K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi                                           Quê ngoạiquê ngoaijcos bà ngoại tôilàng nằm bên bờ sông cổcon sông cũng lắm ưu phiềnba năm ba năm đê vỡ.Quê ngoại có nghề nấu kẹokẹo mầm thơm suất mùa đôngbà tôi đã từng gồng gánhkẹo quê đi ban trăm miên.Bà ơi,áo nâu sờn bạc,bà ơi cái nón gãy vành...bên sông mẹ con đứng ngóngđò ngang sóng vỗ đăm đăm.Thôi đã khuất rồi,quê ngoạibà tôi một...
Đọc tiếp

đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi

                                           Quê ngoại
quê ngoaijcos bà ngoại tôi

làng nằm bên bờ sông cổ

con sông cũng lắm ưu phiền

ba năm ba năm đê vỡ.

Quê ngoại có nghề nấu kẹo

kẹo mầm thơm suất mùa đông

bà tôi đã từng gồng gánh

kẹo quê đi ban trăm miên.

Bà ơi,áo nâu sờn bạc,bà ơi cái nón gãy vành...

bên sông mẹ con đứng ngóng

đò ngang sóng vỗ đăm đăm.

Thôi đã khuất rồi,quê ngoại

bà tôi một nầm mô gày

quê ngoại thêm xa từ đấy

mẹ tôi nước mắt vào trong.

Lạy trời,dườngđất đúng trơn

lạy trời,nắng nôi trút lửa

cho mẹ về ngóng bên sông

cho con bớt buồn quê ngoại

Câu 1:xác định chủ đề của bài thơ

Câu 2:xác định nhân vật chữ tình của bài thơ

Câu 3:xác định phep tu từ trong khổ thơ cuối?nêu tác dụng

Câu 4:em hãy nêu tác dụng của dấu ba chấm trong câu thơ:

"bà ơi,cái nón gãy vành.."

"đò ngang sóng vỗ đăm đăm..."

Câu 5:em có nx gì về tình cảm của nhân vật tôi trong bài tho

1
30 tháng 10 2023

Ai làm hộ mình với

 

Đọc bài thơ sau và thực hiện y/c:         Quê ngoạiQuê ngoại có bà ngoại tôilàng nằm bên bờ sông cổcon sông cũng lắm ưu phiềnba năm ba lần đê vỡQuê ngoại có nghề nấu kẹokẹo mầm thơm suốt mùa đôngbà tôi đã từng gồng gánhkẹo quê đi bán trăm miềnBà ơi, áo nâu sờn bạcbà ơi, cái nón gãy vành...bên sông mẹ con đứng ngóngđò nan sóng vỗ đăm đăm...Thôi đã khuất rồi, quê ngoạibà tôi một nắm mộ gầyquê ngoại thêm...
Đọc tiếp

Đọc bài thơ sau và thực hiện y/c:

         Quê ngoại

Quê ngoại có bà ngoại tôi
làng nằm bên bờ sông cổ
con sông cũng lắm ưu phiền
ba năm ba lần đê vỡ

Quê ngoại có nghề nấu kẹo
kẹo mầm thơm suốt mùa đông
bà tôi đã từng gồng gánh
kẹo quê đi bán trăm miền

Bà ơi, áo nâu sờn bạc
bà ơi, cái nón gãy vành...
bên sông mẹ con đứng ngóng
đò nan sóng vỗ đăm đăm...

Thôi đã khuất rồi, quê ngoại
bà tôi một nắm mộ gầy
quê ngoại thêm xa từ đấy
mẹ tôi nước mắt vào trong

Lạy trời, đường đất đừng trơn
lạy trời, nắng thôi trút lửa
cho mẹ về ngóng bên sông
cho con bớt buồn quê ngoại.

                           - Vũ Từ Trang

Câu 1: Xác định chủ đề của bài thơ

Câu 2: Xác định nhân vật trữ tình trong bài thơ

Câu 3: Xác định phép tu từ trong khổ cuối, nêu tác dụng

Câu 4: Em hãy nêu tác dụng của dấu "..." trong câu thơ:

"Bà ơi cái nón cạnh vành..."

"Đò ngang sóng vỗ đăm đăm..."

Câu 5: Em có nhận xét gì về tình cảm nhân vật "tôi" trong bài?

Câu 6: Từ bài thơ trên, viết đoạn văn nêu cảm nhận người bà của em hoặc người bà mà em quen biết và yêu quý

 

2
31 tháng 10 2023

Câu 1:

Chủ đề của bài thơ: Tình cảm gia đình. Cụ thể trong bài thơ trên là tình cảm của người cháu dành cho người bà của mình. 

Câu 2:

Nhân vật trữ tình cho bài thơ là: người cháu hóa thân trong nhân vật "tôi" hay nói cách khác là tác giả của bài thơ.

Câu 3: 

Biện pháp tu từ nhân hóa "nắng thôi trút lửa".

Tác dụng:

- Tăng tính biểu hình biểu cảm gây ấn tượng sâu sắc với người đọc

- Cho thấy sự khắc nghiệt của thiên nhiên

- Mong ước nhỏ nhoi của đứa cháu, thời tiết thuận lợi để về quê ngoại cùng mẹ. 

31 tháng 10 2023

Câu 4: Tác dụng của "..." trong đoạn thơ trên là trích dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật tôi tới người bà của mình. Qua đó gợi lại một đoạn kí ức hằn sâu trong trí nhớ khơi gợi mạch nguồn cảm xúc nhớ thương cho bài thơ.

Câu 5: 

Tình cảm của nhân vật "tôi" trong bài thơ vô cùng sâu đậm. Dường như mỗi kí ức tuổi thơ đều có hình bóng bà và quê ngoại, vì vậy khi đọc những dòng thơ ta cảm nhận được sự xót xa và hoài niệm sâu sắc.

Câu 6: 

Qua đoạn thơ trên, em càng cảm thấy trân trọng và yêu quý bà ngoại của mình hơn. Ngày thơ bé khi bố mẹ bận lo đi làm ăn xa, em sống cùng bà ngoại. Bà chăm sóc em chu đáo từng bữa ăn đến giấc ngủ. Dù cuộc sống còn nhiều thiếu thốn nhưng vẫn ngập tràn niềm vui. Thời gian trôi qua khi em trưởng thành không còn về thăm bà nhiều như trước. Nhưng bất cứ khi nào có cơ hội em đều muốn về quê ở với bà lâu hơn một chút. Em biết bà đã có tuổi và có lẽ thời gian em và bà ở bên nhau không còn nhiều nữa... Nên mọi khoảnh khắc bên bà em đều vô cùng trân trọng. Em mong bà của em sẽ luôn khỏe mạnh cùng tận hưởng niềm vui với con cháu. 

 

tác giả Vũ từ trang Bài thơ quê ngoại Quê ngoại có bà ngoại tôi làng nằm bên bờ sông cổ con sông cũng lắm ưu phiền ba năm ba lần đê vỡ Quê ngoại có nghề nấu kẹo kẹo mầm thơm suốt mùa đông bà tôi đã từng gồng gánh kẹo quê đi bán trăm miền Bà ơi, áo nâu sờn bạc bà ơi, cái nón gãy vành... bên sông mẹ con đứng ngóng đò nan sóng vỗ đăm đăm... Thôi đã khuất rồi, quê ngoại bà...
Đọc tiếp

tác giả Vũ từ trang Bài thơ quê ngoại Quê ngoại có bà ngoại tôi làng nằm bên bờ sông cổ con sông cũng lắm ưu phiền ba năm ba lần đê vỡ Quê ngoại có nghề nấu kẹo kẹo mầm thơm suốt mùa đông bà tôi đã từng gồng gánh kẹo quê đi bán trăm miền Bà ơi, áo nâu sờn bạc bà ơi, cái nón gãy vành... bên sông mẹ con đứng ngóng đò nan sóng vỗ đăm đăm... Thôi đã khuất rồi, quê ngoại bà tôi một nắm mộ gầy quê ngoại thêm xa từ đấy mẹ tôi nước mắt vào trong Lạy trời, đường đất đừng trơn lạy trời, nắng thôi trút lửa cho mẹ về ngóng bên sông cho con bớt buồn quê ngoại. Câu 1 em hãy nêu tác dụng của dấu "..." trong câu thơ + bà ơi cái nói gãi vành... +đò nan sóng vỗ đăm đăm ... Câu2 em có nhận xét gì về tình cảm của nhân vật tôi trong bài thơ Câu3 Nêu thông điệp của bài thơ Câu 4 em hãy nêu nội dung và nghệ thuật Câu 5 em hãy nêu hình ảnh Câu 6tác giả đã ca ngợi bài thơ như thế nào Câu 7 em rút ra bài học gì Help me

1

Bạn có thể đăng lại và tách nhỏ câu hỏi ra được không ạ? Vì hiện tại nhìn rất rối ạ

12 tháng 9 2023

Nhỏ hả mình không biết làm

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:                          MẸ TÔI                  Con cò lặn lội bờ sông          Lam lũ nuôi chồng, nuôi cả đàn con                  Tháng năm thân mẹ hao mòn          Sớm khuya vất vả, héo hon khô gầy                  Cho con cuộc sống hằng ngày          Dạy con không lớn dựng xây cuộc đời                  Lẽ thường nước mắt chảy xuôi          Vu Lan nhớ mẹ, con ngồi lệ...
Đọc tiếp

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
                         MẸ TÔI
                 Con cò lặn lội bờ sông
         Lam lũ nuôi chồng, nuôi cả đàn con
                 Tháng năm thân mẹ hao mòn
         Sớm khuya vất vả, héo hon khô gầy

                 Cho con cuộc sống hằng ngày
         Dạy con không lớn dựng xây cuộc đời
                 Lẽ thường nước mắt chảy xuôi
         Vu Lan nhớ mẹ, con ngồi lệ tuôn

                 Biển khơi, nhờ có nước nguồn
         Phận con chưa kịp đền ơn cao dày
                 Tâm nhang, thấu tận trời mây
         Cầu hương linh mẹ, tháng ngày thảnh thơi

                 Cửu tuyền, mẹ hãy ngậm cười
         Cha sinh, mẹ dưỡng, một đời tri ân.
Phạm Văn Ngoạn

Câu 1: Cho biết phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên.
Câu 2: Bài thơ trên khuyên chúng ta điều gì?
Câu 3: Câu thành ngữ: "Nói như đấm vào tai" vi phạm hay không vi phạm phương châm hội thoại nào? Em hãy trình bày khái niệm về phương châm hội thoại đó.

1

Câu 1:

Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm 

Câu 2: 

Bài thơ trên khuyên chúng ta phải ghi nhớ công ơn sinh thành và dưỡng dục của mẹ. Khi còn mẹ ở bên hãy sống cho tròn đạo "Hiếu" mang lại cho mẹ hạnh phúc. 

Câu 3: "Nói như đấm vào tai" vi phạm phương châm lịch sự. 

Khái niệm: khi giao tiếp cần tế nhị và thể hiện sự tôn trọng người khác.

(Câu hỏi giá trị 7GP) Đọc đoạn thơ và văn bản dưới đây và trả lời các câu hỏi:1. "Đò lên Thạch Hãn ơi chèo nhẹĐáy sông còn đó bạn tôi nằm.Có tuổi hai mươi thành sóng nướcVỗ yên bờ, mãi mãi ngàn năm."(Lời người bên sông - Lê Bá Dương)2. "- Các cậu có tiếc cuộc sống thời sinh viên không?- Tiếc. Nhưng còn tiếc hơn nếu như trong đội ngũ ra trận ngày hôm nay lại không có mặt chúng em...Một thời khói lửa, một...
Đọc tiếp

(Câu hỏi giá trị 7GP) Đọc đoạn thơ và văn bản dưới đây và trả lời các câu hỏi:

1. "Đò lên Thạch Hãn ơi chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm.
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ, mãi mãi ngàn năm."

(Lời người bên sông - Lê Bá Dương)

2. "- Các cậu có tiếc cuộc sống thời sinh viên không?
- Tiếc. Nhưng còn tiếc hơn nếu như trong đội ngũ ra trận ngày hôm nay lại không có mặt chúng em...
Một thời khói lửa, một thời của những chàng trai mười tám đôi mươi bắt đầu biết đến chữ "yêu" nhưng họ đã giấu chữ "yêu" đó vào sâu trong balo, trong trái tim để trở thành tình yêu nước, yêu Tổ quốc. Những tuổi đôi mươi đó đã hóa thành hình hài đất nước."

(Trích Một thế hệ sợ mất nước - Một thoáng sinh viên)

loading...

Câu 1. Hãy nêu phương thức biểu đạt của hai văn bản trên. Thể thơ của đoạn thơ (1) là gì? Phong cách ngôn ngữ của văn bản (2) là gì?

Câu 2. Hai văn bản trên gợi cho em suy nghĩ về những sự kiện lịch sử gì của dân tộc Việt Nam? Căn cứ vào đâu để em đưa ra đáp án đấy?

Câu 3. Hãy nêu những biện pháp tu từ được dùng trong từ "yêu" và nêu ý nghĩa nội dung của chúng.

Câu 4. Hãy liệt kê ít nhất tên 2 văn bản và đoạn thơ trong toàn bộ chương trình Ngữ văn THCS và THPT có liên hệ với những câu văn/câu thơ được in đậm trong 2 văn bản trên, và nêu tên tác giả cũng như hoàn cảnh sáng tác bài thơ/bài văn đó.

Theo em, mối liên hệ giữa câu văn/câu thơ em chọn với 2 đoạn văn bản trên về nội dung và ý nghĩa nghệ thuật là gì? Hãy phân tích 2 văn bản được in đậm trên và so sánh với văn bản em đã chọn.

(Câu 1: 1GP; câu 2: 1GP; câu 3: 1GP; câu 4: 4GP)

12
5 tháng 5 2023

"Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình

(Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc)

Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?"

Không liên quan nhưng hãy xem Mùi cỏ cháy đi mọi người ơi =))))

6 tháng 5 2023

Câu 1: 

- Phương thức biểu đạt của bài thơ là biểu cảm và tự sự

- Phương thức biểu đạt của đoạn văn là biểu cảm

- Thể thơ của đoạn 1 là thơ 7 chữ hiện đại

- Phong cách ngôn ngữ của văn bản 2 là phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

Câu 2: 

- Đoạn thơ 1: Trận chiến ở Thành cổ Quảng Trị năm 1972

(Dựa vào câu thơ Đò lên Thạch Hãn ơi chèo nhẹ)

Những câu sau em không biết :((

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi: NGHE THẦY ĐỌC THƠEm nghe thầy đọc bao ngàyTiếng thơ đỏ nắng, xanh cây quanh nhàMái chèo nghiêng mặt sông xaBâng khuâng nghe vọng tiếng bà năm xưaNghe trăng thở động tàu dừaRào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trờiThêm yêu tiếng hát nụ cườiNghe thơ em thấy đất trời đẹp raĐêm nay thầy ở đâu rồiNhớ thầy, em lại lặng ngồi em nghe...(Trần Đăng Khoa) Câu 1 (2 điểm). Bài...
Đọc tiếp

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:

NGHE THẦY ĐỌC THƠ

Em nghe thầy đọc bao ngày

Tiếng thơ đỏ nắng, xanh cây quanh nhà
Mái chèo nghiêng mặt sông xa
Bâng khuâng nghe vọng tiếng bà năm xưa
Nghe trăng thở động tàu dừa
Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời

Thêm yêu tiếng hát nụ cười
Nghe thơ em thấy đất trời đẹp ra

Đêm nay thầy ở đâu rồi
Nhớ thầy, em lại lặng ngồi em nghe...

(Trần Đăng Khoa)

 

Câu 1 (2 điểm). Bài thơ viết theo thể thơ nào? Chỉ ra đặc điểm cụ thể của thể thơ ấy trong bài thơ.

Câu 2 (1 điểm). Phân tích tác dụng của việc sử dụng biện pháp điệp ngữ trong bài thơ.

Câu 3 (1 điểm). Em hiểu như thế nào về hai câu thơ:

Thêm yêu tiếng hát nụ cười

Nghe thơ em thấy đất trời đẹp ra”

Câu 4 (1 điểm). Hiểu được nội dung bài thơ; theo em, cần phải thể hiện tình cảm đối với thầy cô giáo của mình như thế nào

1
20 tháng 12 2021

nhanh nhé

 

15 tháng 11 2021

Câu hỏi là j bn?

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi Em nghe thầy đọc bao ngày Tiếng thơ đỏ nắng, xanh cây quanh nhà Mái chèo nghe vọng sông xa Êm êm như của tiếng bà năm xưa Nghe trăng thở động tàu dừa Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời... …Đêm nay thầy ở đâu rồi Nhớ thầy, em lại lặng ngồi em nghe. (Nghe thầy đọc thơ – Trần Đăng Khoa) Câu 1. Đoạn thơ viêt theo thể thơ gì? Trình bày đặc...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi Em nghe thầy đọc bao ngày Tiếng thơ đỏ nắng, xanh cây quanh nhà Mái chèo nghe vọng sông xa Êm êm như của tiếng bà năm xưa Nghe trăng thở động tàu dừa Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời... …Đêm nay thầy ở đâu rồi Nhớ thầy, em lại lặng ngồi em nghe. (Nghe thầy đọc thơ – Trần Đăng Khoa) Câu 1. Đoạn thơ viêt theo thể thơ gì? Trình bày đặc điểm của thể thơ đó? Câu 2. Hãy ghi lại 2 hình ảnh thiên nhiên được tác giả sử dụng để miêu tả tiếng thơ thầy đọc? Câu 3. Nội dung đoạn thơ? Câu 4. Cho biết tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong dòng thơ“Mái chèo nghe vọng sông xa/ Êm êm như tiếng của bà năm xưa”? Câu 5. Đọc đoạn thơ em hiểu thế nào về tình cảm mà nhà thơ dành cho người thầy của mình? Câu 6. Ghi lại suy nghĩ (khoảng 5-7 câu văn) của bản thân về những công ơn của thầy cô trong cuộc đời mỗi con người? Câu 7. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em khi đọc đoạn thơ trên

0
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:TRIỀN ĐÊ TUỔI THƠTuổi thơ tôi với con đê sông Hồng gắn liền như hình với bóng, tựa hai người bạn thân thiết suốt ngày quấn quýt bên nhau. Từ lúc chập chững biết đi, mẹ đã dắt tôi men theo bờ cỏ chân đê. Con đê thân thuộc đã nâng bước, dìu dắt và tôi luyện cho những bước chân của tôi ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời. Chẳng riêng gì...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

TRIỀN ĐÊ TUỔI THƠ

Tuổi thơ tôi với con đê sông Hồng gắn liền như hình với bóng, tựa hai người bạn thân thiết suốt ngày quấn quýt bên nhau. Từ lúc chập chững biết đi, mẹ đã dắt tôi men theo bờ cỏ chân đê. Con đê thân thuộc đã nâng bước, dìu dắt và tôi luyện cho những bước chân của tôi ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời. Chẳng riêng gì tôi, mà hầu hết những đứa nhỏ sinh ra ở trong làng đều coi con đê là bạn. Chúng cũng nô đùa, chơi trò đuổi bắt, chơi ô ăn quan trên đê mỗi khi bố mẹ vắng nhà ra đồng, ra bãi làm việc. Tuổi học trò, cứ sáng cắp sách tới trường, chiều về cả hội lại lùa tất cả trâu, bò lên đê cho chúng gặm cỏ và tha hồ vui chơi đợi khi hoàng hôn xuống trở về làng. Những đêm trăng thanh gió mát lên đê trải chiếu nằm đếm sao trời mới tuyệt và thú làm sao. Tôi nhớ nhất là những đêm Trung thu, người lớn trong làng tổ chức bày cỗ cho thiếu nhi trên mặt đê rất vui và không khí của lễ hội trẻ em kéo dài tưởng như bất tận...

Năm tháng qua đi, những lối mòn chạy xéo ngoằn ngoèo từ chân lên tới mặt đê đã in dấu biết bao bàn chân của các thế hệ sớm hôm đi, về. Đời người ai cũng có nhiều đổi thay qua thời gian, song con đê vẫn gần như nguyên vẹn, vẫn sừng sững chở che bao bọc lấy dân làng tôi cũng như cả một vùng rộng lớn. Những trận lũ lớn đỏ ngầu phù sa hung dữ, con đê lại gồng mình lên để không chỉ bảo vệ cho tính mạng con người, gia súc mà còn bảo vệ cả mùa màng...

...Xa quê bao năm trời, mùa lũ này tôi mới trở lại quê hương, trở lại làng quê đã sinh ra và nuôi tôi lớn khôn. Con đê vẫn đấy, màu xanh của cỏ mượt mà vẫn đấy. Tôi tần ngần dạo gót trên chiều dài của con đê chạy suốt từ điếm canh đê này tới điếm canh đê kia và mường tượng nhớ về những kỉ niệm của một thời xa xăm...

(Theo Nguyễn Hoàng Đại)

Câu 1: (1 điểm ) Xác định PTBĐ chính của văn bản ?

Câu 2: (1 điểm) Xác định những  biện pháp tu từ trong  câu văn Tuổi thơ tôi với con đê sông Hồng gắn liền như hình với bóng, tựa hai người bạn thân thiết suốt ngày quấn quýt bên nhau?

Câu 3: ( 1 điểm ) Tác dụng của biện pháp tu từ trong  câu văn trên?

Câu 4: (1 điểm) Nêu nôi dung chính của văn bản?

II.Phần làm văn.(6 điểm)

Hãy kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em

(kể lại một lần em mắc lỗi).

Làm giúp mình với mình cần gấp

0