K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

NG
13 tháng 10 2023

Đức tính cần cù, chịu khó, sáng tạo và ham học hỏi cùng vô vàn điều khác

HomeVăn Mẫu HaySoạn bài – Phong cách Hồ Chí MinhSoạn bài – Phong cách Hồ Chí Minh Phương Thảo  29/05/2018  Văn mẫu hay  Không có phản hồiBài học SGK Progress:    ← Back to Mục học SGKSoạn bài Phong cách Hồ Chí Minh trang 5 – 8 SGK ngữ văn lớp 9 tập 1. Để học tốt hơn danh sách các bài tập trong bài Phong cách Hồ Chí Minh – Lê Anh Trà, sau đây là hướng dẫn soạn bài và giải bài tập đầy đủ và...
Đọc tiếp

Home

Văn Mẫu Hay

Soạn bài – Phong cách Hồ Chí Minh

Soạn bài – Phong cách Hồ Chí Minh

 Phương Thảo  29/05/2018  Văn mẫu hay  Không có phản hồi

Bài học SGK Progress:    

← Back to Mục học SGK

Soạn bài Phong cách Hồ Chí Minh trang 5 – 8 SGK ngữ văn lớp 9 tập 1. Để học tốt hơn danh sách các bài tập trong bài Phong cách Hồ Chí Minh – Lê Anh Trà, sau đây là hướng dẫn soạn bài và giải bài tập đầy đủ và chi tiết nhất.

PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

Trong cuộc đời đầy truân chuyên(2) của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, cả ở phương Đông và phương Tây. Trên những con tàu vượt trùng dương, Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mỹ. Người đã từng sống dài ngày ở Pháp, ở Anh. Người nói và biết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga…và Người đã làm nhiều nghề. Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiểu về các dân tọc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm(3). Người cũng chịu ảnh hưởng của tất cả các nền văn hóa, đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản. Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại […].

 Vấn đề chủ yếu được nói tới trong văn bản "Phong cách Hồ Chí Minh" là gì?

 

A. Tinh thần chiến đấu dũng cảm của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.

B. Phong cách làm việc và nếp sống của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.

C. Tình cảm của người dân Việt Nam đối với Chủ Tịch Hồ Chí Minh.

D. Trí tuệ tuyệt vời của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.

0
26 tháng 9 2021

Tham khảo:

Nếp sống thanh cao và giản dị là một trong những vẻ đẹp cao cả, đáng quý trong phong cách của Hồ Chí Minh. Là lãnh tụ của cả một đất nước, một dân tộc nhưng Bác chẳng yêu cầu, ham muốn những thứ cao sang, bóng bẩy. Từ nơi ăn chốn ở, trang phục hay ăn uống, Bác đều thực hiện đơn sơ, đạm bạc và giản dị hết mức. Tuy Bác sống giản dị là vậy nhưng lại không hề kham khổ. Trái lại, cách sống giản dị, đạm bạc của Chu tịch Hồ Chí Minh lại vô cùng thanh cao, sang trọng. Đây không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo khó, lại càng không phải là “cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời”, mà là một cách sống có văn hóa đã trở thành một quan niệm thẩm mĩ: cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên. Phong cách sống của Bác có nét gần gũi với các vị hiền triết ngày xưa như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm,… - thanh cao từ trong tâm hồn đến thể xác.

Tham Khảo : 

Tấm gương giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh được thể hiện trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày - đó là đời tư trong sáng, cuộc sống riêng giản dị và thanh bạch.

Dù là anh Văn Ba phụ bếp trên tàu Đô đốc Latouche Tréville, là nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc trong những năm tháng đầy khó khăn ở thủ đô Paris, nước Pháp, sau này là một vị Chủ tịch nước sống kham khổ nơi chiến khu trong những năm kháng chiến, hay là một vị nguyên thủ quốc gia sống và làm việc tại Phủ Chủ tịch ở Thủ đô Hà Nội, thì cũng vẫn là một Hồ Chí Minh hết sức giản dị, yêu lao động.

Đức tính giản dị, thanh bạch của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện trước hết trong lối ăn, mặc, ở của Người.

Đã là người Việt Nam, hẳn không ai là không biết hay nghe kể về cuộc sống giản dị của Bác. Mấy chục năm xa cách quê hương, trở về, Người vẫn yêu thích những món ăn mang đậm quê nhà như cá kho, cà muối…

Kể cả khi hòa bình, về Hà Nội, Người ăn uống vẫn rất thanh đạm. Sau khi xong bữa, Người luôn tự tay thu dọn bát đũa gọn gàng để người phục vụ chỉ việc mang đi.

Quần áo Người mặc thường ngày cũng chỉ là bộ bà ba màu nâu với đôi dép cao su, khi tiếp khách hay đến những sự kiện quan trọng cũng chỉ bộ kaki với đôi giày vải.

Lúc ở chiến khu, Người sống chung với cán bộ, nhân viên, cùng ăn ở, sinh hoạt như mọi người. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Người cùng Trung ương Đảng trở về Hà Nội.

Thể theo nguyện vọng của nhân dân, Đảng và nhà nước trân trọng mời Bác về ở tại tòa nhà của Toàn quyền Đông Dương trước kia, nhưng Bác đã từ chối và chọn cho mình ngôi nhà nhỏ của một người thợ điện phục vụ Phủ Toàn quyền Đông Dương để ở và làm việc.

Đến năm 1958, theo ý tưởng của Người, Đảng và Nhà nước đã dựng cho Người ngôi nhà sàn bằng gỗ theo kiểu nhà của đồng bào dân tộc thiểu số ở chiến khu Việt Bắc, giống như ngôi nhà Người đã từng sống và đồng cam cộng khổ với đồng bào trong những năm kháng chiến chống Pháp.

"Ngôi nhà sàn đơn sơ, giản dị, ngát hương thơm cây cỏ hoa vườn nhưng tâm hồn thì lộng gió bốn phương thời đại" (Thủ tướng Phạm Văn Đồng) và cũng như lời nhà thơ Tố Hữu đã viết: “Nhà gác đơn sơ một góc vườn/ Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn/ Giường mây, chiếu cói, đơn chăn gối/ Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn” (bài thơ "Theo chân Bác.")

Chính vì vậy, nơi ở và làm việc của Người tại Phủ Chủ tịch đã trở thành một địa danh phản chiếu về cuộc đời thanh bạch và giản dị của Người. Và ngôi nhà sàn thân thương là nơi đã ghi dấu nhiều dấu ấn quan trọng trong quá trình hoạt động cách mạng của Bác.

Vào những năm đế quốc Mỹ leo thang đánh phá ác liệt miền Bắc, Bác đã viết lời kêu gọi đồng bào quyết tâm đấu tranh chống kẻ thù xâm lược. Cũng tại đây, Bác viết Bản Di chúc lịch sử với những căn dặn tâm huyết để lại cho đời sau…

Cả cuộc đời, Người luôn hết lòng yêu thương con người, yêu thiên nhiên, yêu tất cả sự sống. Người đặc biệt kính già, yêu trẻ, thương bộ đội, chiến sỹ dân công. Người "nâng niu tất cả, chỉ quên mình."

Người cảm thông, chia sẻ, đau nỗi đau của mọi người, mọi nhà. Người vui niềm vui từ một ánh trăng soi, một bông hoa nở, một nụ cười, tiếng hát trẻ thơ. Những rung cảm tinh tế đó trở thành niềm hạnh phúc của Người, rồi trở thành vẻ đẹp cao quý của đạo đức và tâm hồn Hồ Chí Minh.

Trí tuệ uyên bác, nhân cách cao đẹp

Không chỉ thể hiện trong lối sống, đức tính khiêm tốn, giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn được thể hiện thông qua cách nói, cách viết, cách làm việc của Người.

Người mang tri thức uyên bác Đông Tây kim cổ, thông thạo nhiều ngoại ngữ, là nhà chính trị tài ba, nhà ngoại giao sắc sảo, nhà báo, nhà thơ lớn của dân tộc, nhưng Người tuyệt nhiên không cao đạo, không hàn lâm bác học.

Ngược lại, Người suy nghĩ, cảm xúc, nói và viết như lời ăn tiếng nói của người dân bình thường. Người truyền tải những tư tưởng lớn một cách nhuần nhuyễn, tự nhiên, đơn giản, không triết lý dài dòng, không vòng vo khuôn sáo, từ đó đi thẳng vào lòng dân chúng như những lẽ phải thông thường.

Dù là lãnh tụ tối cao nhưng khi tiếp xúc với nhân dân, cử chỉ, lời nói của Người vẫn hết sức mộc mạc, dân dã. Ngay cả khi đứng trên lễ đài đọc Bản tuyên ngôn độc lập lịch sử, trước hàng nghìn dân chúng, Người cũng dừng lại để hỏi: “Tôi nói đồng bào nghe rõ không?”

Một câu nói chân thật, giản dị đã xóa nhòa khoảng cách giữa người đứng trên lễ đài với hàng triệu người đang lắng nghe. Hiếm có vị lãnh tụ nào trên thế giới có nếp nghĩ, cách nói giản dị, chân thành như thế!

Không chỉ trong lời ăn tiếng nói, Bác luôn quan tâm, gần gũi nhân dân bằng những hành động cụ thể thiết thực. Bác đến với các chiến sỹ trên mặt trận, cùng chiến sỹ hành quân; Bác đi thăm chỗ ở, nhà bếp, nhà vệ sinh của các gia đình, tập thể; Bác trực tiếp xuống ruộng làm việc, hướng dẫn bà con về sâu bệnh, về thủy lợi; Bác đến thăm các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp, trường học; Bác viết thư thăm hỏi người già, trẻ em…

Bác luôn chủ động tiếp xúc, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, từ đó đi vào lòng dân bằng trái tim nhân hậu, đồng cảm. Sự giản dị đó hết sức tự nhiên, ở ngay trong lòng dân, trong cuộc sống của nhân dân, do đó ai cũng có thể học tập và làm theo đức tính giản dị của Người.

Lối sống giản dị, thanh tao của Bác là cả một nét đẹp văn hóa, cũng đồng thời là bản lĩnh văn hóa của Người.

Người thanh cao, giản dị chứ không hề giản đơn, bởi suốt đời, Người không màng danh lợi, mà chỉ theo đuổi một mục tiêu cao cả: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” (Hồ Chí Minh toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, t.4, tr.161)...

Thanh tao ấy là cốt cách của bậc hiền triết Á Đông, đậm bản sắc Việt Nam và cũng lấp lánh tinh thần minh triết Hồ Chí Minh. Là người bạn lớn của nhân dân các dân tộc, Hồ Chí Minh đem tấm lòng chân thành và khiêm tốn, cả sự tinh tế đầy chất nhân văn và tình người để thắt chặt tình hữu nghị, đưa thế giới đến với Việt Nam và đem hình ảnh Việt Nam đến với bạn bè quốc tế.

Nhà nghiên cứu Ba Lan Hélène Tourmaire, trong tác phẩm "Trở thành người Bác như thế nào?" đã viết: “Ở con người Hồ Chí Minh, mỗi người đều thấy biểu hiện của nhân vật cao quý nhất, bình dị nhất và được kính yêu nhất trong gia đình mình… Hình ảnh của Hồ Chí Minh đã hoàn chỉnh với sự kết hợp đức khôn ngoan của Phật, lòng bác ái của Chúa, triết học Marx, thiên tài cách mạng của Lenin và tình cảm của một người chủ gia tộc, tất cả bao bọc trong một dáng dấp rất tự nhiên.”

Cũng từ sự vĩ đại mà giản dị đó, tên gọi của Người đã trở thành huyền thoại, một cái tên khiến cho đồng bào yêu kính, bạn bè quốc tế cảm phục, ngưỡng mộ, Người là Hồ Chí Minh.

15 tháng 9 2021

Đối với mỗi người dân Việt Nam, hình ảnh Bác Hồ sẽ mãi là một người lãnh tụ vĩ đại, một anh hùng giải phóng dân tộc và đồng thời cũng là một danh nhân văn hóa thế giới. Hình ảnh Người đã, đang và sẽ mãi mãi in đậm trong trí của mỗi con người Việt Nam, trở thành một tấm gương sáng cho tất cả mọi người học tập và noi theo.

 

Điều đầu tiên khi chúng ta nhắc đến Bác Hồ đó chính là một con người vô cùng giản dị với những phẩm chất tốt đẹp. Ở Người dường như mọi thứ đều rất hoàn hảo. Bác là người có đức tính giản dị, có lối sống khiêm tốn và đặc biệt luôn biết lo và nghĩ cho người khác. Người rất giỏi trong mọi lĩnh vực nhưng luôn khiêm tốn và coi mình còn cần phải học nhiều hơn nữa. Đặc biệt, Người giống như là người cha già vĩ đại của dân tộc. Bác luôn chăm lo, quan tâm đến đời sống của nhân dân, xem xem dân ta có được một cuộc sống vui vẻ đầm ấm hay không, có bị đói khổ gì không. Tâm niệm lớn nhất của Người trong cuộc đời này chính là mong cho dân ta “ được độc lập tự do, có cuộc sống ấm no hạnh phúc”, thế là Bác vui lòng.

Không chỉ là người cha già kính yêu của dân tộc, Người còn là một vị lãnh tụ vĩ đại của đất nước. Cả cuộc đời Bác dành hết cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Con người vĩ đại đó đã ra đi tìm đường cứu nước khi còn rất trẻ với hai bàn tay trắng. Để rồi sau bao nhiêu năm vất vả gian khó, Người đã tìm được một con đường giải phóng cho dân tộc, lãnh đạo quân và dân ta đứng lên khởi nghĩa chống lại quân xâm lược. Chính Người đã dẫn đường, chỉ lối và soi sáng cho Đảng và cách mạng ta, đưa dân ta từ bóng tối lầm than đến ánh sáng tươi mới của cách mạng dân tộc, giúp dân ta thoát khỏi kiếp nô lệ hàng nghìn năm để đến được với tự do độc lập.

Đặc biệt, vĩ lãnh tụ vĩ đại đó còn được coi là một danh nhân văn hóa thế giới.Người không chỉ là một nhà chính trị mà còn là một nhà văn nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam. Các tác phẩm của Người để lại đều thể hiện tài năng phẩm chất của một nhân tài dân tộc với những hiểu biết vô cùng phong phú thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước và đặc biệt là ý chí lạc quan luôn tin tưởng vào tương lai tươi sáng. Có lẽ chính vì vậy mà mỗi tác phẩm của Người luôn có tinh thần động viên khuyến khích nhân dân ta đứng lên đấu tranh giành lại độc lập dân tộc. Để rồi với những thành công to lớn của mình, Bác đã khiến cả thế giới phải ngả mũ thán phục sự vĩ đại của Người.

 

Như vậy, Bác Hồ chính là niềm yêu quý, tự hào và vô cùng ngưỡng mộ của cả dân tộc Việt Nam. Hình ảnh Bác vẫn sẽ mãi in đậm trong tâm trí mọi người, sống mãi với non sông đất nước thân yêu và trở thành một mặt trời bất diệt luôn soi sáng mỗi con người:

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đó
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”

16 tháng 2 2022

Tham khảo :

Cách giải: Để giải quyết nạn đói trước mắt sau Cách mạng tháng Tám, Đảng Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi nhân dân thực hiện nhường cơm sẻ áo, hũ gạo cứu đói. 

Để giải quyết nạn đói,Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi nhân dân cả nước lập''Hũ gạo cứu đói'',Bác kêu gọi nhân dân 10 ngày nhịn ăn 1 bữa,dành gạo giúp dân nghèo(Bác cũng gương mẫu làm như thế)

Câu 1: Vấn đề chủ yếu được nói tới trong văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” là gì?A.    Tinh thần chiến đấu dũng cảm của Chủ tịch Hồ Chí Minh.B.     Phong cách làm việc và nếp sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh.C.     Tình cảm của nhân dân Việt Nam đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.D.    Trí tuệ tuyệt vời của Chủ tịch Hồ Chí Minh.Câu 2: Trong bài viết “Phong cách Hồ Chí Minh” tác giả so sánh lối sống của Bác Hồ...
Đọc tiếp

Câu 1: Vấn đề chủ yếu được nói tới trong văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” là gì?

A.    Tinh thần chiến đấu dũng cảm của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

B.     Phong cách làm việc và nếp sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

C.     Tình cảm của nhân dân Việt Nam đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

D.    Trí tuệ tuyệt vời của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Câu 2: Trong bài viết “Phong cách Hồ Chí Minh” tác giả so sánh lối sống của Bác Hồ với lối sống những ai?

A.    Những vị lãnh tụ của các dân tộc trên thế giới.

B.     Các danh nho Việt Nam thời xưa.

C.     Các danh nho Trung Quốc thời xưa.

D.    Các vị lãnh tụ nhà nước ta đương thời.

Câu 3: Thành ngữ nào dưới đây vi phạm phương châm về chất trong hội thoại?

          A. Dây cà ra dây muống

B. Nói nhăng nói cuội

C. Ông nói gà, bà nói vịt

D. Én là một loài chim có 2 cánh

Câu 4: Thành ngữ nào dưới đây vi phạm phương châm quan hệ trong hội thoại?

A.    Dây cà ra dây muống

B.     Khua môi, múa mép

C.     Nói có sách, mách có chứng

D.    Ông nói gà , bà nói vịt

Câu 5: Vì sao văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hoà bình” của Mác - ket được coi là một văn bản nhật dụng?

A.    Vì văn bản thể hiện những suy nghĩ trăn trở về đời sống của tác giả.

B.     Vì lời văn của văn bản giàu màu sắc biểu cảm.

C.     Vì văn bản bàn về một vấn đề lớn lao luôn được đặt ra ở mọi thời đại.

D.    Vì văn bản kể lại một câu chuyện với những tình tiết li kì hấp dẫn.

Câu 6: Nội dung nào không được đặt ra trong văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hoà bình” của Mác - ket?

A.    Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn bộ sự sống trên trái đất.

B.     Nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại là ngăn chặn nguy cơ đó.

C.     Cần kích thích khoa học kĩ thuật phát triển nhưng không phải bằng con đường chạy đua vũ trang.

D.    Cần chạy đua vũ trang để chống lại chiến tranh hạt nhân.

Câu 7: “- Được ạ! Tôi đã liệu đâu vào đấy… Thế nào rồi cũng xong.” (Lão Hạc - Nam Cao)
Câu nói trên ứng với thành ngữ nào dưới đây?

A.  Nói nửa kín nửa hở

B.  Nói nước đôi

C.  Đánh trống lảng

D.  Nói úp nói mở

Câu 8:  phương châm về lượng cần đạt những yêu cầu nào?

A.    Khi giao tiếp cần nói có nội dung, không thiếu không thừa.

B.     Khi giao tiếp đừng nói những điều mình không tin là đúng.

C.     Khi giao tiếp cần nói có bằng chứng xác thực.

D.    Khi giao tiếp không cần nói có nội dung, không thiếu không thừa.

Câu 9: Câu nào sau đây vi phạm phương châm về lượng?

   A. Nói có sách mách có chứng

  B. Trâu là một loại gia súc nuôi ở nhà.

  C. Lời chào cao hơn mâm cổ.

  D. Ông nói gà bà nói vịt.

Câu 10: Thế nào là phương châm quan hệ?

A.    Khi giao tiếp cần nói ngắn gọn, rành mạch, tránh nói mơ hồ.

B.     Khi giao tiếp đừng nói những điều mình không tin là đúng.

C.     Khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài, tránh nói lạc đề.

D.    Khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác.

Câu 11: Có mấy phương châm hội thoại đã được học?

A.   Hai                         B.  Ba                       C. Bốn                      D. Năm

Câu 12: Truyền kì mạn lục có nghĩa là gì?

A.    Ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền.

B.     Ghi chép tản mạn những điều có thật xảy ra trong xã hội phong kiến.

C.     Ghi chép tản mạn những câu chuyện lịch sử của nước ta từ xưa đến nay.

D.    Ghi chép tản mạn cuộc đời của những nhân vật kì lạ từ trước đến nay.

Câu 13: Câu văn nào khái quát được vẻ đẹp toàn diện của nhân vật Vũ Nương?

A.    Vũ Thị Thiết, ngườì con gái quê ở Nam Xương, tính đã thùy mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp.

B.     Nàng cũng giữ gìn khuôn phép, chưa từng để lúc nào vợ chồng phải thất hòa.

C.     Nàng hết sức thuốc thang lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn.

D.    Nàng hết lời thương xót, phàm việc ma chay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ của mình.

Câu 14: Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương”, Nguyễn Dữ muốn thể hiện điều gì?

A. Phê phán chế độ nam quyền bất công

B. Niềm thương cảm đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến, đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ

C. Phê phán chiến tranh phong kiến đã gây nên sự đau khổ của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến

D. Trong xã hội phong kiến, người phụ nữ không được tôn trọng.

Câu 15: Đoạn văn sau sử dụng cách dẫn nào?

Sau khi tắm gội chay sạch, Vũ Nương ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà than rằng:

-  Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu Mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ.”

(Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ)

A. Cách dẫn gián tiếp

B. Cách dẫn trực tiếp

C. Nửa gián tiếp, nửa trực tiếp

D. Đây không phải là lời dẫn.

Câu 16: Tên tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí” có nghĩa là gì?

A.    Vua Lê nhất định thống nhất đất nước.

B.     Ý chí thống nhất đất nước của vua Lê.

C.     Ghi chép lại việc vua Lê thống nhất đất nước.

D.    Ý chí trước sau như một của vua Lê.

Câu 17: Chi tiết nào nói lên sự sáng suốt của vua Quan Trung trong việc xét đoán và dùng người?

A.    Cách xử trí với các tướng sĩ tại Tam Điệp.

B.     Phủ dụ quân lính tại Nghệ An.

C.     Thân chinh cầm quân ra trận.

D.    Sai mở tiệc khao quân.

Câu 18: Nội dung chính  hồi thứ 14 của tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí” là gì?

A. Tái hiện chân thực hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung qua chiến công thần tốc đại phá quân Thanh

B. Tái hiện chân thực sự thất bại thảm hại của quân tướng nhà Thanh trong cuộc tấn công thần tốc của quân Tây Sơn

C. Tái hiện chân thực sự thất bại thảm hại của vua tôi Lê Chiêu Thống trong cuộc tấn công thần tốc của quân Tây Sơn

D. Tái hiện chân thực hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung qua chiến công thần tốc đại phá quân Thanh, sự thất bại thảm hại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống

Câu 19: Câu thơ “Mai cốt cách tuyết tinh thần” nói lên điều gì?

A.    Miêu tả vẻ đẹp của cây mai và tuyết trắng.

B.     Gợi tả vẻ đẹp duyên dáng, thanh cao, trong trắng của người thiếu nữ.

C.     Nói lên cốt cách và tinh thần trong sáng của nhà thơ.

D.    Giới thiệu vẻ đẹp chung của người phụ nữ trong xã hội cũ.

Câu 20: Theo em, vì sao tác giả miêu tả vẻ đẹp Thúy Vân trước, vẻ đẹp Thúy Kiều sau?

A.    Vì Thúy Vân không phải là nhân vật chính.

B.     Vì Thúy Vân đẹp hơn Thúy Kiều.

C.     Vì tác giả muốn làm nổi bật vẻ đẹp của Thúy Kiều.

D.    Vì tác giả muốn đề cao vẻ đẹp của Thúy Vân.

Câu 21: Câu thơ “Làn thu thủy nét xuân sơn” miêu tả vẻ đẹp nào của Thúy Kiều?

A.    Vẻ đẹp của đôi mắt.

B.     Vẻ đẹp của làn da.

C.     Vẻ đẹp của mái tóc.

D.    Vẻ đẹp của dáng đi.

Câu 22: Qua cung đàn mà Kiều sáng tác, em hiểu thêm điều gì về nhân vật này?

A.    Là người luôn vui vẻ, tươi tắn.

B.     Là người có trái tim đa sầu, đa cảm.

C.     Là người gắn bó với gia đình.

D.    Là người có tình yêu chung thủy.

Câu 23. Câu thơ nào trong văn bản  Chị em Thuý Kiều (Truyện Kiều – Nguyễn Du) thể hiện vẻ đẹp của Thuý Vân và Thuý Kiều?

   A. Mai cốt cách tuyết tinh thần.

   B. Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.

   C. Một hai nghiêng nước nghiêng thành.

   D. Thông minh vốn sẵn tính trời.

Câu 24. Trong câu thơ “Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh” (Chị em Thuý Kiều – Truyện Kiều – Nguyễn Du) có sử dụng phép tu từ chính nào dưới đây?

   A. Nhân hóa và ẩn dụ.

   B. Nhân hoá và tượng trưng.

   C. Nhân hoá và so sánh.

   D. Nhân hoá và cường điệu.

Câu 25. Trong văn  bản Chị em Thuý Kiều (Truyện Kiều– Nguyễn Du) chân dung Thuý Vân, Thuý Kiều được thể hiện qua biện pháp nghệ thuật nào?

    A. Miêu tả nội tâm nhân vật.

    B.  Tả cảnh ngụ tình.

    C. Lấy vẻ đẹp của thiên nhiên để gợi tả vẻ đẹp của nhân vật.

    D. Khắc hoạ nhân vật qua hành động.

Câu 26. Trong văn bản Chị em Thúy Kiều (Truyện Kiều – Nguyễn Du) bút pháp ước lệ được tác giả sử dụng ở câu thơ nào dưới đây?

    A. Đầu lòng hai ả tố nga.                         B. Thuý Kiều là chị em là Thuý Vân.

    C. Mai cốt cách tuyết tinh thần.               D. Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười.

Câu 27. Câu thơ nào dự cảm tương lai không mấy tốt đẹp của Thúy Kiều?

   A. Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.

    B. Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.

    C. Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân.

    D. Tường đông ong bướm đi về mặc ai.

Câu 28. Có ý kiến cho rằng, ngay từ những câu thơ đầu tiên, Truyện Kiều đã thể hiện giá trị nhân đạo. Theo em, giá trị nhân đạo trong đoạn trích “ Chị em Thúy Kiều” thể hiện ở điểm nào?

   A. Cảm thương với số phận hồng nhan bạc mệnh.

   B. Lên án những bất công trong xã hội phong kiến.

   C. Dự đoán tương lai bạch mệnh của kiếp hồng nhan.

   D. Trân trọng và đề cao vẻ đẹp toàn vẹn của con người.

Câu 29: Cụm từ “khoá xuân” trong câu “Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân” được hiểu là gì?

A.    Mùa xuân đã hết.

B.     Khóa kín tuổi xuân.

C.     Bỏ phí tuổi xuân.

D.    Tuổi xuân đã tàn phai.

Câu 30: Cụm từ “tấm son” trong câu thơ “Tấm son gột rửa bao giờ cho phai” sử dụng cách nói nào?

A.    Ẩn dụ.                                    C. Nhân hoá

B.     Hoán dụ.                                D. So sánh.

Câu 31: Đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” thể hiện khát vọng gì của Nguyễn Đình Chiểu?

A. Có một cuộc sống yên ổn

B. Dẹp được bọn cướp lâu la

C. Hành đạo để giúp đời

D. Về chí làm trai

Câu 32: Trong các câu sau, câu nào sai về lỗi dùng từ?

A.    Khủng long là loài động vật đã bị tuyệt tự.

B.     Truyện Kiều là một tuyệt tác văn học bằng chữ Nôm của Nguyễn Du.

C.     Ba tôi là người chuyên nghiên cứu những hồ sơ tuyệt mật.

D.    Cô ấy có vẻ đẹp tuyệt trần.

Câu 33: Dòng nào dưới đây không phải là đối tượng miêu tả trực tiếp nội tâm nhân vật?

A, Ngôn ngữ

B. Suy nghĩ

C. Cảm xúc

D. Tình cảm

Câu 34: Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” nằm ở vị trí nào trong truyện Kiều?

    A. Trước khi Kiều gặp Kim Trọng                      

    B. Sau khi Kiều gặp Kim Trọng         

    C. Sau khi Kiều bán mình chuộc cha                 

    D. Sau khi Kiều gặp Từ Hải

Câu 35: Không gian trước lầu Ngưng Bích gợi cho em cảm nhận về điều gì?

    A. Sự mênh mông, hoang vắng                          

    B. Sự bình dị, trong lành

    C. Sự nhẹ nhàng, sâu thẳm                                

    D. Sự nhẹ nhàng, bình dị

Câu 36: Nhìn cảnh vật Thúy Kiều nhớ đến ai?

   A.  Thúy Vân và cha mẹ                                    

   B. Kim Trọng và cha mẹ

   C. Vương Quan và cha mẹ                                  

   D. Kim Trọng và Thúy Vân

Câu 37: Các từ “này”, “kia” trong câu “Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia” nhằm gợi tả về:

   A. Thiên nhiên                    

   B. Con người                 

  C.  Thân phận              

  D. Sự suy tư

Câu 38: Câu thơ nào sau đây thể hiện tâm trạng buồn của nàng Kiều cho chính thân phận mình?

   A.  Buồn trông cửa bể chiều hôm – Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa

   B. Buồn trông gió cuốn mặt duềnh - Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi

   C. Buồn trông ngọn nước mới sa – Hoa trôi man mác biết là về đâu?

   D. Buồn trông nội cỏ rầu rầu – Chân mây mặt đất một màu xanh xanh

Câu 39: Nội dung chính của đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là gì ?

    A. Nỗi đau đớn đến ê chề của Thúy Kiều.      

    B. Sự thủy chung, hiếu thảo của Thúy Kiều

   C. Tâm trạng bẽ bàng chua xót của Thúy Kiều.

   D. Nỗi buồn nhiều vẻ của Thúy Kiều.

Câu 40: Phương thức biểu đạt chính của phần trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là gì ?

            A. Miêu tả                    

 B. Tự sự                        

C. Biểu cảm                     

D. Thuyết minh

Câu 41 : Nhận xét nào sau đây không phải là giá trị nghệ thuật của truyện Kiều ?

       A. Là một truyện thơ  nôm  bình dân.                       

       B. Tiếng Việt trong truyện Kiều hết sức giàu đẹp

       C. Đặc sắc về phương diện xây dựng nhân vật 

       D.Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên đa dạng

Câu 42: Các câu sau đây liên quan đến phạm phương châm nào?

-  Lời chào cao hơn mâm cổ.

 -  Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

- Kim vàng ai nỡ uốn câu

Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời.

A.    Phương châm về lượng.

B.     Phương châm về chất.

C.     Phương châm quan hệ.

D.    Phương châm lịch sự.

4
8 tháng 11 2021

Chia nhỏ ra !

8 tháng 11 2021

Nhìn lag mắt :))

28 tháng 11 2021

Để giải quyết nạn đói,Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi nhân dân cả nước lập''Hũ gạo cứu đói'',Bác kêu gọi nhân dân 10 ngày nhịn ăn 1 bữa,dành gạo giúp dân nghèo(Bác cũng gương mẫu làm như thế)

28 tháng 11 2021

tổ chức hũ gạo cứu đói, nhường cơm sẻ áo, tăng gia sản xuất.

nhá