K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 3 2023

Trong những nhà thơ gần gũi, gắn liền với quê hương, đất nước, không thể không nhắc đến nhà thơ Trần Đăng Khoa. Thơ của ông thấm đượm tính giản dị, gần gũi với nhân dân Việt Nam lúc bấy giờ. Trong những tác phẩm của ông, bài thơ "Hạt gạo làng ta" đã gửi gắm thông điệp sâu sắc cho người đọc. Bài thơ đã cho thấy sự trân quý, giữ gìn hạt gạo của nhà thơ. Từ đó, nhà thơ bày tỏ lòng biết ơn, sự yêu quý đến những người nông dân đã làm ra hạt gạo để mỗi bữa cơm chúng ta có được những hạt cơm thơm ngon để ăn. Những người nông dân ấy vất vả, một năng hai sương mới có thể trồng lên những hạt lúa thơm ngon như vậy. Hạt gạo làng ta không chỉ mang giá trị vật chất, phục vụ đời sống còn người mà nó còn mang cả giá trị tinh thần vô giá, thể hiện sự trân trọng và nâng niu những thành quả do con người làm ra. Như vậy, khi đọc xong bài thơ, dư âm của nó vẫn còn âm vang và để lại nhiều ý nghĩa trong lòng độc giả.
 

- Đoạn thơ đầu: 

+  Nhà thơ đã khẳng định hạt gạo thấm đẫm hương vị phù sa của dòng sông quê hương.

+ Hạt gạo kết tinh của đất trời, từ những gì tinh túy nhất của thiên nhiên. + Hạt gạo còn mang hương thơm của những bông sen trong hồ nước đầy

+ Trong những hạt gạo thơm dẻo ấy còn có cả lời hát ngọt bùi đắng cay - kết tinh của quá trình lao động chăm chỉ của người nông dân 

=> Tác giả nhắn nhủ chúng ta biết các trân trọng từng hạt gạo được làm ra bởi nó không chỉ là kết tinh từ những gì tinh túy nhất của đất trời mà còn là của người nông dân "chân lấm tay bùn"

- Đoạn thơ thứ hai: 

+ Một lần nữa nhà thơ nhấn mạnh để có được hạt gạo dẻo thơm trong mỗi bữa ăn khong phải điều dễ dàng mà phải trải qua "bão tháng bảy", "mưa tháng ba" - những hiện tượng thiên tai gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến con người. 

+ Hơn nữa người nông dân còn phải làm việc trong điều kiện khắc nghiệt: trưa tháng sáu

+ Biện pháp so sánh "Nước như ai nấu chết cả cá cờ" - khắc họa sự khắc nghiệt của thời tiết nhưng "mẹ"-người nông dân vẫn xuống đồng cấy lúa 

=> Gợi sự thương cảm cho những người nông dân trong quá trình lao động phải đối diện với biết bao khó khăn của thời tiết. 

- Đoạn thơ thứ ba: hạt gạo làng ta gắn với những năm chống Mỹ đồng thời nói lên tình trạng nước ta lúc bấy giờ

+ Hạt gạo gắn với lịch sử dân tộc dường như chính bản thân hạt gạo ấy đã đóng góp giúp thế hệ trẻ lên đường đánh giặc 

+ Nghệ thuật so sánh "Những năm băng đạn/ Vàng như lúa đồng" -> Hạt gạo làng ta đã cùng đồng hành với con người xuyên suốt thời gian lịch sử trợ giúp con người bảo vệ độc lập Tổ quốc

- Nghệ thuật: lối thơ hiện đại với ngôn từ phóng khoáng không hề gò bó, tứ thơ kiểu mới giàu cảm xúc, dễ thể hiện tình cảm; hình ảnh thơ gần gũi các biện pháp tu từ được kết hợp nhuần nhuyễn

- Nội dung: Cho thấy sự vất vả của người nông dân khi làm ra hạt gạo nuôi sống con người và tầm quan trọng của hạt gạo xuyên suốt chiều dài lịch sử --> biết trân quý hơn về ý nghĩa của sự lao động sớm nắng chiều mưa của người dân chân lấm tay bùn để tạo ra hạt vàng đáng quý không chỉ sản phẩm vật chất mà còn là sản phẩm tinh thần vô giá.

Bài thơ hạt gạo làng ta của tác giả Trần Đăng Khoa nói lên sự quý giá của hạt gạo, sự lao động vất vả của người lao động đã làm ra lúa gạo và nói lên rằng chúng ta phải biết yêu thương lúa gạo, không xài lúa gạo một cách phung phí.[ Mk nghĩ vậy nhưng không biết có đúng không]

Chúc bạn học tốt

18 tháng 6 2022

sai rồi bro ơi

 

24 tháng 12 2021

Được viết theo lối thơ hiện đại với ngôn từ phóng khoáng không hề gò bó, tứ thơ kiểu mới giàu cảm xúc, dễ thể hiện tình cảm. Ở khổ đầu bài thơ, tâm hồn của tác giả hòa quyện với hình ảnh hạt gạo đậm sâu sắc từ những cảnh vật thân thuộc quê nhà. Hạt gạo ấy ngon vì được thấm đượm “vị phù sa”- Sông Kinh Thầy quê tác giả chảy qua đồng ruộng phong cảnh yên bình ấy còn có thêm “Hương sen thơm” , trong đó còn có lời ru ngọt ngào của người mẹ hiền hòa hòa quyện. Độ ngon của hạt gạo còn phụ thuộc và được thử thách bởi thời tiết thiên nhiên cũng là để quyết định mỗi một vụ mùa thành công hay không sau bao cực nhọc của người nông dân. Được tác giả tả chi tiết tháng bảy từ bao đời thiên nhiên luôn khắc nghiệt với những cơn bão lớn gây thiệt hại to lớn đến hoa màu rồi đến tháng ba với những cơn mưa kéo dài, rồi mùa hè đến mang theo cái oi bức đặc biệt là tháng sáu nóng nực ảnh hưởng đến mọi cảnh vật xung quanh, đặc biệt cây lúa với vụ mùa người nông dân vẫn phải vất vả ra đồng cấy. Sự sâu lắng của bài thơ còn đọng lại trong tim mỗi người, biết trân quý hơn về ý nghĩa cúa sự lao động sớm nắng chiều mưa của người dân chân lấm tay bùn để tạo ra hạt vàng đáng quý- Hạt gạo không chỉ là sản phẩm vật chất mà còn là sản phẩm tinh thần vô giá.

2 tháng 10 2022

Được viết theo lối thơ hiện đại với ngôn từ phóng khoáng không hề gò bó, tứ thơ kiểu mới giàu cảm xúc, dễ thể hiện tình cảm. Ở khổ đầu bài thơ, tâm hồn của tác giả hòa quyện với hình ảnh hạt gạo đậm sâu sắc từ những cảnh vật thân thuộc quê nhà. Hạt gạo ấy ngon vì được thấm đượm “vị phù sa”- Sông Kinh Thầy quê tác giả chảy qua đồng ruộng phong cảnh yên bình ấy còn có thêm “Hương sen thơm” , trong đó còn có lời ru ngọt ngào của người mẹ hiền hòa hòa quyện. Độ ngon của hạt gạo còn phụ thuộc và được thử thách bởi thời tiết thiên nhiên cũng là để quyết định mỗi một vụ mùa thành công hay không sau bao cực nhọc của người nông dân. Được tác giả tả chi tiết tháng bảy từ bao đời thiên nhiên luôn khắc nghiệt với những cơn bão lớn gây thiệt hại to lớn đến hoa màu rồi đến tháng ba với những cơn mưa kéo dài, rồi mùa hè đến mang theo cái oi bức đặc biệt là tháng sáu nóng nực ảnh hưởng đến mọi cảnh vật xung quanh, đặc biệt cây lúa với vụ mùa người nông dân vẫn phải vất vả ra đồng cấy. Sự sâu lắng của bài thơ còn đọng lại trong tim mỗi người, biết trân quý hơn về ý nghĩa cúa sự lao động sớm nắng chiều mưa của người dân chân lấm tay bùn để tạo ra hạt vàng đáng quý- Hạt gạo không chỉ là sản phẩm vật chất mà còn là sản phẩm tinh thần vô giá.

1 tháng 1 2018

Ở khổ thơ cuối, tầm  quan trọng của hạt gạo được ví như hạt vàng. Đem lại nguồn sống quý giá từ  lâu đời của dân tộc. Hạt vàng lấp lánh sáng ngời hình ảnh của thành quả lao  động cực nhọc của người nông dân. Niềm tự hào sản vật quê nhà cũng là sự  tự hào sâu sắc với quê hương của tác giả 
                                                                      Hạt gạo làng ta
                                                                      Gửi ra tiền tuyến
                                                                      Gửi về phương xa
                                                                      Em vui em hát
                                                                      Hạt vàng làng ta…
Sự sâu lắng của bài thơ còn đọng lại trong tim mỗi người, biết trân quý hơn về ý nghĩa cúa sự lao động sớm nắng chiều mưa của người dân chân lấm tay bùn để tạo ra hạt vàng đáng quý- Hạt gạo không chỉ là sản phẩm vật chất mà còn là sản phẩm tinh thần vô giá.  Và bài thơ tuyệt vời này đã được phổ nhạc dễ đi vào lòng người mọi thế hệ  bởi những lời ca tiếng hát ngân nga, là lời cảm ơn sâu sắc tới nhà thơ Trần Đăng Khoa , càng yêu thêm quê hương ta.