K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 12 2020

a) 

Điện trở tương đương của điện trở 2 và 3:

Vì R2//R3 nên R23= \(\dfrac{R_2.R_3}{R_2+R_3}=\dfrac{15.10}{15+10}=6\Omega\)

Điện trở tương đương toàn mạch:

Vì R1 nt R23 nên \(R_{tđ}=R_1+R_{23}=30+6=36\Omega\)

b)

Cường độ dòng điện mạch chính:

\(I=\dfrac{U_{AB}}{R_{tđ}}=\dfrac{24}{36}=\dfrac{2}{3}\)A

Cường độ dòng điện chạy qua điện trở R1:

Vì R1 nt R23 nên I1= I23 = I = \(\dfrac{2}{3}\)A

Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R1:

I1= \(\dfrac{U_1}{R_1}=>U_1=R_1.I_1=30.\dfrac{2}{3}=20V\)

Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R2 và R3:

Vì R1 nt R23 nên U1 + U23 = U

=> U23= U - U1 = 24 - 20 = 4V

Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R2:

Vì R2 // R3 nên U2 = U3 = U23 = 4V

Cường độ dòng điện giữa hai đầu điện trở R2:

\(I_2=\dfrac{U_2}{R_2}=\dfrac{4}{15}A\)

Cường độ dòng điện giữa hai đầu điện trở R3:

\(I_3=\dfrac{U_3}{R_3}=\dfrac{4}{10}=\dfrac{2}{5}A\)

c)

Công của dòng điện sinh ra trong 5 phút:

\(A=\dfrac{U^2}{R^{ }}t=\dfrac{24^2}{36}.300=4800\left(J\right)\)

16 tháng 12 2020

   Tóm tắt :

    Biết : \(R_1=30\Omega\) ; \(R_2=15\Omega\) ; \(R_3=10\Omega\)

              \(U_{AB}=24V\)

              \(t=5'=300s\)

   Tính : a. \(R_{AB}\)

              b. \(I_1=?\) ; \(I_2=?\) ; \(I_3=?\)

              c. \(A=?\)

                                              Giải

a.   Ta có \(R_2\)//\(R_3\) nên :

        \(R_{23}=\dfrac{R_2.R_3}{R_2+R_3}=\dfrac{15.10}{15+10}=6\Omega\)

     Vì \(R_1\) nt \(R_{23}\) nên điện trở tương đương toàn mạch là :

            \(R_{AB}=R_1+R_{23}=30+6=36\Omega\)

b.   \(R_1\) nt \(R_{23}\) nên :

       \(I_1=I_{23}=I_{AB}=\dfrac{U_{AB}}{R_{AB}}=\dfrac{24}{36}=\dfrac{2}{3}A\)

           \(\Rightarrow U_{23}=I_{23}.R_{23}=\dfrac{2}{3}.6=4V\)

            \(\Rightarrow U_2=U_3=4V\) (do \(R_2\) // \(R_3\))

      CĐDĐ qua mỗi điện trở là :

               \(I_2=\dfrac{U_2}{R_2}=\dfrac{4}{15}A\)

               \(I_3=\dfrac{4}{10}=0,4A\)

c.   Công của dòng điện sinh ra trong đoạn mạch AB trong 5' là :

                \(A=P.t=U.I.t=24.\dfrac{2}{3}.300=4800J\)

                         Đáp số : a. \(R_{AB}=36\Omega\)

                                        b. \(I_1=\dfrac{2}{3}A\) ; \(I_2=\dfrac{4}{15}A\) ; \(I_3=0,4A\)

                                        c. \(A=4800J\)

 

30 tháng 7 2021

hình mạch điện đâu bn

5 tháng 9 2021

a. Vì \(R_1ntR_2\) nên \(R_{12}=R_1+R_2=15+25=40\left(\text{Ω}\right)\)

Vì \(R_{12}//R_3\) nên \(\dfrac{1}{R_{td}}=\dfrac{1}{R_{12}}+\dfrac{1}{R_3}\Rightarrow R_{td}=\dfrac{R_{12}.R_3}{R_{12}+R_3}=\dfrac{40.10}{40+10}=8\left(\text{Ω}\right)\)

b. Ta có \(I=\dfrac{U}{R_{td}}=\dfrac{12}{8}=1,5\left(A\right)\)

mà \(U_{12}=U_3\Leftrightarrow R_{12}.I_{12}=R_3.I_3\Leftrightarrow40I_{12}=10I_3\Leftrightarrow I_3=4I_{12}\) (1)

mặt khác, ta có \(I=I_{12}+I_3\) (2)

Từ (1) và (2) \(\Rightarrow I_{12}+4I_{12}=1,5\Rightarrow I_{12}=0,3\left(A\right)\)

\(\Rightarrow I_3=I-I_{12}=1,5-0,3=1,2\left(A\right)\)

c. Ta có \(R_{td'}=\dfrac{R_{2x}.R_3}{R_{2x}+R_3}=\dfrac{\left(25+R_x\right)10}{R_x+25+10}=\dfrac{250+10R_x}{35+R_x}=7,5\left(\text{Ω}\right)\)

\(\Rightarrow R_x=5\left(\text{Ω}\right)\)

 

5 tháng 9 2021

Bạn chụp thêm hình vẽ nữa chứ không biết mắc song song hay nối tiếp để làm 

30 tháng 9 2023

\(R_{12}=\dfrac{15.30}{15+30}=10\left(\Omega\right)\)

\(R_m=R_{12}+R_3=10+30=40\left(\Omega\right)\)

\(I_m=\dfrac{U_{AB}}{R_m}=\dfrac{12}{40}=0,3\left(A\right)\)

\(b,I_{12}=I_3=0,3\left(A\right)\)

\(\dfrac{I_1}{I_2}=\dfrac{R_2}{R_1}=\dfrac{30}{15}=\dfrac{2}{1}\)

\(\rightarrow I_1=0,2\left(A\right);I_2=0,1\left(A\right)\)

30 tháng 9 2023

\(a,R_{23}=R_2+R_3=30+30=60\left(\Omega\right)\)

\(R_m=\dfrac{R_{23}.R_1}{R_{23}+R_1}=\dfrac{60.15}{60+15}=12\left(\Omega\right)\)

\(b,I_m=\dfrac{U_{AB}}{R_m}=\dfrac{12}{12}=1\left(A\right)\)

\(I_1+I_{23}=1\left(A\right)\)

\(\dfrac{I_1}{I_{23}}=\dfrac{R_{23}}{R_1}=\dfrac{60}{15}=\dfrac{4}{1}\)

\(\rightarrow I_1=0,8\left(A\right);I_{23}=0,2\left(A\right)\)

\(\rightarrow I_2=I_3=0,2\left(A\right)\)

4 tháng 11 2023

R1nt(R2//R3

a) \(R_{23}=\dfrac{R_2.R_3}{R_2+R_3}=2\left(\Omega\right)\)

\(\rightarrow R_{td}=R_1+R_{23}=4+2=6\left(\Omega\right)\)

b) Ta có : \(I_1=I_{23}=I=\dfrac{U}{R_{tđ}}=\dfrac{6}{2}=3A\)

\(U_{23}=U_2=U_3=I_{23}.R_{23}=3.2=6V\)

 \(\rightarrow I_2=\dfrac{U_2}{R_2}=\dfrac{6}{6}=1A\)

5 tháng 11 2023

em có một thắc mắc tại sao i đoạn mạch lại lấy 6/2 vậy ạ

Phải lấy 6/6 chứ 

Bài 1: Cho mạch điện như hình vẽ: Biết  R1 = 6Ω, R2 = 10Ω, R3 = 15Ω, UAB = 9V. Tính:a) Điện trở tương đương của đoạn mạch AB.b) Cường độ dòng điện qua mỗi điện trở.c) Công suất của điện trở R1 và của toàn mạch  AB.Bài 2: Một bóng đèn có HĐT định mức là U1 = 6V, khi sáng bình thường có điện trở là R1 = 12Ω mắc nối tiếp với một biến trở vào HĐT không đổi U = 9V.a) Phải điều chỉnh biến trở...
Đọc tiếp

Bài 1:

Cho mạch điện như hình vẽ:

Biết  R1 = 6Ω, R2 = 10Ω, R3 = 15Ω, UAB = 9V.

Tính:

a) Điện trở tương đương của đoạn mạch AB.

b) Cường độ dòng điện qua mỗi điện trở.

c) Công suất của điện trở R1 và của toàn mạch  AB.

Bài 2: Một bóng đèn có HĐT định mức là U1 = 6V, khi sáng bình thường có điện trở là R1 = 12Ω mắc nối tiếp với một biến trở vào HĐT không đổi U = 9V.

a) Phải điều chỉnh biến trở có giá trị là bao nhiêu để đen sáng bình thường.

b) Biến trở được quấn bằng dây nkêlin có điện trở suất là 0,40.10-6Ωm và đường kính tiết diện của dây là 0,5mm2.Tính chiều dài của dây dùng để quấn biến trở này. Biết điện trở lớn nhất của biến trở là 40Ω.

Bài 3: Hai bóng đèn Đ12 có HĐT định mức U1 = 6V, U2 = 3V khi sáng bình thường có điện trở tương ứng là R = 5Ω và R2 =3Ω. Mắc hai đèn này với một biến trở vào HĐT không đổi U = 9V (như hình vẽ) đề hai đèn sáng bình thường.

a) Tính điện trở của biến trở để hai đèn sáng bình thường.

b) Biến trở được quấn bằng dây nicrom có điện trở suất là 1,10.10-6Ωm và tiết diện của dây là 0,2mm2.Tính chiều dài của dây dùng để quấn biến trở này. Biết điện trở lớn nhất của biến trở là 25Ω.

Bài 4: Hai bóng đèn Đ12 có HĐT định mức U1 = U2 = 6V khi sáng bình thường có điện trở tương ứng là R = 12Ω và R2 = 8Ω. Mắc hai đèn này với một biến trở vào HĐT không đổi U = 9V (như hình vẽ) đề hai đèn sáng bình thường.

a) Tính điện trở của biến trở để hai đèn sáng bình thường.

b) Biến trở được quấn bằng dây nicrom có điện trở suất là 1,10.10-6Ωm và tiết diện của dây là 0,8mm2.Tính chiều dài của dây dùng để quấn biến trở này. Biết điện trở lớn nhất của biến trở Rbm = 15Rb, trong đó Rb là điện trở tính được ở câu a trên đây.

Bài 5: Có hai bóng đèn ghi 110V - 40W và 110V - 100W.

a) Tính điện trở của mỗi đèn

b) Tính cường độ dòng điện qua mỗi đèn khi mắc song song hai bóng vào mạch điện 110V. Đèn nào sáng hơn?

c) Tính cường độ dòng điện qua mỗi đèn khi mắc nối tiếp hai bóng vào mạch điện 220V. Đèn nào sáng hơn? Mắc như thế có hại gì không?

d) Thắp sáng đèn loại 110V – 100W ở hiệu điện thế 110V trung bình mỗi ngày 4 giờ. Tính tiền điện phải trả cho việc sử dụng đèn này trong 30ngày. Biết 1kW.h giá 1000đ/kW.h

mik sắp thi r nên giúp mik vs ạ, cảm ơn mn

 

 

2
13 tháng 11 2023

Bài 2.

a)\(I_Đ=\dfrac{U_Đ}{R_Đ}=\dfrac{6}{12}=0,5A\)

\(ĐntR_b\Rightarrow I_Đ=I_b=I=0,5A\)

Để đèn sáng bình thường: \(U_b=U-U_1=9-6=3V\)

\(R_b=\dfrac{U_b}{I_b}=\dfrac{3}{0,5}=6\Omega\)

b)Điện trở dây: \(R=\rho\cdot\dfrac{l}{S}=0,4\cdot10^{-6}\cdot\dfrac{l}{0,5\cdot10^{-6}}=40\)

\(\Rightarrow l=50m\)

Bài 5.

a)\(R_{Đ1}=\dfrac{U_1^2}{P_1}=\dfrac{110^2}{40}=302,5\Omega;R_{Đ2}=\dfrac{U^2_2}{P_2}=\dfrac{110^2}{100}=121\Omega\)

\(I_{Đ1đm}=\dfrac{P_1}{U_1}=\dfrac{40}{110}=\dfrac{4}{11}A;I_{Đ2đm}=\dfrac{P_2}{U_2}=\dfrac{100}{110}=\dfrac{10}{11}A\)

b)Hai đèn mắc song song nên \(U_1=U_2=U=110V\).

\(I_1=\dfrac{U_1}{R_1}=\dfrac{110}{302,5}=\dfrac{4}{11}A=I_{Đ1đm}\Rightarrow\)Đèn sáng bình thường.

\(I_2=\dfrac{U_2}{R_2}=\dfrac{110}{121}=\dfrac{10}{11}A=I_{Đ2đm}\Rightarrow\)Đèn 2 sáng bình thường.

c)Khi mắc nối tiếp: \(R_{tđ}=R_1+R_2=302,5+121=423,5\Omega\)

\(I_1=I_2=I=\dfrac{U}{R_{tđ}}=\dfrac{220}{423,5}=\dfrac{40}{77}A\approx0,52A\)

Đèn 1 sáng yếu, đèn 2 sáng hơn bình thường.

Mắc như vậy đèn 2 có thể cháy.

d)Thắp đèn vào hđt 110V thì hai đèn mắc song song.

\(I=I_1+I_2=\dfrac{4}{11}+\dfrac{10}{11}=\dfrac{14}{11}A\)

Điện năng đèn tiêu thụ trong 4 giờ mỗi ngày:

\(A=UIt=110\cdot\dfrac{14}{11}\cdot4\cdot3600=2016000J=0,56kWh\)

Tiền điện phải trả: \(T=0,56\cdot30\cdot1000=16800\left(đồng\right)\)

13 tháng 11 2023

những câu có hình vẽ em có thể cho chị xin hình và đăng thành câu hỏi mới nha em