K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 2 2022

8

Gạch dưới động từ trong các từ in đậm ở từng cặp câu dưới đây ?

           a. -  Nó đang suy nghĩ. ( động từ )

               -  Những suy nghĩ của nó rất sâu sắc.

           b.  -  Kết luận của anh ấy rất rõ ràng.

                -  Tôi sẽ kết luận việc này sau. ( động từ )

           c. -  Nam ước mơ trở thành phi công vũ trụ. ( động từ )

               -  Những ước mơ của Nam thật viển vông.

 

9

*  Chỉ ra danh từ, động từ, tính từ câu văn sau:

        Mưa mùa xuân xôn xao phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại rơi mà như nhảy nhót.

- Danh từ: .....mưa mùa xuân, những hạt mưa........................................................................................

- Động từ:...rơi, nhảy nhót...........................................................................................

- Tính từ:...........xôn xao, phơi phới, bé nhỏ, mềm mại....................................................................................

 

26 tháng 2 2022

8

Gạch dưới động từ trong các từ in đậm ở từng cặp câu dưới đây ?

           a. -  Nó đang suy nghĩ.

               -  Những suy nghĩ của nó rất sâu sắc.

           b.  -  Kết luận của anh ấy rất rõ ràng.

                -  Tôi sẽ kết luận việc này sau.

           c. -  Nam ước mơ trở thành phi công vũ trụ.

               -  Những ước mơ của Nam thật viển vông.(chưa hiểu đề lắm)

 

9

*  Chỉ ra danh từ, động từ, tính từ câu văn sau:

        Mưa mùa xuân xôn xao phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại rơi mà như nhảy nhót.

- Danh từ: mưa mùa xuân;những hạt mưa 

- Động từ:xôn xao ; phơi phới ; bé nhỏ ;  mềm mại

- Tính từ:rơi ; nhảy nhót

18 tháng 11 2021

Từ ghép: mùa xuân, hạt mưa, bé nhỏ

Từ láy: xôn xao, phơi phới, mềm mại, nhảy nhót.

18 tháng 11 2021

Từ ghép: mùa xuân, hạt mưa, bé nhỏ

Từ láy: xôn xao, phơi phới, mềm mại, nhảy nhót.

30 tháng 7 2021

Em tham khảo nhé:

Nguồn: Hoidap247

Tôi - một hạt mưa nhỏ bé được chuyển hóa từ hơi nước dưới trần gian. Tôi chính là nguồn cung cấp nước cho con người, cho con vật, cho muôn loài trên Trái Đất này. 

   Vào mùa xuân, bản thân tôi được trải nghiệm những lần rơi lả tả xuống thế gian. Sự xôn xao, phơi phới mà tôi đem lại đã khiến cho mọi người được mát mẻ hơn vào đầu năm mới. Mỗi lần tôi rơi, tôi cứ thu mình lại nhỏ bé mà vô cùng mềm mại rơi rớt thật dịu dàng vào những kẽ lá, làn da của mọi vật. Tôi cùng mọi người là lá, nắng và gió tung tay nhảy nhót với nhau. Mặt đất buồn rầu sau những tia nắng oi ả cũng bắt đầu thức dậy để đón lấy tôi với sự trong lành mát mẻ. Mọi thứ lại bắt đầu dịu mềm hơn, khỏe khoắn và như được tiếp thêm sức sống. Cây cối lại cần mẫn hấp thụ không khí, tôi như người bạn của vạn vật

   Tôi đã trao cả đời mình bằng những cơn mưa mang đầy sức sống cho cả mùa hoa thơm trái ngọt.

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:"Mưa mùa xuân xôn xao ,phơi phới nhũng hạt mưa,bé nhỏ,mền mại rơi mà như nhảy nhót.hạt nọ tiếp hạt kia đang xuống đất(...).mặt đát bỗng kiệt súc,bỗng thúc dậy âu yếm đón lấy những hạt mưa ấm áp trong lành.đát trời lại dịu mềm ,lại cần mẫm tiếp nhựa cho cây cỏ.mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ,ứ đầy lên các nhánh...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

"Mưa mùa xuân xôn xao ,phơi phới nhũng hạt mưa,bé nhỏ,mền mại rơi mà như nhảy nhót.hạt nọ tiếp hạt kia đang xuống đất(...).mặt đát bỗng kiệt súc,bỗng thúc dậy âu yếm đón lấy những hạt mưa ấm áp trong lành.đát trời lại dịu mềm ,lại cần mẫm tiếp nhựa cho cây cỏ.mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ,ứ đầy lên các nhánh lá mần non.vỏ cây lại trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái nghọt"

1 đoạn trích trên sử dụng ptbđ nào?hãy chỉ ra biện pháp tu từ chính có trong đoạn văn?

2nêu tác dụng của việc sử dụng biên pháp tu từ đó trong đoạn văn?

3nêu nội dung đoạn trích?từ nội dung đoạn trích hãy liên hệ đén 1 triết lí trong cuộc sống con người?

1
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
21 tháng 9 2019

1.

* Đoạn trích sử dụng PTBĐ: Miêu tả.

* BPTT được sử dụng:

- So sánh: mưa xuân như nhảy nhót

- Nhân hóa: Mưa mùa xuân xôn xao phơi phới, Mặt đất kiệt sức, âu yếm hạt mưa, cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Vỏ cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt.

2. Tác dụng:

- Việc sử dụng phép nhân hóa, so sánh khiến cho sự vật được miêu tả trở nên sinh động, khiến cách diễn đạt được uyển chuyển hơn. Hơn nữa, các sự vật vốn vô tri cũng được gán cho những tính cách và suy nghĩ, cách sống của con người nhằm gửi gắm thông điệp: thế giới cây và thế giới người nên sống ân nghĩa, thủy chung, biết đền đáp.

3. Nội dung đoạn trích: Thông qua việc miêu tả làn mưa xuân đem đến sự sống tươi mới cho vạn vật, đoạn trích còn gửi gắm bài học về lối sống ân nghĩa thủy chung. Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

19 tháng 2 2019

Phép tu từ chủ yếu trong đoạn văn là phép nhân hoá (mưa, mặt đất, cây) đã làm cho cảnh vật được miêu tả trở nên sinh động, có hồn, gần gũi với con người. Nhờ vậy đoạn văn đã gợi lên được một triết lí sống “Uống nước nhớ nguồn.”. (Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả một mùa hoa thơm trái ngọt) 
b)Tính liên kết của đoạn văn:
*Liên kết về nội dung: 
-Các câu trong đoạn văn cùng phục vụ chủ đề đoạn văn là: Mưa mùa xuân và sự hồi sinh của đất trời. (liên kết chủ đề)
-Các câu trong đoạn văn được sắp xếp theo một trình tự hợp lí. (liên kết lôgíc)
*Liên kết hình thức: 
-Phép lặp: Mưa mùa xuân, mưa, mặt đất
-Phép đồng nghĩa, liên tưởng:
+Mưa, hạt mưa, giọt mưa
+Mặt đất, đất trời
+Cây cỏ, cây nhánh lá, mầm non, hoa thơm, trái ngọt
-Phép thế: cây cỏ - chúng
-Phép nối: Và

3 tháng 9 2016

Từ thật thà là tính từ:

a)Chị Loan rất thật thà. ==> Thật thà là vị ngữ
b)Tính thật thà của chị Loan khiến ai cũng mến ==> Thật thà là định ngữ
c)Chị Loan ăn nói thật thà, dễ nghe. ==> Thật thà là bổ ngữ

Chúc bạn học tốt! Anh Huy :)

3 tháng 9 2016

Từ "thật thà" trong các câu là tính từ .
a)Chị Loan rất thật thà.=> Từ thật thà là vị ngữ
b)Tính thật thà của chị Loan khiến ai cũng mến. => Từ thật thà là định ngữ
c)Chị Loan ăn nói thật thà, dễ nghe.=> Từ thật thà là bổ ngữ

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:Năm tháng qua đi, bạn sẽ nhận ra rằng ước mơ không bao giờ biến mất. Kể cả những ước mơ rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò – lứa tuổi bất ổn định nhất. Nếu bạn không theo đuổi nó, chắc chắn nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chí dằn vặt bạn mỗi ngày.Nếu vậy, sao bạn không nghĩ đến điều này...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Năm tháng qua đi, bạn sẽ nhận ra rằng ước mơ không bao giờ biến mất. Kể cả những ước mơ rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò – lứa tuổi bất ổn định nhất. Nếu bạn không theo đuổi nó, chắc chắn nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chí dằn vặt bạn mỗi ngày.

Nếu vậy, sao bạn không nghĩ đến điều này ngay từ bây giờ?

Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng, thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không có thể nó sẽ là những màu mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn.

Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn. Hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình, nó đang nằm ở nơi sâu thẳm trong tim bạn đó, như một ngọn núi lửa đợi chờ được đánh thức…

(Theo Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, 2012)

a. Tìm thành phần phụ chú trong văn bản trên và cho biết tác dụng của thành phần ấy. (0,5 điểm)

b. Xác định ít nhất một biện pháp tu từ được sử dụng trong câu Sống một cuộc đời, cũng giống vẽ một bức tranh vậy và chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ ấy. (0,5 điểm)

c. Nêu nội dung văn bản trên. (1,0 điểm)

d. Theo em, có phải lúc nào cũng nên theo đuổi ước mơ? Trả lời trong khoảng 3 - 5 dòng (1,0 điểm)

1
20 tháng 8 2016

a. Thành phần phụ chú được thể hiện ở phần gạch dưới trong câu văn sau:

 

Kể cả những ước mơ rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò – lứa tuổi bất ổn định nhất.

Thành phần phụ chú này có tác dụng bổ sung thể hiện rõ nhận thức tinh tế của người viết về lứa tuổi học trò:lứa tuổi bất ổn định nhất (lứa tuổi mới lớn, tâm sinh lý chưa ổn định nên có những suy nghĩ và biểu hiện không ổn định, khó đoán, nhiều khi người lớn khó lý giải một cách lô-gíc).

 

b. Câu “Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy” có biện pháp tu từ là so sánh: so sánh việc sống một cuộc đời với việc vẽ một bức tranh. Tác dụng của biện pháp này nêu lên nhận thức của người viết về đặc điểm của cuộc sống con người. Cuộc đời giống một bức tranh. Do đó mỗi người giống như một họa sĩ. Họa sĩ phải chủ động để sáng tạo nên bức tranh, con người cũng phải chủ động sống cuộc đời mà mình muốn tạo ra cho mình.

 

c. Nội dung của văn bản:

- Lời khuyên của tác giả Phạm Lữ Ân đối với những người trẻ tuổi: Hãy tìm ra ước mở cháy bỏng nhất trong nơi sâu thẳm của trái tim mình để tạo ra bức tranh riêng của chính đời sống mình cho dù đó là bức tranh tươi đẹp hay u ám. Hãy chủ động vẽ nên bức tranh của đời mình đừng để người khác vẽ giùm. Mỗi chúng ta có một cuộc đời không nên lãng phí nó. Đừng để người khác ăn cắp cuộc đời và luôn luôn nuôi dưỡng ước mơ của chính mình. “Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi, nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời”.

d. Theo em, lúc nào cũng phải theo đuổi ước mơ dù là ở một hoàn cảnh đầy khó khăn và nghiệt ngã. Có ai đó đã nói rằng “Nước và nắng làm cho cho cây xanh tươi, ước mơ làm cho đời người cao đẹp hơn và có ý nghĩa hơn”. Theo em, người không nuôi dưỡng ước mơ như một lò than hồng đã tắt.

PHẦN I.1. Đặt câu với mỗi cặp từ đồng âm sau (ở mỗi câu phải có cả hai từ đồng âm):bàn (danh từ) – bàn (động từ)sâu (danh từ) – sâu (tính từ)năm (danh từ) – năm (số từ) 2. Anh chàng trong câu chuyện dưới đây đã sử dụng biện pháp gì để không trả lại cái vạc cho người hàng xóm? Nếu em là viên quan xử kiện, em sẽ làm thế nào để phân rõ phải trái?  Ngày xưa có anh chàng mượn của người hàng xóm một cái...
Đọc tiếp

PHẦN I.

1. Đặt câu với mỗi cặp từ đồng âm sau (ở mỗi câu phải có cả hai từ đồng âm):

bàn (danh từ) – bàn (động từ)

sâu (danh từ) – sâu (tính từ)

năm (danh từ) – năm (số từ)

 

2. Anh chàng trong câu chuyện dưới đây đã sử dụng biện pháp gì để không trả lại cái vạc cho người hàng xóm? Nếu em là viên quan xử kiện, em sẽ làm thế nào để phân rõ phải trái?

  Ngày xưa có anh chàng mượn của người hàng xóm một cái vạc đồng. Ít lâu sau, anh ta trả cho người hàng xóm hai con cò, nói là vạc đã bị mất nên đền hai con cò này. Người hàng xóm đi kiện. Quan gọi hai người đến xử. Người hàng xóm thưa: “Bẩm quan, con cho hắn mượn vạc, hắn không trả.” Anh chàng nói: “Bẩm quan, con đã đền cho anh ta cò.”

– Nhưng vạc của con là vạc thật.

– Dễ cò của tôi là cò giả đấy phỏng?

– Anh chàng trả lời.

– Bẩm quan, vạc của con là vạc đồng.

– Dễ cò của tôi là cò nhà đấy phỏng?

 

3. Giải thích nghĩa của các cặp từ :

a) Những đôi mắt sáng 1 thức đến sáng 2 .

 b) Sao đầy hoàng hôn trong1 mắt trong2 .

 c)  - Mỗi hình tròn có mấy đường kính1 .

     - Giá đường kính 2 đang hạ  .

 

0
BT5: Vẽ mô hình cho các cụm động từ sau:- Đang đi rất nhanh- Đã ăn rất khỏe- Không làm việc gì cả- Đang giở quyển sách- Đang hát rất hay- Vẫn bán hàng như mọi khi- Không đi làmBT6: Gạch 1 gạch dưới danh từ chung, gạch 2 gạch dưới danh từ riêng trong đoạn văn sau:          “ Ngày xưa ở quận Cao Bình, có hai vợ chồng già mà chưa có con. Tuy nhà nghèo, hằng ngày phải lên rừng chặt củi về đổi lấy gạo nuôi thân....
Đọc tiếp

BT5: Vẽ mô hình cho các cụm động từ sau:

- Đang đi rất nhanh

- Đã ăn rất khỏe

- Không làm việc gì cả

- Đang giở quyển sách

- Đang hát rất hay

- Vẫn bán hàng như mọi khi

- Không đi làm

BT6: Gạch 1 gạch dưới danh từ chung, gạch 2 gạch dưới danh từ riêng trong đoạn văn sau:

          “ Ngày xưa ở quận Cao Bình, có hai vợ chồng già mà chưa có con. Tuy nhà nghèo, hằng ngày phải lên rừng chặt củi về đổi lấy gạo nuôi thân. Họ vẫn thường giúp đỡ mọi người. Thấy họ tốt bụng, Ngọc Hoàng bèn sai  Thái Tử xuống đầu thai làm con.”

BT7: Đặt câu theo các yêu cầu sau:

a. 5câu có nghệ thuật so sánh và xác định cấu tạo phép so sánh

b. 5 câu có nghệ thuật ẩn dụ và chỉ rõ kiểu ẩn dụ nào

c. 5 câu có nghệ thuật nhân hóa và chỉ rõ kiểu nhân hóa vừa đặt

d. 5 câu có nghệ thuật hoán dụ và chỉ rõ kiểu hoán dụ vừa đặt

BT8: Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật tu từ, các từ ngữ chứa biện pháp nghệ thuật tu từ ấy và gạch chân trong các ví dụ sau

a. Mặt trời xuống biển như hòn lửa

    Sóng đã cài then đêm sập cửa.

                                      ( Huy Cận)

b. Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

    Gian nhà không mặc kệ gió lung lay

    Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính

                                        (Chính Hữu)

c.     Hoa cười ngọc thốt đoan trang

    Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da

                                           ( Nguyễn Du)

d.  Xe vẫn chạy vì miền nam phía trước

     Chỉ cần trong xe có một trái tim

                                          ( Phạm Tiến Duật)

e. Sông được lúc dềnh dàng

    Chim bắt đầu vội vã

                                 ( Hữu Thỉnh)

g. Con nai vàng ngơ ngác

    Đạp trên lá vàng khô

                                  ( Lưu Trọng Lư)

h. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín,..

                                                                  ( Thép Mới)

i.          Vân Tiên tả đột hữu xông

      Khác nào Triệu Tử phá vòng đương giang

                                                          ( Nguyễn Đình Chiểu)

k. Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

    Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng

                                           ( Nguyễn Khoa Điềm)

l.   Ánh trăng im phăng phắc

     Đủ cho ta giật mình

                             ( Nguyễn Duy)

0
7 tháng 9 2023

Tham khảo!

Phần

Vị ngữ là cụm động từ

Động từ trung tâm

Cụm C-V

a

tưởng mình không còn những ước mơ và khát vọng của tuổi thanh niên

tưởng

mình/ không còn những ước mơ và khát vọng của tuổi thanh niên

b

cũng làm ký ức ta quay lại với những kỉ niệm của tuổi thơ

làm

ký ức ta/ quay lại với những kỉ niệm của tuổi thơ