K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tham khảo:

_ Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là do sự chênh lệch về lực lượng lớn.

Khởi nghĩa Bà Triệu:cuộc khởi nghĩa thất bại do thiếu liên kết, chưa tạo nên một phong trào chung, thiếu một đường lối đánh giặc đúng đắn, nội bộ những người lãnh đạo có mâu thuẫn, làm cho sức chiến đấu của cuộc khởi nghĩa suy yếu

12 tháng 5 2022

Tham khảo

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là do sự chênh lệch về lực lượng lớn.

Khởi nghĩa Bà Triệu: Cuộc khởi nghĩa thất bại do thiếu liên kết, chưa tạo nên một phong trào chung, thiếu một đường lối đánh giặc đúng đắn, nội bộ những người lãnh đạo có mâu thuẫn, làm cho sức chiến đấu của cuộc khởi nghĩa suy yếu

BÀ CHÚA BẦU GIÚP HAI BÀ TRƯNG Vào thời nhà Hán cai trị Việt Nam, ở huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc) có một bà cụ già trồng được một cây bầu kì lạ. Cây bầu lớn lên nhưng không thấy ra hoa kết quả, dây bầu cử nở dài lan mãi. Dây lan ra rất dài, bò lên cả núi đồi, cứ thế mà lan đến tận huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, rồi leo lên tận núi cao ở đó. Từ đó dây bầu mới bắt đầu trổ hoa và kết thành một...
Đọc tiếp

BÀ CHÚA BẦU GIÚP HAI BÀ TRƯNG

Vào thời nhà Hán cai trị Việt Nam, ở huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc) có một bà cụ già trồng được một cây bầu kì lạ. Cây bầu lớn lên nhưng không thấy ra hoa kết quả, dây bầu cử nở dài lan mãi. Dây lan ra rất dài, bò lên cả núi đồi, cứ thế mà lan đến tận huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, rồi leo lên tận núi cao ở đó. Từ đó dây bầu mới bắt đầu trổ hoa và kết thành một quả bầu. Rồi từ trong trái bầu ấy, nở ra một cô gái, chỉ vài ngày sau đã lớn thành một thiếu nữ. Cô gái lần theo dây bầu về đến gốc cây, gặp bà già trồng bầu, nhận bà làm mẹ. Mọi người thấy sự lạ, gọi ngay cô gái là cô Bầu. Và ngọn núi được gọi là núi Bầu.

Hai mẹ con nuôi nhau qua ngày, được ít lâu thì bà cụ mất. Nàng Bầu đem mẹ lên sườn núi chôn. Khi đào đất để chôn mẹ, nàng bắt được một cái chuông, đem về nhà. Chuông tuy bé nhưng mỗi khi gõ vào thì tiếng kêu lên rất to và vang đi rất xa. Từ Lập Thạch, tiếng chuông vang tới khắp mấy huyện xung quanh. Khi nghe tiếng chuông, lòng người ai nấy cũng đều cảm thấy xốn xang, như có điều gì nung nấu ở bên trong.

Thái thú nhà Hán cai trị Việt Nam lúc đó là Tô Định rất tàn bạo, mất lòng dân. Năm 40, Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Phong Châu, nàng Bầu hay tin bèn gõ chuông lên. Nghe tiếng chuông, các thanh niên nam nữ tất thảy đều bỏ dở công việc, sắm cung tên hoặc trở về nhà lấy giáo mác, băng đèo lội suối chạy một mạch về phía huyện Lập Thạch, đến bên cạnh nàng Bầu. Chỉ trong một ngày đã có tới mấy ngàn người có mặt quanh bà. Rồi mọi người vào cơ ngũ tề chỉnh, nhất tề tôn phù nàng Bầu làm chủ tướng. Nàng Bầu đem quân tới Phong Châu quy phục dưới cờ Hai Bà Trưng, được giao việc chống quân Tô Định. Bà lập được nhiều chiến công, đánh đuổi Tô Định, được Trưng Trắc phong làm công chúa. Vì vậy ai cũng gọi là bà Chúa Bầu. Năm 42, tướng Hán là Mã Viện mang quân sang đánh, quân Trưng Vương yếu hơn phải rút lui.

Năm 43, Trưng Vương bị thua ở Cẩm Khê, đội binh của bà chúa Bầu cũng lâm nạn. Không chống cự nổi với thế giặc quá lớn, bà Chúa Bầu phải chạy về vùng Đạo Trù thuộc huyện Lập Thạch. Khi thấy không còn cách nào cứu vãn nổi tình thế, bà sai quân lính vứt chiếc chuông xuống vực, rồi tự mình cũng nhảy xuống đó, tự vẫn.

Từ đó, các đời sau, mọi người trong vùng Lập Thạch, Sơn Dương đã lập đền thờ tưởng nhớ công lao của bà ở những nơi xảy ra sự tích: Thôn của bà mẹ trồng bầu được gọi là thôn Bầu. Ngọn núi Sơn Dương (Tuyên Quang) được gọi là núi Bầu. Tới thế kỷ 16, họ Vũ cát cứ chống nhà Mạc, xây thành tại đây gọi là thành Bầu và các đời họ Vũ truyền nối nhau được gọi là Chúa Bầu. Chính dòng họ Vũ này cũng có một người con gái là nữ tướng và có công với dân trong vùng, khi mất được thờ và tôn là Bà chúa Bầu họ Vũ để phân biệt với Bà chúa Bầu tướng của Hai Bà Trưng. Nơi bà sai vứt chuồng rồi tự vẫn là vực Chuông. Tại các nơi đền thờ bà, hàng năm dân làng vẫn mở hội lễ. Các triều đại về sau đều sắc thượng phong cho bà.

Câu 17. Xác định các yếu tố thuộc cốt lõi lịch sử trong văn bản. Cho biết vai trò của chúng trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm.
Các a,chị giúp em vs

 
1
14 tháng 9 2023

– Yếu tố lịch sử:

+ Các địa danh xác định: Lập Thạch (Vĩnh Phúc); huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang; Phong Châu; Ngọn núi Sơn Dương (Tuyên Quang)…

+ Các nhân vật lịch sử: Hai Bà Trưng, Tô Định (Thái thú nhà Hán cai trị Việt Nam).

– Yếu tố lịch sử đóng vai trò quan trọng trong truyện truyền thuyết: tính xác định của địa danh, nhân vật, sự kiện, thời gian lịch sử nhằm làm nổi bật chủ đề, ngợi ca, tôn vinh những người có công trong sự nghiệp chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

21 tháng 3 2022

câu 8.D

câu 13.C

câu 15.C

câu 16 ko biết

câu 17.A

câu 20.D

15 tháng 11 2021

36C

37D

15 tháng 4 2023

Ý nghĩa lịch sử:

- Nền độc lập dân tộc được khôi phục.

- Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng của dân dân tộc. khẳng định ý thức độc lập của dân tộc.

- Khẳng định vai trò lớn lao của người phụ nữ Việt Nam.

 

15 tháng 4 2023

Thể hiện hiện tinh thần đấu tranh bất khuất của người Việt , quyết tâm giành độc lập tự chủ của người Việt 

7 tháng 3 2023

B.Bà Triệu

 

11 tháng 5 2021

A-B-B-B-A-C-D-D-A-A-B 

Bn trả lời lần lượt nha !Chúc bn hc tốt nha !

                                                                       ~Akari~

11 tháng 5 2021

8A,9D,10A,11A,12A,13C,14D,15D,16A,17A,18A

chắc là có câu mình làm sai mong bạn thông cảm

28 tháng 12 2021

Tham khảo nè

“Qua Đèo Ngang” là một tác phẩm nổi tiếng của bà Huyện Thanh Quan. Bài thơ được viết khi bà lên đường đến huyện Phú Xuân đi Qua Đèo Ngang là một địa danh phong cảnh hữu tình. Bài thơ là bức tranh ngụ tình sâu sắc của nhà thơ qua đó hé lộ cho chúng ta thấy được nỗi nhớ mong tha thiết của tác giả hiện lên rõ nét.

Mở đầu bài thơ là hai câu đề:

“Bước tới đèo ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen lá đá chen hoa”

Câu thơ gợi lên thời điểm mà tác giả tới đèo Ngang, khi đó thời gian đã vào xế tà tức là trời đã quá buổi chiều và đang chuyển sang tối. Đối với một vùng hoang sơ hẻo lánh thì thời điểm chiều tà cũng là thời điểm mọi người đã quay trở về nhà. Phải chăng chọn thời điểm như thế tác giả muốn nhấn mạnh cho người đọc cái xơ xác vắng vẻ nơi đây? Và từ đây tâm trạng tác giả bắt đầu hỗn loạn khi chứng kiến cảnh vật từ trên cao nhìn xuống.

Khung cảnh ấy thật gợi lên trong lòng người đọc những nỗi nhớ vấn vương rồi lan tỏa ra từng câu thơ khiến cho người đọc thấm đượm được phần nào nỗi nhớ thương của tác giả đối với quê hương. Trời đã chiều tối cảnh vật đã lụi tàn khiến cho tâm trạng của bà càng trở nên xốn xang vô cùng. Cái thời điểm ấy rất phù hợp với tâm trạng hiện giờ của bà. Đúng như trong những câu thơ cổ đã nói đến tâm trạng con người nhuốm màu sang cảnh vật.

Ở đây tâm trạng cô đơn hiu vắng hiu quạnh của tác giả đã nhuốm màu sang cảnh vật khiến cho cảnh vật giờ đây dường như trở nên tang thương hơn bao giờ hết. Ta phải công nhận là cảnh vật trong thơ được hiện lên khá là sinh động. Có cỏ cây có hoa lá nhưng lại là một cảnh tượng chen chúc nhau để tìm sự sống. Cảnh vật ấy hoang sơ hoang dại đến nao lòng. Phải chăng sự chật chội của hoa lá phải chen chúc nhau để tồn tại cũng chính là tâm trạng của tác giả đang vô cùng hỗn loạn? Tác giả đã sử dụng phép đối và đảo ngữ trong miêu tả đầy ấn tượng. Nó làm cho người đọc cảm thấy được sự hoang vắng của đèo ngang lúc chiều tà bóng xế mặc dù nơi đây có cảnh đẹp cỏ cây hoa đá, lá. Vì ở đây vắng vẻ quá nên thi sĩ đã phóng tầm mắt ra xa chút nữa như để tìm một hình ảnh nào đó để tâm trạng thi nhân phần nào bớt chút hiu quạnh. 

28 tháng 12 2021

“Qua Đèo Ngang” là tác phẩm nổi tiếng nhất của Bà Huyện Thanh Quan. Bài thơ được viết khi bà trên đường vào Phú Xuân, đi Qua Đèo Ngang - một địa danh nổi tiếng ở nước ta với phong cảnh hữu tình. Bằng giọng thơ man mác, hồn thơ tinh tế và lối thơ điêu luyện, bài thơ không chỉ là bức tranh thiên niên đầy màu sắc mà còn bộc lộ tâm trạng cô đơn của tác giả, có chút gì đó nuối tiếc về thời phong kiến huy hoàng đã dần tàn lụi.

Bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Mở đầu là hai câu đề:

“Bước đến đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”

Chỉ với câu thơ đầu tiên tác giả đã khái quát lên toàn bộ về hoàn cảnh, không gian, thời gian khi viết bài thơ. Cách mở đầu rất tự nhiên, không hề gượng ép, tưởng như tác giả chỉ thuận chân "bước đến" rồi tức cảnh sinh tình trước khung cảnh đèo Ngang trong buổi chiều hoàng hôn "bóng xế tà". Hình ảnh "bóng xế tà" lấy ý từ thành ngữ "chiều ta bóng xế" gợi cho ta một nét gì đó buồn man mác, mênh mang, có chút nuối tiếc về một ngày đang sắp qua. Trong khung cảnh hoàng hôn đẹp mà buồn ấy, tác giả chú ý đến một vài hình ảnh độc đáo của đèo Ngang: "Cỏ cây chen đá, lá chen hoa". Với việc nhân quá các loại cảnh vật qua động từ "chen" cùng với phép liệt kê hàng loạt cho ta thấy nét sống động trong bức tranh khung cảnh này. Cỏ cây cùng với đá núi, lá và hoa đua nhau vươn lên đầy sức sống. Những hình ảnh nhỏ bé nhưng sức sống thật mãnh liệt. Trong ánh chiều tà lụi tàn mà còn bắt gặp được những hình ảnh này để lại cho ta thật nhiều suy nghĩ.

23 tháng 12 2020

Tình bà cháu trong bài thơ " tiếng gà trưa" thật sâu nặng biết bao . Từ 1 tiếng gà cục tác trên đường hành quân người chiến sĩ đã hồi tưởng lại nhưng kỉ niệm tuổi thơ dại với hình ảnh con gà mái mơ , mái vàng xinh xắn đáng yêu với những lời mắng yêu của bà . Đặc biệt hơn cả là hình ảnh người bà hiền từ nhân hậu . Cả cuộc đời bà tần tảo chắt chiu giành giụm chăm lo cho cháu vì thế mà cháu cũng vô cùng hạnh phúc khi được hưởng niềm vui nho nhỏ , bình dị mà rất đỗi thiêng liêng khi đc bộ quần áo mới từ tiền bán gà của bà . bà đã giành chọn tình yêu cho cháu , 1 tình yêu thương cao cả tuyệt vời thế nên cháu cũng vô cùng kính trọng và biết ơn , yêu thương bà !!!!