K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

NG
14 tháng 8 2023

Tham khảo: Một số bài học kinh nghiệm có thể rút ra từ cuộc Duy tân Minh Trị:

+ Muốn tồn tại và phát triển phải luôn có sự thay đổi để thích ứng với những chuyển biến mới của tình hình.

+ Cải cách muốn thành công phải xây dựng được một nền tảng kinh tế, chính trị, xã hội vững chắc.

+ Tiến hành cải cách toàn diện trong đó chú trọng đến vấn đề: đầu tư phát triển giáo dục con người để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.

+ Chú trọng việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống.

+ Tiếp thu có chọn lọc và cải biến những giá trị văn hóa, văn minh tiến bộ của thế giới cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam.

14 tháng 8 2023

Tham khảo:

Theo em, để đất nước phát triển, cần biết nghiên cứu, học hỏi và tiếp thu có chọn lọc những tri thức tiến bộ của các quốc gia tiên tiến khác trên thế giới, từ đó, áp dụng vào để cải cách, thay đổi những thứ đã lạc hậu, bất hợp lí còn tồn tại ở đất nước mình trên tất cả các phương diện, hướng đến một xã hội văn minh, tốt đẹp hơn.

NG
15 tháng 8 2023

Tham khảo

- Chia sẻ hiểu biết về Thiên hoàng Minh Trị và Duy tân Minh Trị:

+ Thiên Hoàng Minh Trị tên thật là Mút-sô-hi-tô, là con thứ của Thiên hoàng Kô-mây, được kế vị lúc mới 15 tuổi, khi vua cha qua đời. Ông là vị vua có tư tưởng duy tân, chủ trương nắm lại quyền lực và tiến hành cải cách đất nước.

+ Tháng 1/1868, sau khi lên ngôi, thiên hoàng Minh Trị tiến hành một loạt cải cách trên nhiều lĩnh vực. Cuộc Duy tân Minh Trị có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản, đưa Nhật Bản phát triển vượt bậc về kinh tế, chính trị, giáo dục, khoa học - kĩ thuật. Nhờ đó, Nhật Bản giữ vững được nền độc lập và trở thành một nước tư bản chủ nghĩa.

- Chia sẻ hiểu biết về Tôn Trung Sơn và Cách mạng Tân Hợi:

Tôn Trung Sơn là nhà cách mạng vĩ đại trong lịch sử Trung Quốc, người đề xướng tư tưởng Tam dân: Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc. Năm 1905, ông thành lập Trung Quốc Đồng minh hội, lấy tư tưởng Tam dân làm cương lĩnh. Năm 1911, ông lãnh đạo cách mạng Tân Hợi, lật đổ triều đại Mãn Thanh và khai sinh ra Trung Hoa Dân quốc.

+ Cách mạng Tân Hợi diễn ra vào năm 1911, cuộc cách mạng này đã kết thúc nền thống trị hơn 2000 năm của chế độ phong kiến Trung Quốc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở quốc gia này; đồng thời, cũng có ảnh hưởng nhất định đến phong trào giải phóng dân tộc của một số nước châu Á, trong đó có Việt Nam.

14 tháng 9 2023

- Chia sẻ hiểu biết về Thiên hoàng Minh Trị và Duy tân Minh Trị:

+ Thiên Hoàng Minh Trị tên thật là Mút-sô-hi-tô, là con thứ của Thiên hoàng Kô-mây, được kế vị lúc mới 15 tuổi, khi vua cha qua đời. Ông là vị vua có tư tưởng duy tân, chủ trương nắm lại quyền lực và tiến hành cải cách đất nước.

+ Tháng 1/1868, sau khi lên ngôi, thiên hoàng Minh Trị tiến hành một loạt cải cách trên nhiều lĩnh vực. Cuộc Duy tân Minh Trị có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản, đưa Nhật Bản phát triển vượt bậc về kinh tế, chính trị, giáo dục, khoa học - kĩ thuật. Nhờ đó, Nhật Bản giữ vững được nền độc lập và trở thành một nước tư bản chủ nghĩa.

- Chia sẻ hiểu biết về Tôn Trung Sơn và Cách mạng Tân Hợi:

Tôn Trung Sơn là nhà cách mạng vĩ đại trong lịch sử Trung Quốc, người đề xướng tư tưởng Tam dân: Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc. Năm 1905, ông thành lập Trung Quốc Đồng minh hội, lấy tư tưởng Tam dân làm cương lĩnh. Năm 1911, ông lãnh đạo cách mạng Tân Hợi, lật đổ triều đại Mãn Thanh và khai sinh ra Trung Hoa Dân quốc.

+ Cách mạng Tân Hợi diễn ra vào năm 1911, cuộc cách mạng này đã kết thúc nền thống trị hơn 2000 năm của chế độ phong kiến Trung Quốc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở quốc gia này; đồng thời, cũng có ảnh hưởng nhất định đến phong trào giải phóng dân tộc của một số nước châu Á, trong đó có Việt Nam.

15 tháng 8 2023

Tham khảo

Mục đích các nước phương Tây xâm lược Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á là để mở rộng thuộc địa, khai thác tài nguyên thiên và chiếm hữu những vị trí chiến lược quan trọng.

Đứng trước nguy cơ bị thôn tính, nhân dân Ấn Độ và các quốc gia Đông Nam Á đã vùng lên đấu tranh quyết liệt, chống lại các thế lực xâm lược phương Tây.

19 tháng 1 2023

Điểm khác biệt căn bản về tình hình phát triển của vùng đất Nam Bộ từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI so với giai đoạn trước đó (từ thế kỉ I đến thế kỉ VII).

- Từ thế kỉ I đến thế kỉ V vương quốc Phù Nam phát triển rực rỡ, là trung tâm kết nối văn hóa và giao thương với các nước ngoài khu vực

- Từ thế kỉ X đến thế kỉ XVI, vùng đất Nam Bộ đặt dưới sự cai quản (trên danh nghĩa) của nước Vương quốc Chân Lạp; dân cư thưa thớt

20 tháng 6 2018

Sự phát triển không đồng đều về kinh tế và chính trị của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX đã làm thay đổi so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc. Bên cạnh các đế quốc “già” (Anh, Pháp) với hệ thống thuộc địa rộng lớn là các đế quốc “trẻ” (Mĩ, Đức, Nhật Bản) đang vươn lên mạnh mẽ về kinh tế nhưng lại có quá ít thuộc địa.

Đáp án cần chọn là: A

2 tháng 8 2023

Chủ nghĩa tư bản trong thời gian cuối TK XIX - đầu TK XX có tốc độ phát triển nhanh và ngày càng mở rồn trên phạm vi rộng lớn ở nhiều khu vực khác nhau trên toàn thế giới.

14 tháng 9 2023

- Tên một số nước đế quốc: Anh, Pháp, Đức, Mĩ,…

- Chia sẻ hiểu biết:

+ Đế quốc Anh: đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, từ vị trí dẫn đầu thế giới về sản xuất công nghiệp, Anh phát triển chậm lại, tụt xuống vị trí thứ ba (sau Mĩ và Đức). Tuy vậy, Anh vẫn có hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất thế giới, được mệnh danh là “Đế quốc mà Mặt Trời không bao giờ lặn”.

+ Đế quốc Pháp: cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Pháp chiếm giữ vị trí thứ tư 4 thế giới về sản xuất công nghiệp. Hệ thống thuộc địa của Pháp lớn thứ 2 thế giới.

+ Đế quốc Đức: cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Đức chiếm giữ vị trí đứng đầu châu Âu và thứ hai thế giới về sản xuất công nghiệp. Tuy có tiềm lực về kinh tế và quân sự mạnh, nhưng hệ thống thuộc địa của Đức rất ít, do đó, giới cầm quyền Đức chủ trương chạy đua vũ trang, dùng vũ lực để chia lại thị trường thế giới.

+ Đế quốc Mĩ: cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Mĩ vươn lên dẫn đầu thế giới về sản xuất công nghiệp. Ở Mĩ có nhiều công ty độc quyền khổng lồ đồng thời là những đế chế tài chính lớn.