K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu:Từ những dòng chữ đầu tiên của câu chuyện “Bên ngoài Trái Đất”, tôi đã bị cuốn vào chuyến hành trình kì thú ra ngoài vũ trụ. Lời kể thú vị khiến tôi có cảm giác như được cùng tác giả bay trên phi thuyền ra ngoài Trái Đất. Trong hành trình ấy, ngôi nhà chung của loài người hiện lên rõ nét qua những hình ảnh miêu tả vô cùng sống động. Màu lam biếc của nước biển, sắc...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu:

Từ những dòng chữ đầu tiên của câu chuyện “Bên ngoài Trái Đất”, tôi đã bị cuốn vào chuyến hành trình kì thú ra ngoài vũ trụ. Lời kể thú vị khiến tôi có cảm giác như được cùng tác giả bay trên phi thuyền ra ngoài Trái Đất. Trong hành trình ấy, ngôi nhà chung của loài người hiện lên rõ nét qua những hình ảnh miêu tả vô cùng sống động. Màu lam biếc của nước biển, sắc xanh non của cây lá hoà quyện cùng màu trắng sữa của những dải mây gợi ra một thế giới kì ảo. Tôi vừa tưởng mình là một nhà thám hiểm khi được chiêm ngưỡng các hành tinh, vừa có cảm giác mình là một cậu bé đi lạc vào không gian cổ tích được nhuộm bởi muốn màu ánh sáng. Trái Đất sáng lóng lánh như một viên kim cương, Mặt Trời bừng sáng như hàng triệu ngọn nến đang thắp, sao chổi vụt sáng như một vệt pháo hoa. Tất cả đều đẹp đẽ, mới lạ. Những hình ảnh sinh động và những chi tiết hấp dẫn, đầy sáng tạo mà tác giả khéo léo gợi ra đã thoả mãn trí tò mò của một cậu bé thích khám phá như tôi. Tôi ước một lần được đặt chân lên phi thuyền, dù chỉ là trong mơ.

                                                                                                                           (Thanh Lâm)

a. Đoạn văn viết về điều gì?

Chọn đáp án đúng:

• Nêu nội dung câu chuyện

• Nêu lí do thích một nhân vật

• Nêu lí do thích câu chuyện

• Nêu ý nghĩa câu chuyện

b. Bạn nhỏ giới thiệu và khẳng định điều gì ở câu văn đầu tiên?

c. Ở các câu văn tiếp theo, bạn nhỏ nêu những lí do gì khiến mình thích câu chuyện?

d. Câu cuối đoạn văn nói về điều gì?

1
NG
16 tháng 10 2023

a. Nêu lí do thích câu chuyện

b. Ở câu văn đầu tiên, bạn nhỏ giới thiệu câu chuyện mình thích và khẳng định sức hấp dẫn của câu chuyện ấy.

c. Ở các câu văn tiếp theo, bạn nhỏ nêu những lí do khiến mình thích câu chuyện, đó là: lời kể thú vị, hình ảnh miêu tả vô cùng sống động, ch tiết hấp dẫn, đầy sáng tạo.

d. Câu cuối đoạn văn nói về ước mơ được đặt chân lên phi thuyền của bạn nhỏ.

 Bài 3: Đọc kĩ đoạn trích sau rồi thực hiện các yêu cầu bên dưới:​“Kể từ hôm đó, mặc dù mọi chuyện vẫn như cũ trong căn nhà của chúng tôi, nhưng tôi luôn luôn cảm thấy mình bất tài nên bị đẩy ra ngoài. Những lúc ngồi bên bàn học, tôi chỉ muốn gục xuống khóc. ​Tôi chẳng tìm thấy ở tôi một năng khiếu gì. Và không hiểu vì sao tôi không thể thân với Mèo như trước kia được nữa. Chỉ cần một lỗi nhỏ...
Đọc tiếp

 

Bài 3: Đọc kĩ đoạn trích sau rồi thực hiện các yêu cầu bên dưới:

​“Kể từ hôm đó, mặc dù mọi chuyện vẫn như cũ trong căn nhà của chúng tôi, nhưng tôi luôn luôn cảm thấy mình bất tài nên bị đẩy ra ngoài. Những lúc ngồi bên bàn học, tôi chỉ muốn gục xuống khóc. 

​Tôi chẳng tìm thấy ở tôi một năng khiếu gì. Và không hiểu vì sao tôi không thể thân với Mèo như trước kia được nữa. Chỉ cần một lỗi nhỏ ở nó là tôi gắt um lên”.

 ​​​(Trích Bức tranh của em gái tôi, Tạ Duy Anh, Ngữ văn 6, tập 2)

a. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.

b. Xác định ngôi kể của đoạn trích. Giá trị của ngôi kể?

c. Nêu nội dung chính của đoạn trích trên.

d. Theo em, vì sao nhân vật tôi lại “luôn luôn cảm thấy mình bất tài nên bị đẩy ra ngoài”?

 

1
19 tháng 2 2021

a, 

PTBD: biểu cảm

b, 

ngôi thứ nhất

tác dụng: giúp cho nhân vật bộc lộ rõ nét được tâm trạng của mình

c,

nội dung: nhân vật cảm thấy buồn vì không tìm thấy một tài năng gì ở bản thân so với em gái

d, 

vì nhân vật chưa thực sự hiểu mọi người trong nhà, chưa khai thác tài năng của bản thân nên cảm thấy như vậy

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường. Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng. Những ý tưởng ấy tôi chưa lần...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường. Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng. Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học. (Ngữ văn 8, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016,tr.5) Các đoạn văn trên được liên kết với nhau bằng phương tiện nào? Chỉ rõ những phương tiện đó.

0
Đọc bài văn dưới đây và thực hiện yêu cầu.Em được mẹ tặng cuốn sách có nhan đề "100 câu chuyện cổ tích hay nhất thế giới". Đối với em, thú vị nhất trong cuốn sách là câu chuyện "Cô bé Lọ Lem".Chuyện kể rằng, đã lâu lắm rồi, ở một đất nước xa xôi, có cô bé xinh đẹp tên là Lọ Lem. Sau khi mẹ Lọ Lem mất, bố cô lấy vợ mới. Người vợ mới có hai cô con gái riêng và chẳng yêu thương Lọ Lem chút nào....
Đọc tiếp

Đọc bài văn dưới đây và thực hiện yêu cầu.

Em được mẹ tặng cuốn sách có nhan đề "100 câu chuyện cổ tích hay nhất thế giới". Đối với em, thú vị nhất trong cuốn sách là câu chuyện "Cô bé Lọ Lem".

Chuyện kể rằng, đã lâu lắm rồi, ở một đất nước xa xôi, có cô bé xinh đẹp tên là Lọ Lem. Sau khi mẹ Lọ Lem mất, bố cô lấy vợ mới. Người vợ mới có hai cô con gái riêng và chẳng yêu thương Lọ Lem chút nào. Không lâu sau, bố Lọ Lem cũng qua đời, cuộc sống của cô càng khổ cực.

Một ngày nọ, vua tổ chức vũ hội. Mẹ kế và hai cô con gái đi dự hội, bắt Lọ Lem ở nhà nhặt đậu lẫn trong đống tro. Lọ Lem khóc nức nở. Thế rồi, một bà tiên xuất hiện giúp cô nhặt đậu, hoá phép cho cô váy dạ hội và đôi giày thuỷ tinh tuyệt đẹp. Bà còn biến quả bí ngô thành cổ xe ngựa đưa Lọ Lem đi dự hội. Bà dặn Lọ Lem phải về trước 12 giờ đêm, nếu không mọi phép thuật sẽ tan biến.

Ở vũ hội, Lọ Lem xinh đẹp đến mức hoàng tử chỉ khiêu vũ với mình cô. Đến 12 giờ, vì vội ra về, Lọ Lem làm rơi một chiếc giày. Hoàng tử sai người đi khắp nơi tìm chủ nhân của chiếc giày. Hai cô chị cũng ướm thử giày nhưng không vừa. Tới lượt Lọ Lem thì vừa như in. Hoàng tử vui mừng đón cô về cung. Từ đó, họ sống bên nhau hạnh phúc đến cuối đời.

Em rất thích câu chuyện này vì cái kết thật có hậu. "Cô bé Lọ Lem" xứng đáng là một trong những câu chuyện cổ tích hay nhất thế giới.

                                                                   (Nguyễn Ngọc Mai Chi)

a. Tìm phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn trên và nêu nội dung chính của mỗi phần.

b. Dựa vào câu chuyện được kể trong phần thân bài, nói tiếp diễn biến của các sự việc dưới đây:

c. Trong bài văn, câu chuyện được kể lại theo cách nào?

d. Những từ được in đậm trong bài văn có tác dụng gì?

1
NG
18 tháng 9 2023

Tham khảo

a.

- Mở bài: Em được mẹ tặng cuốn sách có nhan đề "100 câu chuyện cổ tích hay nhất thế giới". Đối với em, thú vị nhất trong cuốn sách là câu chuyện "Cô bé Lọ Lem". 

=> Nội dung chính: Giới thiệu câu chuyện mà tác giả yêu thích nhất.

- Thân bài: Chuyện kể rằng,... hạnh phúc đến cuối đời.

=> Nội dung chính: Thuật lại nội dung câu chuyện. 

- Kết bài: Em rất thích câu chuyện này vì cái kết thật có hậu. "Cô bé Lọ Lem" xứng đáng là một trong những câu chuyện cổ tích hay nhất thế giới.

=> Nội dung chính: Nêu cảm xúc, suy nghĩ về câu chuyện. 

b. 

- Sự việc 1:

+ Bối cảnh: Khi mẹ Lọ Lem mất.

+ Diễn biến: Bố Lọ Lem lấy vợ mới. Người vợ mới có hai cô con riêng.

- Sự việc 2:

+ Bối cảnh: Khi bố Lọ Lem qua đời.

+ Diễn biến: Cuộc sống của cô càng khổ cực.

- Sự việc 3: 

+ Bối cảnh: Khi vua tổ chức vũ hội.

+ Diễn biến: Mẹ kế và hai cô con gái đi dự hội, bắt Lọ Lem ở nhà nhặt đậu lẫn trong đống tro. Lọ Lem khóc nức nở. 

- Sự việc 4: 

+ Bối cảnh: Khi Lọ Lem khóc vì không được đi dự vũ hội.

+ Diễn biến: Một bà tiên xuất hiện giúp cô nhặt đậu, hoá phép cho cô váy dạ hội và đôi giày thuỷ tinh tuyệt đẹp. Bà còn biến quả bí ngô thành cỗ xe ngựa đưa Lọ Lem đi dự hội. Bà dặn Lọ Lem phải về trước 12 giờ đêm, nếu không mọi phép thuật sẽ tan biến.

- Sự việc 5: 

+ Bối cảnh: Khi Lọ Lem đi dự vũ hội.

+ Diễn biến: Lọ Lem xinh đẹp đến mức hoàng tử chỉ khiêu vũ với mình cô. Đến 12 giờ, vì vội ra về, Lọ Lem làm rơi một chiếc giày.

- Sự việc 6: 

+ Bối cảnh: Khi hoàng tử sai người đi tìm chủ nhân của chiếc giày.

+ Diễn biến: Hai cô chị cũng ướm thử giày nhưng không vừa. Tới lượt Lọ Lem thì vừa như in. Hoàng tử vui mừng đón cô về cung. Từ đó, họ sống bên nhau hạnh phúc đến cuối đời.

c. Trong bài văn, câu chuyện được kể lại theo sự việc diễn ra trong câu chuyện.

d. Những từ được in đậm trong bài văn có tác dụng liên kết chặt chẽ mạch viết của bài văn.

Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi.Câu chuyện Thi nhạc của nhà văn Nguyễn Phan Hách cuốn tôi vào một thế giới đầy thú vị. Những con vật quen thuộc như ve sầu, gà trống, dế mèn, chim hoạ mi,... hoá thành những nghệ sĩ tài năng. Tiếng kêu, tiếng gáy, tiếng hót của chúng gợi lên trong tâm trí người nghe những cảnh vật có âm thanh, ánh sáng, sắc màu, hương vị.... Nhân vật thầy giáo vàng anh cũng để...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi.

Câu chuyện Thi nhạc của nhà văn Nguyễn Phan Hách cuốn tôi vào một thế giới đầy thú vị. Những con vật quen thuộc như ve sầu, gà trống, dế mèn, chim hoạ mi,... hoá thành những nghệ sĩ tài năng. Tiếng kêu, tiếng gáy, tiếng hót của chúng gợi lên trong tâm trí người nghe những cảnh vật có âm thanh, ánh sáng, sắc màu, hương vị.... Nhân vật thầy giáo vàng anh cũng để lại ấn tượng khó quên. Việc làm và lời nói của thầy thể hiện tình yêu thương, sự trân trọng đối với học trò. Câu chuyện đã kết thúc, nhưng các nhân vật đáng yêu ấy vẫn hiện mãi trong tâm trí tôi.

(Tùng Anh)

a. Người viết muốn nói gì qua đoạn văn trên? Tìm câu trả lời đúng. 

A. Nêu lí do người viết yêu thích câu chuyện Thi nhạc.

B. Thuật lại diễn biến buổi thi nhạc trong câu chuyện.

C. Tả hình dáng, điệu bộ của các nhân vật trong câu chuyện.

b. Câu mở đầu đoạn văn cho biết điều gì?

c. Người viết yêu thích những gì ở câu chuyện? Từ ngữ, câu văn nào cho biết điều đó?

G: 

d. Câu kết thúc đoạn nói gì?

1
NG
16 tháng 9 2023

Tham khảo

a. A. Nêu lí do người viết yêu thích câu chuyện Thi nhạc.

b. Câu mở đầu đoạn văn nêu lên chủ đề của đoạn: lí do người viết yêu thích câu chuyện Thi nhạc là do câu chuyện cuốn tác giả vào thế giới đầy thú vị.

c. Người viết yêu thích các nhân vật của câu chuyện và tiếng kêu, tiếng gáy, tiếng hót của chúng. Từ ngữ, câu văn cho biết điều đó: tiếng kêu, tiếng gáy, tiếng hót của chúng gợi lên trong tâm trí người nghe những cảnh vật có âm thanh, ánh sáng, sắc màu, hương vị,…

d. Câu kết đoạn nói lên tình cảm và ấn tượng của nhà văn với các nhân vật trong truyện.

16 tháng 10 2021

tham khảo:

 Với mỗi chúng ta, ngày đầu tiên đi học có lẽ là khoảnh khắc chẳng thể nào quên trong kí ức tuổi thơ. Với em ngày đó vừa trang trọng, đánh dấu sự  trưởng thành của mỗi người nhưng cũng đầy háo hức, thú vị khi có thêm bạn mới, thầy cô mới. Buổi sáng hôm đó, em thay bộ quần áo mới tinh tươm có gắn phù hiệu của trường đầy trang nghiêm bên cánh tay trái, điều đó như nhắc nhở em phải luôn cố gắng học tập để xứng đáng với ngôi trường thân yêu. Theo bước chân mẹ, em tới trường trong niềm hân hoan, ngôi trường hôm nay nay rực rỡ cờ hoa. Xung quanh em là rất nhiều bạn nhỏ đang ríu rít hỏi nhau về tên gọi hay tên lớp để cùng nhau làm quen. Trên các lớp học, những dãy bàn được xếp ngay ngắn cùng với bảng đen sạch sẽ, sẵn sàng chào đón chúng em trong một năm học mới. Tiếng trống trường dồn dập, thúc giục chúng em về đứng theo hàng của lớp mình và buổi lễ khai giảng diễn ra trong không khí trang nghiêm. Sau đó, chúng em vào lớp và cô giáo chủ nhiệm chào đón chúng em từ khung cửa gắn biển chữ trang trọng: lớp 1A2. Nụ cười hiền hòa, ấm áp của cô và sự gần gũi của bạn bè khiến em cảm thấy thêm yêu ngôi nhà thứ hai thân thiết sẽ cùng em gắn bó . Những kỉ niệm về ngày khai trường đầu tiên mãi là những kỉ niệm ngọt ngào và đáng nhớ trong em
Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: "…Bà như chiếc bóng giở về. Ít khi tôi thấy bà nói chuyện nói trò với ai ngoài các cháu ra. Ít khi tôi thấy bà đôi co với ai. Dân làng bảo bà hiền như đất. Nói cho đúng, bà hiền như chiếc bóng. Nếu ai lành chanh lành chói, bà rủ rỉ khuyên. Bà nói nhiều bằng ca dao, tục ngữ. Những chị mồm năm miệng mười, sau khi bà khuyên chỉ còn mồm...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: "…Bà như chiếc bóng giở về. Ít khi tôi thấy bà nói chuyện nói trò với ai ngoài các cháu ra. Ít khi tôi thấy bà đôi co với ai. Dân làng bảo bà hiền như đất. Nói cho đúng, bà hiền như chiếc bóng. Nếu ai lành chanh lành chói, bà rủ rỉ khuyên. Bà nói nhiều bằng ca dao, tục ngữ. Những chị mồm năm miệng mười, sau khi bà khuyên chỉ còn mồm một, mồm hai. Người ta bảo: “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”. Bà như thế thì chúng tôi hư làm sao được.” (Trích "Bà nội” - Duy Khán) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính. Câu 2. Xét theo cấu tạo ngữ pháp, câu: "Nếu ai lành chanh lành chói, bà rủ rỉ khuyên” thuộc kiểu câu gì? Phân tích rõ cấu tạo ngữ pháp của câu Câu 3. Xác định lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn? Câu 4. Tại sao người cháu lại nói “Bà như thế thì chúng tôi hư làm sao được?”

1
14 tháng 2 2022

1.PTBĐ:  tự sự , biểu cảm

2. câu ghép

Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi.Hồi bé, tôi nghe mẹ kể câu chuyện Bà cháu của Trần Hoài Dương nhiều lần mà vẫn thấy thích. Ban đầu, tôi thích xứ sở thần tiên, nơi có cây đào lấp lánh trái vàng trái bạc và cô tiên có phép nhiệm màu... Rồi sau đó, tôi rưng rưng xúc động trước cuộc sống nghèo khổ nhưng đầm ấm của ba bà cháu. Với hai người cháu, vàng bạc, châu báu.... nhiều đến mấy cũng không...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi.

Hồi bé, tôi nghe mẹ kể câu chuyện Bà cháu của Trần Hoài Dương nhiều lần mà vẫn thấy thích. Ban đầu, tôi thích xứ sở thần tiên, nơi có cây đào lấp lánh trái vàng trái bạc và cô tiên có phép nhiệm màu... Rồi sau đó, tôi rưng rưng xúc động trước cuộc sống nghèo khổ nhưng đầm ấm của ba bà cháu. Với hai người cháu, vàng bạc, châu báu.... nhiều đến mấy cũng không bằng tình yêu thương của bà. Thế nên, khi bà mất hai người cháu đã xin cô tiên hoá phép cho bà sống lại, sẵn sàng sống cảnh đạm bạc như xưa nhưng có bà ở bên. Kết thúc câu chuyện là cảnh sum họp ấm áp: "Bà hiện ra móm mém, hiền từ, dạng tay ôm hai đứa cháu hiếu thảo vào lòng”... 

(Vĩnh Nga)

a. Câu mở đầu có điểm nào giống với câu mở đầu của đoạn văn ở bài tập 1

b. Những lí do người viết yêu thích câu chuyện là gì?

c. Đoạn văn trình bày các ý theo cách nào dưới đây?

1
NG
16 tháng 9 2023

Tham khảo
a. Điểm giống nhau của câu mở đầu với câu mở đầu của đoạn văn ở bài tập 1 là:

Cả 2 câu văn đều khái quát nội dung của văn bản, nêu tình cảm thái độ của người viết với văn bản.

b. Lí do người viết yêu thích câu chuyện:

- Ban đầu thích xứ sở thần tiên nơi có cây đào lấp lánh trái vàng, trái bạc và cô tiên phép nhiệm màu…

- Sau đó, rưng rưng xúc động về tình cảm của ba bà cháu.

c. Đoạn văn trình bày theo cách 1.

Câu 1:Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi nêu bên dưới:“Tại sao tôi yêu đất nước của tôi?”. Câu hỏi ấy chẳng đã gợi lên ngay trong ý nghĩ của con vô số câu trả lời hay sao? Tôi yêu đất nước của tôi là vì mẹ tôi sinh ra ở đó; vì dòng máu chảy trong huyết quản của tôi là hoàn toàn thuộc về đất nước tôi; vì dưới mảnh đất thiêng liêng ấy đã chôn những người mà mẹ tôi thương xót và cha tôi tôn kính; vì...
Đọc tiếp

Câu 1:Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi nêu bên dưới:

“Tại sao tôi yêu đất nước của tôi?”. Câu hỏi ấy chẳng đã gợi lên ngay trong ý nghĩ của con vô số câu trả lời hay sao? Tôi yêu đất nước của tôi là vì mẹ tôi sinh ra ở đó; vì dòng máu chảy trong huyết quản của tôi là hoàn toàn thuộc về đất nước tôi; vì dưới mảnh đất thiêng liêng ấy đã chôn những người mà mẹ tôi thương xót và cha tôi tôn kính; vì thành phố mà tôi đã sinh ra, cái tiếng mà tôi nói, những quyển sách dạy tôi học; vì em trai tôi, em gái tôi, bạn bè tôi và cả dân tộc vĩ đại mà tôi đang sống trong đó, thiên nhiên tươi đẹp bao quanh tôi; tóm lại, tất cả những gì tôi thấy, tất cả những gì tôi yêu mến, tôi kính phục, tất cả đều là những bộ phận hợp thành đất nước tôi.[…] Đó là một tình cảm vĩ đại và thiêng liêng…

(Trích Những tấm lòng cao cả, Ét-môn-đô đơ A-mi-xi)

Câu 2: Đoạn trích trên gợi lên trong em những cảm xúc gì? Em sẽ làm gì để thể hiện lòng yêu nước? Em hãy viết đoạn văn 4 - 6 dòng nêu suy nghĩ của mình. 

0
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi nêu bên dưới:“Tại sao tôi yêu đất nước của tôi?”. Câu hỏi ấy chẳng đã gợi lên ngay trong ý nghĩ của con vô số câu trả lời hay sao? Tôi yêu đất nước của tôi là vì mẹ tôi sinh ra ở đó; vì dòng máu chảy trong huyết quản của tôi là hoàn toàn thuộc về đất nước tôi; vì dưới mảnh đất thiêng liêng ấy đã chôn những người mà mẹ tôi thương xót và cha tôi tôn kính; vì thành...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi nêu bên dưới:

“Tại sao tôi yêu đất nước của tôi?”. Câu hỏi ấy chẳng đã gợi lên ngay trong ý nghĩ của con vô số câu trả lời hay sao? Tôi yêu đất nước của tôi là vì mẹ tôi sinh ra ở đó; vì dòng máu chảy trong huyết quản của tôi là hoàn toàn thuộc về đất nước tôi; vì dưới mảnh đất thiêng liêng ấy đã chôn những người mà mẹ tôi thương xót và cha tôi tôn kính; vì thành phố mà tôi đã sinh ra, cái tiếng mà tôi nói, những quyển sách dạy tôi học; vì em trai tôi, em gái tôi, bạn bè tôi và cả dân tộc vĩ đại mà tôi đang sống trong đó, thiên nhiên tươi đẹp bao quanh tôi; tóm lại, tất cả những gì tôi thấy, tất cả những gì tôi yêu mến, tôi kính phục, tất cả đều là những bộ phận hợp thành đất nước tôi.[…] Đó là một tình cảm vĩ đại và thiêng liêng…

(Trích Những tấm lòng cao cả, Ét-môn-đô đơ A-mi-xi)

 

a.  Hãy nêu nội dung đoạn trích trên. (1 điểm)

 

b. Tìm một đại từ có trong đoạn trích và phân loại đại từ mà em tìm được? (1 điểm)

 

c.   Đoạn văn trên gợi lên trong em những cảm xúc gì? Em sẽ làm gì để thể hiện lòng yêu đất nước? Hãy nêu suy nghĩ của mình bằng 3 - 5 câu văn. (1 điểm)

 Ai giúp mình với T-T

0