K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 ĐIỂM) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 5: Hạnh phúc đôi khi như lá xanh trong nắng dội, mưa tràn   Hạnh phúc đôi khi như quả thơm trong im lặng, dịu dàng   Hạnh phúc đôi khi như sông vô tư trôi về biển cả Chẳng cần biết mình đầy vơi (Nguyễn Loan, Hạnh phúc đôi khi, Tạp chí sông Hương số 336 - 02/2027) Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản trên. Câu 2....
Đọc tiếp

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 ĐIỂM)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 5:

Hạnh phúc

đôi khi như lá

xanh trong nắng dội, mưa tràn

 

Hạnh phúc

đôi khi như quả

thơm trong im lặng, dịu dàng

 

Hạnh phúc

đôi khi như sông

vô tư trôi về biển cả

Chẳng cần biết mình

đầy vơi

(Nguyễn Loan, Hạnh phúc đôi khi, Tạp chí sông Hương số 336 - 02/2027)

Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản trên.

Câu 2. Trong văn bản trên, hạnh phúc được miêu tả qua những tính từ nào?

Câu 3. Anh/Chị hiểu nội dung của đoạn thơ sau như thế nào?

Hạnh phúc

đôi khi như quả

thơm trong im lặng, dịu dàng

Câu 4. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong đoạn thơ sau:

Hạnh phúc

đôi khi như sông

vô tư trôi về biển cả

Chẳng cần biết mình

đầy vơi

Câu 5. Nhận xét quan niệm về hạnh phúc của tác giả được thể hiện trong đoạn trích.

0
. ĐỌC HIỂU (5,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Tình yêu thương chân thật thường rất vị tha, người có tình yêu thương chân thật thường nghĩ nhiều đến hạnh phúc của người khác hơn là của bản thân mình. Tình yêu ấy làm cho chúng ta thay đổi bản thân và ngày một trưởng thành hơn. Tình yêu thương chân thành và sâu sắc bao giờ cũng trường tồn ngay cả sau khi người đó đã từ giã...
Đọc tiếp

. ĐỌC HIỂU (5,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Tình yêu thương chân thật thường rất vị tha, người có tình yêu thương chân thật thường nghĩ nhiều đến hạnh phúc của người khác hơn là của bản thân mình. Tình yêu ấy làm cho chúng ta thay đổi bản thân và ngày một trưởng thành hơn. Tình yêu thương chân thành và sâu sắc bao giờ cũng trường tồn ngay cả sau khi người đó đã từ giã cõi đời. Tuy nhiên, tình yêu thương không được bày tỏ thì không bao giờ đạt được ý nghĩa đích thực của nó (...) Hãy bày tỏ tình yêu thương với mọi người xung quanh ngay khi chúng ta còn hiện diện trong cuộc sống này. Hãy nhớ rằng tình yêu thương là ngọn lửa sưởi ấm cuộc đời của mỗi chúng ta. Bạn đừng ngần ngại khi muốn nói với ai đó rằng bạn rất yêu quý họ.

 (Trích cho đi là còn mãi, A Zim, Jaman và Harvey MeKinnon, NXB 2010)

Câu 1. (2,0 điểm)

a/ Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên? Nghị luận

b/ Tìm biện pháp tu từ so sánh trong đoạn văn sau và cho biết tác dụng của nó?

Hãy bày tỏ tình yêu thương với mọi người xung quanh ngay khi chúng ta còn hiện diện trong cuộc sống này. Hãy nhớ rằng tình yêu thương là ngọn lửa sưởi ấm cuộc đời của mỗi chúng ta. Bạn đừng ngần ngại khi muốn nói với ai đó rằng bạn rất yêu quý họ.

 c/ Cho biết câu văn sau thuộc kiểu hành động nói nào

 “Hãy bày tỏ tình yêu thương với mọi người xung quanh ngay khi chúng ta còn hiện diện trong cuộc sống này”.

Câu 2. (1,0 điểm) Trật tự từ trong câu in đậm sau thể hiện điều gì?

Tình yêu ấy làm cho chúng ta thay đổi bản thân và ngày một trưởng thành hơn.

Câu 3 (1,0 điểm). Nêu nội dung chính của đoạn trích?

Câu 4 (1,0 điểm). Từ nội dung phần đọc hiểu, hãy viết đoạn văn khoảng từ (3-5 câu) trình bày suy nghĩ của em về tình yêu thương?

Tình yêu thương là sự quan tâm và tình cảm thiêng liêng giữa con người và con người với nhau. Nó là một phẩm chất cao quý của mỗi con người, giúp nuôi dưỡng tâm hồn và làm cho chúng ta trở nên tốt đẹp hơn trong tâm hồn. Tình yêu thương còn có khả năng hàn gắn những nỗi đau và vết thương trong tâm hồn, giúp cho xã hội phát triển tốt hơn. Có nhiều ví dụ thể hiện tình yêu thương, từ những phong trào giúp đỡ đồng bào trong các vùng bị tàn phá đến những hành động giúp đỡ những người nghèo khó trong cộng đồng. Tình yêu thương không chỉ là một yếu tố quan trọng để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn, mà còn là một giá trị cần được trân trọng và nuôi dưỡng trong mỗi con người.

 


0
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi: “Hạnh phúc là kỹ năng và đã là kỹ năng mọi người có thể được đào tạo để có hạnh phúc ấy. Cả cổ học và khoa học hiện đại cùng tương đồng ở một điểm: muốn hạnh phúc con người phải làm chủ được thân tâm của mình. Vì thế con người phải kiểm soát được các tác động bên ngoài. Có những kỹ năng về xã hội và...
Đọc tiếp

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi: “Hạnh phúc là kỹ năng và đã là kỹ năng mọi người có thể được đào tạo để có hạnh phúc ấy. Cả cổ học và khoa học hiện đại cùng tương đồng ở một điểm: muốn hạnh phúc con người phải làm chủ được thân tâm của mình. Vì thế con người phải kiểm soát được các tác động bên ngoài. Có những kỹ năng về xã hội và tình cảm ảnh hưởng rất lớn đến hạnh phúc và những kỹ năng này hoàn toàn có thể được đào tạo. Như kỹ năng đối phó và ứng xử với cảm xúc, tạo ra những mối quan hệ tích cực với người chung quanh. Sự đồng cảm vị tha kết nối con người lại cũng được chứng minh là rất quan trọng để có hạnh phúc. (…) Những nghiên cứu gần đây cho thấy hạnh phúc là nhân chứ không phải là quả. Có nghĩa là bạn hạnh phúc thì bạn sẽ giàu có hơn, nhiều bạn bè hơn và thịnh vượng hơn, chứ không phải vì bạn thịnh vượng hơn mà bạn hạnh phúc hơn. Tôi nghĩ con người phải quay về với chính mình, nhìn sâu vào bên trong mình, hãy dành thời gian lắng nghe mình. Nếu mình không lắng nghe mình thì chẳng có ai trên thế giới chấp nhận lắng nghe mình. Và nếu chúng ta không kết nối được với bản thân mình thì cũng không thể kết nối với người chung quanh. Kết nối với mình để mình kết nối với người khác chứ không phải sầu muộn. Cũng như sự đồng cảm sẽ không có ý nghĩa gì nếu không trao cho người khác.” (Trích lời của Giáo Sư Hà Vĩnh Thọ, Giám đốc Trung tâm Hạnh phúc Quốc gia của Bhutan) 1. Nêu chủ đề của đoạn văn bản trên. 2. Theo tác giả, con người cần làm gì để có hạnh phúc? 3. Tại sao tác giả cho rằng Sự đồng cảm vị tha kết nối con người lại cũng được chứng minh là rất quan trọng để có hạnh phúc? 4. Anh/ chị có đồng tình với ý kiến “sự đồng cảm sẽ không có ý nghĩa gì nếu không trao cho người khác.” không? Vì sao?

0
29 tháng 6 2023

1.

Cụm từ ''biết mấy nắng mưa'' chỉ những vất vả, khó nhọc mà bà đã phải trải qua. Bà phải chịu biết bao khó nhọc, hi sinh nhiều điều nhưng đặc biệt tình yêu thương, sự hi sinh của bà dành cho con cháu là không bao giờ thay đổi. 

Thành ngữ: Dầm mưa giãi nắng

Ý nghĩa: Chỉ những khó khăn, vất vả trong cuộc đời mỗi người phải trải qua

2. 

Bài thơ: Con cò, Nói với con

29 tháng 6 2023

Câu 1:

Em hiểu rằng cụm từ "biết mấy nắng mưa" là sự gợi tả cho cuộc đời khó nhọc, cực khổ không thể xác định được để chăm cháu của người bà trong câu thơ.

Một câu thành ngữ có chứa 2 từ "nắng", "mưa":

"Dầm mưa dãi nắng"

Giải thích ngắn gọn ý nghĩa câu thành ngữ: chỉ đến sự cực khổ trong lao động của con người.

Câu 2:

Kể tên hai bài thơ viết về tình cảm gia đình trong chương trình Ngữ văn lớp 9: "Nói với con" và "Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ".

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (06 điểm)Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:Sáng ra trời rộng đến đâuTrời xanh như mới lần đầu biết xanhTiếng chim lay động lá cànhTiếng chim đánh thức chồi xanh dậy cùngTiếng chim vỗ cánh bầy ongTiếng chim tha nắng rải đồng vàng thơmGọi bông lúa chín về thônTiếng chim nhuộm óng cây rơm trước nhàTiếng chim cùng bé tưới hoaMát trong từng giọt nước hoà tiếng chimVòm...
Đọc tiếp

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (06 điểm)

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Sáng ra trời rộng đến đâu
Trời xanh như mới lần đầu biết xanh
Tiếng chim lay động lá cành
Tiếng chim đánh thức chồi xanh dậy cùng
Tiếng chim vỗ cánh bầy ong
Tiếng chim tha nắng rải đồng vàng thơm
Gọi bông lúa chín về thôn
Tiếng chim nhuộm óng cây rơm trước nhà
Tiếng chim cùng bé tưới hoa
Mát trong từng giọt nước hoà tiếng chim
Vòm cây xanh, đố bé tìm
Tiếng nào riêng giữa trăm nghìn tiếng chung
Mà vườn hoa cũng lạ lùng
Nghiêng tai nghe đến không cùng tiếng chim
                             Định Hải, Thơ thiếu nhi chọn lọc, NXB Văn học, 2017

Câu 1: (1 điểm) Xác định từ loại của của từ “tiếng chim” và từ “vỗ” trong câu thơ “Tiếng chim vỗ cánh bầy ong”

Câu 2: (1 điểm) Phát triển từ tiếng chim thành 1 cụm từ: danh từ

Câu 3: (2 điểm)  Cho các từ: kéo, mang, đội, gọi, rủ, em hãy thử thay thế từ “tha” trong câu thơ sau xem có được không? Giair thích tại sao?

“Tiếng chim tha nắng rải đồng vàng thơm”

Câu 4: (2 điểm)  Phân tích tác dụng của biện pháp nhân hóa có trong những dòng thơ sau:

Tiếng chim lay động lá cành
Tiếng chim đánh thức chồi xanh dậy cùng
Tiếng chim vỗ cánh bầy ong
Tiếng chim tha nắng rải đồng vàng thơm.

mọi người giúp tui nha . tui thấy khó 

0
PHẦN I: (6,0 điểm) Đọc - hiểu văn bản và tiếng ViệtĐọc phần văn bản và thực hiện các yêu cầu sau:Hạnh phúc bình thường và giản dị lắm em ơi!Là tiếng xe về mỗi chiều của bốCả nhà quây quần trong căn phòng nhỏChị xới cơm đầy bắt phải ăn no.Hạnh phúc là khi đêm về không có tiếng mẹ hoLà ngọn đèn soi tương lai em sángLà điểm mười đỏ tươi mỗi khi lên bảngLà ánh mắt một người lạ như quen....
Đọc tiếp

PHẦN I: (6,0 điểm) Đọc - hiểu văn bản và tiếng Việt
Đọc phần văn bản và thực hiện các yêu cầu sau:
Hạnh phúc bình thường và giản dị lắm em ơi!
Là tiếng xe về mỗi chiều của bố
Cả nhà quây quần trong căn phòng nhỏ
Chị xới cơm đầy bắt phải ăn no.
Hạnh phúc là khi đêm về không có tiếng mẹ ho
Là ngọn đèn soi tương lai em sáng
Là điểm mười đỏ tươi mỗi khi lên bảng
Là ánh mắt một người lạ như quen. (...)
                  (Trích “Hạnh phúc” - Thanh Huyền)
Câu 1: (3,0 điểm)
       a) Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
       b) Đọc đoạn trích, em hiểu tác giả bày tỏ tình cảm về điều gì trong cuộc sống?
       c) Hãy viết từ 2 đến 3 dòng thể hiện tình cảm của em dành cho người thân trong gia đình.
Câu 2: (3,0 điểm) 
       a) Chỉ ra ít nhất một từ láy và một từ ghép có trong đoạn trích.       
       b) Chỉ ra phép tu từ điệp ngữ được sử dụng trong văn bản trên và nêu tác dụng của nó.      
       c) Đặt một câu có nội dung về tình cảm gia đình, trong đó có sử dụng thành ngữ.

2
20 tháng 12 2021

lỗi r

20 tháng 12 2021

ảnh của bạn bị lỗi nhé

Phần I. Đọc hiểu văn bản: (5,0 điểm)          Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:     Bênh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương ngày 8/2/2021     Thiên thần của chị!     Em đang ngủ hồn hiên, đôi môi chúm lại như đang mút kẹo. Còn chị, chị ngắm nhìn em, một thiên thần được sinh ra giữa mùa Covid, với niềm hạnh phúc không gì tả nổi. Chị muốn nói với  em thật nhiều về những tháng ngày chị cùng em ở...
Đọc tiếp

Phần I. Đọc hiểu văn bản: (5,0 điểm)          Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

     Bênh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương ngày 8/2/2021

     Thiên thần của chị!

     Em đang ngủ hồn hiên, đôi môi chúm lại như đang mút kẹo. Còn chị, chị ngắm nhìn em, một thiên thần được sinh ra giữa mùa Covid, với niềm hạnh phúc không gì tả nổi. Chị muốn nói với  em thật nhiều về những tháng ngày chị cùng em ở trong khu cách ly này nhưng em quá bé nhỏ chẳng thể ghi nhớ nổi điều gì. Thế nên chị viết những dòng này cho em của chị.

…Em à! Chị thật may mắn vì được ở đây trong những ngày qua. Thời gian gần một tháng trời đã cho chị hiểu rằng bên trong tấm biển “KHU VỰC CÁCH KY ĐẶC BIỆT” kia không phải là những điều đáng sợ như người ta vẫn tưởng mà là cả một thế giới của sự ân cần chăm sóc, của những tấm lòng ấm áp yêu thương. Thế giới có những anh hùng thầm lặng, sẵn sàng cho đi mà không đòi hỏi bất cứ thứ gì. Nơi đây đã cho chị biết hạnh phúc không phải chỉ là được ăn ngon, mặc đẹp, được thỏa sức vui chơi mà là được sống trong niềm tin về tình yêu thương giữa những con người. Bây giờ, chị thực sự hiểu rằng vì sao một đất nước nhỏ bé trên bản đồ thế giới lại khiến cho các cường quốc năm châu phải nể phục trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19. Đơn giản thôi em ơi, mỗi con người của dải đất này đều truyền đến nhau thông điệp 5K: “Khẩu trang- Khử khuẩn-Khoảng cách-Không tụ tập- Khai báo y tế”. Tất cả cùng hòa chung “Vũ điệu rửa tay-Ghen Covy”. Tất cả cùng đồng lòng “Chống dịch như chống giặc”, và anh dũng nhất là những nhân viên y tế tuyến đầu.

       (Trích “Bức thư đạt giải Nhất quốc gia cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 50 của em Đào Anh Thư, lớp 8A2 trường THCS Nguyễn Huy Tưởng, Đông Anh, Hà Nội)

   Em hãy viết đáp án (từ câu 1 đến câu 8) bằng cách ghi chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất vào bài làm (2,0 điểm).

Câu 1: Câu vănEm đang ngủ hồn hiên, đôi môi chúm lại như đang mút kẹo” sử dụng phép tu từ gì?

A.    Ẩn dụ                                                                  C. Nhân hóa

B.    So sánh                                                                D. Hoán dụ

Câu 2: Từ  in đậm trong câu vănChị thật may mắn vì được ở đây trong những ngày qua.”thuộc loại từ nào?

A.    Từ đơn               B. Từ ghép              C. Từ láy                     D. Từ phức

Câu 3: Phần in đậm trong câu vănThế giới có những anh hùng thầm lặng, sẵn sàng cho đi mà không đòi hỏi bất cứ thứ gì” thuộc loại cụm từ nào?

A.    Cụm danh từ                                                     C. Cụm tính từ

B.    Cụm động từ                                                     D. Thành ngữ

Câu 4: Các từ ghạch chân trong câu văn “….là cả một thế giới của sự ân cần chăm sóc, của những tấm lòng ấm áp yêu thương” là loại từ gì?

A.    Từ đồng âm                                                      C. Từ láy

B.    Từ đồng nghĩa                                                  D. Từ ghép

Câu 5: Câu văn “ Em đang ngủ hồn hiên, đôi môi chúm lại như đang mút kẹo” có mấy cụm động từ?

A.    Một                  B. Hai                      C. Ba                         D. Bốn

Câu 6: Phần in đậm trong câu văn sau thuộc thành phần nào của câu ?

  “Bây giờ, chị thực sự hiểu rằng vì sao một đất nước nhỏ bé trên bản đồ thế giới lại khiến cho các cường quốc năm châu phải nể phục trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19.”

A.    Chủ ngữ                  B. Vị ngữ                C. Trạng ngữ                 D. Bổ ngữ

Câu 7: Trong các tổ hợp từ sau, tổ hợp nào là thành ngữ?

A.   Tấc đất, tấc vàng                                          C. Tấm lòng vàng

B.   Vàng như nghệ                                             D. Mùa thu vàng

Câu 8: Trong các từ sau, từ nào không phải là từ mượn ?

A.   Thiên thần               B. Hồn nhiên               C. Covid           D.  Yêu thương

Từ câu 9 đến câu 12, em hãy viết câu trả lời của mình vào bài làm.

Câu 9: (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản ?

Câu 10: (0,5 điểm) Theo lời nguời chị trong phần đầu bức thư, chị muốn nói với em mới sinh của mình điều gì?

Câu 11: (1,0 điểm) Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu “Tất cả cùng đồng lòng “chống dịch như chống giặc”….

Câu 12: (1,0 điểm) Bản thân em đã làm gì để phòng chống đại dịch Covid-19 ?

3
9 tháng 4 2022

Câu 1:B

Câu 2: B

Câu 3:A

Câu 4: Chị không thấy phần gạch chân hay in đậm .

Câu 5: C

Câu 6: C

Câu 7: A

Câu 8: D

Từ câu 9 đến câu 12, em hãy viết câu trả lời của mình vào bài làm.

Câu 9: (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn

PTBĐ : tự sự

Câu 10: (0,5 điểm) Theo lời nguời chị trong phần đầu bức thư, chị muốn nói với em mới sinh của mình điều gì?

người chị muuốn nói với  em  mới sinh thật nhiều về những tháng ngày chị cùng em ở trong khu cách ly này .

Câu 11: (1,0 điểm) Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu “Tất cả cùng đồng lòng “chống dịch như chống giặc”….

BPTT : So sánh

tác dụng : để người đọc hình dung ra chống dịch như thế nào , cổ vũ động viên năng cao tinh thần quyết tâm chống dịch , làm câu văn nêu lên rõ ràng ý của tác giả muốn nói , câu văn có sức hấp dẫn hơn.

Câu 12: (1,0 điểm) Bản thân em đã làm gì để phòng chống đại dịch Covid-19 ?

Bản thân em đã:

+ Luôn thực hiện tốt quy định 5K

+ Ít khi ra ngoài , thường xuyên vệ sinh sạch sẽ nhà cửa

+ Nhắc nhở mọi người cùng ý thức chống dịch

+ Quyên góp tiền vào gạo dù chỉ là một phần nhỏ .

9 tháng 4 2022

1. B, 2. C, 3. A, 5. C, 6. C, 7. A, 8. D, 9. biểu cảm, 10. Người chị muốn nói với em thật nhiều về những tháng ngày chị cùng em ở trong khu cách ly này nhưng em quá bé nhỏ chẳng thể ghi nhớ nổi điều gì., 11. BPTT so sánh => Tác dụng: nhấn mạnh sự cấp bách của việc chống dịch, đây chính là kẻ thù của đất nước.

12. Hs liệt kê ra những việc làm của mình: thực hiện 5K, cách li, ủng hộ y bác sĩ, nhắc nhở mọi người phòng chống dịch....

I. PHẦN ĐỌC – HIỂU: (3 điểm). Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :“Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức,...
Đọc tiếp

I. PHẦN ĐỌC – HIỂU: (3 điểm). Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :

“Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến.”

Câu 1: (0.75 điểm). Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Và được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?

Câu 2: (1 điểm). Xác định các câu rút gọn có trong đoạn trích và cho biết rút gọn thành phần nào?

Câu 3: (0.5 điểm). Xác định phép liệt kê được sử dụng trong đoạn trích?

Câu 4: (0.75 điểm). Tìm cụm chủ - vị dùng để mở rộng câu và phân tích cụ thể mở rộng thành phần gì trong câu sau?

“Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày.”

Help mình

0
Câu 1. Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu:“(1) Mùa thu, sương bảng lảng tan và còn đọng long lanh trên lá cỏ mỗi sớm mai. (2) Nhữnggiọt mưa thu cũng dịu dàng, se sẽ như tiếng bước chân nhón nhẹ nhàng trên thảm lá khô. (3) Xàoxạc heo may khi cơn gió mùa thu nô đùa với những chiếc lá vàng rơi trong nắng chiều buôngtừng vạt mỏng.”(Theo Huỳnh Thị Thu Hương)a. Tìm trong đoạn văn các danh...
Đọc tiếp

Câu 1. Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu:
“(1) Mùa thu, sương bảng lảng tan và còn đọng long lanh trên lá cỏ mỗi sớm mai. (2) Những
giọt mưa thu cũng dịu dàng, se sẽ như tiếng bước chân nhón nhẹ nhàng trên thảm lá khô. (3) Xào
xạc heo may khi cơn gió mùa thu nô đùa với những chiếc lá vàng rơi trong nắng chiều buông
từng vạt mỏng.”
(Theo Huỳnh Thị Thu Hương)
a. Tìm trong đoạn văn các danh từ, động từ, tính từ, quan hệ từ.
- Danh từ: .......................................................................................................................................
- Động từ: ......................................................................................................................................
- Tính từ: ..........................................................................................................................

AI nhanh mình tick cho hen

1
3 tháng 3 2022

a, Danh từ: mùa thu, sương, lá cỏ, sớm mai, giọt mưa thu, bước chân, thảm lá khô, cơn gió mùa thu, lá vàng, nắng chiều
b, Động từ: tan, đọng, nô đùa, rơi, buông
c, Tính từ: bảng lảng, long lanh, dịu dàng, se sẽ, nhẹ nhàng, xào xạc, mỏng

Phần 1: Đọc- hiểu. (4 điểm)Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:          Tôi có đọc bài phỏng vấn Ngô Thị Giáng Uyên, tác giả cuốn sách được nhiều bạn trẻ yêu thích “Ngón tay mình còn thơm mùi oải hương”. Trong đó cô kể rằng khi đi xin việc ở công ti Unilever, có người hỏi nếu tuyển vào không làm marketing mà làm sales thì có đồng ý không. Uyên nói có. Nhà tuyển dụng rất ngạc nhiên bởi hầu hết những...
Đọc tiếp

Phần 1: Đọc- hiểu. (4 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

          Tôi có đọc bài phỏng vấn Ngô Thị Giáng Uyên, tác giả cuốn sách được nhiều bạn trẻ yêu thích “Ngón tay mình còn thơm mùi oải hương”. Trong đó cô kể rằng khi đi xin việc ở công ti Unilever, có người hỏi nếu tuyển vào không làm marketing mà làm sales thì có đồng ý không. Uyên nói có. Nhà tuyển dụng rất ngạc nhiên bởi hầu hết những người được hỏi câu này đều trả lời không. “Tại sao phỏng vấn marketing mà lại làm sales?”. Uyên trả lời: “Tại vì tôi biết, nếu làm sales một thời gian thì bộ phận marketing sẽ muốn đưa tôi qua đó, nhưng đã quá muộn vì sales không đồng ý cho tôi đi.”

           Chi tiết này khiến tôi nhớ đến câu chuyện về diễn viên Trần Hiểu Húc. Khi đó cô đến xin thử vai Lâm Đại Ngọc, đạo diễn Vương Phù Lâm đã đề nghị cô đóng vai khác. Hiểu Húc lắc đầu “Tôi chính là Lâm Đại Ngọc, nếu ông để tôi đóng vai khác, khán giả sẽ nói rằng Lâm Đại Ngọc đang đóng vai một người khác.” Đâu là điều giống nhau giữa họ? Đó chính là sự tự tin. Và tôi cho rằng, họ thành công là vì họ tự tin.

              Có thể bạn sẽ nói: “Họ tự tin là điều dễ hiểu. Vì họ tài năng, thông minh, xinh đẹp. Còn tôi, tôi đâu có gì để mà tự tin”. Tôi không cho là vậy. Lòng tự tin thực sự không bắt đầu từ gia thế, tài năng, dung mạo … mà nó bắt đầu từ bên trong bạn, từ sự hiểu mình. Biết mình có nghĩa là biết điều này: Dù bạn là ai thì bạn cũng luôn có trong mình những giá trị nhất định.

 (Theo Phạm Lữ Ân – Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, 2012)

Câu 1 (0,5 điểm): Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt nào là chính?

Câu 2( 0,5điểm): Xác định hai lời nói trực tiếp trong đoạn văn?

Câu 3: (0,5 điểm):Xác định 1 thành phần biệt lập trong đoạn văn cuối?

Câu 4 (0,5 điểm): Xác định nội dung chính mà văn bản đề cập?

Câu 5 (1,0 điểm): Tại sao tác giả cho rằng: Lòng tự tin thực sự không bắt đầu từ gia thế, tài năng, dung mạo… mà nó bắt đầu từ bên trong bạn, từ sự hiểu mình?
Câu 6 (1,0 điểm): Rút ra thông điệp cho bản thân sau khi đọc văn bản trên

0