K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 4 2018

Tác Giả: Lưu Hữu Phước

30 tháng 4 2018

Lưu Hữu Phước 

29 tháng 4 2018

Huy , Tùng Viu

29 tháng 4 2018

Nội quy tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không k "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

28 tháng 4 2018

Osad Official

28 tháng 4 2018

osar x vrt

26 tháng 3 2020

ca hát, hát ca, múa hát, ca nhạc

26 tháng 3 2020

8 từ cơ mà bn

2 tháng 5 2018

BÀI :HOA BÉ NGOAN DO HOÀNG VĂN YẾN SÁNG TÁC

2 tháng 5 2018

Hoàng Văn Yến nha bn

Vương Huyền Nhân( tên này mk tự nghĩ nha) là một nhà thơ có ít nhiều tên tuổi trong ngành văn học hiện đại. Tuy còn rất trẻ nhưng ông đã đóng góp rất nhiều tác phẩm tiêu biểu và nổi tiếng. Rất nhiều người đến xin lời khuyên từ ông. Một ngày, có một cô bé đến xin học ở ông. Cô bé mới chỉ 12 tuổi, đôi mắt cô thẳm buồn. Ông nhận lời và hứa sẽ dạy cô làm được 1 bài thơ hoàn chỉnh trong vòng 1 tháng tới. 

Vài ngày trôi qua, ông nhận thấy cô ko có tài năng cho lắm. Các biện pháp nghệ thuật hay phương pháp làm thơ cô đều ko thể nhớ nổi. Cô chỉ im lặng và cúi đầu mỗi khi Huyền Nhân nhắc nhở. Các học sinh khác đều là những người ưu tú và thường xuyên kiễu cợt, coi thường cô bé đáng thương. Tuy nhiên, Vương Huyền Nhân vẫn không từ bỏ, vẫn kiên nhẫn chỉ bảo em. 

Đến ngày tổ chức khoa thi tuyển chọn tập thơ quốc tế, ông vẫn chọn cô bé đi thi. Nhiều người cho rằng, việc này sẽ ảnh hưởng ko ít đến danh tiếng lâu nay của ông. Nhưng cô bé đã nài nỉ ông cho cô đi thi vì bà cô luôn muốn em trở thành một nhà thơ. Thế là ông đồng ý mặc dầu mọi người đều nói rằng ông đã chọn nhầm người.

Và kết quả thật không ngờ...

Bài thơ của cô đã đạt giải nhất quốc tế. Vượt qua hàng trăm đối thủ nặng kí, cả hàng trăm bài thơ dài. Bài cô chỉ vỏn vẹn 4 dòng:

                                                       " Bà ơi, bà như người mẹ,

                                         Thay cha gánh vác cả gia đình

                                                         Thay mẹ nuôi con khôn lớn

                                          Thế gian này, chỉ cần mỗi bà thôi...."

Nhưng đến ngày nhận giải, cô bé lại ko xuất hiện khiến Vương Huyền Nhân rất lo lắng và ngạc nhiên. Hóa ra, ba mẹ cô bé mất sớm, em ở với bà...nhưng bà lại qua đời vào sáng nay, lúc MC xướng tên em nhận giải. Thật thương xót cho em biết bao... Vậy là, Vương Huyền Nhân đã nhận em làm con nuôi. 

Sự kì vọng của ông vào em bé 12 tuổi ấy là quyết định thật đúng đắn, đập tan mối hoài nghi trong lòng mọi người. Với sự chính trực, lòng kiên nhẫn và lòng tự trọng của mk. Ông quả thật là một nhà thơ chân chính.

Mới đầu mk làm nên có j sai thông cảm nhaaa

1 tháng 10 2020

Nguyễn Quỳnh Hương,bạn làm văn hay quá

6 tháng 4 2018

Quốc ca còn gọi là Tiến quân ca của nhạc sĩ Văn Cao. 
Đội ca do nhạc sĩ Phong Nhã sáng tác.

6 tháng 4 2018

văn cao

19 tháng 7 2021

Tác dụng:Trích dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật

3 tháng 12 2018

Năm 1076, Quách Quỳ, Triệu Tiết đem quân 9 tướng, hợp với Chiêm Thành, Chân Lạp tấn công Đại Việt. Hai bên giao tranh ở sông Như Nguyệt, một đêm quân sĩ chợt nghe trong đền Trương tướng quân [18] có tiếng đọc to rằng:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên phân định tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư

Sau này đúng như lời thơ, Lý Thường Kiệt đánh bại quân Tống.[19][20]

Theo sách Việt điện u linh – Chuyện Trương Hống và Trương Hát

Thời Nam Tấn Vương nhà Ngô đi đánh dẹp Lý Huy ở Long Châu, đóng quân ở cửa Phù Lan, đêm ngủ mộng thấy hai người kỹ vĩ, diện mạo khôi ngô đến ra mắt nhà vua và xin trợ chiến. Nhà vua hỏi danh tính, họ trả lời rằng họ là anh em vốn người Phù Lan, làm tướng của Triệu Việt Vương, Việt Vương bị Lý Nam Đế đánh bại. Nam Đế làm lễ trọng ý muốn cho họ làm quan; hai em chối từ, trốn vào núi Phù Long, Nam Đế nhiều lần cho người truy nã không được, mới treo ngàn vàng cầu người bắt. Hai anh em đều uống thuộc độc mà chết. Thượng đế thương họ vô tội cho làm Than Hà Long Quân Phó Sứ, tuần hai sông Vũ Bình và Lạng Giang đến tận trên nguồn, hiệu là Thần Giang Phó Đô Sứ. Trước kia đã giúp vua Ngô Quyền trong chiến dịch Bạch Đằng.

Nam Tấn Vương tỉnh dậy mới đem tế và khấn thần phò trợ. Sau đó Nam Tấn Vương thắng trận, bình xong quân Tây Long vua sai sứ chia chỗ lập đền thờ, đều phong làm Phúc Thần một phương, chiếu phong anh là Đại Đương Giang Đô Hộ Quốc Thần Vương, lập đền ở cửa sông Như Nguyệt. Còn em là Tiểu Đương Giang Đô Hộ Quốc Thần Vương, lập đền ở cửa sông Nam Bình.

Thời vua Nhân Tông nhà Lý, binh Tống nam xâm kéo đến biên cảnh; vua sai Thái uý Lý Thường Kiệt dựa bờ sông đóng cừ để cố thủ. Một đêm kia quân sĩ nghe trong đền có tiếng ngâm to rằng:

Sông núi nhà Nam Nam đế ở

Phân minh trời định tại thiên thư.

Cớ sao nghịch lỗ sang xâm phạm

Bọn chúng rồi đây sẽ bại hư.

Quả nhiên quân Tống chưa đánh đã tan rã. Thần mộng rõ ràng, mảy lông sợi tóc chẳng sai.[21]

Theo Bửu Diên Nguyễn-Phúc, Thị Hoàng Anh Phạm (2003)

Năm 1076, hơn 30 vạn quân nhà Tống (Trung Quốc) do Quách Quỳ chỉ huy xâm lược Đại Việt (tên nước Việt Nam thời đó). Lý Thường Kiệt lập phòng tuyến tại sông Như Nguyệt (sông Cầu) để chặn địch. Quân của Quách Quỳ đánh đến sông Như Nguyệt thì bị chặn.[22] Nhiều trận quyết chiến ác liệt đã xảy ra tại đây nhưng quân Tống không sao vượt được phòng tuyến Như Nguyệt, đành đóng trại chờ viện binh. Đang đêm, Lý Thường Kiệt cho người vào đền thờ Trương Hống, Trương Hát ở phía nam bờ sông Như Nguyệt, giả làm thần đọc vang bài thơ trên.[23] Nhờ thế tinh thần binh sĩ lên rất cao. Lý Thường Kiệt liền cho quân vượt sông, tổ chức một trận quyết chiến, đánh thẳng vào trại giặc. Phần vì bất ngờ, phần vì sĩ khí quân Đại Việt đang lên, quân Tống chống đỡ yếu ớt, số bị chết, bị thương đã hơn quá nửa. Lý Thường Kiệt liền cho người sang nghị hòa, mở đường cho quân Tống rút quân về nước, giữ vững bờ cõi nước Đại Việt (Việt Nam).

Ý nghĩa hai câu thơ cuối và đối tượng của bài thơ

Trong câu thơ cuối của bài thơ Nam quốc sơn hà có đại từ nhân xưng ngôi thứ hai số nhiều "nhữ đẳng" 汝等. Trong các bản dịch thơ của bài thơ này từ nhữ đẳng đều được dịch là chúng bay hoặc chúng mày. Theo Nguyễn Hùng Vĩ và Nguyễn Sơn Phong "nhữ đẳng" 汝等 trong câu thơ cuối của bài thơ Nam quốc sơn hà là chỉ quân Đại Việt, đối tượng của bài thơ là quân Đại Việt, không phải quân Tống, ý của hai câu thơ cuối của bài thơ là tại sao quân giặc đến xâm phạm mà các ngươi (quân Đại Việt) lại cam lòng chịu thất bại.[13][24][25]

Dịch thơ

Bản dịch thơ của Trần Trọng Kim:[26]

Sông núi nước Nam, vua Nam ở,

Rành rành định phận tại sách trời

Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm

Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời

Bản dịch thơ của Trần Trọng Kim từng được đưa vào trong sách giáo khoa trung học của học sinh Việt Nam nhưng sau đó đã bị loại bỏ. Theo Trương Phan Việt Thắng bản dịch thơ của Trần Trọng Kim bị loại bỏ khỏi sách giáo khoa có thể là vì vấn đề chính trị, Trần Trọng Kim là "một trí thức không thuộc phe cách mạng, là Thủ tướng "Chính phủ bù nhìn""[27][28].Tuy nhiên,bản dịch này lại là bản được nhiều người biết đến nhất vì có vần điệu dễ nhớ,được phổ biến rộng rãi.[29]

Bản dịch thơ của Lê Thước và Nam Trân:[26]

Núi sông Nam Việt vua Nam ở

Vằng vặc sách trời chia xứ sở

Giặc dữ cớ sao phạm đến đây

Chúng mày nhất định phải tan vỡ.

Bản dịch thơ trên của Lê Thước và Nam Trân được đưa vào trong sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 1 do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam xuất bản năm 2003 (sách được tái bản nhiều lần sau đó) nhưng những người biên soạn sách giáo khoa Ngữ văn 7 đã không dẫn lại đúng nguyên văn bản dịch thơ của Lê Thước và Nam Trân mà sửa câu đầu của bản dịch thơ từ Núi sông Nam Việt vua Nam ở thành Sông núi nước Nam vua Nam ở.[26]

Theo ông Nguyễn Khắc Phi, Tổng chủ biên sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 1, toàn thể hội đồng biên soạn sách đã nhất trí sửa lại câu thơ đầu trong bản dịch thơ của Lê Thước và Nam Trân vì "nước ta chưa bao giờ có quốc hiệu Nam Việt". Cũng theo ông Phi "Nguyên tắc biên soạn sách giáo khoa ở nước ta cũng như nước ngoài, cho phép người biên soạn có quyền sửa chữa cho phù hợp nội dung".[30]

Ông Phạm Văn Tuấn (nhân viên Viện Nghiên cứu Hán Nôm) cho rằng việc những người biên soạn sách Ngữ văn 7, tập 1 sửa lại bản dịch thơ của Lê Thước và Nam Trân là việc làm không đúng, không nghiêm túc, không khoa học. Đã dẫn thì phải dẫn đúng nguyên văn, dẫn sai là không tôn trọng tác giả của bản dịch thơ, không tôn trọng người đọc, người học. Những người biên soạn đã không dẫn đúng nguyên văn bản dịch thơ của Lê Thước và Nam Trân, không ghi ai là người đã sửa câu Núi sông Nam Việt vua Nam ở thành Sông núi nước Nam vua Nam ở. Theo ông Tuấn những người biên soạn sách nếu không thể dẫn đúng nguyên văn bản dịch thơ của người khác thì hãy tự mình dịch.[31]

Bản dịch thơ của Nguyễn Tri Tài:[12]

Sông núi nước Nam vua Nam ở.

Sách trời định phận đã rõ ràng.

Cớ sao giặc dữ dám xâm phạm,

Chờ đấy loài bây sẽ nát tan.

Hai bản dịch thơ của Ngô Linh Ngọc:[26]

(1)

Sông núi nước Nam vua Nam ở

Sách trời phân định đã rạch ròi

Cớ sao giặc trời xâm phạm tới

Chúng bay thất bại hãy chờ coi.

(2)

Đất nước Đại Nam, Nam đế ngự

Sách trời định phận rõ non sông

Cớ sao nghịch tặc sang xâm phạm?

Bay hãy chờ coi, chuốc bại vong.

Hai bản dịch thơ của Nguyễn Thiếu Dũng:[26]

(1)

Sông núi nước Nam, Nam đế cư

Rành rành phận định tại thiên thư

Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm

Chúng bay rồi sẽ chuốc bại chừ

(2)

Vua Nam riêng ngự nước Nam

Sách trời định vậy dễ làm khác đâu

Bọn người xâm lược mưu sâu

Chúng bay rồi sẽ chuốc sầu bại vong.

Bản dịch thơ của Hoa Bằng:[26]

Sông núi nước Nam vua Nam coi

Rành rành phân định ở sách trời

Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm

Bay sẽ tan tành chết sạch toi.

Bản dịch thơ của Phạm Trần Anh:[27]

Sông núi trời Nam của nước Nam

Sách trời định rõ tự muôn ngàn

Cuồng ngông giặc dữ vào xâm lấn

Chuốc lấy bại vong lấy nhục tàn

Bản dịch thơ của Bùi Văn Nguyên:[27]

Sông núi nước Nam, Nam đế chủ,

Cõi bờ định rõ tại thiên thư.

Cớ sao nghịch tặc dám xâm phạm?

Bay liệu, rồi đây chuốc bại hư!

3 tháng 12 2018

Bài thơ Nam quốc sơn hà có ít nhất là 35 dị bản sách và 8 dị bản thần tích. Thư tịch đầu tiên có chép bài thơ này là sách Việt điện u linh tập, song bản Nam quốc sơn hà trong Việt điện u linh tập không phải là bản được biết đến nhiều nhất, bản ghi trong Đại Việt sử ký toàn thư mới là bản được nhiều người biết nhất. Đại Việt sử ký toàn thư là bộ chính sử đầu tiên có ghi chép bài thơ này.[7][8][9]

Bản ghi trong Đại Việt sử ký toàn thư như sau:[10]

南國山河南帝居,

截然分定在天書。

如何逆虜來侵犯,

汝等行看取敗虚。

Phiên âm Hán –Việt:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên phận định tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Bản dịch nghĩa của Võ Minh Hải:[11]

Sông núi nước Nam thì vua nước Nam cai quản

Rõ ràng đã được phân chia tại sách trời

Cớ làm sao bọn giặc ngỗ ngược kia đến đây xâm phạm

Rồi đây chúng bay sẽ thấy và nhận lấy sự thất bại hoàn toàn.

Bản dịch nghĩa của Nguyễn Tri Tài:[12]

Sông núi nước Nam, vua nước Nam ở,

Phân vị rạch ròi đã ghi trong sách trời.

Cớ sao lũ giặc bạo ngược đến xâm phạm,

Chúng bây rồi xem, sẽ chuốc lấy thất tại tan tành.

Bản dịch nghĩa của Nguyễn Hùng Vĩ:[13]

Sông núi nước Nam, Nam đế quản trị

Hiển nhiên đã định phận tại thiên thư

Cớ sao bọn giặc ngỗ ngược đến xâm phạm

Mà chúng bay, xem ra, lại chịu bại ư?

Bản dịch của Trần Trọng Kim:

Sông núi nước Nam vua Nam ở

Rành rành định phận ở sách trời

Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm

Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.

14 tháng 1 2018

Múa rối nước là môn nghệ thuật đặc sắc ra đời từ nền văn hóa lúa nước. Từ một nghệ thuật mang yếu tố dân gian, múa rối nước đã trở thành một nghệ thuật truyền thống. Và cùng với tuồng, chèo, múa rối nước được coi là môn nghệ thuật có vị trí cao trong nghệ thuật sân khấu dân tộc.

Nói đến múa rối thì hầu như dân tộc nào cũng có, nhưng múa rối nước thì chỉ có duy nhất ở Việt Nam. Tinh hoa của nghệ thuật múa rối nước ngày càng nhận được nhiều sự ngưỡng mộ của bạn bè quốc tế, trở thành một sản phẩm nghệ thuật độc đáo của Việt Nam.

Một nghệ thuật độc đáo của đồng bằng Bắc Bộ

Nghệ thuật múa rối nước ra đời và kết tinh từ sự tìm tòi, sáng tạo và liên tưởng của cha ông ta trước cuộc sống bình dị, gắn liền với nghề nông nghiệp trồng lúa nước ở đồng bằng Bắc Bộ.

Theo nhiều nguồn tư liệu khác nhau, múa rối nước ra đời vào triều đại nhà Lý (1010 - 1225). Theo thời gian, nghệ thuật múa rối nước được truyền từ đời này sang đời khác, dần dần trở thành một thú chơi tao nhã của nhân dân ta trong các dịp lễ hội. Và đến nay, múa rối nước đã trở thành một loại hình nghệ thuật truyền thống trong dân gian, cần được gìn giữ, bảo tồn và phát huy.

So với múa rối thông thường, múa rối nước mang nhiều đặc điểm khác như: dùng mặt nước làm sân khấu; buồng rối nước hay còn gọi là thủy đình với cấu trúc cân đối, tượng trưng cho mái đình của vùng nông thôn Việt Nam là sân khấu biểu diễn trò rối nước.

Riêng đối với những con rối, để làm ra được những “chú rối” phải trải qua rất nhiều công đoạn, đòi hỏi sự tỉ mẩn, khéo léo của những người nghệ nhân. Chất liệu làm nên con rối phải là loại gỗ sung - một loại gỗ dai, nhẹ, dẻo để con rối có thể nổi trên mặt nước và người điều khiển con rối có thể dễ dàng biểu diễn. Những quân rối nước thường được sử dụng trong buổi biểu diễn gồm có chú Tễu, cô tiên, người đi cày hay người đánh cá...

Nhưng đặc biệt, sự thành công hay thất bại của con rối nước phụ thuộc phần nhiều vào kỹ xảo điều khiển con rối của người nghệ sĩ. Tay nghề điều khiển con rối sẽ tạo ra những cử động, hành động linh hoạt và nhiều vẻ của con rối. Sau bức màn che, các nghệ sĩ trình diễn múa rối nước phải đứng suốt trong làn nước lạnh ngang hông để điều khiển các con rối bằng hệ thống dây được bố trí bên ngoài và dưới nước.

Ngoài ra, một yếu tố không thể thiếu trong chương trình biểu diễn múa rối nước là âm thanh. Trước đây, biểu diễn múa rối nước thường ở sân khấu ngoài trời giữa ao hồ, nên rối nước cần âm thanh mạnh để giữ tiết tấu và khuấy động không khí buổi diễn. Các bộ nhạc, bộ gõ dân tộc thường được sử dụng trong múa rối nước là trống cái, não bạt, mõ, pháo, tù và ốc. Âm nhạc rối nước mang tính hoạt náo của hội hè, có tác dụng mạnh đối với cả người diễn lẫn người xem.

Thông thường, mở đầu cho buổi biểu diễn múa rối nước là sự xuất hiện của chú Tễu với thân hình tròn trĩnh, mặc áo nẹp khuy không cài, vẻ mặt hỏm hỉnh làm nhiệm vụ dẫn dắt, mở đầu câu truyện. Thông qua những tiết mục múa rối, khán giả sẽ được dẫn dắt vào một thế giới tưởng tượng phong phú. Những chú rối rực rỡ sắc màu, nét mặt vui tươi, trình diễn những động tác linh hoạt trên mặt nước, kết hợp với yếu tố âm thanh đặc sắc đã làm nên một nghệ thuật múa rối độc đáo của vùng đồng bằng Bắc Bộ, trở thành một nét sinh hoạt văn hóa không thể thiếu đối với người dân trong các dịp lễ hội từ đời này sang đời khác.

Bảo tồn nghệ thuật văn hóa truyền thống

Trong kho tàng múa rối nước Việt Nam, có hơn 30 tiết mục cổ truyền và hàng trăm tiết mục hiện đại kể về những sự tích dân gian và cuộc sống hàng ngày của người dân Việt. Nội dung của những buổi biểu diễn múa rối xoay quanh những đề tài cơ bản về sinh hoạt đời thường, những lễ hội truyền thống: múa rồng, rước kiệu, đấu vật, chọi trâu... hay trích đoạn một số tích cổ như Thạch Sanh, Tấm Cám...

Hiện nay, dù đã trải qua nhiều biến động, nhưng phong trào múa rối nước vẫn được duy trì ở nhiều tỉnh thành trên miền Bắc và được trình diễn rộng rãi ở cả miền Trung và miền Nam. Theo thống kê, cả nước hiện còn tồn tại khoảng 14 phường múa rối nước, trong đó một số phường rối nước vẫn còn giữ được tổ nghề như: phường rối làng Gia, phường rối Chàng Sơn, phường rối Yên Thôn...

Đây là một tín hiệu đáng mừng trong việc bảo tồn và phát huy vốn nghệ thuật cổ truyền cho đông đảo người xem. Hằng năm, cứ vào những dịp lễ Tết hay hội làng, các phường múa rối nước đều tổ chức các tiết mục múa rối nước đặc sắc phục vụ dân làng và để những thế hệ con cháu sau này luôn nhớ và giữ gìn tinh túy của nghệ thuật này.

Những năm gần đây, múa rối nước không chỉ được biểu diễn khắp cả nước mà loại hình nghệ thuật độc đáo này còn được giới thiệu đến công chúng quốc tế. Năm 1979, tiết mục rối nước “Lân tranh cầu và bắt cầu” lần đầu tiên ra mắt bạn bè quốc tế ở Liên hoan múa rối Vác-xa-va, Ba Lan. Kể từ đó, rối nước Việt Nam có hàng trăm chuyến lưu diễn nước ngoài, tham dự các liên hoan sân khấu quốc tế tại hơn 40 quốc gia trên khắp các châu lục. Hầu hết khán giả nước ngoài từng thưởng thức nghệ thuật múa rối nước cổ truyền Việt Nam đều trầm trồ thán phục bộ môn này. Người Pháp gọi môn nghệ thuật này là “linh hồn của đồng ruộng Việt Nam” và nhận xét rối nước đáng được xếp hạng là “một trong những hình thức quan trọng nhất của sân khấu múa rối”.

Còn ở trong nước hiện nay, gần như trong mọi tour du lịch cho du khách nước ngoài dừng chân tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, đều có chương trình xem biểu diễn múa rối nước. Riêng tại Nhà hát múa rối Thăng Long (Hà Nội), trung bình mỗi ngày đã có 5 khung giờ biểu diễn múa rối để người xem lựa chọn và hầu như lúc nào cũng rất đông người xem. Thông qua các tiết mục múa rối nước, khán giả nước ngoài hiểu hơn về cuộc sống, văn hóa và con người Việt Nam, góp phần nâng cao hiểu biết và uy tín của văn hóa, nghệ thuật Việt Nam, hình ảnh con người Việt Nam trên trường quốc tế.

Có thể nói, múa rối nước là một loại hình nghệ thuật đặc sắc mang đậm bản sắc dân tộc, bao đời qua đã gắn bó chặt chẽ với những tập tục, lễ hội của vùng Bắc bộ. Múa rối nước gần gũi với đời sống thường nhật của người dân, góp phần không nhỏ trong việc truyền bá kiến thức sản xuất, giáo dục tinh thần yêu nước, đạo đức, lẽ sống cho mọi tầng lớp xã hội, xứng đáng là một nghệ thuật độc đáo có một không hai trên thế giới. Hiện nay múa rối nước đang nằm trong danh sách đề cử là di sản văn hóa thế giới.

P/S:   tham khảo thôi nhé. mk ko chắc là đúng

14 tháng 1 2018

vì múa rối nước đã có từ rất lâu và do người VN sáng tạo một cách đặc biệt

quà cho bạn nè: