K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 10 2017

bánh trôi nước được làm từ bột nếp. được luộc bằng cách cho vào nước đun sôi. tùy vào tay người nặn nên có cái rắn, có cái nát. có nhân đường phên ăn rất ngọt và ngon.

mk là ng ms mong bn gúp đỡ. mk nha

29 tháng 11 2021

Tham Khảo:

 

Trong xã hội phong kiến xưa, người phụ nữ luôn phải chịu những bất công, những định kiến đầy nghiệt ngã của xã hội. Sinh ra là người phụ nữ đã định sẵn những bất công, khác với các bậc nam nhi, họ bị coi thường, khinh rẻ, đối xử tàn nhẫn. Đó chính là nàng Kiều, nàng Tiểu Thanh trong thơ Nguyễn Du, là Vũ Thị Thiết trong tác phẩm của Nguyễn Dữ... Trong xã hội phong kiến ấy, người phụ nữ không có tiếng nói, cũng như bất kì địa vị vị gì. Hồ Xuân Hương đã được xem như một hiện tượng của nền văn học Việt Nam. Vì lần đầu tiên trong lịch sử văn chương, có người phụ nữ đề cao người phụ nữ, cất những vần thơ đấu tranh cho số phận của người phụ nữ, châm biếm, đả kích, thậm chí là hạn bệ các "thần tượng" trong xã hội lúc bấy giờ là vua chúa, quan lại, giai cấp thống trị. Một trong những bài thơ tiêu biểu của Hồ Xuân Hương là bài thơ "Bánh trôi nước".

Thơ Hồ Xuân Hương có cái sắc sảo trong câu từ, châm biếm chua cay khi phê phán giai cấp thống trị, những con người có chức có quyền nhưng sống tàn nhẫn, giả dối, đáng khinh. Lần đầu tiên có người dám lên tiếng và đả kích mạnh mẽ như vậy. Tuy nhiên, khi viết về những người phụ nữ, Hồ Xuân Hương lại luôn dành cho họ sự đồng cảm sâu sắc cùng với thái độ thiết tha nhất, bài thơ "Bánh trôi nước" viết về thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa, đó là một thân phận nổi trôi, phù du và vận mệnh, cuộc sống của mình họ không được tự định đoạt mà hoàn toàn là do những người đàn ông, những người chồng của họ.

 

"Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non"

Mở đầu bài thơ, nhà thơ Hồ Xuân Hương đã gợi mở những hình ảnh của những chiếc bánh trôi nước. Bánh trôi nước là loại bánh làm bằng bột gạo nếp, qua bàn tay của những người nghệ nhân thì khi nặn xong chúng có hình dạng tròn trịa cùng một màu trắng đặc trưng của gạo. Ở trong bài thơ này, nhà thơ Hồ Xuân Hương đã mượn hình ảnh của những chiếc bánh trôi nước để nói về cuộc sống và số phận của những người phụ nữ trong xã hội xưa. Hiểu như thế ta có thể thấy qua hình ảnh tròn, trắng của những chiếc bánh trôi gợi ra vẻ đẹp bên ngoài, vẻ đẹp hình thể của những người phụ nữ.

Đó chính là một vẻ đẹp tươi mới, tròn trịa, đầy sức sống "Thân em vừa trắng lại vừa tròn". Nhưng đối nghịch với vẻ đẹp đầy sức sống đó lại là một số phận, tương lai đầy mịt mờ, tăm tối "Bảy nổi ba chìm với nước non". Về ý nghĩa tả thực, ta có thể hiểu đây là là quá trình luộc chín bánh, hoàn thành bước cuối cùng. Nhưng đây cũng chỉ là một hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng. Bởi nó gợi ra số phận, cuộc đời đầy thăng trầm, biến đổi của những người phụ nữ. Như đã nói, trong xã hội xưa, sinh ra trong thân phận của người phụ nữ vốn đã là một thiệt thòi, bất công.

Bởi từ khi sinh ra đến lúc dựng vợ gả chồng thì họ hoàn toàn không được quyết định bất cứ vấn đề gì, kể cả tình yêu, đối tượng kết hôn, hạnh phúc của cả cuộc đời mình, vì trong xã hội xưa có quan niệm "Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy", hay "xuất giá tòng phu", nghĩa là một khi đã lấy chồng thì mọi việc đều phải theo chồng. Vì vậy mà số phận thăng hay trầm đều hoàn toàn dựa vào người chồng của mình:

"Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son"

Đến câu thơ này thì ý niệm của hai câu thơ đầu được thể hiện, triển khai một cách rõ nét, cụ thể hơn. Nếu như những chiếc bánh trôi tròn, méo, rắn, nát đều phụ thuộc vào tay người nặn, nếu như được họ cẩn trọng, nâng niu thì khi hoàn thành chiếc bánh sẽ có hình tròn mà màu trắng trong. Ngược lại, nếu người nghệ nhân vô tâm, hời hợt thì chiếc bánh sẽ bị méo mó, và khi luộc trong nước sẽ bị vỡ. Đối với người con gái trong xã hội xưa cũng vậy, nếu may mắn gặp được người cũng biết yêu thương, trân trọng thì cuộc sống của học sẽ hạnh phúc, vui vẻ; còn khi lấy phải người chồng độc đoán, vũ phu thì họ sẽ có cuộc sống đau khổ, bất hạnh. Nhưng dẫu cuộc sống có bất biến, phù du thì những người con gái ấy vẫn giữ được vẻ đẹp trong trắng thủy chung trong tâm hồn. Đến đây thì hình ảnh của những người phụ nữ trong xã hội xưa được hoàn thiện, không chỉ có vẻ đẹp ngoại hình mà vẻ đẹp tâm hồn của họ rất đáng được trân trọng.

 

Mượn hình ảnh của những chiếc bánh trôi, nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã xây dựng thành công hình ảnh của người phụ nữ xưa, đó là những người phụ nữ có vẻ đẹp toàn diện, không chỉ là vẻ đẹp hình thức mà còn là vẻ đẹp của tâm hồn. Dẫu có những bất hạnh, đau khổ thì vẻ đẹp tâm hồn ấy không những không mất đi mà còn sáng rực lên những tia sáng của phẩm chất, đạo đức. Thông qua bài thơ, nhà thơ cũng thể hiện sự đồng cảm sâu sắc với thân phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.

CHẮC V Sai Thì SR

29 tháng 11 2021

Trong xã hội phong kiến xưa, người phụ nữ luôn phải chịu những bất công, những định kiến đầy nghiệt ngã của xã hội. Sinh ra là người phụ nữ đã định sẵn những bất công, khác với các bậc nam nhi, họ bị coi thường, khinh rẻ, đối xử tàn nhẫn. Đó chính là nàng Kiều, nàng Tiểu Thanh trong thơ Nguyễn Du, là Vũ Thị Thiết trong tác phẩm của Nguyễn Dữ... Trong xã hội phong kiến ấy, người phụ nữ không có tiếng nói, cũng như bất kì địa vị vị gì. Hồ Xuân Hương đã được xem như một hiện tượng của nền văn học Việt Nam. Vì lần đầu tiên trong lịch sử văn chương, có người phụ nữ đề cao người phụ nữ, cất những vần thơ đấu tranh cho số phận của người phụ nữ, châm biếm, đả kích, thậm chí là hạn bệ các "thần tượng" trong xã hội lúc bấy giờ là vua chúa, quan lại, giai cấp thống trị. Một trong những bài thơ tiêu biểu của Hồ Xuân Hương là bài thơ "Bánh trôi nước".

Thơ Hồ Xuân Hương có cái sắc sảo trong câu từ, châm biếm chua cay khi phê phán giai cấp thống trị, những con người có chức có quyền nhưng sống tàn nhẫn, giả dối, đáng khinh. Lần đầu tiên có người dám lên tiếng và đả kích mạnh mẽ như vậy. Tuy nhiên, khi viết về những người phụ nữ, Hồ Xuân Hương lại luôn dành cho họ sự đồng cảm sâu sắc cùng với thái độ thiết tha nhất, bài thơ "Bánh trôi nước" viết về thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa, đó là một thân phận nổi trôi, phù du và vận mệnh, cuộc sống của mình họ không được tự định đoạt mà hoàn toàn là do những người đàn ông, những người chồng của họ.

 

"Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non"

Mở đầu bài thơ, nhà thơ Hồ Xuân Hương đã gợi mở những hình ảnh của những chiếc bánh trôi nước. Bánh trôi nước là loại bánh làm bằng bột gạo nếp, qua bàn tay của những người nghệ nhân thì khi nặn xong chúng có hình dạng tròn trịa cùng một màu trắng đặc trưng của gạo. Ở trong bài thơ này, nhà thơ Hồ Xuân Hương đã mượn hình ảnh của những chiếc bánh trôi nước để nói về cuộc sống và số phận của những người phụ nữ trong xã hội xưa. Hiểu như thế ta có thể thấy qua hình ảnh tròn, trắng của những chiếc bánh trôi gợi ra vẻ đẹp bên ngoài, vẻ đẹp hình thể của những người phụ nữ.

Đó chính là một vẻ đẹp tươi mới, tròn trịa, đầy sức sống "Thân em vừa trắng lại vừa tròn". Nhưng đối nghịch với vẻ đẹp đầy sức sống đó lại là một số phận, tương lai đầy mịt mờ, tăm tối "Bảy nổi ba chìm với nước non". Về ý nghĩa tả thực, ta có thể hiểu đây là là quá trình luộc chín bánh, hoàn thành bước cuối cùng. Nhưng đây cũng chỉ là một hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng. Bởi nó gợi ra số phận, cuộc đời đầy thăng trầm, biến đổi của những người phụ nữ. Như đã nói, trong xã hội xưa, sinh ra trong thân phận của người phụ nữ vốn đã là một thiệt thòi, bất công.

Bởi từ khi sinh ra đến lúc dựng vợ gả chồng thì họ hoàn toàn không được quyết định bất cứ vấn đề gì, kể cả tình yêu, đối tượng kết hôn, hạnh phúc của cả cuộc đời mình, vì trong xã hội xưa có quan niệm "Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy", hay "xuất giá tòng phu", nghĩa là một khi đã lấy chồng thì mọi việc đều phải theo chồng. Vì vậy mà số phận thăng hay trầm đều hoàn toàn dựa vào người chồng của mình:

"Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son"

Đến câu thơ này thì ý niệm của hai câu thơ đầu được thể hiện, triển khai một cách rõ nét, cụ thể hơn. Nếu như những chiếc bánh trôi tròn, méo, rắn, nát đều phụ thuộc vào tay người nặn, nếu như được họ cẩn trọng, nâng niu thì khi hoàn thành chiếc bánh sẽ có hình tròn mà màu trắng trong. Ngược lại, nếu người nghệ nhân vô tâm, hời hợt thì chiếc bánh sẽ bị méo mó, và khi luộc trong nước sẽ bị vỡ. Đối với người con gái trong xã hội xưa cũng vậy, nếu may mắn gặp được người cũng biết yêu thương, trân trọng thì cuộc sống của học sẽ hạnh phúc, vui vẻ; còn khi lấy phải người chồng độc đoán, vũ phu thì họ sẽ có cuộc sống đau khổ, bất hạnh. Nhưng dẫu cuộc sống có bất biến, phù du thì những người con gái ấy vẫn giữ được vẻ đẹp trong trắng thủy chung trong tâm hồn. Đến đây thì hình ảnh của những người phụ nữ trong xã hội xưa được hoàn thiện, không chỉ có vẻ đẹp ngoại hình mà vẻ đẹp tâm hồn của họ rất đáng được trân trọng.

 

Mượn hình ảnh của những chiếc bánh trôi, nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã xây dựng thành công hình ảnh của người phụ nữ xưa, đó là những người phụ nữ có vẻ đẹp toàn diện, không chỉ là vẻ đẹp hình thức mà còn là vẻ đẹp của tâm hồn. Dẫu có những bất hạnh, đau khổ thì vẻ đẹp tâm hồn ấy không những không mất đi mà còn sáng rực lên những tia sáng của phẩm chất, đạo đức. Thông qua bài thơ, nhà thơ cũng thể hiện sự đồng cảm sâu sắc với thân phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.

13 tháng 1 2018

Chào mọi người! Tên tôi là Thảo. Hôm nay tôi đến đây để trình bày cho bạn về chương trình truyền hình yêu thích. Tôi rất thích xem phim hoạt hình. Và trong tất cả các bộ phim tôi đã xem, "Chòm sao của đom đóm" là một trong những bộ phim hoạt hình mà tôi thích nhất. Trong tiếng Việt nó được gọi là "Có thể ham đom đom" hoặc "Mo đôm đôm". Đó là một câu chuyện bi thảm về hai đứa trẻ trong chiến tranh. Nó được sản xuất từ ​​Nhật Bản bởi studio Ghibli, đạo diễn và viết kịch bản bởi Takahata Isao. Nó được dựa trên một nover của Nosaka Akiyuki. Nó được viết như một lời xin lỗi với chị gái anh. Với tiếng Nhật, bộ phim này được hiểu như một truyền thuyết về sự tôn trọng. Phim là nền tảng lịch sử vào cuối thế chiến thứ hai từ Nhật Bản. Phim nói về một câu chuyện đau đớn nhưng chuyển đến tình cảm anh em của hai cô nhi viện: Seita và Setsuko. Họ đã mất mẹ sau vụ đánh bom khốc liệt của Không lực Hoa Kỳ đến thành phố Kobe trong khi cuộc chiến của cha họ đối với hải quân Nhật Bản. Vì vậy, Seita và Setsuko phải đấu tranh để tồn tại giữa nạn đói và sự chống cự tàn nhẫn của những người xung quanh (có quan hệ họ hàng). Họ phải sống trong hầm trú ẩn và thường ăn ếch và thằn lằn. Cuối cùng, Setsuko phải chết vì đói, hình ảnh miêu tả sự đau đớn và cái chết của cô bé có thể được xem như là những hình ảnh nhục nhã nhất trong lịch sử phim hoạt hình Nhật Bản. Khi tất cả mọi người, những người đã xem bộ phim này được yêu cầu, hầu hết trong số họ nói rằng họ đã khóc, và đó có tôi.That đưa tôi đến cuối của bài trình bày của tôi. Rất cảm ơn về sự chú ý của bạn! Họ phải sống trong hầm trú ẩn và thường ăn ếch và thằn lằn. Cuối cùng, Setsuko phải chết vì đói, hình ảnh miêu tả sự đau đớn và cái chết của cô bé có thể được xem như là những hình ảnh nhục nhã nhất trong lịch sử phim hoạt hình Nhật Bản. Khi tất cả mọi người, những người đã xem bộ phim này được yêu cầu, hầu hết trong số họ nói rằng họ đã khóc, và đó có tôi.That đưa tôi đến cuối của bài trình bày của tôi. Rất cảm ơn về sự chú ý của bạn! Họ phải sống trong hầm trú ẩn và thường ăn ếch và thằn lằn. Cuối cùng, Setsuko phải chết vì đói, hình ảnh miêu tả sự đau đớn và cái chết của cô bé có thể được xem như là những hình ảnh nhục nhã nhất trong lịch sử phim hoạt hình Nhật Bản. Khi tất cả mọi người, những người đã xem bộ phim này được yêu cầu, hầu hết trong số họ nói rằng họ đã khóc, và đó có tôi.That đưa tôi đến cuối của bài trình bày của tôi. Rất cảm ơn về sự chú ý của bạn!Vì vậy, Seita và Setsuko phải đấu tranh để tồn tại giữa nạn đói và sự chống cự tàn nhẫn của những người xung quanh (có quan hệ họ hàng). Họ phải sống trong hầm trú ẩn và thường ăn ếch và thằn lằn. Cuối cùng, Setsuko phải chết vì đói, hình ảnh miêu tả sự đau đớn và cái chết của cô bé có thể được xem như là những hình ảnh nhục nhã nhất trong lịch sử phim hoạt hình Nhật Bản. Khi tất cả mọi người, những người đã xem bộ phim này được yêu cầu, hầu hết trong số họ nói rằng họ đã khóc, và đó có tôi.That đưa tôi đến cuối của bài trình bày của tôi. Rất cảm ơn về sự chú ý của bạn!

dịch

Hello, everybody! My name is Thao. Today I am here to present to you about Favorite TV shows. I very watching cartoons. And of all the film I have seen, “Grave of the fireflies” is one in the cartoons which I most. In Vietnamese it’s called is “Can ham đom đom” or “Mo đom đom”. It’s a tragic story about two childents in the war. It’s made from Japan by Ghibli studio, directed and written by Takahata  Isao. It is based on a nover of Nosaka Akiyuki. It’s written as a apologize to his sister. With Japanese, this film is understand as a fable about the respect. Film is been in historical background at the end of the seconds world war from Japan. Film tells a painful story but moving to brothers sentiment of two orphanages : Seita and Setsuko. They lost mother after a fierce bombing of American air force to Kobe city while their father combat for Japanese navy. So Seita and Setsuko must to struggle to exist between the famine and the resistance to merciless of surrounding people (that have their kinship). They have to live in a shelter-pit and often eat frogs and lizards. At the end, Setsuko have to die for hunger, pictures depict painfulness and the death of little girl can be considered as the most mournful film pictures in the cartoon Japan history. When everybody, who had seen this film are asked, most of them said they cried, and that have me.That brings me to the end of my presentation. Many thanks for your attention!

tk mk nhé

12 tháng 1 2018

đây là toán đưa anh văn vô đây làm chi

28 tháng 10 2019

đề văn cô ánh!

28 tháng 10 2019
Câu trả lời :nhà em bao việc ạ.......
12 tháng 1 2018

anh sao ghi việt

12 tháng 1 2018

Ý là bằng Tiếng Anh đó. Mình ghi hơi lộn :))))

25 tháng 11 2016

Đề 1 :

Hồ xuân Hương là một trong rất ít phụ nữ Việt Nam thời phong kiến có tác phẩm văn học lưu truyền cho đến ngày nay. Bà được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. Cuộc đời của bà vẫn còn là một vấn đề đang được nghiên cứu. Bà thường mượn cảnh , mượn vật để nói lên thân phận người phụ nữ thời bấy giờ, bài thơ “Bánh trôi nước” là một trong số đó.



“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son”



Bánh trôi nước-một loại bánh dân dã, bình thường thấy quanh năm, được Hồ xuân Hương miêu tả một cách sinh động về màu sắc, hình dáng như là chiếc bánh đang tự nói về chính mình:



“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”



Qua đó, người phụ nữ Việt Nam có thể hóa thân vào những chiếc bánh dân dã đáng yêu ấy. Bà không dùng “khuôn mặt hình trái xoan”, hay “đôi mày hình lá liễu” để mô tả vẻ đẹp quý phái của phụ nữ , trái lại bà dùng hình tượng “tròn”, “trắng” để cho ta có thể liên tưởng đến một vẻ đẹp mạnh mẽ, xinh xắn .Bên cạnh đó, điệp từ “vừa” càng làm tăng thêm sự tự hào về vẻ đẹp ngoại hình của người phụ nữ Việt Nam. Người phụ nữ Việt Nam mạnh khỏe, xinh xắn, đáng yêu là thế, còn cuộc đời của họ thì sao? Trong xã hội phong kiến xưa, số phận người phụ nữ cũng lênh đênh chìm nổi như



chiếc bánh trôi nước trong nồi.

“Bảy nổi ba chìm với nước non”



Cuộc đời long đong, gian truân đầy sóng gió dường như đã dành sẵn cho người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến, nghe như một tiếng than thầm, cam chịu, nhưng cũng phảng phất vẻ cao ngạo của họ. Cũng nổi , cũng chìm, nhưng lại nổi chìm “với nước non” .

“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”



Lời thơ có vẻ trở nên cam chịu, người phụ nữ xưa vốn không có một vai trò gì trong xã hội. Họ không tự quyết định được số phận của mình, cuộc đời họ từ khi mới sinh ra cho đến lúc lìa đời là một cuộc sống hoàn toàn phụ thuộc. Khi còn nhỏ thì phụ thuộc vào cha mẹ, khi lấy chồng thì phụ thuộc vào chồng, chồng mất thì phụ thuộc vào con cái. Họ không có cuộc sống của riêng họ, cuộc sống của họ chỉ để tô điểm thêm cho cuộc sống của người khác. Thế nhưng, thơ của Hồ xuân Hương lại phảng phất chút phớt lờ, bất cần. Thấp thoáng đâu đó trong thơ bà có chút phảng kháng, chống cự lại những quan điểm bất công thời ấy. Nếu như trong ca dao, người phụ nữ được ví: “Thân em như tấm lụa đào – Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai” chỉ để thể hiện thân phận lênh đênh , thì trong thơ của Hồ xuân Hương ngoài việc miêu tả số phận người phụ nữ còn khẳng định nhân

cách, vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ



“Mà em vẫn giữ tấm lòng son”



Cuộc đời có bạc bẽo, bất công ,cuộc sống có gian khổ , long đong như thế nào chăng nữa, người phụ nữ vẫn giữ được sự son sắt, thủy chung cùng những phẩm chất tốt đẹp của mình. Đó là sự khẳng định của bà và đó cũng chính là phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam.

Với hình tượng cái bánh trôi nước, Hồ xuân Hương đã nói lên được vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ, đồng thời cũng đã đề cập đến một vấn đề xã hội rộng lớn đối với người phụ nữ - sự bình đẳng giới. Đây cũng chính là vấn đề mà xã hội tốt đẹp của chúng ta đang xây dựng. Cám ơn bà đã để lại cho đời một bài thơ thật đẹp.

25 tháng 11 2016

Đề 2 :

Thơ Nguyễn Khuyến chẳng có mấy bài vui bởi tâm trạng ông mang nặng nỗi buồn trước tình cảnh đất nước đau thương, trước thói đời éo le, bạc bẽo. Nhất là từ khi cáo quan về sống ẩn dật ở quê nhà thì nỗi buồn ấy trong thơ ông càng sâu, càng đậm. Tuy vậy nhưng bài Bạn đến chơi nhà lại là nốt vui bất chợt làm bừng sáng cái thông minh, dí dỏm vốn có trong tính cách cụ Tam Nguyên. Ẩn chứa trong bài thơ là một tình bạn già kháng khít, keo sơn, vượt qua mọi ràng buộc của những nghi thức tầm thường. Cái nghèo vật chất không lấn át được tình cảm ấm áp, chân thành. Bài thơ viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật nhưng không theo cấu trúc 4 phần (đề, thực, luận, kết), mỗi phần hai câu như thường thấy. Ở bài này, Nguyễn Khuyên chỉ sử dụng có một câu làm câu đề, câu thứ hai đã chuyển sang phần thực. Giữa phần thực và phần luận lại không có ranh giới rõ rệt. Hai câu 7 và 8 thì câu 7 gắn với phần luận, chỉ có câu 8 là phần kết. Sự phá cách này tạo nên nét độc đáo trong cấu trúc bài thơ, đồng thời chứng tỏ khả năng sáng tạo của nhà thơ. Đã bấy lâu nay bác tới nhà Câu mở đề giản dị, tự nhiên như lời chào hỏi thân tình của hai người bạn thân lâu lắm mới gặp lại nhau. Tuổi già là tuổi người ta thường cảm thấy cô đơn nên khao khát có bạn để chuyện trò, giãi bày tâm sự. Chính vì thế nên khi được bạn đến thăm, nhà thơ thực sự vui mừng. Ông gọi bạn bằng bác. Cách gọi dân dã, thân tình song cũng rất nể trọng, thể hiện sự gắn bó thân thiết giữa chủ và khách. Câu thơ giống như lời chào quen thuộc hằng ngày ấy sẽ là tiền đề cho sự giãi bày tiếp sau đó: Đã lâu rồi, nay mới có dịp bác quá bộ tới chơi nhà, thật là quý hóa. Vậy mà… thôi thì cứ tình thực mà nói, mong bác hiểu mà vui lòng đại xá cho! Sau khi Nguyễn Khuyến rũ áo từ quan, về ở chốn quê nghèo chiêm mất đằng chiêm, mùa mất mùa mà vẫn có bạn tìm tới thăm thì hẳn người ấy phải là tri kỉ; bởi thói đời giàu thời tìm đến, khó thời lui. Xúc động thật sự, nhà thơ nhân đó lấy cái giàu có, quý giá của tình bạn để khỏa lấp cái nghèo nàn vật chất trong cuộc sống của mình. Theo phép xã giao, khi khách đến chơi, trước hết chủ nhà phải có nước có trầu tiếp khách. Bạn thân ở nơi xa tới, lâu ngày mới gặp thì nhất thiết phải mời cơm,mời rượu. Ở chốn phố phường còn có quán xá chứ ở vùng quê Nguyễn Khuyến thì kiếm đâu ra? Cái hay của bài thơ bắt đầu từ ý này: Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa. Nhà thơ phân trần với khách về sự tiếp đãi không thể chu đáo của mình. Vừa mới tay bắt mặt mừng mà lại giãi bày với ý: “Nhà vắng người sai bảo, chợ ở xa, tôi thì già yếu không đi được”, liệu có làm mất lòng nhau? Nhưng bạn già chắc sẽ thông cảm vì lí do chủ nhà đưa ra nghe chừng đúng cả. Mọi thứ ở nhà tuy sẵn nhưng ngặt nỗi: Ao sâu nước cả khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa. Hiểu theo bề nổi của chữ nghĩa, nhà thơ muốn thanh minh với bạn: Cá thì nhiều đấy, nhưng ao sâu nước cả. Gà không thiếu nhưng vườn rộng rào thưa. Cải, cà, bầu, mướp thì đang ở độ chửa ra cây, còn mới nụ, vừa rụng rốn, đương hoa. Nghĩa là toàn ở độ dở dang, sắp sửa, chưa dùng được. Vậy là bữa cơm đãi khách với đầy đủ cá thịt hay đạm bạc rau dưa đều không thể có. Thôi thì ta nói chuyện với nhau bằng điếu thuốc, chén nước, miếng trầu vậy. Nhưng giở đến trầu thì đã hết tự bao giờ : Đầu trò tiếp khách trầu không có, mà xưa nay miếng trầu là đầu câu chuyện. Người đọc như hình dung ra rõ ràng cái sự loay hoay, lúng túng thật dễ thương của vị đại quan xưa, nay đã thành ông già dân dã chốn quê mùa. Nhưng xét kĩ thì chủ nhà không nghèo, ngược lại, ông là người giàu có. Câu thơ toàn nói đến cái không nhưng lại hàm chứa cái có. Cái nghèo vật chất trong hiện tại được thi vị hóa như là sự giàu có trong tương lai. Có thể những thứ cá, gà, cải, cà, bầu, mướp đều chẳng thiếu và nhà thơ đã tiếp đãi bạn rất chu tất còn nội dung bài thơ chỉ là cách giới thiệu độc đáo của cụ Tam Nguyên với bạn về cuộc sống thanh đạm của mình sau khi từ quan chăng?!
Cách nói của nhà thơ là cố làm ra vẻ giàu có, dư dả nhưng thực ra ông rất nghèo và cái nghèo ấy dễ gì che giấu được! Bạn biết ta nghèo, lại ở một nơi xa xôi hẻo lánh mà vẫn tìm đến thăm ta, điều đó còn gì quý giá bằng! Tuy vậy, ẩn trong lời nói khiêm nhường của Nguyễn Khuyến là sự tự hào về cảnh sống thanh bần của mình. Ta tuy nghèo thật nhưng dễ gì giàu sang đổi được cái nghèo ấy! Trong đoạn thơ trên thấp thoáng nụ cười hóm hỉnh, thâm Thúy của bậc đại nho. 

Bác đến chơi đây ta với ta là một câu kết hay, là linh hồn của bài thơ. Ta với ta nghĩa là một tấm lòng đến với một tấm lòng; kẻ tri âm đến với người tri kỉ. Vậy thì tất cả những lễ nghi kia đều là tầm thường, vô nghĩa. Chủ và khách có chung một tình cảm thắm thiết thanh cao, đó là cái quý giá không vật chất nào sánh được. Ba tiếng ta với ta gợi cảm xúc mừng vui, thân mật. Bạn bè xa cách đã lâu, nay vượt đường xa dặm thẳm, vượt cái yếu đuối của tuổi già để đến thăm nhau thì thật là quý hóa! Đáng quý hơn nữa là bác với tôi, ta cùng lánh đục tìm trong, lui về vui thú điền viên để giữ trọn hai chữ thiên lương. Sự gần gũi, tương đắc về mặt tâm hồn đã gắn bó chủ và khách làm một. Những điều câu nệ, khách khí đã bị xoá nhòa. Chỉ còn lại niềm vui và sự chân thành bao trùm tất cả. Tình bạn ấy đã vượt lên trên những nghi thức tiếp đãi bình thường. Bạn đến chơi nhà không phải vì mâm cao cỗ đầy mà để được gặp nhau; được hàn huyên tâm sự cho thỏa nỗi khao khát nhớ mong.

 Cậu thơ đã thể hiện cách sử dụng từ ngữ tài tình của Nguyễn Khuyến. Đáng chú ý nhất là cụm từ ta với ta. Đại từ ta trong tiếng Việt vừa chỉ số ít, vừa chỉ số nhiều. Nguyễn Khuyến dùng cả hai nghĩa: ta với ta tuy hai nhưng là một. Từ với gắn hai từ ta lại. Bạn và nhà thơ ngồi bên nhau thủ thỉ tâm tình, hai người hòa thành một. Quả là không gì có thể đánh đổi được tình bạn Thủy chung giữa hai ta. Bài thơ Bạn đến chơi nhà là tấm lòng của nhà thơ và cũng là bức tranh phong cảnh nông thôn bình dị tràn đầy sức sống. Khu vườn với luống cà, giàn mướp; mặt ao sóng gợn, tiếng gà xao xác trưa hè… là hiện thân của mảnh hồn quê mộc mạc, đậm đà, sâu lắng. Màu xanh trong của nước ao, màu xanh mơn mởn của vồng cải, màu tím hoa cà, màu vàng tươi hoa mướp… loại nào cũng đang độ tươi non, làm vui mắt và ấm lòng người. Những sự vật tưởng như tầm thường ấy thực ra có sức an ủi rất lớn đối với một tâm hồn mang nặng nỗi đau đời của nhà thơ. Được đón bạn đến chơi nhà trong khung cảnh rạo rực sức sống ấy, chắc hẳn niềm vui của cụ Tam Nguyên cũng tăng lên gấp bội. Bài thơ nói về một tình bạn trong sáng, đẹp đẽ. Giọng thơ tự nhiên như lời ăn tiếng nói hằng ngày của người nông dân quê mùa, chất phác, ấy vậy nhưng nó vẫn bộc lộ rõ nét tài hoa của ngòi bút Nguyễn Khuyến trong tả cảnh, tả tình. Cảnh, tình đan xen, hòa hợp, bổ sung cho nhau để tạo nên một bức tránh quê trong sáng, tươi mát và ấm áp tình người.
16 tháng 12 2019

Câu 1:

-Từ bài thơ,ta rút ra được một bài học sâu sắc bản lĩnh của phụ nữ Việt Nam.Dù cuộc đời khó khăn,vất vả nhưng họ vẫn giữ trọn ''tấm lòng son''.

Câu 2:

-Qua bài ''Bạn đến chơi nhà'',ta hiểu thêm về tình bạn quý giá.Đó là tình cảm vượt lên trên mọi vật chất,không màng danh lợi.Bài thơ như muốn nói với chúng ta rằng hãy biết trân trọng điều nhỏ bé mà vô giá - tình bạn.

9 tháng 4 2016

mình làm để 5 nha:

Tôi và Trang là hai người bạn thân từ thưở mới bắt đầu tập đánh vần chữ o, chữ a. Cho đến tận bây giờ, khi mà hai chúng tôi đã là học sinh lớp sáu rồi thì tình bạn của hai đứa vẫn thắm hồng như ngày nào. Nhà tôi cách nhà Trang không xa vì vậy sáng nào hai đứa tôi cũng rủ nhau đi học.Con đường đến trường với hai chúng tôi quả là một thế giới diệu kì. Con đường ấy đẹp nhất là đoạn chạy dọc bờ sông với một hàng phượng vĩ đổ dài. Ngay trong lúc này đây, dưới ánh nắng vàng rực vào một sớm hè, trong âm thanh rộn ràng của tiếng ve, tôi thấy cảnh đẹp đến nao lòng. Hàng phượng trong nắng hè với tiếng ve rộn vang làm lòng tôi nao nức.

 

  Bầu trời mùa hè cao vời vợi. Những chị mây trắng đang nhởn nhơ trôi trên nền trời xanh thẳm. Nắng, cái nắng của mùa hạ chói chang và rực rỡ. Nắng sưởi ấm tâm hồn tôi và như an ủi tôi về nỗi lo của ngày hè sắp đến.Con đường tôi đi học cũng đông đúc, nhộn nhịp vào mỗi sớm mai, cũng vui vẻ với những tiếng nói tíu tít cười của đám học sinh chúng tôi.Cũng đã từng năm năm trời đi trên con đường này hình ảnh của một hàng phượng cùng với tiếng ve vào những ngày hè ít nhiều cũng đọng lại trong tâm hồn tôi một cảm xúc vừa vui, vừa buồn.

 

  Hàng phượng vĩ mang một vẻ đẹp rất đỗi gần gũi với tôi. Từ xa nhìn lại trông hàng phượng vĩ như những mâm xôi gấc đỏ rực. Tôi không biết rằng hàng phượng vĩ đã bao nhiêu tuổi nở hoa chỉ thấy cành nhiều, lá sum xuê.Hàng phượng vĩ cây nào cây ấy cũng giống nhau. Rễ cây ngoằn ngoèo nổi lên mặt đất như những con rắn khổng lồ.Thân cây to, xù xì, hai ba đứa chúng tôi ôm cũng không xuể.Những cành cây chắc, khỏe xoè ra như những chiếc dù lớn. Lá phượng xanh um,mát rượi, ngon lành như lá me non. Hoa phượng màu đỏ thẫm. Sắc hoa trong nằng hè rất đẹp và hơi ngả sang  sắc cam. Nhà văn Xuân Diệu đã từng viết: “Phượng không phải là một đoá, là một cành mà là cả một vùng trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần tử trong xã hội thắm tươi.” Hoa phượng như phun trào lên không gian một ngọn lủa cháy rừng rực tưởng như không gì có thể rập tắt.Người ta đã quên mất đoá hoa, chỉ nghĩ đến hàng, đến cây, đến những tán lớn xoè ra như muôn ngàn con bướm thắm.Mùa hè hàng phượng gọi đến bao nhiêu là ve.Nào là ve sầu, ve đất…Tất cả chúng đang đợi chờ ngày hoa phượng nở. Rồi chỉ vài ngày nắng rực rỡ hoa phượng đã nở đỏ từng chùm, từng chùm.Đốm lửa nhỏ hôm nào nay đã cháy rực lên thành một ngọn đuốc.Trời càng nắng to phượng càng nở rực rỡ,mang lại cho con đường tôi đi học một màu sắc thần tiên.Hoa phượng và những chú ve sầu đã tạo nên cho bờ sông một bản nhạc say đắm lòng người.  Vào mỗi mùa hè,một ngày bốn lần, tôi và Trang đi trên con đường này cũng là bồn lần chúng tôi được nghe tiếng ve kêu râm ran trên khắp các cành cây phượng vĩ. Tiếng  ve kêu như mang đến cho tôi một cảm giác xao xuyến, bồi hồi khó tả. Nó là cảm giác vui vì tôi sắp được nghỉ hè, là cảm giác buồn thoáng qua về tình bạn và tình thầy trò. Tôi sẽ phải xa mái trường tôi mà hằng ngày tôi vẫn học tập hăng say sao? Và tôi sẽ không thường xuyên đi qua con đường này chăng? Tôi sẽ không được gặp bạn bè thầy cô trong ba tháng ư? Thời gian đó với tôi là quá dài! Và dường như khi trong đầu tôi miên man với nỗi nhớ, với nỗi buồn thì tiếng ve kia cũng có vui đâu bao giờ? Tiếng ve sầu như cũng lặng đi cùng tôi. Chắc hẳn rằng những chú ve cũng phần nào hiểu được tâm trạng của tôi, của một đứa học sinh sắp phải rời xa mái trường nơi nó đã gắn bó bao năm tháng qua.Hè đến nhanh rồi cũng ra đi thật nhanh chóng .Hoa phượng đã tàn, những chú ve mời ngày nào còn cất giọng ca muôn thưở thì nay đã lặn đâu mất rồi.  Phượng để lại những dấu hỏi chấm treo lủng lẳng trên khắp các cành cây. Dấu hỏi chấm ấy nói cho biết điều gì về tương lai của tôi, về tình bạn tốt đẹp giữa tôi và Trang  đây? Hàng phượng ấy có phải là hiện thân của tương lai tôi không? Tất cả chỉ là những dấu hỏi trong sự đợi chờ.

 

  Có lẽ rằng sau này cho dù tôi có trưởng thành một con người thành đạt hay người bình thường thì hình ảnh con đường hoa phượng mà  tôi đã đi học suốt những ngày thơ ấu cắp sách tới trường sẽ không bao giờ phai nhạt trong kí ức của tôi. Và bây giờ tôi cũng đã vững vàng để tin một điều: “Hoa phượng đã tàn rồi”.

NHỚ TICK CHO MÌNH ĐÓ NHA !! :))

10 tháng 4 2016

'' Tùng, tùng, tùng''. Giờ ra chơi đã đến. Sân trường từ vắng lặng bây giờ đã trở nên nhộn nhịp hẳn lên.

Tiếng trống trường đã vang lên ba tiếng. Mọi người ùa ra sân trường như đàn ong vỡ tổ. Những bạn gái đang nhảy dây bên cây phượng. Đôi chân thoăn thoắt như những chú sóc tinh nghịch đang nhảy trên các cành cây hay giống như những vũ công nhảy chuyên nghiệp.Có một số bạn thì chơi đuổi bắt, chạy khắp sân trường, miệng thì la hét làm nhộn nhịp một góc sân trường hơn hẳn. Còn có mấy chị lớp 7, lớp 8 ra ghế đá ngồi trò chuyện cùng với nhau. Một vài người  lớp 9 thì không như các em lớp 6. Sau giờ học thì tranh thủ ra hóng mát cho đỡ căng thẳng.Mặc dù đã học cấp 2 rồi nhưng vẫn còn vài người có tính hiếu động thì chơi bắn bi ngoài bãi đất. Những hòn bi tròn tròn như quả bóng cứ như là đang thi chạy vậy. Còn có những người vào căn-tin để ăn sáng. Mặc dù căn-tin rất nhỏ nhưng luôn đầy ắp người mua. Người bán chính là vợ bác bảo vệ. Các thầy, cô cũng có lúc vào đây để uống trà, nói chuyện. Hết 7 phút đầu giờ, tất cả mọi người xếp hàng thật ngay ngắn từng hàng từng hàng một để tập thể dục. Từng người một tập rất nhẹ nhàng mà mạnh mẽ.

Tuy giờ ra chơi rất ngắn nhưng chúng em cũng đã rất thoải mái. Nhờ những buổi ra chơi ngắn ngủi này mà chúng em có thể chơi với nhau thân nhau hơn. Mọi người đều dành giờ ra chơi những điều hết sức thú vị. Thế là sau giờ ra chơi của mỗi ngày, chúng em lại xếp hàng vào chuẩn bị học tiết 3.

mình chỉ viết sơ sài thui, mong bạn thông cảm! nhớ tick mình nha leuleu

 

29 tháng 1 2016

Đây mà là toán à?

16 tháng 12 2019

a. Những chi tiết miêu tả tình huống đón tiếp bạn của nhà thơ:

- Trẻ con đi vắng, chợ ở xa.

- Ao sâu nước cả không câu được cá.

- Vườn rộng rào thưa khó đuổi, bắt được gà.

- Cải, cà, bầu, mướp chưa ăn được.

- Miếng trầu tiếp khách là đầu câu chuyện cũng không có.

- Đã lâu bạn mới đến chơi mà chỉ có hai tấm lòng với nhau.

b. Dựng lên tình huống như thế, tác giả khẳng định tình bạn cao đẹp vượt lên trên mọi thiếu thốn.