Còn hấp thì sao?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
-Điểm chung thì đều là: Cùng là phương pháp chế biến món ăn có sử dụng nhiệt
-Còn khác nhau thì:
+)luộc thì:Làm chín trong môi trường nước ,Ít làm biến đổi chất, Phù hợp với nhiều loại thực phẩm
+)rán thì:Làm chín trong môi trường chất béo, Nhiều khả năng làm biến đổi chất, Phù hợp với một số loại thực phẩm nhất định
đây là theo suy nghĩ của mình.
So sánh món ăn được chế biến bằng phương pháp luộc và nướng:
- Giống: cả 2 đều là phương pháp chế biến món ăn có sử dụng nhiệt.
- Khác:
+ Luộc: ít làm biến đổi chất.
+ Nướng: Nhiều khả năng làm biến đổi chất.
Chúc học tốt!
tham khảo++++1Thành phần dinh dưỡng thức ăn vật nuôi gồm 5 thành phần chủ yếu: Protein: Cung cấp vật liệu xây dựng các cơ quan, bộ phận các hệ cơ quan của cơ thể con vật. Lipit: Cung cấp năng lượng. Gluxit: Cung cấp năng lượng.+++++++2 Phương pháp làm chín thực phẩm trong nước.
2/ Phương pháp làm chín thực phẩm bằng hơi nước.
3/ Phương pháp làm chín thực phẩm bằng sức nóng trực tiếp của lửa.
4/ Phương pháp làm chín thực phẩm trong chất béo.
5/ Phương pháp chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt.+++++++++3Thức ăn vật nuôi là những sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật, động vật, vi sinh vật, chất khoáng, những sản phẩm hoá học… Trong đó vật nuôi ăn được, tiêu hóa và hấp thụ được để cung cấp năng lượng và các dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể đảm bảo duy trì các hoạt động sống và tạo ra sản phẩm.+++++++4- Nuôi dưỡng vật nuôi cái sinh sản có kết quả phải chú ý đến giai đoạn mang thai và giai đoạn nuôi con của chúng . + Giai đoạn nuôi dưỡng: Phải cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng theo từng giai đọan, nhất là protein, chất khoáng và vitamin.+++++++++5Hướng chuồng : Nên chọn hướng Nam hoặc Đông Nam . Để có độ chiếu sang tương thích, chuồng hoàn toàn có thể làm kiểu một dãy hoặc kiểu chuồng hai dãy . * Tiêu chuẩn chuồng hợp vệ sinh Chuồng nuôi hợp vệ sinh phải có nhiệt độ thích hợp ( ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè ).++++++6– Phương pháp sản xuất thức ăn giàu Protein: + Nuôi và khai thác nhiều sản phẩm thuỷ sản nước ngọt và nước mặn. + Nuôi và tận dụng nguồn thức ăn động vật như giun đất, nhộng tằm. + Trồng xen canh, tăng vụ để có nhiều cây và hạt họ đậu.++++++++++++++++8* Mục đích của chế biến thức ăn:
- Khử bỏ chất độc hại. * Mục đích của dự trữ thức ăn: Nhằm giữ thức ăn lâu hỏng và để luôn có đủ nguồn thức ăn cho vật nuôi.
1. Nêu các thành phần dinh dưỡng trong thức ăn vật nuôi? Vai trò của thức ăn vật nuôi?
Thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi
Protein: Cung cấp vật liệu xây dựng các cơ quan, bộ phận các hệ cơ quan của cơ thể con vật.
Lipit: Cung cấp năng lượng.
Gluxit: Cung cấp năng lượng.
Nước: Chất hòa tan, chất vận chuyển, điều hòa thân nhiệt.
Chất khoáng Ca,P,Na,Fe… Xây dựng các tế bào,cơ quan, hệ cơ quan.
Vitamin A,B,D … Giúp cơ thể phát triển chống vi trùng gây bệnh,giúp tiêu hóa và giữ thăng bằng hệ thần kinh…
-Thành phần dinh dưỡng thức ăn vật nuôi gồm 5 thành phần chủ yếu : + protein + lipit + gluxit + nước + khoáng và vitamin.
– Mỗi loại thức ăn có tỉ lệ các thành phần dinh dưỡng khác nhau .
vai trò:-Thức ăn cung cấp năng lượng cho vật nuôi hoạt động và phát triển. Thức ăn cung cấp chất dinh dưỡng cho vật nuôi lớn lên và tạo ra sản phẩm chăn nuôi như thịt, cho gia cầm đẻ trứng, vật nuôi cái tạo ra sữa nuôi con. Thức ăn còn cung cấp năng lượng cho vật nuôi tạo ra lông, sừng, móng2. Nêu các phương pháp chế biến thức ăn?
- Nghiền nhỏ: đối với thức ăn dạng hạt.
- Cắt ngắn: dùng cho thức ăn thô xanh.
- Hấp, nấu (dùng nhiệt): đối với thức ăn có chất độc hại, khó tiêu
- Lên men, đường hóa: dùng cho thức ăn dàu tinh bột.
- Tạo thức ăn hỗn hợp: trộn nhiều loại thức ăn đã qua xử lí.
3. Thức ăn vật nuôi là gì ? Nêu vai trò của chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với vật nuôi?
− Thức ăn vật nuôi là những thức ăn có các thành phần dinh dưỡng như : nước , Prô-tê-in , Gluxit , Lipit , khoáng & vitamin .
− Vai trò của chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với vật nuôi :
+ Tạo ra nguồn năng lượng cho vật nuôi hoạt động , duy trì thân nhiệt , tăng sức đề khác ,cho ra các sản phẩm ( thịt , trứng , sữa , da , ... )
→ Cần cho vật nuôi ăn đầy đủ chất dinh dưỡng để vật nuôi cho sản phẩm chất lượng cao .
4. Muốn chăn nuôi vật nuôi cái sinh sản đạt kết quả, cần chú ý giai đoạn nào?
- Nuôi dưỡng vật nuôi cái sinh sản có kết quả phải chú ý đến giai đoạn mang thai và giai đoạn nuôi con của chúng .
+ Giai đoạn nuôi dưỡng: Phải cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng theo từng giai đọan, nhất là protein, chất khoáng và vitamin.
+ Giai đoạn nuôi con: Chăm sóc vận động, tắm chải hợp lí nhất là cuối giai đọan mang thai.
- Vì vật nuôi cái có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng của đàn vật nuôi con.
5. Em hãy trình bày tiêu chuẩn chuồng nuôi hợp vệ sinh ? Khi xây dựng chuồng nuôi ta nên chọn hướng nào? Vì sao?
*Hướng chuồng : Nên chọn hướng Nam hoặc Đông Nam . Để có độ chiếu sang tương thích, chuồng hoàn toàn có thể làm kiểu một dãy hoặc kiểu chuồng hai dãy .
* Tiêu chuẩn chuồng hợp vệ sinh Chuồng nuôi hợp vệ sinh phải có nhiệt độ thích hợp ( ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè ).
6. Nêu phương pháp sản xuất thức ăn giàu protein?thức ăn thô? Gluxit?
Phương pháp sản xuất ra thức ăn giàu protein (chất đạm)
+ Nuôi trồng thủy hải sản
+ Trồng xen,tăng vụ để có thêm nhiều cây và hạt đậu
+ Nuôi và tận dụng các nguồn thức ăn từ con vật như tằm,giun đất,...
- Phương pháp sản xuất thức ăn giàu gluxit:
+ Luân canh
+ Xen canh
+ Gối vụ
⇔ Để có thể sản xuất ra nhiều ngô, khoai, sắn,lúa,...
- Phương pháp sản xuất thức ăn thô xanh:
+ Luân canh,xen canh,lối vụ để sản xuất ra nhiều lúa,ngôi,khoai,sắn.
+ Tận dụng các khoảng trống đất đai rộng rãi như vườn,mương để trồng thêm nhiều loại cỏ,rau xanh cho các con vật nuôi.
+ Tận dụng các sản phẩm phụ trong trồng trọt như rơm,rạ,...
7. Thế nào là vật nuôi bị bệnh? Hãy phân biệt bệnh do yếu tố sinh học, lí học gây ra cho vật nuôi?
*Khái niệm, tác hại của bệnh
-Vật nuôi bị bệnh khi có sự rối loạn các chức năng sinh lí trong cơ thể do tác động của các yếu tố gây bệnh, làm giảm khả năng thích nghi của cơ thể với ngoại cảnh, làm giảm năng suất và giá trị kinh tế của vật nuôi.
*Nguyên nhân sinh ra bệnh: Có 2 nguyên nhân sinh ra bệnh:
-Yếu tố bên trong (di truyền)
-Yếu tố bên ngoài
+Cơ học ( chấn thương)
+Lí học (nhiệt độ cao...)
+Hóa học (ngộ độc)
+Sinh học (bệnh truyền nhiễm, bệnh không truyền nhiễm)
8. Nêu mục đích dự trữ và chế biến thức ăn vật nuôi.
* Mục đích của chế biến thức ăn:
- Làm tăng mùi vị
- Tăng tính ngon miệng để vật nuôi thích ăn, ăn được nhiều
- Dễ tiêu hóa
- Làm giảm bớt khối lượng
- Giảm độ thô cứng
- Khử bỏ chất độc hại.
* Mục đích của dự trữ thức ăn: Nhằm giữ thức ăn lâu hỏng và để luôn có đủ nguồn thức ăn cho vật nuôi.
chúc bạn học tốt nha.
có những phương pháp chế biến thức ăn nào ?
I. Phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt
1. Phương pháp làm chín thực phẩm trong nước
2. Phương pháp làm chín thực phẩm bằng hơi nước
3. Phương pháp làm chín thực phẩm bằng sức nóng trực tiếp của lửa
4. Phương pháp làm chín thực phẩm trong chất béo
II. Phương pháp chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt1. Trộn dầu giấm
2. Trộn hỗn hợp
3. Muối chua
Đặc điểm của các phương pháp chế biến món ăn ?
1. Phương pháp làm chín thực phẩm trong nước
a. Luộc
Luộc là làm chín thực phẩm trong môi trường nhiều nước với thời gian đủ để thực phẩm chín mềm
Tuỳ loại thực phẩm mà cho vào luộc từ nước lạnh hay nước sôi
Quy trình thực hiện
Làm sạch nguyên liệu thực phẩm (sơ chế thực phẩm)
Luộc chín thực phẩm
Bày món ăn vào đĩa, kèm nước chấm hoặc gia vị thích hợp, có thể sử dụng nước luộc
Yêu cầu kĩ thuật
Nước luộc trong
Thực phẩm động vật chín mềm, không dai, không nhừ
Thực phẩm thực vật: rau lá chín tới, xanh màu, rau củ chín bở
b. Nấu
Là phương pháp làm chín thực phẩm bằng cách phối hợp nguyên liệu động vật và thực vật, có thêm gia vị trong môi trường nước
Quy trình thực hiện
Làm sạch thực phẩm, cắt, thái phù hợp, tẩm ướp gia vị (có thể rán qua cho ngấm và giữ độ ngọt)
Nấu nguyên liệu động vật trước, sau đó cho nguyên liệu thực vật vào nấu tiếp, nêm vừa miệng
Trình bày theo đặc trưng của món ăn
Yêu cầu kĩ thuật
Thực phẩm chín mềm, không dai, không nát
Hương vị thơm ngon, đạm đà
Màu sắc hấp dẫn
c. Kho
Là phương pháp làm chín thực phẩm trong lượng nước vừa phải với vị mặn đậm đà
Quy trình thực hiện
Làm sạch nguyên liệu thực phẩm, cắt, thái phù hợp, tẩm ướp gia vị cho ngấm
Đun thực phẩm với lượng nước vừa đủ (có thể thêm nước hàng, nước dừa, nước chè xanh);
Cho thêm các gia vị như gừng, tỏi, ớt, giềng; Có thể kho lẫn nguyên liệu động vật và thực vật nhưng phải kho nguyên liệu động vật trước
Trình bày món ăn theo đặc trưng từng món
Yêu cầu kĩ thuật
Thực phẩm mềm, nhừ, không nát, ít nước, hơi sánh
Thơm ngon, vị mặn
Màu vàng nâu, đỏ, đẹp mắt
2. Phương pháp làm chín thực phẩm bằng hơi nước
Hấp (đồ):
Là phương pháp làm chín thực phẩm bằng sức nóng của hơi nước. Lửa cần to để hơi nước bốc nhiều mới đủ làm chín thực phẩm
Quy trình thực hiện:
Làm sạch nguyên liệu thực phẩm
Sơ chế tuỳ yêu cầu của món, tẩm ướp gia vị thích hợp
Hấp chín thực phẩm
Trình bày đẹp, sáng tạo
Yêu cầu kĩ thuật:
Thực phẩm chín mềm, ráo nước
Hương vị thơm ngon
Màu sắc đặc trưng của món ăn
3. Phương pháp làm chín thực phẩm bằng sức nóng trực tiếp của lửa:
Nướng:
Là làm chín thực phẩm bằng sức nóng trực tiếp của lửa
Quy trình thực hiện:
Làm sạch nguyên liệu
Để nguyên hoặc cắt thái thực phẩm phù hợp, tẩm ướp gia vị, đặt lên vỉ hoặc xiên vào que tre vót nhọn
Nướng vàng đều 2 mặt
Trình bày đẹp, sáng tạo.
Yêu cầu kĩ thuật:
Thực phẩm chín đều,không dai
Hương vị thơm ngon đậm đà
Màu vàng nâu
4. Phương pháp làm chín thực phẩm trong chất béo:
a. Rán:
Là làm chín thực phẩm trong một lượng chất béo rất nhiều, đun với lửa vừa, trong khoảng thời gian đủ làm chín thực phẩm
Quy trình thực hiện:
Làm sạch nguyên liệu, cắt thái phù hợp, tẩm ướp gia vị.
Cho vào chất béo đang nóng già, rán vàng đều, chín kỹ
Trình bày đẹp, sáng tạo.
Yêu cầu kĩ thuật:
Giòn xốp, ráo mở, chín kĩ, không cháy xém hay vàng non, chín đều ,không dai
Hương vị thơm ngon vừa miệng
Có lớp ngoài màu vàng nâu bao quanh thực phẩm
b. Rang:
Là đảo đều thực phẩm trong chảo với một lượng rất ít chất béo hoặc không có chất béo, lửa vừa đủ để thực phẩm chín từ ngoài vào trong.
Quy trình thực hiện:
Làm sạch nguyên liệu
Cho vào chảo một lượng rất ít chất béo, đảo đều liên tục cho đến khi thực phẩm chín vàng
Trình bày đẹp, sáng tạo.
Yêu cầu kĩ thuật:
Món rang phải khô, săn chắc
Mùi thơm, màu sắc hấp dẫn
c. Xào:
Là đảo qua đảo lại thực phẩm trong chảo với lượng mỡ hoặc dầu vừa phải
Quy trình thực hiện:
Làm sạch nguyên liệu, cắt thái phù hợp, tẩm ướp gia vị.
Cho vào chảo một lượng ít chất béo.
Xào nguyên liệu động vật trước, sau đó cho nguyên liệu thực vật vào, sử dụng lửa to, xào nhanh, có thể cho thêm ít nước để tăng độ chín, nêm vừa ăn
Trình bày đẹp, sáng tạo.
Yêu cầu kĩ thuật:
Thực phẩm động vật chín mềm không dai, thực vật chín tới, giữ được màu tươi của thực vật, không mềm nhũn
Còn lại ít nước, hơi sệt, vị vừa ăn
II. Phương pháp chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt1. Trộn dầu giấm:
Là cách làm cho thực phẩm giảm mùi vị chính và ngấm các gia vị khác tạo nên món ăn ngon miệng
Quy trình thực hiện:
Làm sạch nguyên liệu
Trộn với hỗn hợp dầu giấm
Để 5 phút cho ngấm
Đem trình bày
Yêu cầu kĩ thuật:
Rau còn tươi, giòn, không nát
Vừa ăn,có kèm theo chút béo
2. Trộn hỗn hợp:
Là pha trộn các thực phẩm đã được làm chín bằng các phương pháp khác, kết hợp các gia vị tạo thành món ăn có giá trị dinh dưỡng cao, được nhiều người ưa thích.
Quy trình thực hiện:
Rửa sạch nguyên liệu thực vật, ngâm qua nước muối pha loãng 25%, sơ chế nguyên liệu động vật
Trộn hỗn hợp
Trình bày bắt mắt
Yêu cầu kĩ thuật:
Giòn, ráo nước
Đủ vị chua, cay, mặn
Màu sắc hấp dẫn
3. Muối chua:
Là thực phẩm lên men vi sinh trong một thời gian cần thiết, tạo thành món ăn có vị khác hẳn vị ban đầu của thực phẩm.
Có hai hình thức muối: muối xổi và muối nén
a. Muối chua:
Là muối trong thời gian ngắn
Ngâm nguyên liệu vào nước muối 20-25%, đun sôi để nguội, thêm ít đường
b. Muối nén:
Là muối trong thời gian dài
Rải xen kẻ nguyên liệu và muối, có thể thêm đường
Yêu cầu trong muối chua:
Giòn thơm, mùi đặc trưng
Chua vừa ăn, màu hấp dẫn
steam nhé