Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
CÂU 1:
KHỞI NGHĨA TRẦN TUÂN
KHỞI NGHĨA HY LÊ ,TRỊNH HƯNG
KHỞI NGHĨA PHÙNG CHƯƠNG
KHỞI NGHĨA CỦA TRẦN CẢO
1
Các cuộc khởi nghĩa nông dân đầu thế kỉ XVI:
- Khởi nghĩa Trần Tuân (Cuối năm 1511) ở Sơn Tây ( Hà Nội).
- Khởi nghĩa Lê Hy, Trịnh Hưng năm 1512 ở Nghệ An, Thanh Hóa
- Khởi nghĩa Phùng Chương (năm 1515) ở vùng Tam Đảo.
- Khởi nghĩa của Trần Cảo (năm 1516 ở Đông triều (Quảng Ninh).
2
-Các cuộc khởi nghĩa thất bại do thiếu tổ chức , lãnh đạo, vũ khí còn thô sơ , cuối cùng bị chính quyền nhà Trần đàn áp.
3
* Bảng tóm tắt về tình hình kinh tế, văn hóa nước ta ở các thế kỉ XVII - XVIII:
Kinh tế
* Nông nghiệp:
- Đàng Ngoài: nông nghiệp trì trệ, vua quan không quan tâm đến ruộng đất.
- Đàng Trong: rất phát triển, tổ chức khai hoang, cấp nông cụ,…
* Thủ công nghiệp:
- Ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài đều phát triển.
- Xuất hiện nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng như làng gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội), dệt La Khê (Hà Nội), rèn sắt Nho Lâm (Nghệ An),…
* Thương nghiệp:
- Các chợ làng, chợ huyện được xây dựng, việc giao lưu buôn bán với các thương nhân châu Á, châu Âu được đẩy mạnh.
- Xuất hiện thêm nhiều thành thị.
Văn hóa
* Tôn giáo:
- Từ thế kỉ XVI, xuất hiện đạo Thiên Chúa giáo.
* Chữ viết:
- Thế kỉ XVII, chữ Quốc ngữ được ra đời.
* Văn học và nghệ thuật:
- Văn học: Xuất hiện nhiều tác phẩm chữ Nôm, tiêu biểu là Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ,... Văn học dân gian có nhiều thể loại.
- Nghệ thuật: phát triển đa dạng như chèo tuồng, hát ả đào,...
* Điểm mới:
- Kinh tế công - thương nghiệp phát triển mạnh mẽ.
- Thiên Chúa giáo được truyền bá vào nước ta.
- Chữ Quốc ngữ ra đời.
- Nhiều loại hình nghệ thuật dân gian ra đời và phát triển,...
Bảng thống kê các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến thế kỉ XV:
Tên triều đại, tên cuộc khởi nghĩa
Thời gian
Chống xâm lược
Người chỉ huy
Chiến thắng lớn
Triều Tiền Lê
981
Tống
Lê Hoàn
Trên sông Bạch Đằng, Chi Lăng
Triều Lý
1075-1077
Tống
Lý Thường Kiệt
Phòng tuyến Như Nguyệt
Triểu Trần
1258, 1285, 1287- 1288
Mông- Nguyên
Các vua Trần và Trần Thủ Độ, Trần Hưng Đạo...
Đông Bộ Đầu, Chương Dương, Hàm Tử, Tây Kết, Bạch Đằng
Triều Hổ
1407
Minh
Hồ Quý Ly
Thất bại
Khởi nghĩa Lam Sơn
1418- 1427
Minh
Lê Lợi, Nguyễn Trãi
Tốt Động - Chúc Động, Chi Lăng - Xương Giang
http://loigiaihay.com/lap-bang-thong-ke-cac-cuoc-khang-chien-c85a12105.html
Câu 1: - Nguyên nhân thắng lợi:
+ Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, quyết tâm giành lại độc lập tự do cho đất nước.
+ Tất cả các tầng lớp nhân dân không phân biệt già trẻ, nam nữ, các thành phần dân tộc đều đoàn kết đánh giặc, hăng hái tham gia kháng chiến, gia nhập lực lượng vũ trang, tự vũ trang đánh giặc, ủng hộ, tiếp tế lương thực cho nghĩa quân.
+ Nhờ đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ tham mưu nghĩa quân, đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi.
- Ý nghĩa lịch sử : Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đã kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của nhà Mình (Trung Quốc). Mở ra một thời kì phát triển mới của dân tộc - thời Lê sơ.
Câu 2: Công lao của Nguyễn Huệ trong phong trào khởi nghĩa Tây Sơn
- Nguyễn Huệ là người lãnh đạo tài tình có nhiều chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo.
- Lật đổ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong (1777)
- Tiêu diệt quân Xiêm (1785)
- Lật đổ vua Lê, chúa Trịnh, đặt nền tảng cho việc thống nhất đất nước. (1788)
- Chống quân Thanh xâm lược. (1788 - 1789)
Câu 3: Những thành tựu nghệ thuật:
- Một số công trình kiến trúc tiêu biểu: chùa Tây Phương,...
- Sân khấu tuồng chèo phát triển.
- Tranh dân gian đậm đà bản sắc dân tộc: tranh Đông Hồ
- Văn nghệ dân gian phát triển.
STT | Tên cuộc khởi nghĩa | Người lãnh đạo | Thời gian | Tóm tắt diễn biến chính | Ý nghĩa |
1 | Khởi nghĩa của Trần Tuân | Trần Tuân | 1511 | Đóng quân ở Sơn Tây, nghĩa quân có tới hàng vạn người, đã từng tiến về Từ Liêm, uy hiếp kinh thành Thăng Long. | Các cuộc khởi nghĩa đều bị dập tắt nhưng góp phần làm cho triều đình nhà Lê mau chóng sụp đổ. |
2 | Khởi nghĩa của Lê Hy, Thịnh Hưng | Lê Hy, Thịnh Hưng | 1512 | Nghĩa quân hoạt động ở Nghệ An, phát triển ra Thanh Hóa | |
3 | Khởi nghĩa của Phùng Chương | Phùng Chương | 1515 | Nghĩa quân hoạt động mạnh ở Tam Đảo | |
4 | Khởi nghĩa của Trần CảoTrần Cảo | Trần Cảo | 1516 | Đóng quân ở Đông Triều. Nghĩa quân 3 lần tấn công Thăng Long, có lần chiếm được kinh thành, vua quan nhà Lê phải chạy vào Thanh Hóa. | |
5 | Khởi nghĩa của Nguyễn Dương Hưng | Nguyễn Dương Hưng | 1737 | Nổ ra ở Sơn Tây, mở đầu phong trào nông dân Đàng Ngoài. | Các cuộc khởi nghĩa đều thất bại nhưng ý chí đấu tranh chống áp bức cường quyền đã làm cho cơ đồ họ Trịnh bị lung lay. |
6 | Khởi nghĩa của Lê Duy Mật | Lê Duy Mật | 1738 - 1770 | Hoạt động khắp vùng Thanh Hóa, Nghệ An. | |
7 | Khởi nghĩa của Nguyễn Danh Phương | Nguyễn Danh Phương | 1740 - 1751 | Căn cứ chính ở Tam Đảo và lan rộng khắp Sơn Tây, Tuyên Quang. | |
8 | Khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu | Nguyễn Hữu Cầu | 1741 - 1751 | Cuộc khởi nghĩa xuất phát từ Đồ Sơn, Hải Phòng, di chuyển lên Kinh Bắc, uy hiếp Thăng Long rồi xuống Sơn Nam,vào Thanh Hóa, Nghệ An. Nghĩa quân lấy khẩu hiệu "Lấy của nhà giàu chia cho người nghèo", được nhân dân hưởng ứng nhiệt tình. |
|
9 | Khởi nghĩa của Hoàng Công Chất | Hoàng Công Chất | 1739 - 1769 | Căn cứ chính ở Điện Biên. Nghĩa quân đã bảo vệ biên giới và giúp dân ổn định cuộc sống trong các bản mường. | |
10 | Khởi nghĩa Tây Sơn | Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ | 1771 | - Căn cứ chính ở Tây Sơn, xây thành lũy, lập kho tàng, luyện nghĩa quân. - Nghĩa quân "lấy của người giàu chia cho người nghèo", xóa nợ cho nông dân và bãi bỏ nhiều thứ thuế nên nghĩa quân nhận được sự hưởng ứng tham gia nhiệt tình của nhân dân và các dân tộc thiểu số. |
- Tạo dựng được lòng tin của nhân dân, tạo tiền đề cho phong trào Tây Sơn phát triển, thống nhất nước nhà. |
11 | Khởi nghĩa Phan Bá Vành | Phan Bá Vành | 1821- 1827 | - Nghĩa quân hoạt động rộng khắp ở Thái Bình, Nam Định, Hải Dương, Quảng Yên. - Lập căn cứ ở Trà Lũ (Nam Định), đánh nhau hàng chục trận lớn với quân triều đình. - Năm 1827, nhà Nguyễn huy động lực lượng tấn công nghĩa quân, Phan Bá Vành bị bắt, khởi nghĩa thất bại. |
- Góp phần làm lung lay triều đình nhà Nguyễn. |
12 | Khởi nghĩa Nông Văn Vân | Nông Văn Vân | 1833 - 1835 | - Cuộc khởi nghĩa lan rộng khắp Việt Bắc. - Hai lần đẩy lùi cuộc càn quét lớn của triều đình. - Lần thứ ba, quân triều đình tấn công dữ dội, Nông Văn Vân chết trong rừng, khởi nghĩa bị dập tắt. |
|
13 | Khởi nghĩa Lê Văn Khôi | Lê Văn Khôi | 1833-1835 | - Tháng 6 – 1833, Lê Văn Khôi chiếm thành Phiên An, tự xưng Bình Nam Đại nguyên soái. - Cả 6 tình Nam Kì đều theo ông khởi nghĩa. - Tướng Thái Công Triều làm phản, đầu hàng triều đình, Lê Văn Khôi bị cô lập, lâm bệnh qua đời. - Nghĩa quân bị đàn áp khốc liệt. |
|
14 | Khởi nghĩa Cao Bá Quát | Cao Bá Quát | 1854 -1856 | - Tập hợp nông dân và các dân tộc miền trung du nổi dậy ở Hà Nội. - Năm 1855, Cao Bá Quát hi sinh. - Nghĩa quân tiếp tục chiến đấu đến cuối năm 1856 thì bị dập tắt. |
Tính chất của cuộc khởi nghĩa là:
+ Quyết tâm (quyết liệt) chống đối sự bóc lột
+ Kéo dài
Quy mô: Rộng lớn (vì đa phần nhân dân muốn dành lại quyền tự do và không bị bóc lột)
Tham khảo:
Lý Thường Kiệt có những cách đánh giặc rất độc đáo như:
- Thực hiện chiến thuật “Tiên phát chế nhân”: Chủ động tiến công địch, đẩy địch vào thế bị động.
- Lựa chọn và xây dựng phòng tuyến phòng ngự vững chắc trên sông Như Nguyệt.
- Tiêu diệt thủy quân của địch, không cho thủy quân tiến sâu vào hỗ trợ cánh quân đường bộ.
- Sử dụng chiến thuật “công tâm”: đánh vào tâm lí của địch bằng bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”
- Chủ động tấn công quy mô lớn vào trận tuyến của địch khi thấy địch yếu.
- Chủ động kết thúc chiến sự bằng biện pháp mềm dẻo, thương lượng, đề nghị “giảng hòa” để hạn chế tổn thất.
- Tên cuộc kháng chiến, khởi nghĩa .
1Kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê 981; Lê Hoàn Bạch Đằng
2. Kháng chiến chống Tống thời Lý 1075 - 1077 Lý Thường Kiệt Phòng tuyến sông Cầu (Như Nguyệt)
3. Ba lần kháng chiến chống quân Mông Nguyên thời Trần 1258; 1285; 1287 - 1288 Vua quan nhà Trần, đặc biệt: Trần Hưng Đạo Đông Bộ Đầu, Chương Dương, Hàm Tử, Vạn Kiếp, Bạch Đằng
4. Khởi nghĩa Lam Sơn 1418 - 1427 Lê Lợi, Nguyễn Trãi Tốt Động – Chúc Động; Chi Lăng – Xương Giang
tick cho mik nha