Sử dụng bộ sưu tập nghề để tuyên truyền về nghề ở địa phương.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Học sinh sưu tầm và làm bộ sưu tập nghề ở thực tế địa phương theo gợi ý.
Nghề làm muối Sa Huỳnh
Đồng muối Sa Huỳnh có diện tích hơn 110ha, cách TP.Quảng Ngãi 60km về phía cực nam của tỉnh. Nghề muối nơi đây, từ lâu đã trở thành kế sinh nhai của khoảng 600 hộ dân và lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa trong lao động, sản xuất của làng nghề.
Trong những ngày đầu hạ, biển trong xanh, nắng đẹp là lúc đồng muối Sa Huỳnh trắng muốt một màu. Đến đây, du khách sẽ được nghe những câu chuyện nắng mưa, quy trình làm muối, cảm nhận vị mặn của biển, vị mặn mồ hôi của diêm dân đổ xuống đồng... Theo các nhà sử học, đồng muối Sa Huỳnh có từ thế kỷ XIX. Trải qua gần 100 năm, nhưng cách làm muối của diêm dân Sa Huỳnh vẫn giữ truyền thống như thuở ban sơ. Từ tháng 3 âm lịch khi con sóng biển yên, nước trong xanh trở lại, thủy triều dâng lên hạ xuống theo chu kỳ, cũng là lúc nông dân ra đồng làm muối. Sau khi làm ruộng bằng phẳng, từ 5 giờ sáng, diêm dân đã có mặt trên đồng để thực hiện các quy trình làm muối. Dựa theo con nước thủy triều lên, diêm dân dẫn nước từ kênh, mương đưa vào bọng chứa nước rồi thả nhẹ cho vào ruộng. Sau khi nước tráng đều ô ruộng nhỏ, thì đợi nắng lên để nước mặn dần kết tinh thành muối. Muốn hạt muối trắng ngần, to, óng ánh trong nắng chiều, diêm dân phải canh nước cho qua ba nắng và khi ruộng muối khô trắng, rồi mới thu hoạch.
Chiều xuống, gió biển lồng lộng, từ Quốc lộ 1 nhìn về phía biển sẽ thấy những ô ruộng muối nối tiếp nhau óng ánh dưới ánh hoàng hôn. Diêm dân bắt đầu cào muối, những đống muối trắng ngần nhấp nhô trên đồng càng điểm xuyến cho đồng muối vẻ đẹp tinh khôi, tạo nên bức tranh bình dị, nhưng hết sức đặc sắc.
Chất lượng muối Sa Huỳnh chẳng kém gì so với muối Cà Ná (Ninh Thuận) hay muối Hòn Khói (Khánh Hòa). Năm 2011, muối Sa Huỳnh đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) công nhận nhãn hiệu độc quyền. Đồng muối Sa Huỳnh hiện được quy hoạch trong không gian văn hóa Sa Huỳnh.
Phó trưởng Phòng VH-TT huyện Đức Phổ Trương Thị Hương cho hay: Thực hiện Nghị quyết 04 của Tỉnh ủy về phát triển dịch vụ - du lịch, huyện đã có kế hoạch xây dựng sản phẩm du lịch đồng muối Sa Huỳnh thành sản phẩm du lịch cộng đồng. Nếu vùng địa chất, địa mạo Lý Sơn - Sa Huỳnh được UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu, thì đồng muối Sa Huỳnh cũng sẽ là một trong những điểm đến để du khách khám phá. Nơi đây nằm trong tuyến du lịch công viên địa chất, cùng với việc trải nghiệm quy trình làm muối của diêm dân Sa Huỳnh.
Về đây, du khách còn có thể tham quan làng gốm, gò Ma Vương hay đến xem các hiện vật ở Nhà trưng bày văn hóa Sa Huỳnh. Mỗi người sẽ có cảm nhận như đang được sống trong một không gian từ xa xưa kết nối liền mạch đến hôm nay.
Em chú ý người tuyển dụng có thể là nghệ nhân lão luyện, những yêu cầu cơ bản có thể là sự tỉ mỉ kiên trì và một chút thẩm mĩ,...
- Kể tên những nghề truyền thống ở nước ta mà em biết: nghề dệt vải, nghề làm gốm, đan giỏ, nghề làm nón, tráng bánh…
- Nghề truyền thống có những hoạt động đặc trưng: Làm việc tập thể, theo một khuân mẫu, đề cao chất lượng sản phẩm.
- Nghề truyền thống có vai trò đối với người dân và xã hội: là bản sắc văn hóa dân tộc tạo công ăn việc làm cho nhiều người, giúp có thu nhập ổn định, tạo nên làng nghề truyền thống cho dân tộc…
- Liên hệ thực tế: Ở địa phương em có nghề truyền thống: làm đậu, tráng bánh, đan giỏ
Chia sẻ với các bạn trong nhóm về những nghề truyền thống ở quê hương mình.
Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Lòng yêu nước là yêu tất cả những gì tốt đẹp, yêu thiên nhiên muôn hình vạn trạng, yêu bầu trời trong xanh, yêu đàn chim bay lượn, yêu cả những dòng sông thân thương hay gần gũi nữa là yêu những chiếc lá mỏng manh. Nói cho cùng thì tinh thần yêu nước nó xuất phát từ ý chí, sự quyết tâm phấn đấu, xây dựng Tổ quốc, tình yêu thương và cả niềm hi vọng. Tinh thần yêu nước bao gồm cả nhiều tình yêu khác: tình yêu gia đình, quê hương, tình yêu con người. Nó được bộc lộ ở mọi lúc mọi nơi, mọi cá nhân, bất cứ nơi nào có người dân Việt Nam sống thì đó sẽ mãi là mầm mống, là chồi non của tinh thần yêu nước Việt Nam. Và đó cũng sẽ không phải là lí tưởng của mình dân tộc Việt Nam mà còn rất nhiều nước khác, lí tưởng ấy luôn đi đầu
- Em có thể tập tuyên truyền bằng cách giới thiệu cho bạn bè.
- Tham gia các hoạt động để quảng bá hình ảnh làng nghề truyền thống.
Tham khảo :
- Vì giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình , dòng học giúp ta có thêm kinh nghiệm , sức mạnh trong cuộc sống , góp phần làm phong phú truyền thống , bản sắc dân tộc Việt Nam
- Quảng bá với bạn bè và mọi người về mảnh đất của mình.
- Giới thiệu về nghề truyền thống của gia đình và dòng họ.
- Luôn tự hào về quê hương của mình dù đi đến tận nơi đâu.
Để bảo vệ nghề truyền thống em cần:
- Trước hết, bản thân phải có ý thức giữ gìn các nghề truyền thống đó
- Sau đó là những công việc liên quan đến nhiều người: tuyên truyền cho mọi người pk cách gìn giữ, bảo quản các nghề truyền thống. Tổ chức các cuộc vận động để giữ gìn
Làng tranh Đông Hồ
Tranh làng Đông không phải vẽ theo cảm hứng nghệ thuật mà người ta dùng ván để in. Tranh được in hoàn toàn bằng tay với các bản màu; mỗi màu dùng một bản, và nét (màu đen) in sau cùng. Nhờ cách in này, tranh được "sản xuất" với số lượng lớn và không đòi hỏi kỹ năng cầu kỳ nhiều. Tuy nhiên vì in trên ván một cách thủ công, nên tranh bị hạn chế về mặt kích thước, thông thường tờ tranh không lớn quá 50cm mỗi chiều. Để có những bản khắc đạt đến trình độ tinh xảo phải có người vẽ mẫu. Những người vẽ mẫu và bản khắc ván hỏi họ phải có lòng yêu nghệ thuật và tâm hồn nghệ sĩ, đặc biệt phải có trình độ kỹ thuật cao. Công đoạn in tranh có lẽ không khó lắm bởi lẽ ai cũng có thể phết màu lên ván rồi in. Giấy dùng in tranh là loại giấy gió mịn mặt. Trước khi in, giấy được bồi điệp làm nền, chất điệp óng ánh lấy từ vỏ con sò, con hến tạo nên chất liệu riêng biệt của tranh dân gian Đông Hồ. Sau khi in thành tranh, kể cả lúc tranh khô, người xem vẫn cảm nhận được màu sắc của tranh thật tươi tắn như lúc tranh ướt. Các hình khối, mảng nọ đặt cạnh mảng kia sự ăn ý hài hoà một cách tự nhiên. Các màu đã hoà quyện in tranh thường từ chất liệu thiên nhiên: màu đen người ta phải đốt lá tre rồi lấy than của màu xanh lấy từ vỏ và lá tràm, màu vàng lấy từ hoa hòe, màu đỏ thắm lấy thân, rễ cây vang, màu son lấy từ sỏi núi, màu trắng là điệp... Xem tranh gian ta thường bắt gặp cái thú vị ở những nét ngây ngô đơn giản nhưng họ; hợp tình. Tranh Đông Hồ còn hấp dẫn bởi vẻ rực rỡ, sắc màu tươi rói những bộ tứ binh, Thạch Sanh, những gà, lợn, mèo, chuột, ngựa...
- Sử dụng bộ sưu tập nghề và tuyên truyền nghề ở địa phương.
Những năm gần đây, khách du lịch cũng đã tìm đến với biển Sa Huỳnh. Tuy cơ sở vật chất cho du lịch chưa nhiều, nhưng đã xuất hiện những nhà hàng, nhà nghỉ cùng hệ thống các cửa hàng phục vụ du lịch. Từ một làng chài nghèo nàn và hoang sơ, Sa Huỳnh ngày nay đã trở thành một thị tứ nhỏ xinh, nằm ẩn mình dưới hàng dương rủ bóng. Khách du lịch tới đây sẽ có dịp nghỉ ngơi bên những bãi biển tuyệt đẹp còn giữ nguyên vẻ nguyên sơ. Du khách cũng sẽ có dịp thăm cánh đồng muối, trải nghiệm cuộc sống của người dân làng muối, làng biển và nhất là thưởng thức những đặc sản ở vùng biển nơi đây.