K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

=> Em không đồng ý với ý kiến của P.
--> Lý tưởng sống là kim chỉ nam cho hành động, giúp con người định hướng mục tiêu và phát triển bản thân. Bất kể xuất thân từ đâu, ai cũng cần có lý tưởng sống để có một cuộc sống ý nghĩa và trọn vẹn.
--> Khi có lý tưởng sống, con người sẽ có động lực để vượt qua khó khăn, thử thách và đạt được mục tiêu của mình. Lý tưởng sống cũng giúp con người rèn luyện bản thân, hoàn thiện nhân cách và trở thành một người có ích cho xã hội.
--> Cuộc sống luôn thay đổi và biến động, không ai có thể đảm bảo được tương lai sẽ ra sao. Nếu P không có lý tưởng sống, không nỗ lực phấn đấu, P có thể sẽ trở nên lười biếng, ỷ lại và phụ thuộc vào gia đình. Khi gặp khó khăn, P sẽ không có khả năng tự giải quyết và có thể dẫn đến thất bại.
--> Khi P có lý tưởng sống, P sẽ có mục tiêu để phấn đấu, có động lực để vượt qua khó khăn và có niềm vui khi đạt được thành công. Lý tưởng sống cũng giúp P kết nối với những người có cùng chí hướng và tạo dựng một cuộc sống ý nghĩa cho bản thân.

20 tháng 3

Em không đồng ý với ý kiến của P

Vì nếu không nỗ lực cố gắng thì có ngày mình cũng sẽ gặp khó khăn như họ, còn những người biết nỗ lực, cố gắng phấn thì lại được một cuộc sống tốt đẹp.

26 tháng 2 2017

chọn đáp án b

vì: dù hoàn cảnh sống như thế nào thì chúng ta vẫn phải sống chan hòa với mọi người thì cuộc sống gia đình mới hạnh phúc mọi người với sống vui vẻ với nhau được

19 tháng 1

Em không tán thành với ý kiến của bạn Hiếu vì ko phỉa cứ là người giàu người ta sẽ nể mình. Em đồng tình với ý kiến bạnTùng vì người giầu cũng cần giúp vui vẻ, chan hòa cùng mọi người.

cô mình ra đề như sau :Hãy tưởng tượng mình gặp anh thanh niên trong Lặng Lẽ Sa Pa hãy kể lại cuộc gặp gỡ đó?dàn ý đây ạ: - MB : Nghĩ ra một hoàn cảnh gặp anh thanh niên (một chuyến tham quan với lớp ở SaPa và tình cờ gặp người thanh niên làm trên trạm khí tượng, hoặc tương lai em muốn làm công việc như anh thanh niên nên trong dịp nghỉ hè, nghỉ lễ đã làm 1 chuyến đi để được gặp anh...
Đọc tiếp

cô mình ra đề như sau :
Hãy tưởng tượng mình gặp anh thanh niên trong Lặng Lẽ Sa Pa hãy kể lại cuộc gặp gỡ đó?
dàn ý đây ạ: 
- MB : Nghĩ ra một hoàn cảnh gặp anh thanh niên (một chuyến tham quan với lớp ở SaPa và tình cờ gặp người thanh niên làm trên trạm khí tượng, hoặc tương lai em muốn làm công việc như anh thanh niên nên trong dịp nghỉ hè, nghỉ lễ đã làm 1 chuyến đi để được gặp anh thanh niên,...)
- TB: (tùy vào tình huống giả định mà em đặt ra để sắp xếp ý)
+ Mô tả người thanh niên (gầy, mặc áo khoác ấm, môi nở nụ cười thân thiện...)
+ Có thể gắp anh ở nhà anh hoặc ở trạm thì em có thể tả sơ qua về nơi đó
+ Tạo mạch nối tiếp cho câu chuyện bằng cách anh thanh niên mời em 1 tách trà ấm giữa cái rét của Sa Pa (nếu em đi vào dịp hè thì miễn nhé) và em bắt đầu hỏi thăm về công việc của anh (dựa vào văn bản kể lại theo cách của em). Trong quá trình kể em có thể thêm thắt một số câu nói hội thoại giữa em và anh thanh niên nhưng không nên quá nhiều sẽ làm bài văn rời rạc, lạc đề
+ Em có thể hỏi "Chắc cuộc sống ở đây khó khăn lắm?" và kể lại câu trả lời của anh thanh niên. Có thể hỏi thêm là anh có buồn ko khi phải hi sinh hạnh phúc cá nhân
+ Cứ dựa vào nội dung văn bản đã học để nói về cuộc sống và công việc của anh thanh niên, thỉnh thoảng cần xen vào miểu tả nét mặt vui tươi, cười rạng rỡ khi anh nói đến công việc của mình (điều này cũng cho thấy dù điều kiện làm việc khó khăn nhưng anh rất yêu cv này nên rất lạc quan) hay đôi khi trầm tư, suy nghĩ gì đó, nhìn xa xăm...
+ Em cũng có thể hỏi là tại sao khi ông họa sĩ ngỏ ý muốn vẽ anh thì anh lại giới thiệu những người khác (vì anh cho đây là cv của mình, vì yêu cv, vì tưởi trẻ là cống hiến nên anh thấy nó chẳng có gì là lớn lao, cao cả và rằng còn có những người yêu cuộc sống, yêu cv hơn anh)
+ để kết thúc em có thể gợi ý là ko muốn làm phiền anh nhiều hay trời chiều em phải xuống núi cho kịp
- KB: khâm phục anh thanh niên cả trong cuộc sống và cv với điều kiện khó khăn. rút ra bài học cho bản thân (yêu lấy cv mà mình đã chọn, khi còn trẻ, còn sức thì hãy cống hiến hết mình cho xã hội...)
các bạn hoàn thành bài giúp mình được k? Mai mình thi rồi

1
20 tháng 7 2021

ngữ văn lớp 9 thì như ngữ văn lớp 5 e biết

27 tháng 8 2016

Lý tưởng sống là gì?

- "Khi còn khoẻ mạnh, tôi cũng đã từng suy nghĩ điều gì là quan trọng nhất trong cuộc đời? Sau khi biết mình mắc bệnh, tôi đã đi đến kết luận điều quan trọng nhất chính là triết lý sống của một con người” - Eugene O’Kelly - Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Công ty Kiểm toán Quốc tế KPMG, Hoa Kỳ...

"Bạn sẽ không làm được gì nếu bạn không có mục đích, bạn cũng không làm được gì vĩ đại nếu mục đích của bạn tầm thường" (Điđơro)

Triết lý sống hay mục đích sống cũng chính là lý tưởng sống của mỗi con người. Để nói về lý tưởng của thanh niên thời nay, Thủ tướng Phan Văn Khải đã từng căn dặn các tài năng trẻ rằng: "Tài năng trẻ muốn thành công không chỉ cần học giỏi mà còn cần có lý tưởng, hoài bão, có lòng yêu nước, sống nhân ái, thương người như thể thương thân..."

Bạn có bao giờ tự hỏi bạn tồn tài trên cuộc đời vì lý do gì không? Một câu hỏi lẽ ra rất dễ nhưng nó làm cho bạn phải bắt đầu ngồi lại suy nghĩ về bản thân mình. Cũng giống như một doanh nghiệp ra đời họ phải phát biểu sứ mạng của họ. Ví dụ sứ mạng của thương hiệu điện thoại Nokia có thể được thể hiện qua slogan là "Connecting people", vậy sứ mạng của cuộc đời bạn là gì...?

Đây là băn khoăn của không ít những bạn trẻ thời nay. Nhiều người cho rằng đời sống quá bận rộn, làm gì có thì giờ để đặt vấn đề niềm tin hay lý tưởng sống. Cũng có bạn cho rằng cứ sống tự nhiên, đến đâu hay đó, làm gì phải bận tâm đến niềm tin hay lý tưởng sống. Những người nói như vậy thật ra là cũng đã có niềm tin hay lý tưởng sống cho chính mình. Niềm tin hay lý tưởng đó là sống đến đâu hay đó, không cần suy nghĩ hay đặt vấn đề.

Lý tưởng sống từ những điều bình dị

Nhiều người từng nghe câu nói trong bài hát khá nổi tiếng của Trịnh Công Sơn:

"Sống ở đời sống cần có một tấm lòng, để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi...."

Một thời gian dài tôi mới nhận ra rằng ý nghĩa của câu này là "hãy mở rộng tấm lòng của bạn với cuộc sống này, với mọi người xung quanh bạn và đừng mong đợi bạn sẽ nhận lại được gì... Hãy san sẻ tấm lòng để cuộc sống này đẹp hơn và đừng nghĩ rằng những cái gì mình đã cho đi là lớn lao mà nó chỉ là những cái gì nhỏ nhoi nhất nhẹ nhàng... chỉ để gió cuốn đi...".

Phải sống có lý tưởng! Bạn có thể ra đi từ nhiều phía, theo những con đường khác nhau, nhưng cuối cùng mỗi người phải lựa chọn cho mình mục đích của cuộc sống. Ta sống cho ta, cho những người thân, bạn bè và cho mọi người. Vì vậy, chỉ có hạnh phúc khi "mình vì mọi người và mọi người phấn đấu vì hạnh phúc của từng người". Rõ ràng lý tưởng là mục đích sống, là ý nghĩa của mỗi cuộc đời. Lý tưởng quyết định sự thành công trong cuộc sống. Lý tưởng dẫn dắt sự nghiệp, tăng thêm sức mạnh cho mọi người để đạt đến thành công trong sự nghiệp. Lý tưởng cho ta sức mạnh vượt qua khó khăn và thử thách trong cuộc sống.

Lý tưởng của ta không cần lớn lao dù chỉ là một chiếc lá, một người quét đường cũng cần có cho mình một lý tưởng bình dị như những vĩ nhân: "Một người quét đường hãy quét những con đường như đại nhạc sư Beethoven đã soạn nhạc, hãy quét những con đường như đại văn hào Shakespeare đã làm thơ...".

Cuối cùng xin kết thúc bằng lời của chiến sĩ cách mạng, một người cộng sản trẻ tuổi, một nhà văn, một anh hùng thời vệ quốc Xô Viết vĩ đại, Paven Copsagine trong tác phẩm Thép đã tôi thế đấy (tác giả Nikolai Ostrovsky):"Cái quí nhất của con người là cuộc sống. Đời người chỉ sống có một lần, phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng sống hoài sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và đớn hèn của mình, để đến khi nhắm mắt xuôi tay, mà có thể nói rằng: Tất cả đời mình ta đã cống hiến cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người. Và ta phải sống gấp lên mới được. Vì bệnh tật vô lý hay một sự bi đát tình cờ nào đó có thể bỗng nhiên cắt đứt cuộc đời này".

Cho rằng mình vô dụng, không làm được việc lớn, 22 tuổi mà vẫn khiến bố mẹ lo lắng, phiền lòng, Minh có vẻ đang rất bế tắc và loay hoay tìm một lẽ sống.

Bạn đã từng có cảm giác như thế chưa, sống mà cảm giác mình chưa tìm được một con đường, một mục tiêu khiến lòng mình yên ổn?

Hãy chia sẻ với Minh và nói lên những suy nghĩ của bạn, chúng ta phải nghĩ gì và làm gì, để có thể nói rằng "tôi đã sống những ngày đầy ý nghĩa".

 

9 tháng 6 2016

Thoạt đọc qua, ta sẽ cảm thấy câu nói trên hơi khó hiểu. “Lí tưởng” là gì? Đó chính là cái đích của cuộc sống mà mỗi con người khát khao đạt được. Còn “ngọn đèn”, đó là một vật dùng để thắp sáng vào ban đêm, nhờ có nó mà ta thấy được rõ đường đi và những vật xung quanh. “Phương hướng kiên định” chính là mục tiêu, là đường lối xác định sẽ thực hiện một cách quyết tâm và không thay đổi. "Cuộc sống" là cuộc đời thực tiễn của mỗi người, nhưng đó sẽ là cuộc đời có ý nghĩa, cuộc đời tươi đẹp khi mà con người sống chứ không phải tồn tại. Cuộc sống đó là thành quả rực rỡ của một cuộc sống có lí tưởng. Qua đó, ta thấy câu nói của Lép Tôn-xtôi mang một ‎nghĩa rất rõ ràng: sống trên đời, mỗi con người cần phải có riêng cho mình một lý tưởng sống, đó chính là ngọn đèn chỉ phương rõ ràng nhất. “Lý tưởng” rất quan trọng với chúng ta. Vì nếu sống mà không có lí tưởng thì chúng ta sẽ khó mà xác định những việc nên làm, còn nếu có xác định được thì cũng không có quyết tâm để thực hiện cho tới nơi chốn. Như trong học tập, nếu không chắc chắn mục tiêu học để làm gì thì khi gặp khó khăn, ta dễ buông xuôi và không chịu cố gắng. Bên cạnh đó, khả năng thực hiện sai hướng hay cảm thấy khó khăn hơn khi không xác định được lý tưởng là rất lớn. Chẳng hạn ta muốn trở thành bác sĩ nhưng không xác định được là sẽ trở thành bác sĩ gì, thì khi dấn thân vào con đường học vấn ta sẽ cảm thấy lạc lõng với chính mục tiêu mình đề ra. Và cuộc sống sẽ tẻ nhạt biết bao khi con người ta sống thiếu “lí tưởng”. Thiếu lí tưởng, ta dễ nản chí, ta dễ cảm thấy buồn chán với chính cuộc đời của mình. Vậy một người có lý tưởng là người như thế nào? Đó chính là người luôn xác định rõ mục tiêu sống và tận tuỵ với những việc mà mình cần hoàn thành, thể hiện rõ thái độ quyết tâm vươn tới sự hoàn thiên bản thân, mong muốn cống hiến cho sự nghiệp chung. Hơn thế nữa đó là một người sẵn sàng hi sinh cho lí tưởng của mình, chấp nhận sự thất bại và khó khăn để đạt đến cái đích cuối cùng của cuộc đời. Đôi khi lí tưởng của một người chỉ là kiếm được việc làm ổn định và có một gia đình đầm ấm nhưng để thực hiện được thì người đó cũng phải trải qua nhiều khó khăn. Và dù cho đó chỉ là một lí tưởng tưởng chừng như rất đơn giản nhưng vẫn xứng đáng nhận được sự tôn trọng từ những người xung quanh. Vì người đó đã có được lí tưởng riêng để thực hiên chứ không như nhiều người sống hơn nửa cuộc đời vẫn chưa biết đâu là lí tưởng của đời mình và vẫn còn đang quẩn quanh…Ngày 5-6-1911, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã ra đi với một lí tưởng suốt đời “tìm ra con đường giải phóng đất nước, quyết tâm vì Tổ quốc độc lập, vì dân tộc Việt Nam tự do và bền vững”. Đó cũng chính là lí tưởng của tất cả thanh niên trong thời chiến. Nhưng ngày nay khi đất nước ta đã hoàn toàn độc lập và đang trên đà phát triển nhanh thì lí tưởng của thanh niên đã khác đi rất nhiều. Tất nhiên mỗi thanh niên sẽ có cho mình một lí tưởng riêng, tuỳ thuộc vào hoàn cảnh sống, địa vị và cách sống của mỗi người nhưng nếu lí tưởng đó chỉ phục vụ cho lợi ích của bản thân thì đó không hoàn toàn là lý tưởng mà đó chính là lối suy nghĩ ích kỉ và cá nhân. Vì thế thanh niên ngày nay cần có mộtlý tưởng chung là: không ngừng phấn đấu vì một đất nước Việt Nam “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh”. Mà muốn có được những lí tưởng có ‎ nghĩa cho bản thân và cho xã hội như vậy thì mỗi người nhất là thanh niên học sinh ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường đã xác định được cho mình mục đích của việc học tập, phân biệt được mục đích đó là đúng hay sai và xác định xem khả năng của mình có thực hiện được hay không. Bên cạnh đó cần biết lắng nghe lời khuyên của những người xung quanh như cha mẹ, thầy cô để có một “phương hướng kiên định” cho chính mình. Một xã hội sẽ phát triển vững bền khi có những con người có chung một lí tưởng cao đẹp là sống vì Tổ quốc, vì mọi người.

            Câu nói của Lép Tôn-xtôi đã để lại nhiều ‎nghĩa thật sâu sắc và đầy tính nhân văn khi ông đã nhấn mạnh sự quan trọng của lý tưởng đối với mỗi người qua việc ví lý tưởng với phương hướng kiên định và cuộc sống. Cuộc sống ngày càng khác đi, mỗi người chúng ta cần có một lý tưởng để thực hiện trong cuộc đời, em cũng vậy, em sẽ luôn phấn đấu để hoàn thành lý tưởng của mình: trở thành một công dân có ích cho xã hội, đóng góp sức mình vì sự nghiệp chung của dân tộc. Để mỗi ngày trôi qua, sẽ có thêm một ngày mới được chiếu sáng bởi lý tưởng cuộc đời..

12 tháng 6 2016

Thoạt đọc qua, ta sẽ cảm thấy câu nói trên hơi khó hiểu. “Lí tưởng” là gì? Đó chính là cái đích của cuộc sống mà mỗi con người khát khao đạt được. Còn “ngọn đèn”, đó là một vật dùng để thắp sáng vào ban đêm, nhờ có nó mà ta thấy được rõ đường đi và những vật xung quanh. “Phương hướng kiên định” chính là mục tiêu, là đường lối xác định sẽ thực hiện một cách quyết tâm và không thay đổi. "Cuộc sống" là cuộc đời thực tiễn của mỗi người, nhưng đó sẽ là cuộc đời có ý nghĩa, cuộc đời tươi đẹp khi mà con người sống chứ không phải tồn tại. Cuộc sống đó là thành quả rực rỡ của một cuộc sống có lí tưởng. Qua đó, ta thấy câu nói của Lép Tôn-xtôi mang một ‎nghĩa rất rõ ràng: sống trên đời, mỗi con người cần phải có riêng cho mình một lý tưởng sống, đó chính là ngọn đèn chỉ phương rõ ràng nhất. “Lý tưởng” rất quan trọng với chúng ta. Vì nếu sống mà không có lí tưởng thì chúng ta sẽ khó mà xác định những việc nên làm, còn nếu có xác định được thì cũng không có quyết tâm để thực hiện cho tới nơi chốn. Như trong học tập, nếu không chắc chắn mục tiêu học để làm gì thì khi gặp khó khăn, ta dễ buông xuôi và không chịu cố gắng. Bên cạnh đó, khả năng thực hiện sai hướng hay cảm thấy khó khăn hơn khi không xác định được lý tưởng là rất lớn. Chẳng hạn ta muốn trở thành bác sĩ nhưng không xác định được là sẽ trở thành bác sĩ gì, thì khi dấn thân vào con đường học vấn ta sẽ cảm thấy lạc lõng với chính mục tiêu mình đề ra. Và cuộc sống sẽ tẻ nhạt biết bao khi con người ta sống thiếu “lí tưởng”. Thiếu lí tưởng, ta dễ nản chí, ta dễ cảm thấy buồn chán với chính cuộc đời của mình. Vậy một người có lý tưởng là người như thế nào? Đó chính là người luôn xác định rõ mục tiêu sống và tận tuỵ với những việc mà mình cần hoàn thành, thể hiện rõ thái độ quyết tâm vươn tới sự hoàn thiên bản thân, mong muốn cống hiến cho sự nghiệp chung. Hơn thế nữa đó là một người sẵn sàng hi sinh cho lí tưởng của mình, chấp nhận sự thất bại và khó khăn để đạt đến cái đích cuối cùng của cuộc đời. Đôi khi lí tưởng của một người chỉ là kiếm được việc làm ổn định và có một gia đình đầm ấm nhưng để thực hiện được thì người đó cũng phải trải qua nhiều khó khăn. Và dù cho đó chỉ là một lí tưởng tưởng chừng như rất đơn giản nhưng vẫn xứng đáng nhận được sự tôn trọng từ những người xung quanh. Vì người đó đã có được lí tưởng riêng để thực hiên chứ không như nhiều người sống hơn nửa cuộc đời vẫn chưa biết đâu là lí tưởng của đời mình và vẫn còn đang quẩn quanh…Ngày 5-6-1911, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã ra đi với một lí tưởng suốt đời “tìm ra con đường giải phóng đất nước, quyết tâm vì Tổ quốc độc lập, vì dân tộc Việt Nam tự do và bền vững”. Đó cũng chính là lí tưởng của tất cả thanh niên trong thời chiến. Nhưng ngày nay khi đất nước ta đã hoàn toàn độc lập và đang trên đà phát triển nhanh thì lí tưởng của thanh niên đã khác đi rất nhiều. Tất nhiên mỗi thanh niên sẽ có cho mình một lí tưởng riêng, tuỳ thuộc vào hoàn cảnh sống, địa vị và cách sống của mỗi người nhưng nếu lí tưởng đó chỉ phục vụ cho lợi ích của bản thân thì đó không hoàn toàn là lý tưởng mà đó chính là lối suy nghĩ ích kỉ và cá nhân. Vì thế thanh niên ngày nay cần có mộtlý tưởng chung là: không ngừng phấn đấu vì một đất nước Việt Nam “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh”. Mà muốn có được những lí tưởng có ‎ nghĩa cho bản thân và cho xã hội như vậy thì mỗi người nhất là thanh niên học sinh ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường đã xác định được cho mình mục đích của việc học tập, phân biệt được mục đích đó là đúng hay sai và xác định xem khả năng của mình có thực hiện được hay không. Bên cạnh đó cần biết lắng nghe lời khuyên của những người xung quanh như cha mẹ, thầy cô để có một “phương hướng kiên định” cho chính mình. Một xã hội sẽ phát triển vững bền khi có những con người có chung một lí tưởng cao đẹp là sống vì Tổ quốc, vì mọi người.

            Câu nói của Lép Tôn-xtôi đã để lại nhiều ‎nghĩa thật sâu sắc và đầy tính nhân văn khi ông đã nhấn mạnh sự quan trọng của lý tưởng đối với mỗi người qua việc ví lý tưởng với phương hướng kiên định và cuộc sống. Cuộc sống ngày càng khác đi, mỗi người chúng ta cần có một lý tưởng để thực hiện trong cuộc đời, em cũng vậy, em sẽ luôn phấn đấu để hoàn thành lý tưởng của mình: trở thành một công dân có ích cho xã hội, đóng góp sức mình vì sự nghiệp chung của dân tộc. Để mỗi ngày trôi qua, sẽ có thêm một ngày mới được chiếu sáng bởi lý tưởng cuộc đời..

TẬP 4 Những cảm giác hài lòng hay bất mãn thường bắt nguồn từ việc so sánh mình với người khác. Khi so sánh với những người thành công hơn, chúng ta thường cảm thấy như bị thua kém và mong muốn được như họ; còn khi so sánh với những người kém hơn, chúng ta lại cảm thấy khoan khoái, dễ chịu hay thấy mình “vẫn còn may mắn hơn người khác”. Điều đó tùy thuộc vào thái độ và quan...
Đọc tiếp

TẬP 4

 Những cảm giác hài lòng hay bất mãn thường bắt nguồn từ việc so sánh mình với người khác. Khi so sánh với những người thành công hơn, chúng ta thường cảm thấy như bị thua kém và mong muốn được như họ; còn khi so sánh với những người kém hơn, chúng ta lại cảm thấy khoan khoái, dễ chịu hay thấy mình “vẫn còn may mắn hơn người khác”. Điều đó tùy thuộc vào thái độ và quan điểm sống của từng người. Cho dù là so sánh với ai thì cuộc sống của bạn cũng sẽ chẳng thay đổi gì mấy, nhưng khi đó cảm nhận và khát vọng của bạn sẽ rất khác. 

Trong một giai đoạn nào đó của cuộc sống, hãy so sánh và hướng mình tới những tấm gương tốt, gần gũi bạn nhất. Điều đó sẽ giúp bạn cảm thấy hài lòng và thanh thản. Khi trưởng thành hơn thì những tấm gương trong bạn cũng sẽ thay đổi theo. Khi những người xung quanh, những hình ảnh cũ không còn đủ sức động viên bạn nữa thì một tấm gương, một con người hay hình ảnh mới thích hợp hơn sẽ là niềm tin giúp bạn vượt qua thử thách và tìm được ý nghĩa đích thực của cuộc sống. 

Joe là anh cả trong gia đình có 6 anh em. Năm nay, Joe đã 42 tuổi còn người em nhỏ nhất cũng đã 21 tuổi. Gia đình Joe không giàu có gì. Những người anh lớn trong gia đình đều lớn lên trong hoàn cảnh thiếu thốn. Sau khi tốt nghiệp trung học, Joe và hai người em kế phải đi làm để nuôi các em nhỏ ăn học. Các em của Joe đều được vào đại học. Chính điều này đã làm cho những người anh lớn cảm thấy như bị thiệt thòi - trước kia vì số tiền trợ cấp quá ít ỏi, thậm chí còn không đủ sống, nên họ không có cơ hội học thêm. 

Thực tế là nếu so sánh với các em, Joe và hai em kế của anh có thể cảm thấy ghen tỵ. Họ sẽ thắc mắc tại sao bọn chúng lại có được những cơ hội đó trong khi họ thì không? Nhưng nếu so sánh với các bạn đồng trang lứa khác - những người có hoàn cảnh tương tự - cả ba người anh đều nhận thấy rằng họ hơn hẳn các bạn mình. Tất cả họ đều đang có một gia đình hạnh phúc và hoàn toàn hài lòng với công việc hiện tại. 

Dĩ nhiên, Joe cũng sẽ chẳng lợi lộc gì khi tước đi cơ hội của các em. Nhưng anh vẫn cảm thấy buồn khi so sánh với chúng. Câu hỏi đặt ra là có nên so sánh như vậy không? Hoàn toàn không nên làm như vậy. Hai mươi năm sau, các em út của Joe đều trưởng thành, lập gia đình và ra sống riêng. Thay vì phải thất vọng khi so sánh với các em, nay Joe và hai người em kế của anh đã có thể tự hào về chúng cũng như về chính bản thân họ. 

Khi quan sát một nhóm sinh viên tham gia trò chơi giải ô chữ, các nhà nghiên cứu đã so sánh mức độ hài lòng của những sinh viên giải nhanh các câu đố với những sinh viên hoàn tất chậm hơn và họ rút ra kết luận rằng những sinh viên giải quyết nhanh vấn đề so sánh mình với người giải quyết nhanh nhất và cảm thấy không hài lòng với chính mình. Còn những sinh viên làm chậm nhưng lại so sánh mình với những người chậm hơn thì cảm thấy khá hài lòng với bản thân, và dường như họ chẳng cần biết đến sự hiện diện của những con người giỏi giang kia. 

1
31 tháng 7 2018

hay quá đi à bạn giống như một nhà văn đó

cảm nhận về tình bạn đẹp (đoạn văn)tình bạn là một trong những tình cảm cao đẹp nhất của mỗi con người.Vậy tình bạn đẹp là gì?Tình bạn đẹp là tình bạn gắn bó,yêu thương,chia sẻ,đồng cảm,trách nhiệm và giúp đỡ nhau trong cuộc sống.Tình bạn đẹp sẽ đi xa hơn nếu chúng ta có thể tôn trọng lẫn nhau và chân thành,tin cậy nhau.Có tình bạn đẹp thì ta sẽ có nhiều niềm vui và...
Đọc tiếp

cảm nhận về tình bạn đẹp (đoạn văn)

tình bạn là một trong những tình cảm cao đẹp nhất của mỗi con người.Vậy tình bạn đẹp là gì?Tình bạn đẹp là tình bạn gắn bó,yêu thương,chia sẻ,đồng cảm,trách nhiệm và giúp đỡ nhau trong cuộc sống.Tình bạn đẹp sẽ đi xa hơn nếu chúng ta có thể tôn trọng lẫn nhau và chân thành,tin cậy nhau.Có tình bạn đẹp thì ta sẽ có nhiều niềm vui và hạnh phúc hơn vì những người bạn tốt đó sẽ là chỗ dựa tinh thần giúp ta có ý chí vượt qua khó khăn gian khổ hay những lúc buồn vui,thăng trầm trong cuộc sống.Qua bạn bè chúng ta có thể học hỏi nhiều thứ để hoàn thiện bản thân.Vì thế hãy mở lòng ra cx bạn bè và học hỏi những tính tốt,thế mạnh của họ để bản thân tốt hơn từng ngày.Còn gì tuyệt hơn khi những buổi chiều cuối tuần lại lang thang cùng bạn bè trên những con đường quen thuộc kể cho nhau nghe những niềm vui trong cuộc sống tán phét những câu truyện thú vị hằng ngày rồi mơ tưởng đến những ước mơ viển vông trong trương lai không xa.thật thuyệt khi có những người bạn bên cạnh,nếu k có họ cuộc sống này sẽ ra sao,nó sẽ chết úa như những cây cỏ khô giữa trời trưa hè nóng bức,sẽ là thế giới tàn lụi k tiếng cười của những chết chóc và tham lam.Âý vậy mà vẫn có người k bt quý trọng tình bạn: chơi vs bạn k chân thành,còn vụ lợi...Có đc tình bạn đẹp đã khó mà giữ gìn tình bạn lại càng khó hơn.Vì thế để tình bạn luôn đẹp mỗi người phải luôn vị tha lẫn nhau để ngọn lữa tình bạn bập bùng cháy mãi.

mọi người cho nhận xét để tớ sửa

13
9 tháng 10 2017

Mình thấy bạn viết hay đó

Nhưng mình nghĩ bạn nên kể cảm xúc của mình về bạn hàng xóm nữa

Nhưng ngôn ngữ thì nên hợp với hiện tại, không nên viết quá

Những góp ý của mình đó nha

9 tháng 10 2017

em thấy hay đó

Trong cuộc sống, con người dễ nản chí khi gặp khó khăn thất bại. Bởi vậy, ông cha ta ngàn xưa đã khuyên nhủ ta phải cố gắng học tập và không ngừng vươn lên, phải kiên trì, nhẫn nại mới đạt được thành công. Và câu tục ngữ “Có chí thì nên” đã được ông cha ta truyền lại cho chúng ta từ bao đời nay. Đó là bí quyết để thành công trong cuộc sống.Câu tục ngữ này có 2 vế: “Có...
Đọc tiếp

Trong cuộc sống, con người dễ nản chí khi gặp khó khăn thất bại. Bởi vậy, ông cha ta ngàn xưa đã khuyên nhủ ta phải cố gắng học tập và không ngừng vươn lên, phải kiên trì, nhẫn nại mới đạt được thành công. Và câu tục ngữ “Có chí thì nên” đã được ông cha ta truyền lại cho chúng ta từ bao đời nay. Đó là bí quyết để thành công trong cuộc sống.

Câu tục ngữ này có 2 vế: “Có chí” tức là có ý chí quyết tâm, bền lòng. “Thì nên” là đạt đc kết wả thành công. Cả câu như muốn nói rằng có ý chí, nghị lực, hoài bão, lý tưởng tốt đẹp, sự kiên trì sẽ gặt hái đc nhìu thành công trong sự nghiệp và cuộc sống. Thiếu ý chí sẽ ko làm đc gì, dễ chán nản, buông xuôi khi gặp khó khăn.

Thực tế trong cuộc sống cho ta biết đc rất nhìu điều. Chẵng hạn như Thầy Nguyễn Ngọc Ký, từ nhỏ đã bị liệt cả 2 tay, nhưng vì lòng ham học và có ý chí, nghị lực vươn lên, Thầy đã tập viết chữ bằng chân. Nhờ sự cố gắng, kiên trì, bền bỉ mà giờ đây Thầy đã là tấm gương sáng để học trò noi theo. Hoặc như là Mạc Đĩnh Chi, nhà nghèo, phải nhờ ánh sáng của đom đóm làm đèn mà học. Nhờ sự chịu khó, kiên trì như thế mà ông đã đỗ đạt làm quan lớn giúp ích cho nhân dân. Như vậy, kiên trì, nhẫn nại là đức tính cần có của mỗi con người. Trong cuộc sống, ai mà chẵng có ước mơ, hoài bão, nhưng ước mơ sẽ vẫn mãi là ước mơ nếu ta ko kiên trì theo đuổi. Nhẫn nại luôn là động lực, là sức mạnh giúp con người vượt wa khó khăn và tiến lên phía trước.

Trái ngược với người “Có chí thì nên” là kẻ “thấy sóng cả mà ngã tay chèo”. Những kẻ ấy thường bi quan, ko có sự kiên trì, quyết tâm, thấy việc nặng nhọc là đùn đẩy, có suy nghĩ là ko làm đc và từ đó từ bỏ tất cả mọi thứ. Sống cho qua ngày, sống 1 cách vô nghĩa, vô dụng thì ko bao giờ chạm đến thành công. Thử hỏi, trong 1 xã hội đầy rẫy những kẻ như thế thì xã hội đó đâu còn phát triển, còn đâu mà đi lên?

Tóm lại, “có chí thì nên”, mọi người chúng ta phải biết rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, ý chí của mình ngay từ lúc nhỏ, đặc biệt là ý chí cầu tiến. Vì có như zậy nó mới trở thành nét sống đẹp trong mỗi con người.

0