K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 2 2023

Gợi ý cho em:

MB: Một nhà thơ nước ngoài từng gọi hồ Gươm là: ''Chiếc lãng hoa xinh đẹp giữa lòng Hà Nội''. Sự xinh đẹp của hồ Gươm không thể diễn tả hết bằng lời mà phải cảm nhận bằng cả tâm hồn, các giác quan. Hồ Gươm không chỉ là niềm tự hào của Hà Nội nói chung mà còn là của Việt Nam nói riêng. 

KB: Hồ Gươm không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn nổi tiếng ở nước ngoài. Ngày nay, chúng ta hãy cùng giữ gìn vẻ đẹp ấy để xứng đáng với câu nói của nhà thơ nước ngoài ấy: ''Chiếc lãng hoa xinh đẹp giữa lòng HN''

_mingnguyet.hoc24_

14 tháng 2 2023

Cảm ơn ạ! 

14 tháng 2 2017

Chọn đáp án: D

7 tháng 9 2019

- Câu thơ nước ngoài gọi Hồ Gươm là chiếc lẵng hoa xinh đẹp giữa lòng Hà Nội được đưa vào phần đầu tiên của đoạn văn giới thiệu Hồ Gươm.

    - Cũng có thể đặt câu thơ nước ngoài đó ở cuối đoạn giới thiệu về Hồ Gươm trước khi chuyển sang đoạn giới thiệu về đền Ngọc Sơn.

22 tháng 2 2022

Hà Nội - một thủ đô của Việt Nam trải qua bao nhiêu thăng trầm lịch sử. Đến nay, nhiều nơi ở Hà Nội vẫn mang vẻ đẹp cổ kính ngày xưa, và Hà Nội cũng là nơi có nhiều danh lam thắng cảnh để chúng ta khám phá và du lịch . Có một nhà thơ nước ngoài gọi Hồ Gươm là "Chiếc lẵng hoa xinh đẹp giữa lòng Hà Nội". Thật vậy, ở giữa lòng thủ đô nghìn năm văn hiến này, tồn tại một cái hồ rất đẹp, là một địa điểm du lịch ta nên đến. Và song hành với Hồ Gươm thì không thể nào thiếu đền Ngọc Sơn. Đó là hai địa điểm du lịch mang giá trị văn hóa và nó thu hút rất nhiều khách du lịch.

22 tháng 2 2022

tk:

Mở bài;

"Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/ Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An". Có lẽ đó không chỉ là sự ngợi ca, sự khẳng định vẻ đẹp của con người thủ đô. Nhắc đến thủ đô ngàn năm văn hiến, chúng ta còn được biết đến những thắng cảnh, những địa danh du lịch. Đó cũng là nét thơm làm nên cái thanh lịch, cái đẹp của thủ đô ngàn đời. Hồ HOàn Kiếm, đền Ngọc Sơn là hai thắng cảnh đẹp giữa lòng thủ đô và luôn là địa điểm du lịch ,tham quan thu hút bạn bè muôn phương.

21 tháng 2 2022

bn dựa vào gợi ý để làm nha:

 + Lịch sử hình thành của hồ Hoàn Kiếm (ban đầu là một nhánh sông Hồng)

    + Hồ với nhiều tên gọi khác nhau trải qua chiều dài lịch sử.

    + Lịch sử và kiến trúc của đền Ngọc Sơn

    + Bên cạnh đó là những danh lam thắng cảnh như Đài Nghiên, Tháp Rùa, Tháp Bút.

Tham khảo

 

Nhà văn Hoài Thanh có nói: “Thơ Bác đầy trăng”. Thật vậy, Bác đã viết nhiều bài thơ trăng. Trong số đó, bài “Ngắm trăng” là bài thơ tuyệt tác, mang phong vị Đường thi, được nhiều người ưa thích. Nguyên tác bằng chữ Hán, đây là bản dịch bài thơ:

“Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ.
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.

Bài thơ rút trong “Nhật ký trong tù”; tập nhật ký bằng thơ được viết trong một hoàn cảnh đoạ đầy đau khổ, từ tháng 8-1942 đến tháng 9-1943 khi Bác Hồ bị bọn Tưởng Giới Thạch bắt giam một cách vô cớ. Bài thơ ghi lại một cảnh ngắm trăng trong nhà tù, qua đó nói lên một tình yêu trăng, yêu thiên nhiên tha thiết.

 

Đọc bài thơ đầu ẩn chứa một nụ cười thoáng hiện. Hai câu thơ đầu ẩn chứa một nụ cười thoáng hiện. Đang sống trong nghịch cảnh, và đó cũng là sự thật “Trong tù không rượu cũng không hoa” thế mà Bác vẫn thấy lòng mình bối rối, vô cùng xúc động trước vầng trăng xuất hiện trước cửa ngục đêm nay. Một niềm vui chợt đến cho thi nhân bao cảm xúc, bồi hồi.

Trăng, hoa, rượu là ba thú vui tao nhã của khách tài tử văn chương.

Đêm nay trong tù, Bác thiếu hẳn rượu và hoa, nhưng tâm hồn Bác vẫn dạt dào trước vẻ đẹp hữu tình của thiên nhiên. Câu thơ bình dị mà dồi dào cảm xúc. Bác vừa băn khoăn, vừa bối rối tự hỏi mình trước nghịch cảnh: Tâm hồn thì thơ mộng mà chân tay lại bị cùm trói, trăng đẹp thế mà chẳng có rượu, có hoa để thưởng trăng?

“Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ”.

Sự tự ý thức về cảnh ngộ đã tạo cho tư thế ngắm trăng của người tù một ý nghĩa sâu sắc hơn các cuộc ngắm trăng, thưởng trăng thường tình. Qua song sắt nhà tù, Bác ngắm vầng trăng đẹp. Người tù ngắm trăng với tất cả tình yêu trăng, với một tâm thế “vượt ngục” đích thực? Song sắt nhà tù không thể nào giam hãm được tinh thần người tù có bản lĩnh phi thường như Bác: “Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ”…

Từ phòng giam tăm tối, Bác hướng tới vầng trăng, nhìn về ánh sáng, tâm hồn thêm thư thái. Song sắt nhà tù tỉnh Quảng Tây không thể nào ngăn cách được người tù và vầng trăng! Máu và bạo lực không thể nào dìm được chân lý, vì người tù là một thi nhân, một chiến sĩ vĩ đại tuy “thân thể ở trong lao” nhưng “tinh thần” ở ngoài lao”.

Câu thứ tư nói về vầng trăng. Trăng có nét mặt, có ánh mắt và tâm tư. Trăng được nhân hóa như một người bạn tri âm, tri kỷ từ viễn xứ đến chốn ngục tù tăm tối thăm Bác. Trăng ái ngại nhìn Bác, cảm động không nói nên lời, Trăng và Bác tri ngộ “đối diện đàm tâm”, cảm thông nhau qua ánh mắt. Hai câu 3 và 4 được cấu trúc đăng đối tạo nên sự cân xứng hài hoà giữa người và trăng, giữa ngôn từ, hình ảnh và ý thơ:

“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.

 

Ta thấy: “Nhân, Nguyệt” rồi lại “Nguyệt, Thi gia” ở hai đầu câu thơ và cái song sắt nhà tù chắn ở giữa. Trăng và người tù tâm sự với nhau qua cái song sắt nhà tù đáng sợ ấy. Khoảnh khắc giao cảm giữa thiên nhiên và con người xuất hiện một sự hóa thân kỳ diệu: “Tù nhân” đã biến thành thi gia. Lời thơ đẹp đầy ý vị.

Nó biểu hiện một tư thế ngắm trăng hiếm thấy. Tư thế ấy chính là phong thái ung dung, tự tại, lạc quan yêu đời, yêu tự do. “Ngắm trăng” là một bài thơ trữ tình đặc sắc. Bài thơ không hề có một chữ “thép” nào mà vẫn sáng ngời chất “thép”. Trong gian khổ tù đày, tâm hồn Bác vẫn có những giây phút thảnh thơi, tự do ngắm trăng, thưởng trăng.

Bác không chỉ ngắm trăng trong tù. Bác còn có biết bao vần thơ đặc sắc nói về trăng và niềm vui ngắm trăng: Ngắm trăng trung thu, ngắm trăng ngàn Việt Bắc, đi thuyền ngắm trăng,… Tuổi thơ của Bác đầy trăng: “Trăng vào cửa sổ đòi thơ…”, “… Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền…”, “Sao đưa thuyền chạy, thuyền chờ trăng theo…” Trăng tròn, trăng sáng… xuất hiện trong thơ Bác vì Bác là một nhà thơ giàu tình yêu thiên nhiên, vì Bác là một chiến sĩ giàu tình yêu đất nước quê hương. Bác đã tô điểm cho nền thi ca dân tộc một số bài thơ trăng đẹp.

Đọc bài thơ tứ tuyệt “Ngắm trăng” này, ta được thưởng một thi phẩm mang vẻ đẹp cổ kính, hoa lệ. Bác đã kế thừa thơ ca dân tộc, những bài ca dao ói về trăng làng quê thôn dã, trăng thanh nơi Côn Sơn của Nguyễn Trãi, trăng thề nguyền, trăng chia ly, trăng đoàn tụ, trăng Truyện Kiều. “Song thưa để mặc bóng trăng vào”… của Tam Nguyên Yên Đổ, v.v….

Uống rượu, ngắm trăng là cái thú thanh cao của các tao nhân mặc khách xưa, nay – “Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén” (Nguyễn Trãi). Ngắm trăng, thưởng trăng đối với Bác Hồ là một nét đẹp của tâm hồn rất yêu đời và khát khao tự do. Tự do cho con người. Tự do để tận hưởng mọi vẻ đẹp thiên nhiên của quê hương xứ sở. Đó là cảm nhận của nhiều người khi đọc bài thơ “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh.

Tham khảo thêm ở đây nhé! :https://download.vn/phan-tich-bai-tho-ngam-trang-43103

 

16 tháng 3 2021

Tham khảo nha em:

- Tiếng chim tu hú:

+ Nếu như tiếng chim tu hú ở những câu thơ đầu là tiếng gọi náo nức của bức tranh mùa hè thì tiếng chim tu hú ở cuối tác phẩm như một niềm ám ảnh, gợi niềm nhức nhối, bực bội đến đau khổ.

+ Nhưng hai âm thanh ấy, tiếng chim tu hú ở đầu và cuối bài thơ đều vang lên từ thế giới của tự do, của cuộc sống.

16 tháng 3 2021

Tham khảo :

undefined

28 tháng 3 2022

qua bài thơ "ngắm trăng", tác giả HCM đã cho ta thấy được sự vượt ngục về tinh thần của Bác

28 tháng 3 2022

Thể hiện sự tôn vinh cái đẹp của tự nhiên, của tâm hồn con người bất chấp hoàn cảnh ngục tù.