K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

* Bài viết mẫu tham khảo: 

Bài thơ Đất nước được hình thành trong một quãng thời gian dài (1948-1955); lần đầu tiên được đưa vào tập Chiến sĩ (1956). Bài thơ được tổ hợp từ một số bài thơ khác như Sáng mát trong như sáng năm xưa (1948) và Đêm mít tinh (1949).

Chủ đề bao trùm của Đất nước là lòng yêu nước nồng nàn, thiết tha, ý thức độc lập tự chủ, là lòng tự hào về đất nước và nhân dân anh hùng, từ trong đau thương nô lệ, dưới sự lãnh đạo của Đảng đã quật khởi vùng lên chiến thắng huy hoàng. Đoạn mở đầu bài thơ là một bức tranh thu Hà Nội trong những ngày tác giả rời thủ đô đi chiến đấu và hình ảnh người ra đi:

                                                                                      Sáng mát trong như sáng năm xưa

                                                                                      …

                                                                                      Sau lưng thềm lá… đầy

Bài thơ Đất nước không viết về mùa thu nhưng khởi nguồn cảm hứng cho nhà thơ nghĩ về đất nước là một buổi sáng mùa thu ở chiến khu Việt Bắc mang đậm đặc trưng thu của Việt Nam với bầu trời trong xanh, làn gió mát thổi nhẹ hoà lẫn với hương cốm ngạt ngào. Là một nghệ sĩ – chiến sĩ của thời đại cách mạng, Nguyễn Đình Thi cảm nhận mùa thu bằng hương cốm mới. Các nghệ sĩ đặc biệt yêu món ăn Việt Nam đều ca ngợi vẻ đặc sắc, độc đáo của cốm. Chỉ với hình ảnh “hương cốm mới”, Nguyễn Đình Thi vừa gợi được thời gian, không gian thu, vừa bộc lộ được tấm lòng yêu nước thật bình dị mà không kém phần sâu lắng thiết tha của mình.

Từ buổi sáng mùa thu ấy, nhà thơ bồi hồi nhớ lại “mùa thu đã xa”. Đó là mùa thu phải từ biệt quê hương ra đi vì nghĩa lớn. “Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội”, câu thơ đã đưa lại cho bức tranh thu một nét vẽ thật cụ thể. Từ “chớm” và cụm từ “chớm lạnh” đã gợi rất đúng một ngày mới chớm vào thu của Hà Nội.

Dường như trong cái buổi sáng chớm lạnh ấy, chỉ có gió thổi trong những phố dài, làm cho phố như dài thêm ra vì vắng lặng. Từ nhạc điệu đến từ ngữ, câu thơ gợi cho ta cảm giác chưa thật phải là gió. Vì không phải là “heo may” mà là “hơi may”. Từ “xao xác” là một từ láy vừa gợi hình vừa gợi cảm. Ở đây tác giả sử dụng thủ pháp đảo ngữ đã tạo nên một hiệu quả biểu đạt khá cao. Hình như nghe “xao xác” rồi mới nhận ra “hơi may”. Một câu thơ chứa đầy tâm trạng: tâm trạng của những người thiết tha gắn bó với quê hương Hà Nội mà phải rời quê hương ra đi vì nghĩa lớn, lòng không thể thanh thản dửng dưng, trái lại luôn luôn trĩu nặng một nỗi yêu thương, bâng khuâng lưu luyến, mong nhớ lặng buồn:

                                                                                      Người ra đi đầu không ngoảnh lại

                                                                                      Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy

Đã có nhiều ý kiến khác nhau về hình ảnh người ra đi trong hai câu thơ trên. Câu thơ này cũng có nhiều cách ngắt nhịp khác nhau. Nguyễn Đình Thi đã có lần phát biểu về ý thơ này. Ông cho rằng vẻ đẹp của mùa thu là vẻ đẹp giản dị sâu lắng. Câu thơ gợi lên một khung cảnh rất đẹp nhưng có cái gì đó tĩnh lặng, hoang vắng, man mác buồn. Đó là tâm trạng buồn rất thực của những người rời Hà Nội vì mục đích, lẽ sống cao cả.

Nổi lên trên bức tranh thu Hà Nội với những hình khối, màu sắc và ánh sáng đầy ấn tượng vẫn là hình ảnh người chiến sĩ vừa hiên ngang kiên nghị, vừa có nét hào hoa tinh tế, gắn bó thiết tha với quê hương. Hình ảnh này làm ta nhớ đến hình ảnh tráng sĩ một thuở kiên quyết lên đường vì đại nghĩa với tâm hồn lãng mạn mộng mơ có sức hấp dẫn mạnh mẽ được diễn tả khá sinh động và đẹp đẽ trong những vần thơ của Thâm Tâm, Quang Dũng.

Nhịp điệu của câu thơ cuối nói riêng, đoạn thơ nói chung cũng đã góp phần diễn tả cái tâm trạng rất thực của người ra đi nói trên: chậm rãi đều đều trầm lắng như nhịp bước của người ra đi, quả quyết và lưu luyến, lặng lẽ, mà xao động.

Đoạn thơ chỉ có bảy câu thơ nhưng vừa có hình, có tình, có nhạc, có ánh sáng, màu sắc. Nó xứng đáng là một trong những đoạn thơ hay nhất viết về mùa thu. Đằng sau bức tranh thu nên thơ nên họa là tấm lòng gắn bó tha thiết với quê hương đất nước và niềm ngưỡng vọng của thi nhân đối với vẻ đẹp của những con người lên đường theo tiếng gọi của non sông.

Trong số bốn mùa trong năm thì mùa thu là mùa mà em yêu thích nhất. Đó là thời khắc chuyển giao giữa hai mùa hạ và đông, chuyển từ mùa nóng sang mùa lạnh. Thời tiết lúc này có sự hòa quyện vì vậy mà không quá nóng gắt cũng không quá lạnh.

Vào mùa thu bầu trời trở nên cao và trong xanh hơn. Những cơn gió heo may thổi mang theo những mùi hương của thiên nhiên vô cùng đặc trưng vào mùa thu như mùi hương hoa sữa, mùi hương ổi, mùi hương cốm… Nhắc đến mùa thu là nhắc đến màu vàng. Đó là màu vàng của nắng, màu vàng của những chiếc lá vàng rơi. Cây cối như đang thay áo, đợi qua mùa đông sang mùa xuân chúng sẽ mọc lên những chiếc lá xanh non mơn mởn. Đó chính là ý nghĩa của việc cây rụng lá vào mùa thu. Không chỉ có vậy, mùa thu còn có màu vàng của cánh đồng lúa chín, màu vàng của những bông hoa cúc. Mùa thu đến mang theo bao nhiêu nỗi nhớ nhung, hoài niệm của người lớn. Học trò chúng em thì được trở lại trường sau 3 tháng nghỉ hè. Đặc biệt nhất, mùa thu có ngày Tết Trung thu mà các bạn nhỏ như em bao giờ cũng rất mong đợi. Đó là đêm mà trăng tròn nhất và sáng nhất.

10 tháng 12 2016

a) Nói về những đặc điểm riêng biệt của mùa xuân Hà Nội và những âm thanh thân thuộc hòa quyện trong đó. Ngoài ra, đoạn văn trên còn nói về tình cảm, những cảm nhận của mình về quê hương.

b) Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xam có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng ...

- Điệp từ: mùa xuân, có tiếng
- Từ láy: riêu riêu, lành lạnh, xa xăm
- So sánh: câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng
- Liệt kê: tiếng nhạn kêu, tiếng trống chèo, câu hát huê tình

 
8 tháng 2 2017

HS viết đoạn văn từ 5 – 7 câu nêu cảm nhận về khổ thơ đầu bài Sang thu, trong đó có sử dụng thành phần tình thái và thành phần phụ chú.

   Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:

      + Bỗng nhận ra => sự bất ngờ, sửng sốt, chưa được báo trước.

      + Hương ổi phả (động từ mạnh) vào trong gió se, sương giăng mắc ngoài ngõ..là những dấu hiệu đặc trưng báo hiệu khoảnh khắc giao mùa, rằng thu đã về!

      + Hình như thành phần tình thái diễn tả tâm trạng còn chưa chắc chắc. Tâm hồn thi sĩ có sự cảm nhận thật tinh tế.

→ Cảm nhận tinh tế của tác giả trước sự biến đổi của đất trời trong khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang thu.

2 tháng 12 2023

Đoạn thơ trong bài “Bức Tranh Quê” của nhà thơ Hà Thu đã đưa tôi trở về với quê hương một cách rất sâu lắng. Tôi cảm nhận được sự đẹp đẽ, thanh bình và yên tĩnh của quê hương qua những hình ảnh mộc mạc, giản dị mà tác giả đã tạo ra. Tôi cảm thấy những bông lúa, những cánh đồng bao la, những ngôi nhà tranh, những hàng tre xanh um tím, những con sông uốn quanh đều rất gần gũi và thân quen. Bài thơ đã giúp tôi nhớ lại những kí ức đẹp và tự hào về quê hương. Tôi cảm thấy rất may mắn khi được sinh ra và lớn lên ở một nơi đẹp như thế này.

Sau đây là gợi ý: 

1. Mở đoạn: Khẳng định tâm niệm của Trịnh Công Sơn là hoàn toàn đúng đắn để chúng ta noi theo.

2. Thân đoạn: 

- Giải thích:

- "Tấm lòng" là tình cảm thương yêu, quý mến, là sự chia sẻ, đồng cảm, là những điều tốt đẹp mà chúng ta dành cho nhau.

Tâm niệm của nhà văn Trịnh Công Sơn thật chính xác: chúng ta cứ cho đi mà không cần nhận lại. Lòng tốt đáng quý nhất khi ta biết cho đi mà không hề toan tính hay vụ lợi bất cứ điều gì.

- Tại sao chúng ta cần sống trong cuộc sống cần có một tấm lòng:

+ Truyền thống"thương người như thể thương thân" là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Chúng ta cần noi theo và gìn giữ lối sống này.

+ Khi chúng ta cho đi cũng chính là gây dựng hạnh phúc cho bản thân mình. 

+ Lòng tốt không vụ lợi giúp chúng ta thoát khỏi sự cám dỗ của phường danh lợi hướng đến lối sống cao đẹp, thanh sạch trong tâm hồn. 

+ Tấm lòng kết nối con người với nhau, nâng đỡ những hoàn cảnh khó khăn tìm ra lối thoát khỏi sự bất hạnh của số phận bao trùm lên cuộc đời của họ.

- Mở rộng:

+ Phê phán những lối sống vô cảm, không quan tâm đến những người xung quanh.

- Liên hệ bản thân: "Sống trong đời sống cần có một tấm lòng" là giá trị sống tốt đẹp mà chúng ta cần theo đuổi. Em làm gì để chia sẻ tấm lòng của mình đến mọi người

3. Kết đoạn: Khẳng định lại giá trị của nhận định.

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:" Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng......Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến. Nhưng tôi yêu...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

" Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng...

...Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến. Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng, Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhuỵ vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác.''

Câu 1: Giải thích nghĩa của từ "phong" trong câu : "đào hơi phai nhưng nhuỵ vẫn còn phong"

Câu 2: Nên nội dung của đoạn văn trên

36

TL:

Câu 1: Từ "phong" trong câu :"Đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong" có nghĩa là bọc kín (gói, bọc)

Câu 2: Nội dung của đoạn văn trên là: Tình cảm yêu mến của tác giả đối với mùa xuân Hà Nội

Bạn ơi bạn có thể nêu rõ hơn về ND đc k ạ :(