn lên cả bờ. Hoa mai vàng đã rụng hết nhường chỗ cho hoa súng tím mọc dưới hồ. Hoa bằng lăng cũng trở mình thao thức khi sắp chia tay học trò.
Lũ học trò tinh nghịch hái những chùm hoa phượng kết thành bướm đỏ ép vào tập, chuyền cho nhau quyển lưu bút để ghi lại khoảnh khắc đáng nhớ này. Không ai bảo ai nhưng trong lòng ai cũng chớm một nỗi buồn vì sắp phải xa nhau và mong chờ một mùa hè thật sự vui vẻ. Lúc này đây, cái cảm giác chia tay cô bạn nhỏ ngày xưa ùa về làm tôi rưng rưng nước mắt. Tôi còn nhớ rất rõ một ngày cuối xuân năm năm trước, khi tôi còn thơ ngây bên những con búp bê xinh đẹp và chơi trò trốn tìm cùng các bạn sau nhà, tôi đã phải xa ngôi nhà thân thuộc của mình, xa mái trường bạn bè và xa cô bạn cạnh nhà. Đó là những ngày buồn nhất trong kí ức của tôi cho đến giờ. Ngày ấy, công việc làm ăn của ba tôi thất bại nên phải bán ngôi nhà ấm êm đang sống và chuyển về quê ngoại của tôi bây giờ. Ngôi nhà mà mùa xuân luôn đến sớm trên những nụ mai vàng và mùa hè văng vẳng tiếng ve kêu. Những lúc chuyển mùa cũng đẹp làm sao, chúng tôi đã chuẩn bị sẵn những vật dụng để xây một ngôi nhà chòi xinh xắn từ lúc cuối mùa xuân, chỉ đợi mùa hè đến là chúng tôi thỏa thích cùng những trò chơi. Nhưng cuối xuân năm ấy, tôi phải chia tay mọi người mà đi trong nước mắt, tôi còn nhớ nhỏ bạn thân của tôi chìa tay tặng tôi chùm hoa phượng vừa nở trước nhà và bảo đợi tôi về thăm. Ấy vậy mà 5 năm dài tôi chưa lần nào về quê cũ, thế nên mỗi dịp giao mùa xuân sang hạ tôi lại thấy bồi hồi, nhớ nhung. Tôi chưa có dịp quay trở về để thực hiện lời hứa của mình, biết cô bạn ngày xưa có chờ tôi dưới mài chòi cạnh gốc phượng già đang nở rộ.
Mỗi lần chuyển sang mùa, tôi lại nghĩ đến cuộc sống hiện tại với nhiều thay đổi. Cuộc sống lúc nào cũng chuyển biến và có sự giao nhau giữa cũ và mới, giữa hiện đại và truyền thống, giữa đông và tây…Con người luôn đứng trước sự lựa chọn mà nghiêng về bên nào cũng có những mặt thuận lợi và mặt trái của nó. Giữa vòng xoáy của thời gian, chúng ta cần có một tâm thế vững vàng mới có thể không lạc mất bản thân.
Khoảnh khắc giao mùa luôn là khoảnh khắc đẹp của thiên nhiên ban tặng. Để cảm nhận được thời khắc này cần một đôi mắt tinh tế và trái tim nhạy cảm, cũng như để cảm nhận những chuyển biến của cuộc sống dù rất nhỏ bạn cũng cần phải sống thật chậm, sống đúng nghĩa với từng ngày.
- Cảnh chia tay lúc xuân sang là sự tương phản giữa khát khao hạnh phúc bừng lên lần cuối rồi tắt đi trong thực tế phũ phàng. Cả cảnh vật và con người đều được miêu tả theo khuynh hướng ấn tượng chung như là một điều gì đó thật đẹp, thật ấm áp nhen nhúm lên rồi tan biến mất.
- Nếu rơi vào hoàn cảnh tương tự, tôi sẽ thẳng thắn bày tỏ lòng mình, nói ra những điều băn khoăn trăn trở để không phải hối tiếc vì bất kì điều gì.
Phương pháp giải:
- Đọc tác phẩm Một chuyện đùa nho nhỏ.
- Chú ý đoạn văn viết về sự chia tay của hai nhân vật lúc xuân sang để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
- Cảnh chia tay của hai nhân vật lúc xuân sang gợi lên một suy nghĩ sâu sắc về các nhân vật và cuộc đời. Mỗi nhân vật rồi sẽ có lúc phải chia xa nhau, cuộc đời dù muốn hay không vẫn sẽ có những cuộc chia ly khiến ta thấy đau buồn.
- Nếu rơi vào hoàn cảnh tương tự, có lẽ tôi sẽ tiến đến và nói lời chia tay với Na-đi-a, thú nhận về tình cảm cũng như trò đùa với nàng, trải lòng để biểu đạt tâm trạng của mình.
- Cảnh chia tay gợi liên tưởng về một tương lai tươi sáng của các nhân vật. Hai nhân vật không hề gặp nhau trong lần sau cuối đó, nhưng một người đã được lắng nghe điều mình mong muốn, một người đã hoàn thành trọn vẹn câu chuyện đùa của mình để thành toàn mong muốn của người khác. Có lẽ, cả hai sẽ bước tiếp trong cuộc đời với niềm vui, cùng một ký ức đẹp được lưu lại.
- Nếu tôi là Na-đi-a, có lẽ tôi cũng sẽ bất chấp nỗi sợ hãi để được lắng nghe những điều ngọt ngào. Nhưng nếu tôi là nhân vật “tôi” trong câu chuyện đó, tôi sẽ không đùa giỡn bất kỳ ai.
Gợi ý phân tích nhé.
Mở bài:
- Giới thiệu bài thơ của tác giả Hữu Thỉnh.
+ hoàn cảnh sáng tác,.. (Nói chung bạn có thể tham khảo cách mở bài chung của dạng phân tích thơ trên mạng, titok,... nhé)
Thân bài:
- Nội dung bài thơ:
+ Tiếng chim xuân và thiên nhiên sinh động.
- Phân tích: (mình không biết chia ý thế nào cho chặt nên làm luôn phần thân bài và kết bài nhé)
Mở đầu bài thơ, tác giả đề cập ngay đến "chú chim tu rúc" với số lượng sinh động: một đàn. Và những chú chim ấy về cất lên tiếng kêu đặc trưng của mình bên mé đồi. Chỉ với hai câu thơ đầu, ta hình dung ra ngay hình ảnh sinh động của các chú chim trong đầu. Rồi tác giả đề cập ngay thời gian vào hai câu thơ tiếp trong khổ đầu:
"Mùa xuân trong cỏ chỉ
Kéo mầm trong nắng soi:
Người đọc biết được, thời gian lúc này là vào xuân; nhưng "xuân" ấy hồn nhiên ở trong "cỏ chỉ" đơn giản mà lại thể hiện lên tâm hồn lãng mạn của nhà thơ. Sau đó, hoạt động "kéo mầm" được Người nhân hóa vào "xuân"; thay vì chỉ nói về việc xuân đến là bao cây cỏ đầy sức sống thì tác giả lại nói "xuân" kéo mầm. Ấy, cái cách viết đầy nghệ thuật tạo nên hoạt động vô cùng đơn giản mà lại cho hình ảnh thơ hay vô cùng. Đồng thời hoạt động "kéo" đây cũng phù hợp với vùng nông thôn, khung cảnh ngày xưa, hợp với hoạt động kéo cày của người dân cũng cho cây cỏ tươi tốt. Đó, là dụng ý nghệ thuật tài tình, là cái khéo tay của con người dệt thơ. Không chỉ dừng lại ở đó, "xuân" đây còn được tác giả tả là "kéo mầm" trong nắng soi thể hiện hẳn thời tiết, khung cảnh đẹp đẽ khi ấy. Và say khi nhà thơ tả xong khung cảnh, người đưa ngay cảm giác thực của mình, đưa tình cảm của mình vào:
"Có cái gì thật êm
Phả vào trong trời đất
Như là ta nhớ mình
Cả mùa đông cách biệt"
"Cái gì" ở đây theo tác giả chính là trời trong, chính là không khí mát mẻ, ấy có thể là gió xuân êm dịu được con người của thơ cảm nhận. "Cái thật êm" ấy được tác giả tả rằng "phả vào trong trời đất", đó là cái khéo của người. Không khí xuân đó, hay còn gọi là dư âm mùa đông thoáng vào trời vào đất; thiên nhiên lúc này càng mang đầy cái đẹp của chính mình hơn. "Như là ta nhớ mình", "ta" là tác giả, vậy "mình" là ai?. Có thể là "vợ" tác giả?, hay chỉ là một trong những cảm hứng của người để viết nên bài thơ hay?. Có thể, đó là "vợ" của tác giả bởi cá nhân tôi cảm nhận rằng bài thơ chính là một chút tình cảm khó tả nào đó của chính bản thân nhà thơ. Vì thế mới có "Cả mùa đông cách biệt": là chia ly của tác giả và vợ hay là cảm hứng của tác giả từ những cặp đôi trai gái không thể ở bên nhau, tôi nghĩ: có thể là cả hai. Bản thân tôi không biết nhiều, chưa dám khẳng định nhưng có một điều mà tôi tin chắc rằng nhà thơ đang nghĩ đến một trong hai điều (hoặc cả hai điều) mà tôi vừa nói. Sau khi để đoạn tình cảm đậm đà ấy vào thơ, người bắt đầu sử dụng tài nhân hóa của mình khi tả về sự vật:
"Những mầm cây biết được
Chuyển dần sang tháng giêng
Gió vô tình bắt gặp
Vội mang lên với rừng"
Các sự việc như "biết được", "bắt gặp", "mang lên" đều là hành động của con người và tác giả đã đưa nó vào mầm cây, vào gió. Biện pháp tu từ ấy thành công để cho câu thơ có tính liên kết hấp dẫn diệu kì, giá trị gợi hình thì tăng lên. Đặc biệt, "biểu cảm" như "vô tình", "vội" làm cho không chỉ câu thơ thêm giá trị cảm xúc mà còn để cho các sự vật thêm sinh động. Kết thúc với khổ thơ cuối, tác giả đưa mình vào những chú tu rúc:
"Thế là chỉ tu rúc
Về kêu bên mé đồi
Và mưa bay như thể
Ngỡ mình đang có đôi"
Chỉ còn mình tu rúc thôi, rồi lại về kêu bên mé đồi như "đầu câu thơ". Tác giả lại liên kết thêm hiện tượng thời tiết "mưa bay", bởi cứ "mưa" là "trữ tình lãng mạng" vô cùng làm cho "mình" ngỡ đang có đôi. Có thể, chú chim tu rúc ấy được tác giả hóa mình vào, bởi thế câu thơ cuối cùng tác giả không nói "Ngỡ tu rúc đang có đôi". Đó là tâm trạng chưng hửng, cái buồn lòng của chú tu rúc trong đầu tác giả.
Kết bài:
Khép lại, từng tầng cảm xúc của tác giả đã mở đường để từng câu thơ được dệt lên vô cùng tinh xảo đẹp đẽ. Dụng ý thơ ca của người đâu phải ai cũng có thể cảm nhận, những tinh túy trong đó quá nhiều và đáng tiếc rằng bản thân tôi chỉ có năng lực hiểu một phần nào đó trong bài thơ tuyệt vời này của nhà thơ Hữu Thỉnh.
“Hạ tạ từ khi tháng chín vừa sang
Thu bẽn lẽn như một nàng thiếu nữ
Mùa lại hẹn trở về trên lối cũ…”
Một khúc giao mùa ngân vang, một chút xôn xao kỉ niệm, một khung trời mơ
ước tuổi học trò. Thu sang với bao điều thú vị, thu đọng trong mắt ai là niềm vui,
niềm háo hức, thu đọng trong mắt ai là nỗi muộn phiền, lo toan, trăn trở, thu đọng
trong mắt ai là chút vấn vương kí ức, là nỗi nhớ một khoảnh khắc giao mùa…
Một sớm mai thức dậy, không còn thấy nắng tinh nghịch lọt qua khe cửa, trốn
tìm trong những “hòn bi ve trong veo” đọng trên cành lá, không còn thấy bầu trời
xanh biếc gợn mây. Khung trời của một ngày mới trắng xoá một màu của sương.
Sương làm cho những ngôi nhà, những khóm tre xào xạc lá tựa như nơi nghỉ ngơi
của ông tiên, ông bụt trong các câu chuỵện cổ tích đầy màu sắc huyền bí. Sương
mang lại cảm giác êm ái, mềm mại trong mắt. Sương làm cơ thể run lên vì lạnh.
Cơn gió đầu mùa khẽ mơn man nhẹ qua làn da ấm áp, một cảm giác se lạnh thật
khó tả. Hình như thu đang lướt qua, rất gần…Phải rồi, hạ đang mang đi những
chùm ổi trĩu quả thơm lừng, những chùm hoa phượng vĩ đỏ rực rộn rã tiếng
ve…bao thức trái ngon hạ mang cất như để dành mùa sau. Gió lạnh đầu mùa chỉ
hơi khiến lòng tôi se lại. Những nỗi nhớ từ trong tiềm thức ào ạt ùa về. Nhớ mùa
hè với những chuyến đi đầy bổ ích. Nhớ những con đường Hà nội thơm mùi cốm
làng Vòng – cái thức quà riêng biệt của đất nước, mang trong nó hương vị mộc
mạc, giản dị, thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam. Nhớ con đường từ Tiên
Yên đến thị xã Móng Cái mà hướng dẫn viên du lịch gọi là “đặc sản” bởi cái
ngoằn nghoèo, quanh co của đường một bên là núi, một bên là vực. Nhớ những
con đường ở Trung Quốc nhiều làn xe và không có bụi lại ít gặp ở Việt Nam… Và
nhớ rất nhiều kỉ niệm đẹp của tuổi học trò. Nhớ ngày tựu trường năm ngoái còn
vui bạn vui bè, vô tư hồn nhiên thì giờ bạn mới thầy mới với bao bỡ ngỡ, vừa lạ
vừa quen. Thời khắc chuyển mùa dường như đang đến, cái thay đổi thất thường
của thời tiết giống như tính khí của mấy cô cậu học trò. Hạ chưa hẳn đã qua, thu
chưa hẳn đã sang, cái chùng chình nửa ở nửa đi ấy lại chính là cơ hội cho những
cơn mưa ngâu. Mẹ tôi kể ngày xưa Ông Ngâu, Bà Ngâu là hai vợ chồng nhưng
ông trời không cho họ ở với nhau mà phải cách xa hai phương trời. Hằng năm, chỉ
có dịp này hai ông bà mới được gặp nhau. Ông trời bắc cầu vồng để họ được thấy
nhau. Tình vợ chồng khiến ông Ngâu, bà Ngâu mừng tủi mà khóc, vừa sung sướng
vì hạnh phúc tràn đầy. Vì thế mà tiết trởi đang nắng lại đổ mưa, sau cơn mưa, cầu
vồng lại hiện lên bừng sáng như nói lên niềm vui hân hoan của hai vợ chồng Ngâu.
Tên mưa Ngâu có từ đó. Đối với tôi, mưa ngâu rất đặc biệt, bởi câu chuyện kể về
nó giống như một thần thoại, giống như một biểu tượng của những giọt nước mắt
hạnh phúc, của khát vọng tình yêu đôi lứa.
Thu đến mà không ồn ào, náo nhiệt như hạ, không tràn trề sức sống như xuân,
không lạnh lùng, khắc nghiệt như đông. Thu dịu dàng và hiền hoà như một cô gái
đang bước vào tuổi trưởng thành không còn quá nhiều ngây thơ, dại dột. Thời khắc
giao mùa để lại trong con mắt trẻ thơ là niềm háo hức tới trường, được học tập vui
chơi, để lại trong mắt tôi và bạn là niềm vui được gặp lại nhau sau một mùa hè
nghỉ ngơi đầy thú vị, để lại trong mắt mỗi chúng ta những xúc cảm diệu kì và tinh
tế về thiên nhiên. Nhưng thời khắc giao mùa lại để lại cho những người cha, người
mẹ nỗi lo toan, trăn trở về ngày tựu trường của con trẻ. Đó là vết chân chim nơi
khoé mắt cha nhọc nhằn từng ngày nuôi con ăn học, là mái tóc bạc trên đầu mẹ lo
nghĩ từng ngày để con khôn lớn thành người. Đừng bao giờ nghĩ rằng, cha mẹ chỉ
lao động vì cuộc sống mưu sinh, vì địa vị hay danh lợi, tiền bạc. Cha mẹ vẫn ngày
đêm lo lắng cho con. Dù cha bạn là một người thợ phu hồ hay mẹ bạn là một
người bán hàng rong, dù họ có là gì thì họ vẫn luôn là người che chở, nuôi nấng
bạn, cho bạn một cuộc sống, cho bạn một năm học mới với đầy đủ sách bút. Vì thế,
đừng bao giờ để cha mẹ buồn nghe bạn ?... Trong cái se lạnh ngoài trời, mặc cái áo
mẹ mua tôi thấy tiết trời thu thật ấm áp, nhưng bạn có biết còn bao sinh linh nhỏ
bé đang không có áo mặc, đôi vai đang run lên vì lạnh – chúng là những đứa trẻ
mồ côi, bị bỏ rơi ra ngoài lề xã hội. Tôi phải cảm thấy hạnh phúc vì mình được đến
trường, vì có biết bao đứa trẻ mơ ước điều đó mà không được. Giá như trong
khoảnh khắc giao mùa, tôi có một điều ước thì tôi ước sao đứa trẻ nào cũng được
đi học để cảm nhận niềm vui tới trường, để tình bạn sẽ sưởi ấm cho những tâm
hồn giá lạnh và non nớt ấy.
Thời khắc giao mùa thật đẹp, trong những giây phút tuyệt vời này, tôi thấy
mình dường như đang lớn lên. Tôi thấy thương cha những ngày phải làm ca đêm,
cái se lạnh của gió ban ngày thì đêm về lạnh gấp bội, thời tiết giao mùa khiến cha
tôi sức khoẻ giảm sút nhiều. Tôi thấy thương mẹ phải làm việc suốt ngày, mẹ hay
mệt mỏi mà có lúc vô tâm tôi chẳng hỏi han lấy một lời. Tôi thương nhiều lắm sự
vất vả của cha mẹ vì tôi. Tôi thấy mình cần phải cố gắng học tập để không phụ
công cha mẹ. Hãy cùng nói: Xin cha mẹ hãy tin tưởng vào con!
Thiên nhiên và đời sống con người trong thời khắc chuyển mùa sang thu thật
nhẹ nhàng, nó giống như một cơn gió lướt qua tâm hồn mang theo lá vàng rơi đầy
hiên và rơi đầy trên những con đường tới lớp, mang theo bầu trời thu trong veo
như cao hơn, nước thu trong veo như sâu hơn, mang theo ngày khai trường lấp
lánh niềm vui. Trong cuộc sống hối hả từng ngày, một chút cảm nhận về khoảnh
khắc giao mùa cũng khiến tôi và bạn thấy cuộc sống thật tuyệt vời.
“Cuối con đường ta gõ cửa mùa thu
Xin mượn khúc dịu dàng ru kí ức
Để ngày mai sống với gì là thực
Để thấy yêu hơn mỗi khúc giao mùa…”
Bài tham khảo 5
Một khúc giao mùa ngân vang, một chút xôn xao kỉ niệm, một khung trời mơ
ước tuổi học trò. Thu sang với bao điều thú vị, thu đọng trong mắt ai là niềm vui,
niềm háo hức, thu đọng trong mắt ai là nỗi muộn phiền, lo toan, trăn trở, thu đọng
trong mắt ai là chút vấn vương kí ức, là nỗi nhớ một khoảnh khắc giao mùa…
Một sớm mai thức dậy, không còn thấy nắng tinh nghịch lọt qua khe cửa, trốn
tìm trong những “hòn bi ve trong veo” đọng trên cành lá, không còn thấy bầu trời
xanh biếc gợn mây. Khung trời của một ngày mới trắng xoá một màu của sương.
Sương làm cho những ngôi nhà, những khóm tre xào xạc lá tựa như nơi nghỉ ngơi
của ông tiên, ông bụt trong các câu chuỵện cổ tích đầy màu sắc huyền bí. Sương
mang lại cảm giác êm ái, mềm mại trong mắt. Sương làm cơ thể run lên vì lạnh.
Cơn gió đầu mùa khẽ mơn man nhẹ qua làn da ấm áp, một cảm giác se lạnh thật
khó tả. Hình như thu đang lướt qua, rất gần…Phải rồi, hạ đang mang đi những
chùm ổi trĩu quả thơm lừng, những chùm hoa phượng vĩ đỏ rực rộn rã tiếng
ve…bao thức trái ngon hạ mang cất như để dành mùa sau. Gió lạnh đầu mùa chỉ
hơi khiến lòng tôi se lại. Những nỗi nhớ từ trong tiềm thức ào ạt ùa về. Nhớ mùa
hè với những chuyến đi đầy bổ ích. Nhớ những con đường Hà nội thơm mùi cốm
làng Vòng – cái thức quà riêng biệt của đất nước, mang trong nó hương vị mộc
mạc, giản dị, thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam. Nhớ con đường từ Tiên
Yên đến thị xã Móng Cái mà hướng dẫn viên du lịch gọi là “đặc sản” bởi cái
ngoằn nghoèo, quanh co của đường một bên là núi, một bên là vực. Nhớ những
con đường ở Trung Quốc nhiều làn xe và không có bụi lại ít gặp ở Việt Nam… Và
nhớ rất nhiều kỉ niệm đẹp của tuổi học trò. Nhớ ngày tựu trường năm ngoái còn
vui bạn vui bè, vô tư hồn nhiên thì giờ bạn mới thầy mới với bao bỡ ngỡ, vừa lạ
vừa quen. Thời khắc chuyển mùa dường như đang đến, cái thay đổi thất thường
của thời tiết giống như tính khí của mấy cô cậu học trò. Hạ chưa hẳn đã qua, thu
chưa hẳn đã sang, cái chùng chình nửa ở nửa đi ấy lại chính là cơ hội cho những
cơn mưa ngâu. Mẹ tôi kể ngày xưa Ông Ngâu, Bà Ngâu là hai vợ chồng nhưng
ông trời không cho họ ở với nhau mà phải cách xa hai phương trời. Hằng năm, chỉ
có dịp này hai ông bà mới được gặp nhau. Ông trời bắc cầu vồng để họ được thấy
nhau. Tình vợ chồng khiến ông Ngâu, bà Ngâu mừng tủi mà khóc, vừa sung sướng
vì hạnh phúc tràn đầy. Vì thế mà tiết trởi đang nắng lại đổ mưa, sau cơn mưa, cầu
vồng lại hiện lên bừng sáng như nói lên niềm vui hân hoan của hai vợ chồng Ngâu.
Tên mưa Ngâu có từ đó. Đối với tôi, mưa ngâu rất đặc biệt, bởi câu chuyện kể về
nó giống như một thần thoại, giống như một biểu tượng của những giọt nước mắt
hạnh phúc, của khát vọng tình yêu đôi lứa.
Thu đến mà không ồn ào, náo nhiệt như hạ, không tràn trề sức sống như xuân,
không lạnh lùng, khắc nghiệt như đông. Thu dịu dàng và hiền hoà như một cô gái
đang bước vào tuổi trưởng thành không còn quá nhiều ngây thơ, dại dột. Thời khắc
giao mùa để lại trong con mắt trẻ thơ là niềm háo hức tới trường, được học tập vui
chơi, để lại trong mắt tôi và bạn là niềm vui được gặp lại nhau sau một mùa hè
nghỉ ngơi đầy thú vị, để lại trong mắt mỗi chúng ta những xúc cảm diệu kì và tinh
tế về thiên nhiên. Nhưng thời khắc giao mùa lại để lại cho những người cha, người
mẹ nỗi lo toan, trăn trở về ngày tựu trường của con trẻ. Đó là vết chân chim nơi
khoé mắt cha nhọc nhằn từng ngày nuôi con ăn học, là mái tóc bạc trên đầu mẹ lo
nghĩ từng ngày để con khôn lớn thành người. Đừng bao giờ nghĩ rằng, cha mẹ chỉ
lao động vì cuộc sống mưu sinh, vì địa vị hay danh lợi, tiền bạc. Cha mẹ vẫn ngày
đêm lo lắng cho con. Dù cha bạn là một người thợ phu hồ hay mẹ bạn là một
người bán hàng rong, dù họ có là gì thì họ vẫn luôn là người che chở, nuôi nấng
bạn, cho bạn một cuộc sống, cho bạn một năm học mới với đầy đủ sách bút. Vì thế,
đừng bao giờ để cha mẹ buồn nghe bạn ?... Trong cái se lạnh ngoài trời, mặc cái áo
mẹ mua tôi thấy tiết trời thu thật ấm áp, nhưng bạn có biết còn bao sinh linh nhỏ
bé đang không có áo mặc, đôi vai đang run lên vì lạnh – chúng là những đứa trẻ
mồ côi, bị bỏ rơi ra ngoài lề xã hội. Tôi phải cảm thấy hạnh phúc vì mình được đến
trường, vì có biết bao đứa trẻ mơ ước điều đó mà không được. Giá như trong
khoảnh khắc giao mùa, tôi có một điều ước thì tôi ước sao đứa trẻ nào cũng được
đi học để cảm nhận niềm vui tới trường, để tình bạn sẽ sưởi ấm cho những tâm
hồn giá lạnh và non nớt ấy.
Thời khắc giao mùa thật đẹp, trong những giây phút tuyệt vời này, tôi thấy
mình dường như đang lớn lên. Tôi thấy thương cha những ngày phải làm ca đêm,
cái se lạnh của gió ban ngày thì đêm về lạnh gấp bội, thời tiết giao mùa khiến cha
tôi sức khoẻ giảm sút nhiều. Tôi thấy thương mẹ phải làm việc suốt ngày, mẹ hay
mệt mỏi mà có lúc vô tâm tôi chẳng hỏi han lấy một lời. Tôi thương nhiều lắm sự
vất vả của cha mẹ vì tôi. Tôi thấy mình cần phải cố gắng học tập để không phụ
công cha mẹ. Hãy cùng nói: Xin cha mẹ hãy tin tưởng vào con!
Mở bài:
- Mỗi mùa có một nét đẹp riêng và người ta thường hay xao xuyến nhất ấy là vào
lúc giao mùa.
- Thời khắc ấy thường diễn ra những biến đổi tinh vi không chỉ ở thế giới của thiên
nhiên mà còn ở cả thế giới của con người.
- Với tôi khoảnh khắc giao mùa từ hè sang thu (từ đông sang xuân, xuân sang hạ…)
để lại nhiều ấn tượng và gợi niềm say mê hơn cả.
(B) Thân bài:
- Cảm nghĩ về thiên nhiên:
+ Nêu các dấu hiệu giao mùa (ví dụ mùa hè sang mùa thu: khí trời mát mẻ, ban
đêm trời se lạnh không đủ rét để mặc một chiếc áo mùa đông nhưng lạnh - đủ để
người ta cảm thấy rùng mình, hoa cúc trong các vườn đua nhau nở, sen trong các
ao úa tàn…)
+ Cảm giác của bản thân trước các dấu hiệu chuyển mùa của thiên nhiên (vui,
buồn, nhớ nhung về một kỉ niệm tuổi thơ nào đó chẳng hạn…)
- Cảm nghĩ về đời sống con người:
+ Nhịp điệu cuộc sống thay đổi ra sao? (ồn ã, sôi động hay tẻ nhạt)
+ Con người: Vui tươi, phấn khởi, hào hứng đợi chờ (sang xuân) hay thu mình lại,
buồn hơn, suy tư hơn (thu sang đông)…
(C) Kết bài:
Tóm lại, khoảnh khắc giao mùa là những đợt “trở mình” rất duyên của trời đất.
Cảm nhận những biến chuyển lúc giao mùa ấy giúp ta mài sắc những giác quan,
giúp tâm hồn ta sinh động và tinh tế hơn lên.
* Lưu ý: Để làm tốt đề bài này có thể tham khảo thêm ý từ một số bài thơ như:
Sang thu của Hữu Thỉnh, Chợ tết của Đoàn Văn Cừ, Đây mùa thu tới của Xuân
Diệu, ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến…
viết 1 đoạn văn ngắn (khoản 10-15 dòng )trình bày suy nghĩ của em về hình tượng người phụ nư vn
Dàn ý: Cảm nghĩ khi sang Thu
1. Mở bài:
- Mỗi mùa có một nét đẹp riêng, người ta thường có những cảm xúc khác lạ, đặc biệt trong khoảnh khắc giao mùa.
- Trong khoảng khác ấy, cả thiên nhiên, thời tiết và nhịp sống của con người đều có sự thay đổi tinh tế.
- Tôi đặc biệt ấn tượng và có nhiều xúc cảm mỗi khi mùa Thu về
2. Thân bài:
- Cảm nghĩ về thiên nhiên, thời tiết:
+ Nêu các dấu hiệu giao mùa:
Không khí dịu mát, bớt oi nóng.
Ve không còn kêu inh ỏi
Cây cối thay đổi (các loài hoa đặc trưng của mùa thu, lá cây ngả màu, … )
+ Cảm giác của bản thân trước các dấu hiệu chuyển mùa của thiên nhiên (vui hay buồn - nêu lí do)
- Cảm nghĩ về đời sống của con người:
+ Nhịp điệu cuộc sống thay đổi: Mọi người như chậm rãi, nhẹ nhàng hơn.
+ Hoạt động của mọi người thay đổi: thức dậy muộn hơn một chút, ra đường buổi sáng hay tối thì mang thêm áo khoác.
3. Kết bài:
+ Những thay đổi của đất trời khi sang thu thật nhẹ nhàng, tinh tế.
+ Cảm nhận những biến chuyển lúc giao mùa ấy giúp tâm hồn ta linh hoạt, sinh động và yêu cuộc sống hơn.