K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1. Tìm lỗi trong các câu sau và chữa lại cho đúng:
a) Nó chăm chú nghe kể chuyền đầu đến cuối.
b) Con xin báo một tin vui cha mẹ mừng.

2. Nhận xét về cách dùng quan hệ từ và chữa lại các câu sau:
a) Ngày nay, chúng ta cũng có quan niệm với cha ông ta ngày xưa, lấy đạo đức, tài năng làm trọng.
b) Tuy nước sơn có đẹp đến mấy mà chất gỗ không tốt thì đồ vật cũng không bền được.
c) Không nên chỉ đánh giá con người bằng hình thức bên ngoài mà nên đánh giá con người bằng những hành động, cử chỉ, cách đối xử của họ.

3. Chữa lại các câu văn sau cho hoàn chỉnh:
a) Đối với bản thân em còn nhiều thiếu sót, em hứa sẽ tích cực sửa chữa.
b) Với câu tục ngữ "Lá lành đùm lá rách" cho em hiểu đạo lí làm người là phải giúp đỡ người khác.
c) Qua bài thơ này đã nói lên tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi.

4. Các câu sau đây đúng hay sai? Vì sao? Nếu sai, hãy sửa lại.
(1) Nhờ cố gắng học tập nên nó đạt thành tích cao.
(2) Tại nó không cẩn thận nên nó đã giải sai bài toán.
(3) Chúng ta phải sống cho thế nào để chan hòa với mọi người.
(4) Các chiến sĩ đã anh dũng chiến đấu để bảo vệ nền độc lập của dân tộc.
(5) Phải luôn luôn chống tư tưởng chỉ bo bo bảo vệ quyền lợi của bản thân của mình.
(6) Sống trong xã hội của phong kiến phương đương thời, nhân dân ta bị áp bức bóc lột vô cùng tàn bạo.
(7) Nếu trời mưa, con đường này sẽ rất trơn.
(8) Giá trời mưa, con đường này sẽ rất trơn.

5
23 tháng 8 2019

1. Tìm lỗi trong các câu sau và chữa lại cho đúng. - Nó chăm chú nghe kể chuyện đầu đến cuối. - Con xin báo một tin vui cha mẹ mừng. Gợi ý: - Cặp quan hệ từ từ ... đến; - Quan hệ từ chỉ quan hệ hướng tới mục đích, kết quả cần đạt, hướng tới đối tượng: để / cho. 2. Nhận xét về cách dùng quan hệ từ và chữa lại các câu sau: - Ngày nay, chúng ta cũng có quan niệm với cha ông ta ngày xưa, lấy đạo đức, tài năng làm trọng. - Tuy nước sơn có đẹp đến mấy mà chất gỗ không tốt thì đồ vật cũng không bền được. - Không nên chỉ đánh giá con người bằng hình thức bên ngoài mà nên đánh giá con người bằng những hành động, cử chỉ, cách đối xử của họ. Gợi ý: Các quan hệ từ với, tuy, bằng trong các câu này có thích hợp không? Đây là trường hợp dùng sai nghĩa của quan hệ từ, có thể thay với bằng như, thay tuy bằng dù, thay bằng bằng về. 3. Chữa lại các câu văn sau cho hoàn chỉnh: - Đối với bản thân em còn nhiều thiếu sót, em hứa sẽ tích cực sửa chữa. - Với câu tục ngữ "Lá lành đùm lá rách" cho em hiểu đạo lí làm người là phải giúp đỡ người khác. - Qua bài thơ này đã nói lên tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi. Gợi ý: Các câu này mắc lỗi gì? Tại sao? Phân tích thành phần chủ ngữ - vị ngữ của các câu này, ta sẽ thấy chúng đều thiếu chủ ngữ. Nguyên nhân dẫn đến thiếu chủ ngữ là việc dùng các quan hệ từ không đúng đã biến thành phần chủ ngữ của câu thành thành phần phụ trạng ngữ. Cách chữa chung cho loại lỗi này là bỏ các quan hệ từ để khôi phục chủ ngữ cho câu. Có thể sửa: - Bản thân em còn nhiều thiếu sót, em hứa sẽ tích cực sửa chữa. - Câu tục ngữ "Lá lành đùm lá rách" cho em hiểu đạo lí làm người là phải giúp đỡ người khác. - Bài thơ này đã nói lên tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi. 4. Các câu sau đây đúng hay sai? Vì sao? Nếu sai, hãy sửa lại. (1) Nhờ cố gắng học tập nên nó đạt thành tích cao . (2) Tại nó không cẩn thận nên nó đã giải sai bài toán. (3) Chúng ta phải sống cho thế nào để chan hoà với mọi người. (4) Các chiến sĩ đã anh dũng chiến đấu để bảo vệ nền độc lập của dân tộc. (5) Phải luôn luôn chống tư tưởng chỉ bo bo bảo vệ quyền lợi bản thân của mình. (6) Sống trong xã hội của phong kiến đương thời, nhân dân ta bị áp bức bóc lột vô cùng tàn bạo. (7) Nếu trời mưa, con đường này sẽ rất trơn. (8) Giá trời mưa, con đường này sẽ rất trơn. Gợi ý: Các câu sai: (3), (5), (6), (8), có thể sửa như sau: - Chúng ta phải sống thế nào để chan hoà với mọi người. (bỏ từ cho) - Phải luôn luôn chống tư tưởng chỉ bo bo bảo vệ quyền lợi của bản thân mình. (sửa lại cụm bản thân của mình) - Sống trong xã hội phong kiến đương thời, nhân dân ta bị áp bức bóc lột vô cùng tàn bạo. (bỏ từ của) - Trời mà mưa thì con đường này sẽ rất trơn. (quan hệ từ giá chỉ dùng để biểu thị điều kiện thuận lợi).

23 tháng 8 2019

Bạn vào link này xem nhé
https://hoc24.vn/topic/bai-12-chua-loi-ve-quan-he-tu.5653/

14 tháng 1 2019

- Ngày nay, chúng ta cũng có quan niệm giống như cha ông ta ngày xưa , lấy đạo đức, tài năng làm trọng.

- Dù nước sơn có đẹp đến mấy mà chất gỗ không tốt thì đồ vật cũng không bền được.

- Không nên chỉ đánh giá con người qua hình thức bên ngoài mà nên đánh giá con người bằng những hành động, cử chỉ, cách đối xử của họ.

12 tháng 10 2016
a) - Ngày nay, chúng ta cũng có quan niệm như cha ông ta ngày xưa, lấy đạo đức, tài năng làm trọng.- nước sơn có đẹp đến mấy mà chất gỗ không tốt thì đồ vật cũng không bền được.- Không nên chỉ đánh giá con người về hình thức bên ngoài mà nên đánh giá con người về những hành động, cử chỉ, cách đối xử của họ. 
13 tháng 10 2016

a)Ngày nay, chúng ta cũng có quan niệm như cha ông ngày xưa, lấy đạo đức, tài năng làm trọng.

b) nước sơn có đẹp đến mấy mà chất gỗ không tốt thì đồ vật cũng không bền được

c)Không nên chỉ đánh giá con người về hình thức bên ngoài mà nên đánh giá con người qua những hành động, cử chỉ, cách đối xử của họ.

15 tháng 11 2017

- Bản thân em còn rất nhiều thiếu sót, em hứa sẽ tích cực sửa chữa.

- Câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” cho em hiểu đạo lý người là giúp đỡ người khác.

- Bài thơ này đã nói lên tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi.

b1)cua: quyen sach nay cua toi

cho: toi tang cho ban quyen sach nay

ve : ho dang ban tan ve chuyen cua chi toi

qua:  qua cau ca dao "cong cha......nguon chay ra, tac gia cho ta thay cong lao to lon cua cha me doi voi con cai

nhung: nha em o xa truong nhung bao gio em cung den truong dung gio

b2)

a)con xin bao1 tin vui  cho cha me mung

b)ngay nay, chung ta co quan niem nhu cha ong ta ngay xua,lay dao duc, tai nang lam trong.

c)du nuoc son co dep den may ma chat go ko tot thi do vat cung ko ben duoc

d)ban than em con rat nhieu thieu sot, em hua se h cuc sua chua

e)tuc ngu la lanh dum la rach cho em...

f)bo tu cua

6 tháng 11 2018

cần kết bạn chắc

13 tháng 10 2016

Nối

1-b                   2-c                  3-a                       4- d

(1) dùng QHT không thích hợp về nghĩa

chữa lại : Bài thơ này đã nói lên tình cảm của Ngyễn Khuyến với bạn bè

(2) dùng QHT mà không có tác dụng liên kết

chữa lại : Bản thân em còn nhiều thiếu sót, nên em hứa sữ tích cực sửa chữa

(3) thừa QHT

chữa lại : câu tục ngữ "Lá lành đùm lá rách" cho em hiểu đạo lí làm người alf phải giúp đỡ người khác

 

14 tháng 10 2016

Câu 1.

1_b  2_c  3_a  4_d.

 

Từ xưa đến nay, đạo đức luôn đóng một vai trò rất quan trọng đối với mỗi chúng ta, nó thể hiện phần nào nhân cách và phẩm giá của mỗi con người. Trong cuộc sống, có rất nhiều khía cạnh để ta có thể đánh giá đạo đức một con người. Trong đó có lòng biết ơn. Từ xa xưa, lòng biết ơn chính là một đạo lí sống tốt đẹp của dân tộc ta. Vì vậy, ông cha ta có câu:“Ăn quả nhớ...
Đọc tiếp

Từ xưa đến nay, đạo đức luôn đóng một vai trò rất quan trọng đối với mỗi chúng ta, nó thể hiện phần nào nhân cách và phẩm giá của mỗi con người. Trong cuộc sống, có rất nhiều khía cạnh để ta có thể đánh giá đạo đức một con người. Trong đó có lòng biết ơn. Từ xa xưa, lòng biết ơn chính là một đạo lí sống tốt đẹp của dân tộc ta. Vì vậy, ông cha ta có câu:

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

Dưới hình thức rất đỗi giản dị, câu tục ngữ này là bài giáo dục về nhân cách làm người của cha ông ta, thể hiện sâu sắc truyền thống đạo lí của người Việt Nam: luôn luôn trân trọng, biết ơn người đi trước. Trước hết, ta phải hiểu về câu tục ngữ. Ở đây, “quả” chính là trái ngọt chỉ thành quả tốt đẹp mà ta được hưởng. Vậy còn kẻ trồng cây là người đã có công tạo ra quả ngọt ấy hàm ý chỉ những người làm nên thành quả tốt đẹp. Vậy, qua câu tục ngữ ta có thể hiểu rằng khi ăn một trái chín ngon ngọt thì ta phải nhớ tới những người đã đổ mồ hôi chăm sóc cho cây tới khi cây ra hoa kết trái. Qua đó, ta cũng như thấm thía hơn về một bài học làm người: khi ta được hưởng một thành quả tốt đẹp, ta phải biết ơn những người đã tạo ra nó. Từ đó ông cha ta muốn khuyên chúng ta phải biết ơn những người đã mang lại hạnh phúc cho ta như ngày hôm nay. Chúng ta được sống trong cuộc sống ấm no, hòa bình thì chúng ta phải biết rằng ai đã làm nên điều ấy.

Đúng thật vậy, tuy rằng, câu tục ngữ đã trải qua hàng trăm năm nhưng vẫn rất đúng với chúng ta ngày nay. Tại sao lại như vậy? Đã bao giờ bạn tự hỏi: Nhờ đâu mà ta được sinh ra? Đó là nhờ cha mẹ những đấng sinh thành ra chúng ta. Ca dao có câu:

“Công cha nặng lắm ai ơi

Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang.”

Quả thật, ta không thể quên ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Từ khi ta sinh ra, mẹ chính là người đồng hành cùng ta, cho ta những lời khuyên quý giá, chăm sóc ta từng ngày. Còn cha là người dìu dắt, nâng bước ta đến khi ta lớn lên trưởng thành. Trong trường, thầy cô cũng chính là người mà ta mang ơn rất nặng. Thầy cô chính là người lái đò đưa ta đến bến bờ kiến thức. Ta biết rằng, những thành quả ta được hưởng ngày hôm nay không phải tự nhiên mà có được mà đó là mồ hôi,  công sức của biết bao người đã làm ra để chúng ta hưởng. Người xưa,  đã có câu:

“Ai ơi, bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần .”

Thì ra, bát gạo ta bưng mỗi ngày cũng thấm đậm vị đắng cay của những giọt mồ hôi người nông dân “hai sương một nắng, “bán lưng cho đất, bán mặt cho trời” để làm nên bông lúa chín vàng, trĩu nặng. Trong cuộc sống, chiếc áo ta mặc hay chiếc dép ta mang cũng là công sức của những người nghệ nhân khéo léo. Hay ngay cả vật nhỏ bé như chiếc tăm tre, to lớn như những công trình vĩ đại cũng từ hai bàn tay con người mà nên.

Hay mở rộng ra hơn nữa, đất nước Việt Nam ta được hòa bình như ngày hôm nay là công sức của biết bao vị anh hùng dân tộc. Chúng ta lớn lên nhờ công dựng nươc và giữ nước của tổ tiên,cha anh đi trước. Mọi thứ quanh ta: trang sách, ngòi bút, con đường đến trường, hàng cây bên đường, bài giảng của thầy cô đều ẩn chứa một sự kết tinh công sức, xương máu của bao người.

Ta biết rằng, một người có lòng biết ơn sẽ trở thành mọt con người hoàn thiện về nhân cách, được mội người tôn trọng và trở  thành người có ích trong xã hội. Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nói về lòng biết ơn:

“Uống nước nhớ nguồn”

Hay

“Ơn ai một chút chẳng quên”

Tuy nhiên, lòng biết ơn không chỉ được thể hiện ở lời nói mà còn ở hành động. Là người con dân Việt Nam ai mà không biết câu ca:

“Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”

Đối với nhân dân ta, ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm chính là dịp để ta nhớ về cội nguồn. Hay có thể kể đến ngày mùng 5 tháng 1 âm lịch là ngày chúng  nhớ đến chiến công oanh liệt của vị anh hùng Quang Trung – Nguyễn Huệ .... Để bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đối với cha anh đã hi sinh xương máu để đổi lấy hòa bình dân tộc, chúng ta đã có những việc làm rất thiết thực. Những ngôi nhà tình nghĩa được xây lên khắp nơi. Những bà mẹ Việt Nam anh hùng neo đơn được các cơ quan, trường học nhận chăm sóc. Trên đất nước, đâu đâu cũng có miếu, đài tưởng niệm để ghi nhớ công lao của các vị anh hùng ấy. Những ngôi nhà tình nghĩa được xây lên khắp nơi. Những bà mẹ Việt Nam anh hùng neo đơn được các cơ quan, trường học nhận chăm sóc.

Tóm lại, chúng ta phải có nhiệm vụ phát huy và giữ gìn đạo lí tốt đẹp này. Đó là đạo lí muôn đời mà mỗi người chũng ta phải ghi nhớ trong lòng. Đối với em, em sẽ cố gắng là con ngoan, trò giỏi để góp phần gìn giữ truyền thống tốt đẹp này.

 

7
6 tháng 5 2018

Văn bạn hay đó! Mk rất khâm phục bạn!

6 tháng 5 2018

mk cảm ơn Bùi Đặng Thu Trang

8 tháng 1 2022

CÂU 11: Trong những câu sau, câu nào thiếu quan hệ từ?

A.   Đừng nên nhìn hình thức mà đánh giá người khác.

B.    Câu tục ngữ này chỉ đúng xã hội xưa, còn ngày nay thì không đúng.

C.    Nó chăm chỉ nghe kể chuyện từ đầu đến cuối.

D.   Con xin báo một tin vui cho cha mẹ mừng.

 

CÂU 11: Đặc điểm nổi bật trong thơ Hồ Chí Minh là gì?

A. Sự gắn bó hòa hợp giữa thiên nhiên và con người.

B. Thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên..

C. Tình yêu con người.

D. Ca ngợi đất nước..

8 tháng 1 2022

bật ngửa , bao giờ anh ra đi vậy :>>> 

tóm tắt thân bài lại thân bài sau thành 1 đoạn văn:Cả hai câu tục ngữ trên đều mang một triết lí nhân văn sâu sa. Đó là cần phải biết ơn những người đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho chúng ta. Câu đầu tiên mượn hình ảnh “ăn quả” và “trồng cây” ý muốn nói, khi được hưởng thụ những trái ngọt, trái thơm, cần nhớ tới công sức, mồ hôi nước mắt của người đã làm...
Đọc tiếp

tóm tắt thân bài lại thân bài sau thành 1 đoạn văn:

Cả hai câu tục ngữ trên đều mang một triết lí nhân văn sâu sa. Đó là cần phải biết ơn những người đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho chúng ta. 
Câu đầu tiên mượn hình ảnh “ăn quả” và “trồng cây” ý muốn nói, khi được hưởng thụ những trái ngọt, trái thơm, cần nhớ tới công sức, mồ hôi nước mắt của người đã làm ra nó. Điều đó được ẩn dụ nhằm khuyên răn thái độ của mỗi con người xử sự sao cho đúng, cho phải đối với những người đã giúp đỡ mình để không phải hổ thẹn với lương tâm. Hành động đó đã thể hiện một tư tưởng cao đẹp, một lối ứng xử đúng đắn. Lòng biết ơn đối với người khác đó chính là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ xưa tới nay. Đó cũng chính là biết sống ân nghĩa mặn mà, thuỷ chung sâu sắc giữa con người với con người. Tất cả những gì chúng ta đang hưởng thụ hiện tại không phải tự dưng mà có. Đó chính là công sức của biết bao lớp người. Từ những bát cơm dẻo tinh trên tay cũng do bàn tay người nông dân làm ra, một hạt lúa vàng chín giọt mồ hôi mà. Rồi đến tấm áo ta mặc, chiếc giày ta đi cũng đều bởi những bàn tay khéo léo của người thợ cùng với sự miệt mài, cần cù trong đó. Những di sản văn hoá nghệ thuật, những thành tựu độc đáo sáng tạo để lại cho con cháu. Còn nhiều, rất nhiều những công trình vĩ đại nữa mà thế hệ trước đã làm nên nhằm mục đích phục vụ thế hệ sau. Tất cả, tất cả cũng chỉ là những công sức lớn lao, sự tâm huyết của mỗi người dồn lại đã tạo nên một thành quả thật đáng khâm phục để ngày nay chúng ta cần biết ơn, phục hồi, tu dưỡng, phát triển những di sản đó. Những lòng biết ơn, kính trọng không phải chỉ là lời nói mà còn cần hành động để có thể thể hiện được hết ân nghĩa của ta. Đó chính là bài học thiết thực về đạo lí mà mỗi con người cần phải có. 
Đến câu tục ngữ thứ hai “Uống nước nhớ nguồn”. Cũng giống câu tục ngữ thứ nhất. Câu tục ngữ này đều mang ý ẩn dụ dưới hình thức cụ thể, sinh động. Nước chính là thứ chúng ta hưởng thụ còn nguồn chính là người tạo ra cái để chúng ta hưởng thụ đó. Câu tục ngữ này chỉ vẻn vẹn có bốn chữ mà ý tứ sâu xa ẩn dưới cấu trúc mô hình điều kiện, hệ quả. Nói đến nước trong nguồn là nói đến sự mát mẻ, thanh tao. Và nguồn nước sẽ mãi không bao giờ vơi cạn. Chữ “nhớ” trong câu là một từ quan trọng, tâm điểm của câu tục ngữ. Ý nghĩa câu tục ngữ này thể hiện mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người. Lòng nhớ ơn luôn mang một tình cảm cao đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn. Nó giáo dục chúng ta cần biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những anh hùng vĩ đại đã hi sinh, lấy thân mình, mồ hôi xương máu để bảo vệ nền độc lập cho đất nước, giữ vững bình yên vùng trời Tổ quốc cho chúng ta có những năm tháng sống vui sống khoẻ và có ích cho xã hội, phần để thực hiện đúng trách nhiệm, bổn phận của chúng ta, phần vì không hổ thẹn với những người ngã xuống giành lấy sự độc lập. Có ai hiểu được rằng, một sự biết ơn được thể hiện như một đoá hoa mai ửng hé trong nắng vàng, một lòng kính trọng bộc lộ như một ánh sao đêm sáng rọi trên trời cao. Đó là những cử chỉ cao đẹp, những hành động dù chỉ là nhỏ nhất cũng đều mang một tấm lòng cao thượng. Những người có nhân nghĩa là những người biết ơn đồng thời cũng biết giúp đỡ người khác mà không chút tính toan do dự. Chính những hành động đó đã khơi dậy tấm lòng của biết bao nhiêu con người , rồi thế giới này sẽ mãi là một thế giới giàu cảm xúc.

GIÚP MIK ĐI NHA!!! NHANH MIK TICK

1

ĐỀ BÀI: CHỨNG MINH RẰNG NHÂN DÂN vn TỪ XƯA ĐẾN NAY LUÔN LUÔN SỐNG THEO ĐẠO LÝ: ăn quả nhớ kẻ trông cây và uống nước nhớ nguồ

CÁC BẠN CŨNG CÓ THỂ CHỌN THÂN BÀI KHÁC CŨNG ĐC NHƯNG CHỈ 10-12 CÂU THÔI NHÉ

22 tháng 10 2017

- Cần sửa các câu g, e, i, cần sửa lại là:

     + Chúng ta phải sống thế nào để chan hòa với mọi người.

     + Phải luôn luôn chống tư tưởng chỉ bo bo bảo vệ quyền lợi của bản thân mình.

     + Sống trong xã hội phong kiến đương thời, nhân dân ta bị áp bức bóc lột vô cùng tàn bạo.

     + Trời mưa, con đường này sẽ rất trơn.