K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 2 2022

1. Cuộc chia tay của những con búp bê - Khánh Hoài

2. ND: Nói về việc Thủy võ trang cho búp bê để anh ko còn mơ nữa và hoàn cảnh thực tại khi phải chia búp bê của 2 anh em

3. Đại từ: chúng tôi, em, chúng...

15 tháng 2 2022

1.

- Văn bản: "Cuộc chia tay của những con búp bê".

- Tác giả: Khánh Hoài.

2.

- Nội dung: Cuộc chia tay của 2 anh em.

3.

- Đại từ: tôi, chúng tôi, em,...

21 tháng 2 2022

Tham khảo: 

1Khi đi trẻ, lúc về già

Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao

       Trẻ con nhìn lạ không chào

Hỏi rằng:Khách ở chốn nào lại chơi?

2Bài thơ em vừa chép là bản dịch thơ của bài thơ :Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê

Tác giả:Hạ Tri Chương

3cặp từ trái nghĩa: trẻ><già

Tác dụng:tạo ra hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho câu thơ thêm sinh động

4Đối với em, cứ nhắc đến quê hương là lòng em lại dâng trào biết bao niềm tự hào. Quê hương  là nơi chôn rau cắt rốn, là nơi đã nuôi nấng chúng ta thành người. Nơi đây đã ghi lại bao kỷ niệm ngọt ngào, buồn vui của tuổi thơ em. Đó là những ngày em được sống trong tình yêu thương vô bờ bến của cha mẹ . Quê hương cũng là nơi cho em những người bạn hiền, bạn tốt. Những người bạn cùng em học tập, cùng em chăn trâu cắt cỏ trên bờ đê. Những người bạn đã cùng em sẻ chia bao nỗi buồn vui. Em còn nhớ những thầy cô đã dạy dỗ em. Những lời giảng, những nét bút, tiếng nói, đã khắc sâu trong trái tim em. Làm sao em có thể quên được những con người đáng yêu đáng quý ở nơi yêu dấu của mình? Quê hương còn cho em những hàng cây xanh mướt ,những bãi nương dâu,màu xanh tươi của đồng lúa. Chao ôi! Em thấy yêu và tự hào về quê hương mình biết mấy.

21 tháng 2 2022

tớ cảm ơn cậu rứt nhìu ạ:<

22 tháng 2 2022

b: phép lặp điệp ngữ : mai sau 

=> tác dụng : Để biểu đạt cảm xúc, khả năng gợi hình tượng nghệ thuật. 

6 tháng 2 2022

Them khẻo

Bác Hồ là một tấm gương tiêu biểu về lối sống giản dị. Điều đó được thể hiện trong cuộc sống hằng ngày của Bác. Bác sống trong một chiếc nhà sàn chỉ “vỏn vẹn có vài phòng dùng làm nơi tiếp khách, nơi họp Bộ chính trị, nơi làm việc và ngủ”. Hằng ngày, bữa ăn của Người có vài ba món hết sức đơn giản. Đó là các món ăn dân tộc không chút cầu kì như kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa... Cách ăn mặc của Bác cũng hết sức giản dị: bộ áo nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ. Bác Hồ còn là một người say mê lao động: Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ những việc lớn như cứu nước đến việc nhỏ như trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho đồng chí… Trong quan hệ với mọi người, Bác luôn quan tâm và yêu quý như người thân trong gia đình. Giản dị trong đời sống, nên Hồ Chí Minh cũng giản dị trong lời nói và bài viết. Cách nói, cách viết của người đều dễ hiểu với mục đích cho quần chúng hiểu được, nhớ được và làm được. Lối sống giản dị của Bác Hồ thật đáng ngưỡng mộ, noi theo.

6 tháng 2 2022

từ them khẻo của ông mà mún ngoẻo cổ đúy:>

27 tháng 3 2017

Tham khảo nhữg ý hay trong bài, bạn nhé!

Ca Huế trên sông Hươnglà một bài tùy bút đặc sắc, giàu chất thơ của Hà Ánh Minh đã đăng trên báo Người Hà Nội. Bài tùy bút đã ngợi ca vẻ đẹp phong phú, đặc sắc, độc đáo của những điệu hò, bài lí, những bài dân ca Huế, những khúc nhạc, những tiếng đàn réo rắt du dương đầy sức quyến rũ, thể hiện một cách tuyệt đẹp tâm hồn con người Huế xưa và nay.

Hà Ánh Minh cho biết “xứ Huế nổi tiếng với các điệu hò” như: chèo cạn, bài thai, hò đưa linh, hò giã gạo, hò mái nhì, hò mái đẩy, ru em, giã điệp, giã vôi, bài chòi, bài tiệm, nàng vung... Bà con xứ Huế cất tiếng hò trong lao động sản xuất, hay trong mọi sinh hoạt đồng quê, “hò khi đánhcá trên sông ngòi, biền cả, hò lúc cày cấy, gặt hái, trồng cây, chăn tằm”... Hò xứ Huế, ý tình “trọn vẹn”, từ ngữ địa phương được dùng “nhuần nhuyễn”, ngôn ngữ diễn tả “thật tài ba-phong phú”. Giọng điệu cũng muôn màu muôn vẻ: hồ đưa kinh (tông tiễn linh hồn) thì “buồn bã”; chèo cạn, hò giã gạo, hò mái nhì, mái đẩy, bài chòi... thì “náo nức, nồng hậu tình người". Các điệu hò lơ, hò xay lúa, hò nện... “thể hiện lòng khát khao, nỗi mong chờ hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế”. Dân ca Huế còn nổi tiếng với các điệu lí rất tình tứ, dịu ngọt như: lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam...

Thú nghe ca Huế tao nhã, đầy sức quyến rũ. Ca Huế là sự kết hợp hài hòa giữa dòng ca nhạc dân gian đậm đà, đắm say và ca nhạc cung đình, nhã nhạc “trang trọng uy nghi". Ca Huế rất phong phú, thể hiện theo hai dòng lớn: điệu Bắc và điệu Nam với trên 60 tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc.

Điệu Nam như nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân... thì “buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn”.

Ca Huế rất phong phú, đa dạng, biến hóa về âm hưởng, thể điệu và lời ca. Âm hưởng các bản nhạc điệu Bắc pha phách điệu Nam thì “không vui, không buồn” như “tứ đại cảnh”. Thể hiện ca Huế có “sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán”. Lời ca thì trăm màu trăm vẻ: “thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch”:

Ca Huế rất hấp dẫn đối với du khách vì không gian trình diễn là trên một con thuyền rộng to và dài, đầu rồng như muốn bay lên; sàn gỗ bào nhẵn, mui vòm trang trí lộng lẫy. Đêm xuống, màn sương dày lên. Trăng lên. Gió mơn man dìu dịu. Dòng sông Hương gợn sóng. Con thuyền bồng bềnh. Những đêm ca Huế tuyệt vời như vậy.

Dàn nhạc dân tộc trong đêm ca Huế có đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhi, đàn tam, đàn bầu, sáo, cặp sanh để gõ nhịp, có đủ mặt anh tài tham gia.

Các ca công rất trẻ, nam với áo dài the, quần thụng, khăn xếp; nữ rất xinh đẹp, mặc áo dài, khăn dóng, duyên dáng. Nghệ thuật biểu diễn vô cùng điêu luyện, đủ các ngón đàn trau chuốt như: ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi..., nghe rất du dương, trầm bổng, réo rắt, lúc khoan lúc nhặt “làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người”.

Hòa cùng tiếng đàn, nhịp phách là “sóng vỗ ru mạn thuyền”, là tiếng gà gáy bên làng Thọ Xương, tiếng chuông chùa Thiên Mụ gọi năm canh... Đêm đã khuya, chùa Thiên Mụ mờ ảo, ngọn tháp Phước Duyên dát vàng... Khung cảnh ấy thật huyền ảo, thơ mộng. Giữa không gian ấy lúc đêm đã về khuya, các ca nhi đẹp như những nàng tiên cất lên những điệu Nam “nghe buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn”.

Đúng như tác giả đã nói: “Thú nghe ca Huế tao nhã, đầy sức quyến rũ”. Gà gáy đã sang canh mà trong khoang thuyền “vẫn đầy ắp lời ca, tiếng nhạc”.

Hà Ánh Minh, một lữ khách thích giang hồ, lần đầu được thưởng thức một đêm ca Huế trên sông Hương không bao giờ có thể quên. Lúc bước xuống thuyền rồng “với hồn thơ lai láng, tình người nồng hậu”. Lúc nằm trên dòng Hương thơ mộng để nghe ca Huế “với tâm trạng chờ đợi rộn lòng”. Say đắm trong lời ca tiếng nhạc du dương, tác giả cảm thấy: “Không gian như lắng đọng. Thời gian như ngừng trôi”. Ca Huế, chính là nội tâm con gái Huế “thật phong phú và âm thầm, kín đáo và sâu thẳm”. Nhận xét ấy rất xác đáng, rất phong tình và tài hoa. Câu văn như rung động, cảm xúc dồn nén lại, lắng đọng và bâng khuâng.

Trong chúng ta, ai đã được tham dự, được thưởng thức một đêm ca Huế trên sông Hương? Và những ai trong chúng ta đã có ít nhiều hiểu biết về dân ca Huế và tâm hồn Huế?

Huế đẹp và thơ. Cảnh sắc thiên nhiên đẹp. Nhất là sông Hương - bài thơ trữ tình của cô' đô Huế. Những câu hò, những bài ca Huế với tiếng đàn tranh, đàn tam huyền diệu... mãi mãi in sâu vào tâm hồn người gần xa..

Qua bài tùy bút Ca Huế trên sông Hương, Hà Ánh Minh dành những lời đẹp nhất, hay nhất ngợi ca một thú chơitao nhã của con người núi Ngự sông Hương đã bao đời nay. Hò Huế, ca Huế và những tiếng đàn réo rắt du dương trong những đêm trăng ca Huế trên sông Hương là một nét đẹp của miền văn hóa Huế rất đáng trân trọng và tự hào.

Hà Ánh Minh với cảm xúc “hồn thơ lai láng" của một lữ khách đã giới thiệu cho ta biết các điệu hò, bài ca Huế, hình ảnh các nhạc công và các ca nhi tài hoa, điệu nghệ, cách trình diễn những đêm ca Huế trên sông Hương. Câu văn của Hà Ánh Minh rất giàu chất thơ khi viết về thiên nhiên, gió, trăng, sóng, con thuyền, chùa Thiên Mụ, tháp Phước Duyên... cảnh và tình, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật và tâm trạng nghệ thuật đồng hiện. Câu hát, lời ca và tiếng đàn du dương hòa quyện, được nói đến với bao cảm xúc dạt dào.

28 tháng 3 2017

Ca Huế trên sông Hương là một hình thức sinh hoạt nghệ thuật độc đáo của người dân Cố đô, được lưu giữ và phát triển qua hàng trăm năm nay. Vì thế du khách đến Huế, ngoài nhu cầu thăm thú thưởng ngoạn những đền đài lăng tẩm Huế, ai cũng mong được một lần tựa mạn thuyền rồng để nghe những làn điệu ca Huế ngọt ngào sâu thẳm cất lên trên bồng bềnh sông nước Hương giang. Đặc biệt là những người yêu Huế, muốn thẩm thấu trọn vẹn cái hồn, cái tình của Huế ẩn sâu trong thú chơi nghệ thuật tinh tế đặc sắc này.Khi thành phố bắt đầu lên đèn, cầu Trường Tiền lấp lánh trong đêm với đủ các màu sắc thì những chiếc thuyền rồng lần lượt rời bến, chầm chậm ngược dòng sông Hương, đêm ca Huế bắt đầu. Thuyền rồng hững hờ trôi trong màn sương, khán giả trên thuyền, kẻ háo hức ngắm thành phố Huế thơ mộng từ sông Hương, người thì chăm chú xem các đờn ca chuẩn bị biểu diễn.Thuyền rồng đưa du khách đi nghe ca Huế. Ban nhạc trên thuyền tuy không đông nhưng phải đủ bầu, nhị, nguyệt, còn phách thì do chính ca nhi kiêm giữ. Ca Huế được chia thành hai điệu chính, điệu khách (hay còn gọi là điệu Bắc) và điệu Nam. Điệu Bắc thì trang trọng vui tươi, âm sắc trong sáng rộn rã như cổ bản, long ngâm, hành vân, long điệp... Điệu Nam thì trữ tình sâu lắng xen lẫn cái da diết bi thương thổn thức như nam ai, nam bình, tương tư khúc...

láy âm :long lanh ,khó khăn,nhỏ nhắn,linh tinh.

láy hoàn toàn:còn lại

15 tháng 2 2022
TL toàn bộTL bộ phận
ngời ngời,hiu hiu, loáng loáng, thăm thẳm, tim tímlong lanh, khó khăn, vi vu, nhỏ nhắn, linh tinh

 

11 tháng 10 2018

nói về vật nuôi :

MB: Giới thiệu vật nuôi (vì sao em có nó, nó là con gì,..)
TB: +Nuôi nó trong nhà có ích: vd, nếu là chó thì trung thành, mèo bắt chuột,...
+Kỉ niệm của nó đối với em hoặc gia đình em
+Vật nuôi có ý nghĩa đối với em như thế nào
+Tình cảm dành cho nó
KB: Khẳng định sự trung thành/... của loài vật đó ; tình cảm của em đối với nó và ngược lại
nói về loài cây :

A. Mở bài: Giới thiệu về loài cây em yêu.

B. Thân bài:

1. Biểu cảm về các đặc điểm của cây:

- Em thích màu của lá cây,…

- Cây đơm hoa vào tháng… và hoa đẹp như…

- Những trái cây lúc nhỏ… lúc lớn… và khi chín … gợi niềm say xưa
hứng thú ra sao?

- Miêu tả lại niềm thích thú khi được hái những trái cây và thưởng thức
nó.

- Mỗi khi mùa quả qua đi, trong em lại nhóm lên một cảm giác đợi mong
mùa quả mới như thế nào?

- Với riêng em, em thích nhất đặc điểm gì ở loài cây đó?

2. Có thể kể một kỉ niệm sâu sắc của bản thân với loài cây trên (ví dụ: kỉ
niệm đầu tiên khiến em yêu thích loài cây đó,…).

C. Kết bài: Khẳng định lại tình cảm yêu quý của em với loài cây.

tui chỉ có thể làm vậy thôi nhé

11 tháng 10 2018

thanksvui

2 tháng 10 2019

Cây tre có một sức sống mãnh liệt mà giản dị khiến tôi vô cùng yêu quý. Cây tre xanh biếc , thân cây nhẵn nhụi , dù cho có nắng nỏ hay bão tố tre vẫn đứng thẳng. Tre không chịu khuất phục trước kẻ thù mà mọc nối tiếp nhau bảo vệ xóm làng. Mỗi ngày, tre xoè rộng tán lá , làm bạn với con người những trưa hè oi ả. Đêm đến tre thu lá lại ấp ủ cho những đứa con nhỏ bé dưới chân mình. Tre cứ bình dị là thế cho dù có sống ở nơi cằn cỗi tre cũng cố gắng cắm thật sâu cái rễ xù xì của mình xuống đất. Tre kiến tôi tự hào và ngưỡng mộ lắm. tôi mãi mãi yêu cây tre VN

2 tháng 10 2019

Không có gì nha bạn. Chúc học tốt

24 tháng 9 2016

ư thế sao mà biết đc bọn mình có phải bạn thân của quang j đâu

 

24 tháng 9 2016

viết thế nào cũng dchihi