K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 10 2019

Ngôi trường của em là một ngôi trường mới tinh vẫn còn hơi mùi sơn tường. Những năm trước trường em trông rất cũ, nhưng trong năm học mới này chúng em đã được chuyển sang một ngôi trường thật khang trang và đẹp đẽ. Em như cũng rất ấn tượng với những dãy nhà cao tầng của trường em cũng được sơn màu vàng thật đẹp. Mái trường màu vàng được ánh nắng mặt trời soi chiếu vào càng thêm đậm màu. Nhìn từ xa mái trường em thật bắt mắt biết bao nhiêu. Thế rồi em cũng nhận thấy được từng phòng học của trường em dường như lúc nào cũng vang lên lời giảng thật nhiệt huyết của thầy cô. Lớp học ai ai cũng ngoan ngoãn lắng nghe cô giáo giảng bài.

Phóng tầm mắt ra xa là sân trường như cũng thật rộng rãi nhờ có những hàng cây xanh đã tỏa những tán lá thật rộng ra. Sân trường cũng chính là nơi chúng em vui chơi những giờ ra chơi lý thú để giúp cho chúng em lấy lại cân bằng sau mỗi tiết học. Cơn gió như cứ thật nhẹ nhàng khẽ làm đu đưa hàng cây xanh và mang đến cho chúng em được cảm giác mát rượi. Em cũng yêu lắm sân trường của em. Em như cảm nhận được mỗi khoảng đất, hay cả những chiếc ghế đá đều in dấu biết bao nhiêu là kỷ niệm của em về những lần đi học hay chơi đùa cùng bạn bè. Mái trường thực sự là nơi mà em yêu thương và gắn bó. Thời gian cứ thấm thoát trôi qua và em cũng đã gắn bó với ngôi trường này 1 năm. Năm nay em đã lên lớp 7 và được học ở một ngôi trường khang trang như thế này thì thật thú vị biết bao nhiêu.

Ngôi trường như chất chứa biết bao nhiêu những kỷ niệm về những người thầy cô, những đứa bạn bè mà em rất yêu quý nữa. Có thể nói được thầy cô của em dưới mái trường này thì luôn luôn dịu dàng mà nghiêm khắc. Thầy cô luôn hết lòng truyền lại cho em và các bạn, những kiến thức thật quý giá biết bao nhiêu. Với em ngôi trường không chỉ là nơi che nắng che mưa nữa mà là nơi có thầy cô thân yêu của em. Thầy cô quả thật như những người cha, người mẹ thứ hai dạy dỗ chúng em như trưởng thành hơn và trở thành người công dân có ích cho xã hội. Em như nhận thấy được ngôi trường còn ghi dấu không thể nào có thể phai mờ trong em. Em biết được rằng ngôi trường luôn luôn là điểm tựa lý tưởng và chắp cánh cho em những ước mơ. Ngôi trường là nơi có những người bạn trang lứa có thể đồng hành cũng như động viên em để cho em sẻ chia được những vui buồn trong cuộc sống. Có những người bạn tốt thật là tuyệt vời biết bao nhiêu, khi không hiểu bài em cũng có thể nhờ bạn Hường giảng lại cho em. Cũng từ chính dưới mái trường này em cảm nhận được niềm hạnh phúc và vui sướng khi nhận được sự quan tâm của thầy cô và bạn bè.

Ngôi trường của em có những hàng cây xanh ngút ngàn, những phòng học thật rộng, có cả những trang thiết bị hiện đại lại được trang bị đầy đủ. Tất cả như tạo lên một không gian lớp thật đủ đầy giúp cho chúng em học tập trong điều kiện tốt nhất. Nhưng không phải chỉ có vậy thôi mà em yêu ngôi trường. Có lẽ những điều kiện vật chất này nó cũng chỉ là một phần, mà quan trọng hơn ở ngôi trường này em cũng cảm nhận được tình yêu thương của thầy cô nữa.

Em yêu mái trường này lắm vì nó cũng chính là nơi lưu giữ biết bao tình cảm gắn bó yêu thương của thầy cô, bạn bè dành cho em. Mai này dù có trưởng thành và xa mái trường thì em vẫn luôn luôn nhớ về mái trường THCS Nam Hà của em.

27 tháng 10 2019

                Trong cuộc đời mỗi người, khoảng thời gian khăn đỏ áo trắng là những kỉ niệm khó phai nhòa nhất. Quãng thời gian quý báu ấy của chúng ta gắn bó với biết bao thầy cô, bạn bè, sách vở,.... Nhưng với tôi, hơn tất cả, tôi yêu nhất mái trường cấp hai - nơi tôi đang học - đơn giản bởi chính nơi đây tôi đã và đang lưu giữ được nhiều cảm xúc thiêng liêng nhất.

                Ngôi trường của tôi là một ngôi trường mới, khang trang và đẹp đẽ với những dãy nhà cao tầng được sơn màu vàng, được lợp mái tôn đỏ tươi. Từng phòng học lúc nào cũng vang lên lời giảng bài ân cần của thầy cô, tiếng phát biểu dõng dạc hay tiếng cười nói hồn nhiên, vô tư, trong sáng của những bạn học sinh. Sân trường rộng rãi, thoáng mát nhờ những hàng cây xanh tươi xào xạc lá và những cơn gió nhè nhẹ. Đây thật là nơi lí tưởng chúng tôi chơi đùa.

                 Tôi yêu lắm sân trường này. Mỗi khoảng đất, mỗi chiếc ghế đá đều in dấu những kỉ niệm của tôi về những lần đi học hay chơi đùa cùng bạn bè hay cũng có thể là những buổi dọn vệ sinh vất vả mà vui không kể xiết. Cây vẫn đứng đó, lá vẫn reo vui như ngày tôi vào lớp sáu, ngỡ ngàng nhìn khoảng sân đẹp đẽ - thứ tài sản quý báu mà bắt đầu từ ngày ấy tôi cũng được "chia phần"!. Vâng, mọi thứ vẫn vẹn nguyện chỉ có chúng tôi là đang lớn lên. Thấm thoát hơn một năm đã trôi qua, giờ tôi đã là học sinh lớp bảy. Thời gian ơi, xin hãy ngừng trôi để tôi mãi là cô học sinh trung học cơ sở để tôi được sống mãi dưới mái trường này!

                 Và nơi đây cũng lưu giữ bao kỉ niệm đẹp đẽ về những người thầy cô, những đứa bạn bè mà tôi yêu quý. Thầy cô của tôi luôn dịu dàng mà nghiêm khắc, hết lòng truyền lại cho tôi bao bài học quý giá. Với tôi, thầy cô như những người cha, người mẹ thứ hai dạy dỗ chúng tôi thành người. Những người bạn lại là những người đồng hành tuyệt vời luôn sát cánh bên tôi trên con đường học tập. Tất cả là những người anh, người chị, người em thân thiết và gắn bó với nhau trong một đại gia đình rộng lớn. Mỗi khi buồn bã hay thất vọng, chỉ cần nghĩ tới ánh mắt trìu mến của thầy cô, nụ cười hồn nhiên của bạn bè, tôi lại thấy lòng như ấm áp hơn. Và tôi hiểu rằng, tuy không nói ra nhưng các bạn của tôi mọi người cũng cùng chung suy nghĩ ấy.

                   Ngôi trường còn ghi dấu không thể nào phai trong tôi vì những ngày kỉ niệm tưng bừng, rộn rã; những buổi liên hoan vui vẻ, ồn ào. Ngày khai trường, tết Trung thu, ngày hai mươi tháng mười một... những ngày tháng tuyệt vời lần lượt trôi đi để lại trong tôi bao nuôi tiếc về hôm qua và hi vọng về những ngày phía trước. Tôi bỗng cảm thấy lòng buồn man mác. Chỉ còn hai năm nữa là tôi sẽ phải rời xa mái trường này. Tôi sẽ lại học ở những ngôi trường mới, có những thầy cô bạn bè mới... liệu những tháng ngày đẹp đẽ có được kéo dài lâu?

                   Có nhạc sĩ nào đã viết: "Tuổi thơ như áng mây, rồi sẽ mãi bay về cuối trời. Thời gian xoá những kỉ niệm dấu yêu". Vậy thì tôi mong có thể gửi lòng mình vào nơi cuối trời ấy để mãi được sống bên mái trường cấp hai thân yêu của mình.

                   Thời gian trôi đi, tuổi thơ trôi đi như những làn sóng dập dềnh ra khơi không thể trở lại. Nhưng có một thứ mãi ở lại cùng tôi, đó chính là hình bóng mái trường cấp hai yêu dấu.

[Học tốt]-------------------{k cho mk nha}

8 tháng 5 2022

viết bài văn cho bn ko tra mạng ngày mai cx chx xong=))

8 tháng 5 2022

:D

Phân tích bài thơ sang thu

 

24 tháng 5 2018

Trong kháng chiến chống Mĩ, con đường Trường Sơn, đã thành biểu tượng anh hùng của cuộc chiến đấu giành độc lấp tự do. Dưới mưa bom bão đạn của quân thù, con đường vẫn vươn dài về phía trước chở trên mình bao đoàn quân, đoàn xe rầm rập tiến về phía Nam. Để cho cái mạch máu Trường Sơn ấy luôn thông suốt, đã có hàng vạn thanh niện xung phong ngày đêm bám đường san lấp hố bom, phá bom nổ chậm. Nhà văn Lê Minh Khuê đã từng là thanh niên xung phong trên tướng đường TS máu lửa này. Những tác phẩm chị viết về cuộc sống chiến đấu của bộ đội và thanh niên xung phong ở đây đã gậy được sự chú ý của nhiều bạn đọc. Truyện ngắn:"Những Ngôi Sao Xa Xôi" là một trong những tác phẩm tiêu biểu. Truyện viết về ba cô gái trong một tổ trinh sát mặt đường làm nhiệm vụ phá bom trên tuyến đường TS đạn bom khốc liệt. Phương Định, nhân vật kể chuyện cũng là nhân vật chính để lại nhiều ấn tượng đẹp và tình cảm sâu sắc trong lòng người đọc.

Từ một Phương Định căng thẳng tột độ lúc phá bom, hiện ra một Phương Định trong niềm vui con trẻ "nở tung ra" , trước trận mưa đá bất ngờ kéo cô về vời tuổi thơ ngày nào. Cùng với trận mưa, những kỷ niệm thời thiếu nữ lại trào lên trong cô không gì ngăn nổi. Chúng "xoáy mạnh như song" với bao hình ảnh thân thương của gia đình, thành phố. Cô là người con gái Hà Nội có hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao kiều hãnh như đài hoa loa kèn. Đôi mắt cô được các anh lái xe bảo: "có cái nhìn xa xăm" vì pháo thủ lái xe hay hỏi thăm và viết những bức thư dài cho Phương Định cô có vẻ kiêu kì, làm điệu khi tiếp xúc với anh bộ đội. Nhưng trong suy nghĩ của cô những người đẹp nhất, thông minh can đảm, cao thương nhất là những người mặc quân phục có sao trên mũ. Là cô gái yêu đời, hồn nhiền giàu cá tính, thuở nhỏ đã hay hát. Cô có thể ngồi lên cửa sổ căn phòng nhỏ bé của mình, hát say sưa, ầm ĩ. Bàn học lúc nào cũng bừa bãi đền nỗi mẹ phải mắng. Sống trong cảnh ác liệt, cái chết kề bên, Phương Định lại càng hay hát những bài thành khúc, những điều dân ca quan họ, bài ca Chiu-sa, bài dân ca ý. Định còn bịa ra lời bài hát. Định hát trong những khoảnh khắc im, hát để động viên Nho - Thao và bản thân. Hát khi máy bay rơi, bom nổ. Tiếng hát át đi tiếng bom của những con người trong tổ trinh sát. Trong kháng chiên chống Mĩ, tiền tuyến vẫy gọi, hàng vạn cô gái mang chí khí Bà Trưng, Bà Triệu xung phong ra tiền tuyến trong đó có Phương Định. Con đường TS huyền thoại được làm nên bằng sương máu, mồ hôi và bao sự tích phi thường của người con gái Việt Nam anh hùng. Tác phẩm đã tái hiện chân thực diễn biến tâm lí nhân vật của Phương Định trong một lần phá bom. Cô dũng cảm bình tĩnh tiến đến quả bom, đàng hoàng mà bước tới cùng xới xẻ đào đất có lúc lưỡi xẻng chạm vào quả bom, có lúc Phương Định rùng mình cảm thấy tại sao mình lại làm chậm thế. Rồi bom nổ vàng óc, đất rơi lộp bộp, mắt cay mãi mới mở được, cát lạo xạo trong miệng. Đó là cuộc sống thường nhật của họ, Phương Định cho biết :" Tôi có nghĩ đến cái chết nhưng đó là cái chết mờ nhạt trọng cụ thể". Phương Định cùng Nho, chị Thao sáng ngời trong khói bom lửa đạn. Chiến công thầm lặng của họ bất tử với những năm tháng lòng người. Phương Định là cô gái dũng cảm trong lửa đạn, giàu tình yêu thương đồng đội trong sáng mộng mơ, thích làm duyên như bao cô thiếu nữ ngày xưa.. Họ có mặt trên những trọng điểm của con đường TS chiến lược và trái tim rực đỏ của họ - Những người con gái Việt Nam anh hùng là những ngôi sao xa xôi mãi lung linh tỏa sang.

Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê đã làm sống lại trong lòng ta những hình ảnh tuyệt đẹp về chiến công phi thường của tổ trinh sát mặt đường. Chiến công thầm lặng của Phương Định và đồng đội là bài ca anh hùng. Nhân vật PĐ đã để lại trong lòng người đọc một nỗi niềm đồng cảm yêu mến và kính phục về những phog cách tốt đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam. Những PĐ gần xa vẫn tỏa sáng trong hồn ta với bao ngưỡng mộ.

7 tháng 3 2022

Phải học đã r mới bt lm

7 tháng 3 2022

Đ có mà trả lời để có đ nha bạn, người ta báo cáo cho đ

19 tháng 9 2019
BÀI VĂN MẪU SỐ 1 THUYẾT MINH VỀ CÂY TRE VIỆT NAM

Những người đi xa quê hương thường nhớ về hình ảnh cây đa, bến nước, sân đình ,..những hình ảnh quen thuộc của quê hương. Trong số ấy không thể thiếu lũy tre đầu làng. Đúng vậy, cây tre đã từ lâu trở thành một loài cây thân thuộc với người dân Việt Nam.

Không ai biết cây tre có từ bao giờ, chỉ biết rằng lũy tre đã đứng vững trãi như vậy từ hàng ngàn năm trước từ thuở vua Hùng dựng nước đến các cuộc khánh chiến chống xâm lăng. Tre đã cùng con người bảo vệ từng tấc đất của dân tộc. Tre vốn là loài cây thuộc họ thảo mộc, có rễ chùm, thân thẳng vững trãi. Những cây tre nhỏ thì cao khoảng từ hai đến ba mét còn những cây tre trưởng thành có thể cao hơn năm mét. Thân tre hình ống trụ dài, bên trong rỗng. Trên thân tre thường được chia thành các đốt dài bằng gang tay người trưởng thành. Ở mỗi đốt ấy đều có một mấu nối gọi là mắt tre, nơi mà các cành tre mọc ra. Cành tre nhỏ mảnh khảnh không to như càng cây bàng hay bằng lăng nhưng dại dẻo dai. Những cành cây mọc ra theo nhiều hướng khác nhau, cành này đan vào cành kia tạo thành một tấm áo giáp bảo vệ cho những búp măng nhỏ bé đang ẩn náu sâu trong lũy tre. Măng tre hình búp, khoác lên mình một màu xanh pha nâu của đất. Nhữn lớp áo của măng tre là từng bẹ lá úp vào nhau, đợi đến khi trưởng thành thì những bẹ lá ấy cứ tách dần ra cho măng tre mạnh mẽ vươn lên như một cây giáo đâm thẳng lên bầu trời. Lá tre nhỏ, thon và dẹp thuôn nhọc vè phía đầu và sắc. Những chiếc lá mới đầu có màu xanh nhưng khi già thì nó chuyển sang màu vàng. Tre cũng là loài thực vật có hoa nhưng chỉ nở một lần vào cuối đời vào thời gian nở là từ năm mươi đến sáu mươi năm. Hoa tre có mùi hương hơi nồng và có màu vàng nhạt như màu đất. Có thể thấy, tre là loài cây dễ sống, chúng thích nghi với mọi hoàn cành mọi loại đất dù là đất bạc màu hay đất chua, vì vậy mà đi đến bất cứ nơi nào trên đất nước Việt Nam ta cũng thấy cái dáng cao cao nghiêng nghiêng của lũy tre.

Nói đến tre Việt Nam thì làm sao kể cho siết, từ Bắc vào Nam không biết có bao nhiêu là loài tre: tre Việt bắc, trúc Lam sơn, ...Từ lâu tre đã trở thành người bạn của người nông dân đặc biệt là măng tre được coi như một món ăn đặc sản của người nông dân. Dưới bàn tay khéo léo của người phụ nữ, măng tre được chế biến thành nhiều món ăn như tre luộc, măng khô nấu canh, măng tươi...Lá tre khô còn là một vật liệu đốt dễ kiếm cho các bà các mẹ. Cành tre có gai nhọn thường được người nông dân xưa làm hàng rào quanh nhà. Đặc biệt nhất là thân tre, chúng trở thành những đòn gánh theo bước chân người nông dân ra đồng, thành cối xay giúp người nông dân xay lúa. Thân tre còn được vót mỏng thành những lạt mỏng dùng để gói bánh hay buộc mái nhà của người dân xưa hay được đôi bàn tay tài hoa của người nghệ nhân biến hóa thành những chiếc rổ giá hay hình thì cho cò, con vạc ...những món đồ lưu niệm cho khách du lịch. Trong những ngày lễ Cổ truyền, thân tre còn được dùng làm cây nêu cầu may trong nhà. Những lũy tre còn đi sâu vào tâm trí của những đứa trẻ em vùng quê khi vào những buổi trưa hè nóng bức mà được ngồi dưới gốc tre mà hát những bài ca đồng quê, thả những con thuyền tre. Chính những kí ước đó là hành trang cho bất cứ người con xa quên sau này đều nhớ về quê hương. Không những vậy, hình cảnh dáng tre vững trãi đã đi vào những cuộc khánh chiến từ thời vua Hùng, Thánh Gióng lấy lũy tre làm vũ khí đanh tan quân thù, đến hai cuộc kháng chiến chống pháp và mĩ những dụng cụ làm từ tre: cày, cuốc... cũng được Bác nhắc đến trong bài kêu gọi toàn dân kháng chiến...Chính vì những điều đó mà cây tre từ lúc nào đã trở thành biểu tượng cho làng quê Việt Nam.

BÀI VĂN MẪU SỐ 2 THUYẾT MINH VỀ CÂY TRE VIỆT NAM

Không biết tự bao giờ cây tre đã trở thành người bạn thân thiết của người dân Việt Nam. Tre là hình ảnh quen thuộc của không gian làng quê Việt Nam, là bạn của nhà nông, là biểu tượng cao quý cho một dân tộc quật cường. Bởi vậy mà từ lâu tre đã khắc sâu vào tiềm thức mỗi người, để mỗi khi nhắc về Việt Nam thân thương là người ta lại nhớ ngay đến cây tre " thân gầy guộc lá mong manh ".

Không ai biết rõ cây tre có tự bao giờ, có lẽ là từ rất lâu, rất lâu. Người ta chỉ thấy rằng cây tre đã gắn bó với dân tộc mình từ những ngày đầu dựng nước và giữ nước, từ khi người anh hùng Thánh Gióng nhổ bụi tre ngà đánh tan giặc Ân ra khỏi bờ cõi, từ khi Ngô Quyền cắm cọc tre trên sông Bạch Đằng đã tiêu diệt quân Nam Hán và không biết bao nhiêu chiến công nhờ cây tre nhỏ bé tạo dựng nên. 

Cây tre được phân bố khắp nơi từ miền Bắc vào miền Nam, từ miền xuôi lên miền ngược, đâu đâu ta cũng thấy những lũy tre xanh rờn, rì rào trong gió ngàn, tỏa bóng râm mát ôm trùm đường làng ngõ xóm thân quen. Họ hàng nhà tre cũng rất là phong phú, đa dạng, gồm nhiều loại như tre Đồng Nai, tre Việt Bắc, trúc Lam Sơn, nứa, vầy rồi dang, hóp, lạt...

Khác với những loài cây khác, tre có những đặc điểm rất độc đáo, khác biệt. Ngay từ khi còn là một mầm măng tre đã nhọn hoắt như cái chông, cứ hiên ngang mà đâm thẳng lên đón gió, đón nắng của trời. Tre là loài cây dễ trồng, không kén chọn các điều kiện tự nhiên. Dù cho đất đai cằn cỗi, thời tiết khắc nghiệt thì tre vẫn luôn xanh tốt lạ thường. Thời gian trôi đi, mầm măng nhỏ, yếu ớt ngày nào đã trở thành cây tre xanh, cứng cáp và dẻo dai. Rễ tre là loại rễ chùm, bám rất sâu và chắc vài đất giúp cây luôn đứng vững trước mọi bão tố. Thân tre gầy guộc, hình ống rỗng và khoác lên mình bộ áo màu xanh thẫm. Trên thân tre chia thành các đốt, khi tre càng lớn thì các đốt càng dài. Từ thân tre đâm ra tua tủa biết bao nhiêu là cành lá. Lá tre nhỏ, thon dài, xanh một màu xanh mơn mởn với những đường gân ở mặt sau lá. Mỗi khi có làn gió thoảng qua, vài chiếc lá lại lìa cành, chao liệng trên không trung rồi đáp xuống mặt nước như những chiếc thuyền nan tí hon.

Tre không mọc đơn lẻ mà mọc thành bụi, thành lũy. Từng khóm tre xanh rì quanh xóm làng đã ôm ấp từng ngôi nhà, tỏa bóng mát khắp nơi nơi. Cây tre còn là hình ảnh không thể thiếu của làng quê Việt Nam. Chắc hẳn sâu trong tâm trí mỗi người đều ghi dấu hình ảnh từng đàn trâu thong thả nhai rơm dưới gốc tre làng xanh mát. Dưới bóng mát của tre còn là nơi vui chơi lí tưởng của bọn trẻ con. Chúng nô đùa, kể chuyện với những tiếng cười giòn tan, trong sáng và ngây thơ. Rồi tre cũng làm nên những trò chơi thú vị của tuổi thơ như đan vòng tay bằng búp tre, chiếc hóp cho các bạn nam... Các cụ già thì ngồi dưới gốc tre phe phẩy chiếc quạt nan lại bàn đôi ba câu chuyện thế sự, về việc nhà, việc làng. Chiếc điếu cày phì phèo điếu thuốc cũng được làm từ tre, chiếc chõng- nơi ngồi nhàn đàm của các cụ ta cũng từ tre mà ra.

Trong lao động, tre là cánh tay hỗ trợ đắc lực cho người nông dân. Từ thân tre nhỏ gọn mà cứng cáp, người ta chế tạo được biết bao công cụ hữu ích như cán cuốc, cán cào... Rồi từ bàn tay khéo léo của những người nghệ nhân mà từ cây tre thô mộc được gọt giũa thành những đôi đũa đẹp đẽ, những đồ mĩ nghệ có giá trị thẩm mĩ được xuất khẩu sang nước ngoài mang lại những nguồn lợi kinh tế lớn. 

Trong chiến đấu tre còn là người đồng chí, đồng đội quả cảm của dân tộc ta. Từ thời trung đại, tre đã cùng dân ta góp nên bao chiến thắng vang dội rồi đến thời kì kháng chiến chống Pháp chống Mĩ tre lại góp công mình diệt giặc. Những vũ khí thô sơ như chông tre, gậy tre, cán cuốc, cán cày... mà cũng đã làm nên những chiến thắng lừng lẫy năm châu. Tre giống như người lính tiên phong giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre sẵn sàng hi sinh để bảo vệ dân tộc ta.

Cây tre đã trở thành biểu tượng cho con người Việt nam từ sự ngay thẳng, kiên chung đến sự dũng cảm, sẵn sàng xả thân vì dân vì nước. Cuộc sống ngày càng đổi thay và hiện đại nhưng mong rằng cây tre sẽ cùng song hành với người Việt Nam trên mọi chặng đường.

BÀI VĂN MẪU SỐ 3 THUYẾT MINH VỀ CÂY TRE VIỆT NAM

Nhắc đến nước Nga, chúng ta nhớ ngay đến thủ đô Moscow với những hàng bạch dương “sương trắng nắng tràn”. Nhắc đến Nhật Bản, ta lại nghĩ tới thành phố Tokyo tràn ngập hoa anh đào. Còn với dải đất hình chữ S, có thể nói cây tre đã trở thành biểu tượng cho con người và mảnh đất Việt.

  • “Tre xanh
  • Xanh tự bao giờ
  • Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh”
  • (“Tre Việt Nam”- Nguyễn Duy)

Chẳng biết tre có từ bao giờ mà trong những câu thơ, Nguyễn Duy cũng không thể biết được. Chỉ biết: từ thuở xa xưa, cùng với làng bản, xóm thôn, cùng với cuộc sống con người Việt, tre đã xuất hiện rồi.

Ở trên khắp những vùng quê Việt Nam, không khó để có thể bắt gặp và quan sát những dãy tre làng. Tre là loại thân rỗng, chia thành nhiều đốt, cùng họ với nứa, trúc, mai, vầu, … Tre mang dáng thẳng, vươn cao từ 10-18 m. Ngọn tre cong vút, lá tre mỏng và sắc, gân lá song song như lá lúa, màu xanh đậm. Tre thường sống ở nơi đất đai khô cằn, kém màu mỡ với chiếc rễ tre- loại rễ chùm, cứng, ăn sâu vào lòng đất để hút chất dinh dưỡng tối đa đi nuôi cây. Chính vì vậy, trong bài thơ của mình, nhà thơ Nguyễn Duy còn viết:

  • “Rễ siêng không ngại đất nghèo
  • Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù”
  • (“Tre Việt Nam”)

Dưới gốc tre còn có những lớp măng non nhọn hoắt, được bao bởi những lớp bẹ dày, cứng ở ngoài. Tre mới mọc, mọc thành từng khóm, từng lũy xếp sát với nhau. Có phải vì “thương nhau” mà “tre chẳng ở riêng” như Nguyễn Du nói không?

Tre trên khắp đất nước Việt Nam rất đa dạng và phong phú nhưng chủ yếu phân theo ba loại chính. Loại đầu tiên là những tre xanh được trồng nhiều ở các làng quê, dáng thẳng, vươn cao cho bóng mát. Tre đằng ngà là loại tre có thân màu vàng óng. Truyền thuyết kể lại rằng: ngựa sắt của Thánh Gióng phun lửa làm cháy những bụi tre để lại màu ngả vàng như thế. Còn tre gai là loại tre nhỏ, thân thấp, có nhiều gai rất thuận tiện dùng để làm hàng rào, hàng dậu.

Cây tre từ lâu đã trở nên gần gũi và ý nghĩa đối với cuộc sống mỗi người dân Việt Nam. Trong đời sống hằng ngày, tre dùng để làm nhà cửa, làm giường, làm bàn ghế. Ngay cả những chiếc rổ rá cũng được làm rất rỉ mỉ và tinh thế bằng tre. Ngày nay, tre còn dùng làm đồ thủ công mĩ nghệ như những chiếc giỏ, chiếc nàn hay những bộ bàn ghế đầy tinh xảo. Trong lao động, tre dùng làm chiếc cối xay thóc để làm ra những hạt gạo thơm ngon, trắng ngần. Đúng như nhà văn Thép Mới đã viết: “Cối xay tre nặng nề quay, Từ nghìn đời nay, xay nắm thóc.” Tre làm thành cán cày, cán cuốc của cha, là đòn gánh theo mẹ vào mỗi buổi đi chợ. Trong chiến đấu, gậy che, chông tre chính là vũ khí đặc biệt để chống quân thù; “Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín” (Thép Mới). Tre đi vào không gian sinh hoạt, cùng con người chiến đấu và chiến thắng oanh liệt mà còn đi vào lịch sử với những câu chuyện li kì của bà và của mẹ. Trong truyền thuyết, khi gậy sắt bị gãy, Thành Gióng đã nhỏ tre để quét sạch lũ giặc Ân độc ác ra khỏi bờ cõi. Rồi năm 938, cũng chính nhưng cây tre ấy, đều được dùng làm cọc đánh xuống lòng sông Bạch Đằng khiến cho quân Nam Hán tan tác. Sau những năm tháng chiến đấu hào hùng, tre lại trở về với cuộc sống đời thương, cùng vui buồn sinh hoạt với mọi người. Những điếu cày tre từ bao giờ chính là niềm vui của những cụ già, là niềm vui của đám trẻ với những que truyền bằng tre. Và tất nhiên, không thể thiếu được, những chiếc sáo diều vi vu trên bầu trời những đêm hè của lũ trẻ nghịch ngợm trong làng, những chiếc nôi tre đưa em thơ vào giấc ngủ êm đềm.

Không chỉ có những công dụng và lợi ích trong cuộc sống sinh hoạt, tre còn mang rất nhiều ý nghĩa riêng. Từ lâu, tre đã gắn bó với con người đời đời kiếp kiếp: từ lúc lọt lòng trong chiếc nôi tre đến khi trở về với đất mẹ trên những chiếc chõng tre; tre vẫn luôn bên người. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, tre đã cùng con người lao động dựng xây, chiến đấu và sản xuất, Vì thế, tre chính là biểu tượng cho người Viết Nam cần cù chịu khó, kiên cường, bất khuất. Những búp măng non còn là biểu tượng cho thiếu niên nhi đồng đầy sức sống vươn lên. Rồi tự bao gờ, tre đã bước vào những câu thơ, lời hát của những nghệ sĩ để rồi trở thành những câu ca bất hủ. Tre đi vào những bức họa đồng quê, chỉ lặng lẽ đứng một góc nhưng lại cho ta cảm giác yên bình, tĩnh tâm và hạnh phúc. Vì vậy, dù có nơi đâu, lúc nào đi chăng nữa, chỉ cần nơi đâu có những rặng tre, những búp măng xanh thì đều có tâm hồn và vẻ đẹp, nhân cách Việt.

Ngày nay, khi cuộc sống ngày càng hiện đại, những chiếc giường tre, chõng tre đã dần bị thay thế bởi những thiết bị hiện đại, những lũy tre nơi làng quê cũng thưa thớt dần. Nhưng sẽ có một điều mãi mãi không thay đổi: vẻ đẹp và những giá trị tâm hồn cao quý của con người, mảnh đất này.

#Buồn