K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

 Để có được ngày hôm nay, biết bao thế hệ đã hy sinh, chấp nhận nhiều mất mát để giành lấy tự do, giải phóng đất nước. Trong đó, vị lãnh đạo anh hùng Hồ Chí Minh là chịu nhiều hy sinh và gian khổ để chúng ta có được ngày hôm nay.           Với vai trò của một lãnh tụ cách mạng, Bác đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh của mình đối với dân, với nước. Bác là người sáng lập ra...
Đọc tiếp

 Để có được ngày hôm nay, biết bao thế hệ đã hy sinh, chấp nhận nhiều mất mát để giành lấy tự do, giải phóng đất nước. Trong đó, vị lãnh đạo anh hùng Hồ Chí Minh là chịu nhiều hy sinh và gian khổ để chúng ta có được ngày hôm nay.

           Với vai trò của một lãnh tụ cách mạng, Bác đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh của mình đối với dân, với nước. Bác là người sáng lập ra Đảng cộng sản Việt Nam. cùng Đảng dẫn đường chỉ lối cho dân tộc vùng lên phá bỏ xích xiềng nô lệ thực dân, phong kiến.

      Sự nghiệp cách mạng của Bác Hồ vĩ đại như non cao, biển rộng  .Bác lại sống một cuộc sống vô cùng giản dị và tuyệt vời trong sáng. Bữa ăn chỉ vài món cá kho, rau luộc, cà muối… Đức tính khiêm tốn, giản dị của Bác đã trở thành huyền thoại. Sau khi Bác mất, căn nhà sàn Bác ở mở rộng cửa đón đồng bào cả nước và bạn bè quốc tế đến thăm. Không ai là không xúc động trước những vật dụng gắn bó với Bác gần như suốt cuộc đời: chiếc máy chữ và chiếc đồng hồ cũ kĩ trên bàn làm việc, đôi dép lốp cao su mòn gót…
   
        Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đem lại vinh quang cho đất nước Việt Nam dân tộc Việt Nam. Các thế hệ tiếp nối đã đi theo con đường cách mạng đúng đắn mà Bác đã dẫn đường chỉ lối. Để Tổ quốc ngày càng giàu mạnh và  sánh vai với các cường quốc khắp năm châu chúng em không ngừng học hỏi mà cần phải học nữa, học mãi...

3
20 tháng 3 2017

mk thích bài văn này rồi đó

20 tháng 3 2017

chép cái này chắc bạn đau tay lắm nhỉ???????kết bạn nha,please

19 tháng 2 2023

Em cần:

- Chăm chỉ học hành để sau này cống hiến tài năng của bản thân cho đất nước.

- Có đạo đức, biết lễ phép giúp đỡ mọi người xung quanh.

- Không tham gia tệ nạn xã hội.

- Yêu nước và yêu thương mọi người xung quanh.

- ....

Em nhờ anh chị dịch cho em bài hùng biện này ra Tiếng Anh với ạ . em cảm ơn rất nhiều ạ !        Lời đầu tiên cho phép em xin được gửi tới các quí vị đại biểu, khách quí, ban giám khảo, cùng toàn thể các thầy cô giáo, các bạn học sinh thân mến lời chúc sức khỏe và lời chào trân trọng nhất. Chúc cho cuộc thi của chúng ta hôm nay thành công rực rỡ.       Là thế hệ sinh ra và lớn lên trong...
Đọc tiếp

Em nhờ anh chị dịch cho em bài hùng biện này ra Tiếng Anh với ạ . em cảm ơn rất nhiều ạ !

        Lời đầu tiên cho phép em xin được gửi tới các quí vị đại biểu, khách quí, ban giám khảo, cùng toàn thể các thầy cô giáo, các bạn học sinh thân mến lời chúc sức khỏe và lời chào trân trọng nhất. Chúc cho cuộc thi của chúng ta hôm nay thành công rực rỡ.

       Là thế hệ sinh ra và lớn lên trong thời kỳ đất nước thống nhất, tuy không được chứng kiến thời khắc hào hùng của dân tộc, nhưng qua những trang sách, qua những thước phim tài liệu, những ca khúc cách mạng, những câu chuyện kể của cha anh, chúng em cảm nhận sâu sắc ý chí quyết tâm, tinh thần đoàn kết của nhân dân Việt Nam. Những tấm gương chiến đấu dũng cảm của thế hệ thanh niên trong chiến dịch Điện Biên Phủ như Anh hùng Tô Vĩnh Diện dùng thân chèn pháo; Anh hùng Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai; Anh hùng Bế Văn Đàn lấy vai làm giá súng; Anh hùng Trần Can hiên ngang dẫn đầu tiểu đội cắm cờ lên lô cốt Him Lam …còn sống mãi trong lòng thế hệ trẻ chúng em hôm nay.

( Chỉ tranh giới thiệu)

         Chiến thắng Điện Biên Phủ là hào quang chói lọi của Dân Tộc Việt Nam vang dội khắp thế giới và trở thành nỗi ám ảnh của đế quốc thực dân. Chỉ với những chiếc xe thồ đơn sơ, Cha anh đã góp phần làm nên một chiến thắng vĩ đại.

 ( Hình ảnh những chiếc xe thồ)

      Chiến thắng Điện Biên Phủ là biểu tượng cao đẹp của nhân dân Việt Nam, là ý chí quật cường của một Dân Tộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân đế quốc nhằm giải phóng Đất Nước Việt Nam thoát khỏi sự bóc lột áp bức. Đã có hàng vạn trang sách viết về sự kiện Điện Biên Phủ.( Bài hát, bài thơ về Chiến thắng Điện Biên)

 

      Đã 65 năm trôi qua, nhưng với mỗi người con đất Việt thì, mọi hình ảnh, sự kiện trong những tháng ngày Chiến dịch Điện Biên Phủ dường như chưa bao giờ phai mờ trong tâm trí, là ký ức không thể nào quên, mãi mãi là phần quan trọng trong hành trang của mỗi chúng em trên con đường đi tới.

 

      Càng trân trọng và tự hào về lịch sử, tuổi trẻ cả nước nói chung và tuổi trẻ Chí Linh chúng em nói riêng càng ý thức sâu sắc rằng: nền độc lập, tự do, hòa bình, thống nhất mà hôm nay chúng em có được đã phải đổi bằng xương máu, tuổi xuân, cuộc đời, hạnh phúc của biết bao lớp người đi trước. Trách nhiệm của thế hệ trẻ chúng em  hôm nay là phải ra sức học tập, tu dưỡng đạo đức để giữ gìn và xây dựng đất nước Việt Nam ngày một giàu mạnh sao cho xứng đáng với sự hy sinh cao cả của thế hệ cha anh, xứng đáng với sự tin yêu và kỳ vọng của Đảng, Bác Hồ.

     

4

The first words allow me to be sent to the delegates, guests, judges, and all the teachers, the dear students the best wishes and best regards. May our competition today be a great success.

       Is a generation born and raised in the reunification period, though not witnessed the heroic moment of the nation, but through book pages, through documentary films, revolutionary songs, sentences The story of his father, we deeply felt the will of determination and solidarity of the Vietnamese people. The examples of brave fighting of the young generation in the Dien Bien Phu campaign, such as Hero To Vinh Dien, used the body of the cannon; Hero Phan Dinh Gi poured his body into the hole of apricot blossom; Hero Be Van Dan took his shoulder as a gun rack; Hero Tran Can patio, leading the platoon to flag on Him Lam block ... still lives forever in our young generation today.

(Referral pictures only)

         Dien Bien Phu victory was the radiant aura of the Vietnamese people throughout the world and became the obsession of the colonial empire. Only with simple cars, his father contributed to a great victory.

 (Photos of big cars)

      Dien Bien Phu victory is a beautiful symbol of the Vietnamese people, a strong will of a people fighting against imperial colonialism to free the country of Vietnam from oppressive exploitation. There were tens of thousands of pages of books about Dien Bien Phu event. (Song, poem about Dien Bien Victory)

      65 years have passed, but for every Vietnamese person, every image, event in the days of Dien Bien Phu Campaign never seems to fade in mind, is an unforgettable memory, forever forever is an important part of our luggage on the way to.

      The more we respect and be proud of history, the youth of the whole country in general and the Chi Linh youth, in parular, are deeply aware that we have the independence, freedom, peace and unity that we have today. It had to be changed with the blood, the spring age, the life, the happiness of so many people. The responsibility of our young generation today is to make efforts to study and cultivate morality to preserve and build a rich and prosperous country of Vietnam so that it deserves the noble sacrifice of his father generation. , worthy of the love and expectation of the Party and Uncle Ho.
 

15 tháng 3 2019

The first words allow me to be sent to the delegates, guests, judges, and all the teachers, the dear students the best wishes and best regards. May our competition today be a great success.        Is a generation born and raised in the reunification period, though not witnessed the heroic moment of the nation, but through book pages, through documentary films, revolutionary songs, sentences The story of his father, we deeply felt the will of determination and solidarity of the Vietnamese people. The examples of brave fighting of the young generation in the Dien Bien Phu campaign, such as Hero To Vinh Dien, used the body of the cannon; Hero Phan Dinh Gi poured his body into the hole of apricot blossom; Hero Be Van Dan took his shoulder as a gun rack; Hero Tran Can patio, leading the platoon to flag on Him Lam block ... still lives forever in our young generation today.

(Referral pictures only)          Dien Bien Phu victory was the radiant aura of the Vietnamese people throughout the world and became the obsession of the colonial empire. Only with simple cars, his father contributed to a great victory.  (Photos of big cars)       Dien Bien Phu victory is a beautiful symbol of the Vietnamese people, a strong will of a people fighting against imperial colonialism to free the country of Vietnam from oppressive exploitation. There were tens of thousands of pages of books about Dien Bien Phu event. (Song, poem about Dien Bien Victory)         65 years have passed, but for every Vietnamese person, every image, event in the days of Dien Bien Phu Campaign never seems to fade in mind, is an unforgettable memory, forever forever is an important part of our luggage on the way to.

The more we respect and be proud of history, the youth of the whole country in general and the Chi Linh youth, in parular, are deeply aware that we have the independence, freedom, peace and unity that we have today. It had to be changed with the blood, the spring age, the life, the happiness of so many people. The responsibility of our young generation today is to make efforts to study and cultivate morality to preserve and build a rich and prosperous country of Vietnam so that it deserves the noble sacrifice of his father generation. , worthy of the love and expectation of the Party and Uncle Ho.

mọi người hãy xem bài em có đúng k ạNghị luận xã hội - Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình Trong bài thơ “Một khúc ca xuân”, Tố Hữu có viết: Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?”“Cái quý giá nhất của con người là đời sống. Vì đời người chỉ sống có một lần”. Vậy phải sống sao cho “khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ...
Đọc tiếp

mọi người hãy xem bài em có đúng k ạ

Nghị luận xã hội - Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình Trong bài thơ “Một khúc ca xuân”, Tố Hữu có viết: Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?”

“Cái quý giá nhất của con người là đời sống. Vì đời người chỉ sống có một lần”. Vậy phải sống sao cho “khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và đớn hèn?”. Để trả lời với tất cả chúng ta câu hỏi đó, trong bài “Một khúc ca xuân”, Tố Hữu đã tâm sự bằng những câu thơ giản dị mà rất sâu sắc: Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?”

Tố Hữu muốn khẳng định trước hết sống phải có ích cho đời. Là con chim không chỉ biết kêu mà cao hơn nữa phải biết cất tiếng hót ca lanh lảnh hót cho đời, tạo nên những bản nhạc rộn rã tươi vui cho đất trời. Cũng như vậy, đã là chiếc lá thì chiếc lá phải xanh tươi đưa lại sức sống cho cây cối, làm mát mắt cho đời và hút nhiều thán khí, nhả ra nhiều ô-xy đem lại sự sống cho con người và muôn loài vật trên trái đất này. Ngay cả những sinh vật hết sức nhỏ bé như thế, mà chúng còn biết hiến dâng những gì tốt đẹp nhất, có ý nghĩa nhất giúp ích cho đời. Vậy, chúng ta là những con người “Chúa tể của trần gian, kiểu mẫu của muôn loài” (Sêch-xpia), là “Hoa của đất” (tục ngữ), là động vật duy nhất có trí tuệ và tâm hồn, chúng ta phải làm gì và sống ra sao đây để cùng muôn loài tô điểm cho quê hương, đất nước, cho “Trái đất này là ngôi nhà của chúng mình” ngày một tươi đẹp hơn.

Muốn sống cho xứng đáng tên gọi thiêng liêng cao quý của mình “Con người! Ôi hai tiếng ấy vang lên mới tự hào và kiêu hãnh làm sao!” (Gor –ki), mỗi chúng ta phải có lẽ sống đẹp. Nghĩa là phải biết ứng xử một cách đẹp đẽ giữa người với người, giữa cá nhân với cộng đồng, với quê hương đất nước. Nói như Tố Hữu, lẽ sống đẹp là lẽ sống có “vay” thì có “trả”, có “nhận”, thì phải có “cho”, phải cống hiến hy sinh sức lực, tâm trí, thậm chí là cả sự sống của mình cho đời, để đời ngày một “đàng hoàng”, “tươi đẹp hơn”.
Mỗi chúng ta giờ đây được sống trên đời, hít thở khí trời, đứng thẳng hai chân kiêu hãnh làm người, chúng ta đã được nhận quá nhiều từ công sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ, ông bà tổ tiên, từ tình yêu thương đùm bọc của bà con, đồng bào, từ sự hy sinh của biết bao anh hùng liệt sĩ đã đổ máu xương để xây dựng quê hương và giữ gìn đất nước thanh bình tươi đẹp như hôm nay… Điều đó cũng có nghĩa là chúng ta đã được thừa hưởng biết bao thành quả của người đi trước để lại và người khác đem cho. Như thế là chúng ta đã “vay”, đã “mắc nợ” người thân, nhân dân, đất nước nhiều rồi! Là con người vốn giàu nhân cách và lòng tự trọng, lẽ nào chúng ta nhắm mắt ăn quỵt được sao? Không! Chúng ta phải “trả”, hơn nữa phải “cho” nhiều hơn những gì mà chúng ta đã “vay”, đã “nhận”. Đó là hành động vừa đúng với nhân tâm, vừa hợp với Đạo lý “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “uống nước nhớ nguồn”. Cách đây hơn nửa thiên niên kỷ, thi hào dân tộc Nguyễn Trãi, một người Việt Nam nhất trong những người Việt Nam nhất trong lịch sử quá khứ cũng từng đã viết “Ăn lộc phải đền ơn kẻ cấy cày”, đó sao?

Trong sự nghiệp xây dựng chính quyền và bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc, ở Việt Nam ta đã có biết bao con người sống rất đẹp cho đạo lý, lẽ sống “trả”, “vay” đó, như Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Thị Sáu, Nguyễn Viết Xuân, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót, Nguyễn Văn Trỗi, Lý Tử Trọng, Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc,…Họ sẵn sàng “cho” cả cuộc đời, sẵn sàng đổ máu mình cho Tổ quốc đơm hoa Độc lập, kết trái tự do. “Và em nữa. Lưng đèo Mụ Gia, ai biết tên em? Chỉ biết cô gái nhỏ anh hùng. Sống chết từng đêm; Mà lòng thanh thản lạ: Đâu phải hy sinh, em vinh dự vô cùng”. (Tố Hữu – gửi TNXP).

Noi theo những tấm gương cao đẹp đó, giờ đây, những người đang sống lại tiếp tục hy sinh, cống hiến tâm trí và sức lực của mình để làm giàu cho Tổ quốc:

“Ta lại hành quân như năm nào đánh Mĩ

Những sư đoàn không súng, lại xung phong

Ta lại thắng như những chàng dũng sĩ

Biến và hoang vu, thành cơm áo hoa hồng.”

(Tố Hữu).

Hàng ngày, hàng giờ trên đất nước ta có biết bao con người đã “cho” đi những giọt mồ hôi thấm đẫm tâm não để “nhận” lại những công trình khoa học, những sản phẩm lao động; hoặc “cho” đi những giọt máu đào nhân đạo để cho người bệnh có nụ cười ngọt ngào, vì sự sống được hồi sinh; hoặc “cho” đi những đồng tiền mà mình tiết kiệm được để cho những người nghèo, cơ nhỡ có những điều kiện vật chất tối thiểu để hướng cuộc đời về phía tương lai.

Bên cạnh biết bao con người ngày đêm miệt mài học tập, lao động, cống hiến tài năng sức lực cho xã hội, đất nước, thì có một bộ phận không nhỏ của thanh niên lại chỉ biết “vay” và “nhận”, thậm chí còn “nhận” quá nhiều mà không chịu “trả”. Họ đua đòi theo con đường ăn chơi hưởng lạc: đến với vũ trường, tìm đến “nàng tiên nâu”. “cái chết trắng”, để tiêu vèo hết cuộc đời trong chốc lát, vi những thú vui vô nghĩa, mà không hề biết hổ thẹn. Những người có lối sống ích kỷ và bất nhân, vô ơn bạc nghĩa ấy thật đáng phê phán, lên án, phỉ nhổ.

Như vậy, mấy câu thơ giản dị của Tố Hữu đã thể hiện một lẽ sống biết “vay”-“trả”; “cho”-“nhận” đúng lương tâm và đạo lí rất đẹp của người Việt Nam xưa nay. Hiểu được lẽ sống đó, mỗi chúng ta, ở từng cương vị cuộc sống khác nhau, hãy cống hiến hết sức mình, hãy “cho” thật nhiều và gắng làm “Một mùa xuân nho nhỏ, lặng lẽ dâng cho đời” như nhà thơ Thanh Hải đã viết:

“Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến”

5
29 tháng 10 2016

Bài làm hay

1 tháng 11 2016

cam on

Kể về cuộc gặp gỡ với các chú bộ đội - Mẫu 1Để chào mừng ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam, lớp em có tổ chức một buổi đến giao lưu với các bác, các chú bộ đội để có thể cùng chia sẻ, kể lại kỷ niệm xưa. Qua cuộc trò chuyện với các chú các bác, chúng em hiểu thêm được nhiều điều và càng thêm khâm phục, biết ơn những chiến sĩ anh hùng của dân tộc.Chuyến xe...
Đọc tiếp

Kể về cuộc gặp gỡ với các chú bộ đội - Mẫu 1
Để chào mừng ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam, lớp em có tổ chức một buổi đến giao lưu với các bác, các chú bộ đội để có thể cùng chia sẻ, kể lại kỷ niệm xưa. Qua cuộc trò chuyện với các chú các bác, chúng em hiểu thêm được nhiều điều và càng thêm khâm phục, biết ơn những chiến sĩ anh hùng của dân tộc.

Chuyến xe dừng lại trước bảo tàng quân đội, chúng em bước xuống và được chào đón bởi những nụ cười đầy thân thiện của những chú bộ đội canh gác trong bộ quân phục màu xanh rêu truyền thống. Nhìn các chú vừa nghiêm trang cũng vừa thân thiện. Một bác ra cửa đón chúng em vào nhà, bác mặc bộ bộ quân mục có quân hàm đại tá, ngực áo đeo những huân chương nhìn thật đẹp, thấy chúng em, bác mừng rỡ và vô cùng nhiệt tình. Bên trong còn có ba bác nữa, sau khi dẫn chúng em tham quan một vòng bảo tàng, chúng em kê ghế ngồi quây quần bên các bác để nghe kể chuyện. Bác Sơn cất tiếng hỏi:

- Các cháu muốn hỏi gì nào? Cứ đặt câu hỏi thật tự nhiên nhé!

Em đã lên tiếng đặt câu hỏi trước:

- Dạ cháu chào bác, bác có thể kể cho chúng cháu nghe về những khó khăn gian khổ mà các bác và toàn đội đã gặp phải trong quá trình kháng chiến không ạ!

- Những năm tháng đó, quả cả đời không bao giờ quên được cháu ạ. Ngày đất nước ta còn bom đạn, bộ đội xung phong tham gia kháng chiến nhiều, bác may mắn là một trong những người trực tiếp tham gia chỉ huy chiến đấu. Điều kiện kinh tế khó khăn, bộ đội ta không có đủ lương thực, nước uống lại tham gia chiến đấu và hoạt động cách mạng miệt mài, đã không ít lần kiệt sức. Những ngày mùa đông, quần áo không đủ ấm, chỉ có cảnh màn trời chiếu đất, đêm sương xuống lạnh buốt cắt vào da thịt. Đáng sợ nhất vẫn là những đợt sốt rét rừng, gây ra nhiều tổn thất cho bộ đội ta, căn bệnh quái ác đó đến nay nghĩ lại vẫn đầy ám ảnh.


 
Linh nhanh chóng tiếp lời:

- Các bác chắc chắn đã phải trở nên kiên cường để chống chọi với hoàn cảnh khốc liệt như vậy, bảo vệ độc lập tự do cho đất nước. Bác có kỷ niệm nào đáng nhớ nhất ạ?

Ba bác nhìn nhau mỉm cười, bác Tân cất lời kể:

- Cũng đến từ đợt sốt rét rừng các cháu ạ. Căn bệnh đó khiến tóc các bác rụng gần hết. Thế mà lại nhìn nhau cười. Trong gian khổ tìm niềm vui để lạc quan cháu ạ, thời gian kháng chiến tuy có nhiều khó khăn nhưng cũng đầy những kỷ niệm bên đồng đội, đều là những năm tháng đẹp đẽ.

Long hỏi bác Bắc:

- Cháu được biết bác chính là người đầu tiên chỉ huy bắn hạ máy bay địch, lúc đó bác đã cảm thấy như thế nào ạ?

- Vui lắm cháu ạ! Thời gian đó bộ đội ta lực lượng yếu, thế địch mạnh, mỗi chỉ thị đều phải đắn đo suy tính và chuẩn bị thật kỹ càng. Khi đạt được như kế hoạch, bác và anh em đều mừng lắm, đó cũng là động lực để các bác tiếp tục chiến đấu với kẻ thù.

Thay mặt lớp, bạn lớp trưởng đã đứng lên nói lời cảm ơn các bác về buổi giao lưu, chúng em cùng chúc sức khỏe, hạnh phúc tới các bác và xin hứa sẽ học hành thật chăm chỉ để có thể xứng đáng với những hy sinh, những năm tháng gian khổ của các bác để bây giờ chúng em có thể được sống trong điều kiện tốt như vậy.

Buổi giao lưu kết thúc đầy tốt đẹp, em rất thích những dịp kỷ niệm như này. Đây vừa là thời gian để chúng em tìm hiểu sâu hơn về lịch sử kháng chiến của đất nước, đồng thời thêm trân trọng những giá trị thực tại, cố gắng trở thành một công dân tốt, cống hiến cho đất nước, quê hương.

Kể về cuộc gặp gỡ với các chú bộ đội - Mẫu 2
Nhân ngày 22 tháng 12, trường em đã tổ chức mít tinh kỉ niệm Ngày Quốc phòng toàn dân. Nhân ngày lễ lớn này, trường em đã mời đoàn cựu chiến binh đánh Mĩ năm xưa đến thăm trường. Em biết và đã được gặp người chiến sĩ lái xe Trường Sơn năm xưa trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của nhà thơ Phạm Tiến Duật.

Người chiến sĩ lái xe năm xưa vẫn tươi cười, trên ngực chú đeo rất nhiều huân, huy chương. Giọng nói của chú khoẻ khoắn, âm vang, dõng dạc. Tiếng cười của chú rất sảng khoái khi về thăm trường. Chú đã trải qua rất nhiều năm chống Mĩ ác liệt nên trông chú già dặn, nhưng chú lại có một nét chỉ có người lính mới có, đó là nét vui tươi, yêu đời của người lính. Chú đã diện bộ quân phục mới nhất, trông chú rất nghiêm trang và trang trọng.


 
Em đến gần chú và chào to:

- Cháu chào chú!

Chú quay lại và cười với tôi, sau đó tôi và chú đã ngồi nói chuyện rất vui vẻ. Chú kể lại về người lính Trường Sơn kháng chiến chống Mĩ rất gian khổ và khốc liệt, Vào năm 1969, máy bay Mĩ ném bom rất nhiều vào nước ta, nó rải rác bom khắp nơi nên các chú khó mà vận chuyển được lương thực, thực phẩm, khí giới vào miền trong được. Nó đã chặn đường tiếp tế của quân và dân ta. Nhưng chúng ta vẫn kiên cường để chống lại bọn chúng. Đó là thời kì lịch sử đối với chú.

Vì trên tuyến đường Trường Sơn năm xưa giặc Mĩ đã đánh phá vô cùng khốc liệt, đã cày xới hàng loạt con đường, đốt cháy hàng loạt những cánh rừng và làng mạc. Trong số đó có làng của chó. Nên chú đã quyết tâm ra đi lòng vì đất nước, vì Tổ quốc của chúng ta. Chú vào Trường Sơn nhận nhiệm vụ chuyển lương thực, khí giới vào miền Nam. Trên chặng đường ấy chú và nhiều chú bộ đội khác đã nối đuôi nhau trên những chiếc xe vận tải. Những chiếc xe đó vẫn ngày đêm nối đuôi nhau ra tiền tuyến. Góp sức một lòng bảo vệ Tổ quốc. Chú nhớ nhất là chiếc xe mà chú lái ở Trường Sơn năm xưa, nó rất đặc biệt.

- Cháu biết không?

Bom đạn của Mĩ đã dội xuống như mưa, bom giật bom rung đã làm những chiếc kính của xe vỡ tan. Ngoài những chiếc bị vỡ còn có đèn vỡ, mui của xe thi bẹp, méo. Có những chiếc xe thì không có cả mui, thùng xe thì bị vỡ và xước trông rất kinh khủng, không có một chiếc xe nào mà thùng xe lại không có vết xước cả. Thời kì đó, nước ta rất thiếu thốn về mặt giao thông vận tải, nhất là phương tiện giao thông của ta. Phương tiện đi lại rất khó khăn, đơn sơ, nghèo nàn. Nhưng chúng ta vẫn đánh Mĩ, kháng chiến đến cùng, đánh cho Mĩ phải lui. không khác nào châu chấu đá xe. Chú còn nhớ rất nhiều kỉ niệm về thời kháng chiến chống Mĩ. Trên các ca-bin của bọn chú tưởng chừng ngồi trên đó rất sợ vi bọn chú thì cứ lái cho xe chạy tưởng như không thể nào ngồi vững được. Lâu rồi cũng thành quen, vì trên có ca-bin những chiếc xe do bọn chú điều khiển không có vặt nào che chắn trước mặt nào gió, nào bụi, nào mưa. Gió Trường Sơn thổi vào mặt ù ù, tưởng chừng như ai tát mà đau, nó mang theo rất nhiều bụi của con đường Trường Sơn. Gió lùa vào cay mắt như thấy con đường chạy thẳng vào tim mình vậy. Thấy sao trời đẹp lung linh, cánh chim bay đột ngột nó như ùa thẳng vào buồng lái các chú ngồi như vậy. Ấy thế mà nó cũng chẳng làm gì được bọn chú đâu. Bọn chú vẫn đi, mọi người thì bảo Trường Sơn bụi lắm, con đường bị bom Mĩ cày xới ngày và đêm nên rất bụi. Xe của các chú đều không có kính nên bụi vào mắt bị cay xè. Cay như cho ớt vào mắt. Tóc thì bạc trắng, bạc như người già, mặt thì lấm lem. Thế mà đến khi ngủ chẳng ai cần rửa mà lại phì phèo châm điếu thuốc hút. Ai nấy cũng nhìn nhau, ngộ thật và các chú cười rất vui. Những lúc đó những lúc vui nhất trên chặng đường đi đánh Mĩ. Người ta bảo quá đúng Trường Sơn đông nắng, tây mưa - Ai chưa đến đó như chưa biết mình. Nó đúng lắm vì những ngày mưa ở đông Trường Sơn là những ngày mưa rất ác liệt. Những ngày mưa thì rất khổ, ngồi ở trong xe mà mưa tuôn, mưa xối như khi ta ở ngoài trời. - Mưa rất lớn làm xây xát cả da, thịt có trải qua chúng cháu mới biết được sự vất vả như thế nào. Nhưng sự sôi nổi, trẻ trung của người lính như bọn chú thì cũng dần quen thôi. Những lúc mưa ngừng bọn chú vẫn chưa cần thay áo và bọn chú vẫn tiếp tục đi. Vẫn cầm vô-lăng lái hàng trăm cây số nữa cũng đâu có gì. Vì gió lùa vào quần áo lại khô nhanh thôi. Cứ như vậy bọn chú đi suốt ngày, suốt tháng. Những ngày tháng khó khăn, gian khổ như thế mới thực sự hiểu được sức chịu đựng của chúng ta là vô cùng kì diệu.


 
Những chiếc xe không có kính cũng thật là thú vị với cả không gian rất rộng lớn được các chú thu hết ở trong buồng lái mà.

Tâm hồn của người lính, người chiến sĩ rất vui vẻ, vui tươi phơi phới thật đúng là Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước - Mà lòng phơi phới dậy tương lai. Các chú gặp nhau rất vui vẻ, gặp nhau trên đường đi, cười với nhau, và một cái bắt tay thật ý nghĩa. Bắt tay qua cửa kính có sự hội tụ to lớn; hội tụ trở thành gia đình, họp thành tiểu đội, quây quần ấm cúng, bữa cơm đạm bạc quanh nhau giữa rừng. Hình ảnh bếp lửa Hoàng cầm mà bọn chú quây quần bên nhau mỗi ngày rất vui. Tình cảm của bọn chú lại ngày càng sâu sắc với những kỉ niệm vui tươi. Tuy xe không có kính nhưng ở trong xe có một trái tim, trái tim của người chiến sĩ rất sôi nổi trẻ trung và đầy sức sống, lạc quan, yêu đời. Các chú một lòng vì đất nước, một lòng vì miền Nam ruột thịt. Cùng với những cô gái thanh niên xung phong họ đã làm nên lịch sử. Họ đã là mục tiêu ném bom của máy bay Mĩ. Họ một lòng yêu nước, họ đã mặc những bộ quân trang màu trắng để làm mục tiêu cho xe chạy, họ đã làm nên kì tích. Họ đã hiến dân thân thể mình để hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc.

Chiến tranh đã làm tổn hại bao nhiêu sinh mạng vô tội, họ đã vì mình mà hi sinh tất cả vì Tổ quốc. Chúng ta phải có trách nhiệm đối với đất nước. Bây giờ đất nước ta đã hoà bình, đã được độc lập, tự do. Vì vậy chúng ta phải giữ gìn nền hoà bình, độc lập thật bền lâu.

Sau cuộc mít tinh, em và chú bộ đội đã chia tay nhau và hẹn một ngày nào đó em và chú sẽ được gặp lại nhau. Nhìn chú vẫn sáng ngời, em ước mong sao đất nước ta sẽ phát triển không ngừng để không phụ lòng các chiến sĩ lái xe, các chiến sĩ vì đất nước mà không chịu lùi bước.

Kể về cuộc gặp gỡ với các chú bộ đội - Mẫu 3
Nhân kỷ niệm ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam (22-12), trường tôi mời các cựu chiến binh về dự lễ. Tôi được thay mặt các bạn phát biểu những suy nghĩ của thế hệ mình về thế hệ cha anh đã chiến đấu, hi sinh để bảo vệ Tổ Quốc.

Trước khi bữa lễ bắt đầu, khoảng 7 giờ 30 phút thầy cô cứ chạy tới chạy lui để tập họp và sắp xếp chỗ ngồi cho chúng tôi. Sau khi đã ổn định, có một chiếc xe “Zýp” chạy tới và đậu trước cổng trường tôi. Trên đó có 3 người đàn ông từ từ bước xuống xe, tôi đoán ngay là các chú bộ đội vì tóc ai cũng đã bạc hơn một nữa, ai cũng ăn vận bộ đồ lính, đầu đội nón cối, chân đi dép lốp. Hai bác khoảng năm mươi năm tuổi, một bác người cao lớn, lực lưỡng và giọng nói ôn tồn, trên mặt đầy vết sẹo chắc hẳn bác phải bị giặc hành hạ và tra tấn rất nhiều. Còn bác kia nhỏ con chỉ một chân. Khi di chuyển, bác phải chống nạp mà đi. Nhưng bác còn yêu đời lắm vì tôi thấy bác luôn nở nụ cười từ khi bước xuống xe. Tôi thấy thương các bác quá vì các bác đã cống hiến cho đất nước một phần xác thịt của mình. Tiếp đó là một anh chiến sĩ, bước đi dứt khoát. Hình như anh là người mới, đi để học hỏi thêm. Anh và hai bác vào bước vào chỗ ngồi dưới sự hướng dẫn của thầy giám thị.

Sau lời giới thiệu mở đầu của thầy Hiệu trưởng, bác có thân hình lực lưỡng lên phát biểu ý kiến của mình. Bác kể cho chúng tôi nghe về nhiều chuyện lắm, kể cả chuyện về lịch sử ra đời ngày 22/12. Giờ thì chúng tôi đã biết: Bác Hồ chỉ thị thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân vào ngày 22/12 /1944. Ngay sau đó đội đánh thắng 2 trận liên tiếp tại Phây Khắt,Nà Ngần…Đội ngày càng lớn mạnh và được đổi tên thành Quân Đội Nhân Dân Việt Nam. Và từ đó lấy ngày 22/12 làm ngày truyền thống. Bây giờ thì tôi đã hiểu lịch sử ra đời của ngày 22/12,hiểu về truyền thống yêu nước và ý chí chiến đấu bảo vệ đất nước của dân tộc ta. Càng hiểu em càng thấy trân trọng và muốn khắc ghi vào tiềm thức để nhớ về một thời kì hào hùng với những con người quả cảm của một đất nước bé nhỏ mà kiên cường…Chúng tôi còn được nghe kể nhiều về những chiến công anh dũng, hào hùng của những người lính cụ Hồ, về những tháng năm bôn ba chinh chiến chống kẻ thù xâm lược, những gian khổ hy sinh không thể diễn tả bằng lời. Đến thời bình, bộ đội đâu đã hết nguy nan: Những đêm tuần tra lạnh run người khi truy bắt tội phạm chống lại những lực lượng thù địch phá hoại từ bên ngoài, những lúc giúp dân chống thiên tai, lụt lội… Chúng tôi say mê theo dõi, im lặng, hồi hộp nói không nên lời.


 
Tôi nhìn lên khuôn mặt đầy vết sẹo nhưng gắn bó tình người ấy, tôi không khỏi bồi hồi và xúc động. Đến phiên tôi lên đọc, những suy nghĩ và cảm xúc của tôi dâng trào:

- Kính thưa các bác, các chú,chúng cháu may mắn được sinh ra và lớn lên trong một dân tộc anh hùng. Chúng cháu biết để có được cuộc sống hòa bình hôm nay, dân tộc Việt Nam đã phải đánh đổi rất nhiều, bằng cả nước mắt và máu xương của bao người đã hy sinh cho Tổ quốc. Để thể hiện lòng biết ơn của thế hệ mình đối với cha anh, chúng cháu hứa sẽ cố gắng học tập, rèn luyện bản thân để trở thành những công dân có ích, góp phần nhỏ bé của mình để xây dựng đất nước. Có như vậy mới xứng đáng với truyền thống cao quý của dân tộc ta, xứng đáng với sự hy sinh của bao thế hệ ông cha. - Vừa dứt lời tràn vỗ tay lớn vang lên. Anh và hai bác cùng các thầy cô có vẻ hài lòng với ý kiến của tôi. Tôi ngồi xuống mà thấy tay mình vẫn còn run,trái tim lâng lâng một cảm xúc bay bổng lạ kì.

Bác nói nhỏ bên tai tôi rằng tôi hãy cố gắn làm những gì tôi đã nói và bác mong nó sẽ thành hiện thực. Sau khi giao lưu khoảng hai tiếng đồng hồ, có tiếng chuông thông báo đã hết giờ. Chúng tôi luyến tiếc nhìn anh và các bác bộ đội bước lên xe “ Zýp”, họ vẫy tay chào tạm biệt chúng tôi với đôi mắt kì vọng. Có thể đôi mắt ấy muốn nói rằng các bác luôn kì vọng vào chúng tôi.

Sau buổi hôm đó, tôi luôn nghĩ đến những gì bác đã đã nói với tôi. Tôi tự hứa với lòng mình rằng: “Mình sẽ cố gắng trở thành một người công dân tốt, luôn biết hi sinh vì đất nước như bác đã từng làm”.

Kể về cuộc gặp gỡ với các chú bộ đội - Mẫu 4
Nhân ngày thành lập quân đội Nhân Dân Việt Nam, học sinh cả trường em được vinh dự chào đón những anh bộ đội cụ Hồ. Đã từ rất lâu, chúng em chỉ được hình dung các anh bộ đội anh dũng bất khuất qua những bài thơ, bài hát, bức tranh, nay được nhìn thấy các anh trong bộ quần áo màu xanh đầy ý nghĩa ấy thật là một dịp hiếm có. Là một liên đội trưởng của trường, em may mắn được các thầy cô cho phát biểu về cảm nghĩ của mình về thế hệ cha anh đã chiến đấu, hi sinh vì tổ quốc. Buổi lễ diễn ra, trước toàn thể các bạn học sinh, trước các thầy cô giáo yêu quý và những anh bộ đội, em bước lên bục phát biểu rõ ràng và đầy tình cảm.

Kính thưa các thầy cô giáo, kính thưa các anh bộ đội và các bạn học sinh thân mến. Để có cuộc sống hòa bình ngày hôm nay, để trẻ em được đến trường, để con người Việt Nam được sống trong tự do hạnh phúc thì đã có biết bao nhiêu thế hệ cha anh đã ngã xuống, họ không ngần ngại hi sinh tính mạng của mình đổi lấy sự hòa bình và độc lập. Ngày hôm nay em thật vinh dự khi được đứng trên này, nhân dịp ngày thành lập quân đội Nhân Dân Việt Nam để gửi tới thế hệ cha anh – những người anh hùng đất nước lời tri ân sâu sắc nhất. Thế hệ cha anh chúng ta đã phải trải qua biết bao nhiêu gian khổ, họ đã từng bị nô lệ, đã từng bị đàn áp đẫm máu. Họ phải trong cảnh nghèo nàn cơm không có mà ăn, nước chẳng có mà uống. Thực dân Pháp, đế quốc Mỹ đã trải biết bao nhiêu bom đạn xuống mảnh đất nhỏ bé của chúng ta và cướp đi biết bao nhiêu tính mạng con người Việt Nam. Những người mẹ mất con, những người vợ mất chồng, những người con mồ côi cha, những người chiến sĩ mất đồng đội. Họ không những đánh đổi cả hạnh phúc cá nhân mình mà còn quyết tử cho tổ quốc quyết sinh. Có những người chiến sĩ bị giặc bắt họ thà chết chứ không chịu khai, họ phải chịu biết bao cực hình sống không bằng chết. Hẳn trong chúng ta ai cũng biết đến những cái tên như Phan Đình Giót, Nguyễn Văn Cừ, Võ Thị Sáu, Nguyễn Văn Trỗi…Họ đều là những người chiến sĩ cách mạng tiêu biểu cho tấm lòng yêu đất nước.

Chiến tranh đã lùi xa nhưng những vết thương trong lòng người vẫn còn mãi. Chất độc màu da cam vẫn để lại di chứng cho biết bao nhiêu con người. Vì đâu mà những thế hệ cha anh lại quyết hi sinh như vậy. Vì đất nước, vì nhân dân. Chúng ta không thể chịu sống hèn sống kém, chúng ta không thể sống mà không tự do. Hồ Chí Minh tiêu biểu cho ý chí sắt đá của thế hệ cha anh. Người đã làm nhiều nghề đi nhiều nước để tìm ra con đường cứu nước.

Vì thế chúng ta cần “uống nước nhớ nguồn” “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Thế hệ cha anh đã hi sinh cả xương máu của mình để làm nên đất nước thì chúng ta những người sống trong cảnh hòa bình no đủ thì cần phải giữ gìn xây dựng đất nước giàu mạnh hơn nữa. Em xin thay mặt các bạn học sinh gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thế hệ cha anh đã làm nên đất nước ngày hôm nay.


 
Kể về cuộc gặp gỡ với các chú bộ đội - Mẫu 5
Một buổi sáng đầu đông, nắng mờ nhạt trên từng ngọn cây, cái lạnh lẽo ấy không thể nào ngăn cản được sự háo hức của lũ học sinh chúng tôi. Hôm nay là ngày kỉ niệm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, trường tôi tổ chức một buổi gặp mặt thân mật giữa lũ học sinh chúng tôi và những người đã từng xông pha trên mặt trận, chiến trường.

Tôi đến trường sớm hơn các bạn khác. Bởi lẽ đó là một ngày thực sự vô cùng đặc biệt với tôi vì tôi được đại diện cho hơn 600 học sinh trong trường đứng lên phát biểu cảm hơn những người cựu chiến binh ấy. Sân trường hôm nay trang hoàng thật rực rỡ, tấm phông nổi bật dòng chữ “Chào mừng ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam – 22/12/1944 – 22/12/2019”. Không khí lúc này thật náo nức! Từng tốp học sinh áo trắng, thắt khăn quàng đỏ đang nhanh chóng kê bàn ghế, sắp xếp chỗ ngồi để vào buổi lễ. Tự nhiên tôi cảm thấy vừa vui, lại vừa hồi hộp. Vui vì mình sắp được gặp những người lính năm xưa, hồi hộp vì chờ đợi những câu chuyện thú vị thời chiến.

Đúng 7 giờ sáng, đoàn xe đưa hội cựu chiến binh đã dừng trước cổng trường tôi. Vẫn phong thái của một người lính cụ Hồ năm xưa, các bác di chuyển nhanh chóng đến ghế ngồi của khách mời. Từ xưa, qua câu chuyện của ông bà, tôi đã vô cùng ngưỡng mộ ý chí kiên cường và lòng dũng cảm của những người chiến sĩ, nay lại được hội ngộ thế này, trong tôi không thể kìm nén được cảm xúc nghẹn ngào. Đó là những người đã để lại xương máu, nỗi đau, nước mắt nơi chiến trường, là người đã hi sinh hạnh phúc cá nhân để giữ lại từng tấc đất cho tổ quốc thân yêu.

Các bác kể cho chúng tôi những gian khổ nơi chiến trường. Dù đã được nghe qua những trang viết lịch sử, qua lời kể của các thầy cô bộ môn nhưng câu chuyện mà các bác mang tới mới thực sự là một thế giới sống động bởi họ là những chứng nhân lịch sử, những người đã trực tiếp cầm súng và chiến đấu cho tới giờ phút cuối cùng. Cả trường im lặng lắng nghe, thi thoảng có những tràng vỗ tay lớn vang lên và khá nhiều bạn đã bật khóc. Tôi đứng sau hậu trường, nhìn thấy những tấm huy chương lấp lánh trên ngực những người cựu chiến binh ấy mà càng thêm khâm phục và tự hào.

Bác nhớ nhất là cuộc chiến đấu chống tập kích bằng máy bay B52 đánh phá Hà Nội và vài tỉnh lân cận năm 1972 của Mĩ. Hồi đó giặc bắn phá ghê lắm, chúng điên cuồng trút từng đợt bom, Không quân Mỹ đã huy động tổng cộng 50% số lượng máy bay B-52, cụ thể là 197 chiếc trên tổng số 400 chiếc mà Mỹ sở hữu. Mà các cháu biết chúng ta đánh Mĩ như nào không? Bộ đội ta chỉ phóng khoảng 334 quả SA-2, khiến cho giặc Mỹ sửng sốt. Ròng rã chiến đấu suốt 12 ngày đêm, cuối cùng thắng lợi đã nghiêng về phía chính nghĩa.

Một tràng vỗ tay lớn vang lên, chợt giọng bác chùng xuống:

Chính quyền ta còn non trẻ, giặc bắn phá như vậy cốt để phá hủy cơ quan đầu não của ta. Chúng nhẫn tâm đánh vào cả bệnh viện, sân bay. Đồng đội của bác cũng đã hi sinh vì bom đạn của chúng.

Nói đến đây, bác lấy khan tay lên chấm nước mắt. Không khí chùng xuống, những giọt nước mắt đã rơi. Đó là giọt nước mắt của lòng thương, của niềm khâm phục cho một ý chí chiến đấu hào hùng. Thay mặt các bạn, tôi đứng trước toàn trường và dõng dạc nói:

Thưa các bác, chúng cháu hiểu rằng để có được độc lập hôm nay là bao xương máu và công sức của thế hệ anh cha đã để lại nơi chiến trường. Chúng cháu rất biết ơn và vô cùng cảm phục với những hi sinh của thế hệ đi trước. Chúng cháu xin hứa rằng thế hệ trẻ ngày nay – những mầm non tương lai của đất nước, sẽ ra sức chiến đầu để gìn giữ từng tấc đất tấc vàng của tổ quốc, đồng thời cố gắng hết sức xây dựng đất nước ngày một hiện đại và phát triển hơn!

Tiếng vỗ tay vang dội cả một khoảng trời. Nắng đã lên xua tan đi không khí ảm đạm của mùa đông lạnh giá. Đó là ánh nắng của độc lập, ánh nắng của bầu trời tự do. Tôi ước mình sẽ được đắm chìm trong ánh nắng ấy mãi mãi và để làm được điều đó, không ai khác, thế hệ trẻ chúng tôi cần có bổn phận phải học tập,rèn luyện thật tốt và có thể đem lại ánh nắng tự do cho mãi về sau.

Kể về cuộc gặp gỡ với các chú bộ đội - Mẫu 6
Để chào mừng ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12, nhà trường tổ chức cuộc gặp gỡ, nói chuyện giữa các chú cựu chiến binh tham gia kháng chiến chống Mỹ với học sinh chúng tôi. Đó là một buổi nói chuyện đầy xúc động. Với tôi, cuộc gặp gỡ này càng đặc biệt hơn, bởi vì tôi được vinh dự đại diện cho các bạn học sinh phát biểu những suy nghĩ về tình cảm và trách nhiệm của thế hệ sau với thế hệ cha anh đi trước.

Tôi đã có mặt tại trường từ sáng sớm. Sao tôi thấy hồi hộp quá! Sân trường hôm nay được trang hoàng thật rực rỡ. Phía khán đài, tấm phông xanh nổi bật lên hàng chữ trắng: “Chào mừng ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12/1944 – 22/12/2019”. Bên dưới là dòng chữ in nghiêng: “Gặp gỡ với những chứng nhân lịch sử”. Dường như một bầu không khí thiêng liêng và vô cùng trang trọng đang bao trùm cả sân trường.

Đúng 7 giờ 30 phút, buổi lễ chính thức được bắt đầu. Tất cả các học sinh đều mặc đồng phục, xếp hàng ngay ngắn. Trên khán đài, thầy hiệu trưởng cùng các thầy cô giáo đã có mặt đông đủ. Cả trường bỗng vang lên tiếng vỗ tay giòn giã. Toàn thể học sinh đứng dậy để chào đón một đoàn khách đặc biệt. Đó là các chú bộ đội, những người trực tiếp tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Sau nghi thức lễ chào cờ, thấy hiệu trưởng đọc bài diễn văn chào mừng ngày 22/12. Cả sân trường im lặng lắng nghe. Thỉnh thoảng, từng tràng vỗ tay nồng nhiệt vang lên, góp phần làm cho buổi lễ thêm phần sôi nổi. Giây phút chờ đợi rồi cũng tới. Một sĩ quan quân đội trong bộ quân phục màu xanh lá cây bước lên trò chuyện với toàn trường. Gương mặt chú kiến nghị và đôn hậu. Giọng nói của chú ấm áp và thân tình. Chú ôn lại những kí ức hào hùng của thế hệ các chú trong cuộc kháng chiến của dân tộc. Có lẽ phần thú vị nhất mà chúng tôi được nghe là những kỉ niệm có thật và xúc động vô cùng giữa thời chiến.


 
- Với chú, kỉ niệm sâu sắc nhất là trong lúc tham gia chiến dịch ở Nam Lào. Đó là một đêm mưa tầm tã. Đơn vị chú trên đường hành quân qua cánh đồng thì bị địch phát hiện và bắn phá dữ dội. Chú bị thương và lạc đơn vị. Do mất máu quá nhiều nên chú ngất đi. Tỉnh dậy, chú thấy mình nằm trên chiếc chõng tre. Bên cạnh là một bà má với nét mặt lo lắng, đang ngồi chườm khăn lên trán chú. Má đã tận tình chăm sóc chú cho đến khi chú hồi phục trở lại.

Chú im lặng một lúc rồi xúc động nói tiếp:

- Sau này chú mới biết má cũng có con tham gia quân giải phóng và đã hi sinh. Má xem các chú bộ đội như con của mình, luôn chăm sóc các chú rất tận tình. Mấy năm sau, trở lại ngôi làng xưa, chú không còn được gặp má nữa. Má đã mất cách đó không lâu do tuổi già sức yếu.

Mắt chú như nhòa đi. Giọng chú nghẹn ngào, xúc động. Cả trường cũng im lặng hồi lâu.

Sau đó, chúng tôi đã hỏi các chú rất nhiều điều chúng tôi băn khoăn về thời chiến. Các bạn trong lớp tôi rất sôi nổi và hào hứng khi được đối thoại với các chú. Qua đó, chúng tôi đã hiểu hơn rất nhiều về những con người của thế hệ trước, về cuộc kháng chiến gian khổ nhưng hào hùng của dân tộc, về những mất mát đau thương mà cả dân tộc ta đã phải trải qua.

Cuối cùng, tôi thay mặt cho các bạn học sinh đứng lên phát biểu suy nghĩ của mình. Dù rất xúc động và hồi hộp, tôi vẫn nhận thấy ánh mắt khích lệ mà các thầy cô giáo và các bạn cùng lớp dành cho tôi. Điều đó đã giúp tôi thêm tự tin để bước lên, phát biểu bằng chính cảm xúc đang dâng trào trong tôi.

- Thưa các bác, các chú!

Chúng cháu là thế hệ may mắn được sinh ra khi đất nước đã hòa bình, thống nhất. Tuy nhiên, qua buổi gặp gỡ và trò chuyện hôm nay, chúng cháu đã phần nào biết được sự gian khổ và mất mát hi sinh của những người đi trước. Hiểu được điều ấy, chúng cháu càng khâm phục, ngưỡng mộ và tự hào về thế hệ cha anh. Chúng cháu càng trân trọng những giá trị của cuộc sống tự do mà chúng cháu đang được hưởng. Chúng cháu xin hứa sẽ chăm chỉ học tập để góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp. Cuối cùng, cháu xin thay mặt các bạn học sinh, kính chúc các bác, các chú và gia quyến luôn khỏe mạnh và hạnh phúc. Chúc các bác, các chú có một ngày 22/12 thật vui vẻ và ý nghĩa.

Tôi kết thúc bài phát biểu của mình trong tiếng vỗ tay ủng hộ của các bạn trong trường. Trong tôi dâng lên một niềm tự hào về dân tộc mình, về thế hệ cha anh đi trước của mình. Tôi tự hứa với lòng mình phải sống sao cho thật xứng đáng là con cháu của đất nước Việt Nam anh hùng.

Kể về cuộc gặp gỡ với các chú bộ đội - Mẫu 7
Trong chúng ta chắc hẳn ai cũng biết ngày 22-12 là ngày gì. Và ngày này có ý nghĩa lịch sử rất lớn đối với dân tộc, với đất nước và với mỗi con người Việt Nam chúng ta. Nó không chỉ trở thành ngày lễ của các chú, các bác trong quân ngũ mà nó còn là ngày vui chung của mọi người trên đất nước Việt Nam.

Để kỉ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, giáo dục học sinh truyền thống lịch sử lâu dài của dân tộc, trường em đã tổ chức một buổi tham quan Viện Bảo tàng Quân đội.

Chuyến đi này đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc và nhiều bài học lí thú, bổ ích. Hơn thế nữa, trong buổi tham quan này, chúng em đã được vào Phòng Truyền thống của Viện bảo tàng, gặp gỡ những con người đã đi vào lịch sử dân tộc: Đại tá Bùi Quang Thận - người trực tiếp lái xe tăng tiến thẳng vào Dinh Độc lập Ngày 30-4; Đại tá Lê - người trực tiếp kéo cờ trong ngày Quốc khánh 2-9.

Cuộc trò chuyện thật là vui vẻ, bổ ích. Chúng em quây quanh hai bác.

Gương mặt ai ai cũng hớn hở lạ thường; bởi trong lòng mỗi người đều có niềm hãnh diện đã được gặp mặt những người anh hùng trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Linh Hương - lớp trưởng đứng lên thay mặt cả lớp hỏi thăm sức khỏe của các bác. Nhìn những tấm huân chương sáng lấp lánh trên ngực áo, em thấy một phần công lao của các bác trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước. Bác Lê dịu dàng hỏi:

- Thế nào, các cháu khỏe chứ? học tập ra sao?

- Có ạ, có ạ! Học kì một, lớp cháu hầu hết đều được học sinh giỏi, hạnh kiểm tốt đấy bác ạ. - Cả lớp nhao nhao.

- Thế là rất tốt, rất tốt. Các cháu đã thực hiện tốt năm điều Bác Hồ dạy, ngoan lắm! Bác Lê gật gù:

Bây giờ các cháu muốn hỏi gì nào?

Một loạt cánh tay giơ lên nhưng Quý nhanh nhảu giơ tay lên trước:

- Bác ơi! Tại sao có ngày 22-12 ạ?

Bác Thận gật đầu, mỉm cười rồi trả lời:

- Thế này cháu ạ! Vào ngày 7-5-1944, Tổng bộ Việt Minh ta ra chỉ thị cho các cấp sửa soạn khởi nghĩa và kêu gọi nhân dân “sắm vũ khí đuổi thù chung”. Không khí lúc bấy giờ sôi sục trong tất cả các khu căn cứ. Chính bác cũng cảm nhận được bầu không khi bận rộn. Tình hình thời cuộc lúc này rất khẩn trương, vào khoảng tháng 10-1944, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã gửi thư cho đồng bào toàn quốc nêu rõ “Phe xâm lược gần đến ngày bị tiêu diệt... Cơ hội cho dân tộc ta giải phóng chỉ ở trong một năm hoặc năm rưỡi nữa. Thời gian rất gấp. Ta phải làm nhanh!”. Sau đó, theo chỉ thị của Cụ Hồ, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập ngày 22- 12-1944 nhằm phát động phong trào đấu tranh cả chính trị và quân sự để thúc đẩy quá trình cách mạng tiến lên mạnh mẽ hơn nữa. Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đã đánh thắng liên tiếp hai trận ở Phay Khắt và Nà Ngần. Từ đó ngày 22-12-1944 đã trở thành ngày truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam. Các cháu đã rõ chưa nào?

Bây giờ thì em đã hiểu xuất xứ ngày 22-12 qua lời kể của bác Thận, hiểu về truyền thống yêu nước và ý chí chiến đấu bảo vệ đất nước của dân tộc và đặc biệt là các chú, các bác trong quân đội. Càng hiểu nơi bắt đầu thì càng phải trân trọng, càng cần phải khắc ghi nó vào tiềm thức. Đó cũng là việc làm thể hiện lòng biết ơn của mình đối với các bậc tiền bối đã hi sinh để ngày lễ này càng có ý nghĩa và sâu sắc.

Kế tiếp là câu hỏi của Trang dành cho bác Lê:

- Thưa bác? Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường lịch sử Ba Đình, bác là người trực tiếp kéo cờ Việt Nam lên cột cờ trong lúc mọi người hát Quốc ca. Cho cháu hỏi: Tâm trạng của bác lúc ấy như thế nào ạ?

- Đúng là lúc ấy bác giữ trọng trách nặng nề. Bác vừa mừng lại vừa lo. Các cháu có biết vì sao không? Mừng vì bác là người trực tiếp kéo cờ trong một buổi lễ hết sức quan trọng; rất vinh dự và tự hào. Lo là vì phải kéo cờ làm sao cho vừa hết bài Quốc ca thì cờ cũng phải kéo lên đỉnh cột cờ. Trong lúc đang kéo cờ thì bác có một cảm xúc rất khó tả nhưng vô cùng mãnh liệt: Sự xúc động đã lấn át trái tim bác. Lòng bác như muốn nói thật to: Việt Nam tự do! Việt Nam độc lập! Hồ Chủ tịch muôn năm!”.

Khuôn mặt bác thể hiện rõ nỗi xúc động cứ đan xen vào nhau. em thấu hiểu rằng ngày 2 -9 có ý nghĩa cực kì to lớn trong mỗi con người Việt Nam, làm đẹp thêm tâm hồn con người và làm vẻ vang thêm trang sử hào hùng của dân tộc Việt. Khuôn mặt mỗi thành viên của lớp 9A cũng khác nhau. Có người bộc lộ nét tươi tắn, sung sướng, hãnh diện và tự hào vì đất nước ta đã giành chiến thắng từ tay thực dân Pháp bằng rất nhiều nỗ lực phi thường, cũng có bạn vẻ mặt trầm tư, suy nghĩ. Có lẽ bạn đang nghĩ, để có được hòa bình, độc lập như hôm nay, dân tộc ta đã đổ không biết bao nhiêu xương máu, bao con người đã ngã xuống cho Tổ quốc quyết sinh.

Sau đó, bác Thận lại kể cho chúng em nghe về chiến thắng lịch sử ngày 30-4. Nhờ có lời kể của bác mà chúng em biết được chiến thắng lẫy lừng với sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, tinh thần yêu nước nồng nàn của nhân dân ta và sự giúp đỡ to lớn của bạn bè năm châu.


 
Chính lúc này đây, em thật sự cảm động. Sự biết ơn, niềm tự hào, một chút hãnh diện, một chút hổ thẹn đã tạo nên trong lòng em một cảm xúc khó tả. Em đứng lên phát biểu những suy nghĩ và tình cảm của mình.

Cháu xin thay mặt cho các bạn ngồi đây có đôi lời phát biểu. Thế hệ chúng cháu may mắn sinh ra đã được hưởng một nền hòa bình. Chúng cháu biết, để có được ngày hôm nay, cả dân tộc Việt Nam đã phải đánh đổi rất nhiều. Chúng cháu rất biết ơn các bác, những người đã hi sinh biết bao công sức và xương máu để bảo vệ đất nước. Chúng cháu hứa nguyện sẽ nỗ lực rèn luyện, học tập và tu dưỡng đạo đức để mai sau xây dựng đất nước vững mạnh hơn. Và ngày mai bắt đầu từ ngày hôm nay. Ngay bây giờ, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng cháu sẽ cố gắng học tập tốt, để khi vào đời góp phần đưa nước ta sánh vai với các cường quốc trên thế giới. Chúng cháu sẽ tiếp tục kế thừa và phát huy những truyền thống mà cha anh đi trước để lại. Cuối cùng, cháu xin chúc các bác một sức khỏe dồi dào để công tác tốt.

Em vừa kết thúc câu nói, một tràng pháo tay rộn rã vang lên. Tiếp theo, chúng em cùng các bác đi thăm Viện Bảo tàng. Vừa đi, các bác vừa giảng giải cho chúng em về truyền thống yêu nước của dân tộc ta. Trời gần trưa, ánh nắng bắt đầu gay gắt, chúng em luyến tiếc chia tay các bác để lên xe ô tô trở về trường.

Buổi ngoại khóa tuy kết thúc nhưng đã để lại trong lòng chúng em biết bao cảm xúc. Đối với riêng em, đây là một dịp để nói lên những suy nghĩ của mình với thế hệ cha anh đi trước, tăng thêm lòng quyết tâm và niềm tin vào một ngày mai tươi sáng hơn.

Kể về cuộc gặp gỡ với các chú bộ đội - Mẫu 8
Nhân ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam 22/12, trường em tổ chức cho học sinh gặp gỡ và giao lưu cùng các chú bộ đội của đơn vị thành phố.

Hôm đó là một ngày Chủ nhật đẹp trời. Bầu trời cao, trong và sáng. Không khí trong lành và mát mẻ. Học sinh toàn trường tập trung ở trước cửa doanh trại nơi các chú bộ đội của Thành phố đang rèn luyện và học tập. Đúng bảy giờ ba mươi phút, đoàn học sinh của trường em đã ổn định tổ chức trong sân doanh trại để chuẩn bị dự phần lễ của cuộc giao lưu.

Nơi đóng quân của các chú bộ đội là một doanh trại lớn nằm trên một khu đất rộng cách xa trung tâm thành phố. Doanh trại được chia làm hai khu, một khu ký túc xá của các chú bộ đội, một khu hành chính làm việc của lãnh đạo. Đó là hai dãy nhà ba tầng khang trang sạch sẽ được sơn màu vàng dịu nhẹ. Giữa hai dãy nhà là một khoảng sân rộng lớn, có nhiều cây bóng mát. Sau lưng doanh trại là một khoảng đất lớn là nơi để các chú bộ đội tập luyện các thao tác chiến trường.

Trong phần lễ của buổi giao lưu, chú chỉ huy của đơn vị và cô hiệu trưởng lên phát biểu và tuyên bố lí do, sau đó đến phần giao lưu văn nghệ. Các chú bộ đội không chỉ là những anh lính dũng cảm trên chiến trường với những bước đi khỏe khoắn, vững chãi mà còn là những nghệ sĩ rất tài hoa với đủ mọi thứ tài lẻ như ca hát, đánh đàn, nhảy, múa kiếm, võ thuật, các tiết mục văn nghệ của các chú bộ đội và các tiết mục do học sinh và giáo viên nhà trường tổ chức được trình bày xen kẽ nhau, tạo thành một buổi giao lưu cực kì hấp dẫn. Đặc biệt là tiết mục kể chuyện cười của chú Lam. Chú Lam có dáng người cao, nước da tráng kiện và gương mặt chữ điền láu lỉnh với nụ cười rạng rỡ như mùa thu tỏa nắng. Trong tiết mục biểu diễn của mình, chú Lam kể rất nhiều những câu chuyện hài lí thú hấp dẫn đám học sinh chúng em. Có những câu chuyện lần đầu tiên chúng em được biết, có những câu chuyện mọi người đều đã biết nhưng qua cách kể chuyện hóm hỉnh và tài ba của chú làm, tất cả đều trở nên li kì và thú vị hơn bao giờ hết. Tiết mục kết thúc trong một tràng pháo tay vang dội như tiếng pháo, làm náo động cả doanh trại.

Kết thúc phần giao lưu văn nghệ, chúng em được chia nhau đi thăm quan nơi ở và tập luyện của các chú bộ đội. Mỗi nhóm học sinh sẽ được chính các chú dẫn đi thăm quan khuôn viên của doanh trại và giới thiệu về lịch sử của đơn vị cũng như nói về cuộc sống tập luyện hàng ngày. Tất cả mọi người đều rất vui vì tấm lòng cởi mở, thân thiện và hiếu khách của các chú. Nhóm chúng em may mắn được chú Lam làm “hướng dẫn viên”. Suốt buổi thăm quan, chú giới thiệu rất hay về cuộc sống hàng ngày trong quân đội. Theo lời kể của chú, chúng em được biết rằng mỗi ngày các chú phải thức dậy lúc bốn giờ năm mươi lăm phút sáng, vệ sinh cá nhân trong năm phút và đúng năm giờ phải có mặt trong hàng để điểm danh. Nếu ai vi phạm sẽ bị phạt kỉ luật, hạ thi đua và dọn vệ sinh trong một tuần. Sau đó toàn đơn vị sẽ tập kết ra khoảng đất trống sau doanh trại và bắt đầu tập luyện. Thỉnh thoảng trong câu chuyện của mình, chú Lam lại nói đùa một vài câu làm cả đám cười khúc khích. Việc tập luyện trong quân ngũ là một việc hết sức khó khăn và khắc nghiệt. Chú Lam kể ngày đầu mới vào quân đội, với cường độ tập luyện nghiêm ngặt, đã có lúc chú và các bạn của mình muốn từ bỏ, nhưng nghĩ đến quê hương đất nước, nghĩ đến nghĩa vụ công dân và lịch sử vẻ vang của dân tộc, các chú lại cố gắng kiên trì tập luyện. Trong lời kể của chú Lam, em cảm nhận được những khó khăn mà các chú đã gặp phải nhưng còn nhiều hơn thế là niềm tự hào và hạnh phúc lấp lánh trong ánh mắt và trong nụ cười.

Sau khi được tham quan và trò chuyện cùng các chú bộ đội, chúng em được thưởng thức một “bữa trưa quân ngũ”. Mọi người cùng nhau ăn uống rất vui vẻ, các chú bộ đội rất nhiệt tình và thân thiện. Trong bữa ăn, chúng em đã học hỏi được một điều rằng phải ăn hết phần đồ ăn của mình và tự rửa chén bát sau bữa ăn. Quả là một cuộc sống với kỉ luật thép!

Cuối cùng của buổi giao lưu là phần hội. Chúng em được tham gia các trò chơi cùng các chú bộ đội như: kéo co, bịt mắt bắt dê. Quả là một ngày đáng nhớ. Cuối cùng và có lẽ cũng là phần mà lũ học sinh mong được nhất trong ngày là được các chú bộ đội hướng dẫn cách tháo lắp súng và các tư thế vận động trên chiến trường. Nhìn các chú bộ đội tháo lắp súng và thực hiện các thao tác mới chuyên nghiệp làm sao! Chúng em rất vui và tự hào vì được gặp gỡ và giao lưu với các chú bộ đội.

Kể về cuộc gặp gỡ với các chú bộ đội - Mẫu 9
Uống nước nhớ nguồn là truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta từ bao đời nay. Trong buổi lễ kỉ niệm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12) năm nay, tôi đã được gặp gỡ các chú bộ đội và may mắn là người thay mặt các bạn để phát biểu những suy nghĩ của thế hệ mình về thế hệ cha anh đã chiến đấu, hi sinh để bảo vệ Tổ quốc. Giây phút ấy khiến cho tôi thực sự xúc động.

Buổi gặp gỡ được tổ chức tại hội trường của trường tôi. Từ sáng sớm, chúng tôi đã đến trường để chuẩn bị chu đáo mọi thứ để cuộc gặp gỡ được diễn ra tốt đẹp nhất. Tôi và vài bạn nữa mang khăn trải bàn từ nhà đi, đặt lọ hoa, chuẩn bị cả nước, hoa quả và bánh trái bày biện trên bàn thật đẹp. Buổi lễ được bắt đầu vào lúc 7h30. Các thầy cô giáo đều đã đến đông đủ. Lũ học trò chúng tôi thì háo hức chờ đợi. Cuối cùng thì các chú bộ đội cũng tới trong bộ quân phục màu xanh lá, với quân hàm và huy chương mà các chú có được trong suốt cả cuộc đời.

Sau nghi thức chào cờ, thầy hiệu trưởng đã đọc diễn văn chào mừng Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12. Kết thúc bài phát biểu của thầy hiệu trưởng, một chú bộ đội thay mặt cả đoàn lên trò chuyện với chúng tôi. Chú là một người cương nghị với giọng nói sang sảng. Khuôn mặt chú đã hiện rõ dấu vết thời gian với những nếp nhăn. Thế nhưng, tôi ấn tượng nhất với chú là đôi mắt. Đôi mắt chú vẫn còn rất tinh tường và đặc biệt đó là một đôi mắt với ánh nhìn mạnh mẽ, cứng cỏi cũng có sự bình tĩnh. Đôi mắt ấy khiến tôi cảm thấy không có nỗi sợ quá lớn đối với chú ở hiện tại nưa. Có lẽ chú đã trải qua hết thảy những nỗi đau và sự sợ hãi, cũng chứng kiến những điều kinh khủng nhất rồi nên chú mới bình tĩnh, điềm đạm đến vậy. Chú kể cho chúng tôi nghe về cuộc chiến ác liệt mà chú và đồng đội của mình đã phải trải qua, cả những mất mát hi sinh trong mỗi trận đánh mà quân, dân ta cả quân địch cũng thế. Chưa bao giờ tôi thấy thấu hiểu và khâm phục những người lính trong cuộc chiến vệ quốc của ta đến thế. Nhờ có những hi sinh cao cả ấy mà mảnh đất của cha ông ta được giữ lại một cách trọn vẹn. Nếu không có họ, không biết đất nước này sẽ đi về đâu.

Chú cùng chúng tôi trò chuyện rất lâu. Chú cũng giải đáp những thắc mắc của chúng tôi về cuộc sống, chiến đấu của các chú trong quá khứ bằng một thái độ rất thân thiện và nhẫn nại. Không hiểu sao tôi thấy chú thật gần gũi và thân thiết giống như người người mà tôi đã quen biết từ rất lâu chứ không phải chỉ vừa mới gặp cách đây vài tiếng. Phải chăng do câu chuyện mà chú chia sẻ với chúng tôi chân thực quá hoặc cũng bởi vì cách chú lắng nghe chăm chú những câu hỏi ngô nghê của chúng tôi, và trả lời chúng một cách rất chân thành? Tôi cũng không biết nữa, nhưng dù sao thì tôi cũng thấy chú thân thiết hơn rất nhiều. Cuối cùng tôi là người thay mặt tất cả học sinh trong trường lên phát biểu suy nghĩ của mình. Dù rất hồi hộp nhưng tôi thấy ánh mắt khích lệ mà các thầy cô giáo và các bạn dành cho tôi, tôi thấy mình bình tĩnh hơn rất nhiều. Tôi bước lên bục phát biểu, hít một hơi thật sâu và phát biểu bằng cảm xúc thật của mình qua câu chuyện của chú:

- Thưa các bác, các chú, các thầy cô giáo và các bạn học sinh đang có mặt trong hội trường ngày hôm nay, cháu là Ngân, học sinh lớp 9A2. Cháu rất vinh dự khi hôm nay được đại diện cho toàn trường để lên đây, phát biểu cảm nghĩ của mình. Thực sự là lúc này cháu rất run và hồi hộp - Hội trường cười ồ lên, khiến không khí yên lặng và căng thẳng cũng dịu đi không ít. Tôi thấy tự tin hơn rất nhiều - Chúng cháu may mắn được sinh ra khi đất nước đã hòa bình, thống nhất nên có rất nhiều điều chúng cháu chưa từng trải qua. Đặc biệt là những đau thương, mất mát trong cuộc chiến vệ quốc. Nhưng hôm nay, khi nghe các chú chia sẻ, cháu thực sự xúc động và cháu cũng hiểu hơn về mất mát, hi sinh và khốc liệt mà bất kì cuộc chiến tranh nào mang lại, chứ không riêng gì trên đất nước Việt Nam ta. Cháu cũng càng thêm ngưỡng mộ sự hi sinh và ý chí của lớp lớp thế hệ cha anh đã nối gót nhau vào chiến trường, tham gia cuộc chiến dù biết nó nguy hiểm. Lớp người trẻ tuổi chúng cháu sẽ luôn biết ơn những con người quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh và trân trọng những gì chúng cháu đang có. Nhân ngày 22/12, cháu thay mặt cho tất cả học sinh, chúc các chú, các bác có một ngày lễ kỉ niệm thật vui vẻ, ý nghĩa. Cháu xin cảm ơn!


 
Dưới hội trường có tiếng vỗ tay lác đác rồi lớn hơn, vang hơn. Tôi cảm thấy mình vừa làm được điều gì đó thật lớn lao. Buổi gặp gỡ kết thúc thành công trong niềm vui và sự thấu hiểu.

Ánh nắng đã nhạt dần, chúng tôi chia tay các chú, các bác trong lưu luyến. Nhưng buổi gặp gỡ ngày hôm nay đã để lại trong lòng tôi một cảm xúc kì lạ. Đó không chỉ là sự biết ơn mà còn là cả sự tự hào về thế hệ cha anh và cả niềm tin và sự quyết tâm vào tương lai của tôi nữa.

Kể về cuộc gặp gỡ với các chú bộ đội - Mẫu 10
Xe dừng bánh,cả doanh trại bộ đội rộng lớn, sạch sẽ, ngăn nắp hiện ra trước mắt. Hội trường trang hoàng lộng lẫy,các bác các chú quân phục chỉnh tề,gương mặt rạng rỡ, tự hào. Chúng em vây quanh các chiến sỹ áo xanh,mặt các bạn hớn hở, hãnh diện lạ thường! Chúng em hỏi các chú nhiều chuyện lắm, cả về lịch sử ra đời ngày 22/12 nữa. Giờ thì chúng em đã biết: Bác Hồ chỉ thị thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân vào ngày 22/12 /1944. Ngay sau đó đội đánh thắng 2 trận liên tiếp tại Phây Khắt, Nà Ngần…Đội ngày càng lớn mạnh và được đổi tên thành QĐND Việt Nam. Và từ đó lấy ngày 22/12 làm ngày truyền thống. Bây giờ thì em đã hiểu lịch sử ra đời của ngày 22/12,hiểu về truyền thống yêu nước và ý chí chiến đấu bảo vệ đất nước của dân tộc ta. Càng hiểu em càng thấy trân trọng và muốn khắc ghi vào tiềm thức để nhớ về một thời kì hào hùng với những con người quả cảm của một đất nước bé nhỏ mà kiên cường…

Chúng em còn được nghe kể nhiều về những chiến công anh dũng, hào hùng của những người lính cụ Hồ, về những tháng năm bôn ba chinh chiến chống kẻ thù xâm lược, những gian khổ hy sinh không thể diễn tả bằng lời. Đến thời bình, bộ đội đâu đã hết nguy nan: Những đêm tuần tra lạnh run người khi truy bắt tội phạm chống lại những lực lượng thù địch phá hoại từ bên ngoài,những lúc giúp dân chống thiên tai, lụt lội… Nhìn gương mặt rắn rỏi, sạm đen vì nắng gió, nghe những câu chuyện kể và chứng kiến vẻ bình thản của những chiến binh, em thật sự thấy rất cảm động xen lẫn cả niềm tự hào, biết ơn sâu sắc…Trong dòng cảm xúc khó tả,ấy em lại được vinh dự thay mặt các bạn phát biểu những suy nghĩ tình cảm của mình:“Kính thưa các bác, các chú, chúng cháu may mắn được sinh ra và lớn lên trong một dân tộc anh hùng. Chúng cháu biết để có được cuộc sống hòa bình hôm nay,dân tộc Việt Nam đã phải đánh đổi rất nhiều,bằng cả nước mắt và máu xương của bao người đã hy sinh cho Tổ quốc. Để thể hiện lòng biết ơn của thế hệ mình đối với cha anh, chúng cháu hứa sẽ nỗ lực học tập, rèn luyện, tu dưỡng để trở thành những công dân có ích,góp phần nhỏ bé của mình xây dựng đất nước. Có như vậy mới xứng đáng với truyền thống cao quý của dân tộc, xứng đáng với sự hy sinh của bao thế hệ cha anh. ” Em ngồi xuống mà thấy tay mình vẫn còn run, trái tim lâng lâng một cảm xúc bay bổng lạ kì.

Ánh nắng đã nhạt dần, chúng em chia tay với các bác, các chú trong lưu luyến. Buổi gặp gỡ đã khơi dậy những ước mơ trong em,tăng thêm lòng quyết tâm và niềm tin của em vào một tương lai tươi sáng.

Kể về cuộc gặp gỡ với các chú bộ đội - Mẫu 11
Nhân kỷ niệm ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam, trường em tổ chức cho học sinh đi thăm một đơn vị bộ đội. Trong buổi gặp gỡ đó em được thay mặt các bạn phát biểu những suy nghĩ tình cảm của mình.

Xe dừng bánh, cả doanh trại bộ đội rộng lớn, sạch sẽ, ngăn nắp hiện ra trước mắt. Hội trường trang hoàng lộng lẫy, các bác các chú quân phục chỉnh tề, gương mặt rạng rỡ, tự hào. Chúng em quây quanh các chiến sỹ áo xanh, mặt các bạn hớn hở, hãnh diện lạ thường! Chúng em hỏi các chú nhiều chuyện lắm, cả về lịch sử ra đời ngày 22/12 nữa. Giờ thì chúng em đã biết: Bác Hồ chỉ thị thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân vào ngày 22/12 /1944. Ngay sau đó đội đánh thắng 2 trận liên tiếp tại Phây Khắt, Nà Ngần…Đội ngày càng lớn mạnh và được đổi tên thành QĐND Việt Nam. Và từ đó lấy ngày 22/12 làm ngày truyền thống. Bây giờ thì em đã hiểu lịch sử ra đời của ngày 22/12,hiểu về truyền thống yêu nước và ý chí chiến đấu bảo vệ đất nước của dân tộc ta. Càng hiểu em càng thấy trân trọng và muốn khắc ghi vào tiềm thức để nhớ về một thời kì hào hùng với những con người quả cảm của một đất nước bé nhỏ mà kiên cường…

Chúng em còn được nghe kể nhiều về những chiến công anh dũng, hào hùng của những người lính cụ Hồ, về những tháng năm bôn ba chinh chiến chống kẻ thù xâm lược, những gian khổ hy sinh không thể diễn tả bằng lời. Đến thời bình, bộ đội đâu đã hết nguy nan: Những đêm tuần tra lạnh run người khi truy bắt tội phạm chống lại những lực lượng thù địch phá hoại từ bên ngoài, những lúc giúp dân chống thiên tai, lụt lội… Nhìn gương mặt rắn rỏi, sạm đen vì nắng gió, nghe những câu chuyện kể và chứng kiến vẻ bình thản của những chiến binh, em thật sự thấy rất cảm động xen lẫn cả niềm tự hào, biết ơn sâu sắc… Trong dòng cảm xúc khó tả,ấy em lại được vinh dự thay mặt các bạn phát biểu những suy nghĩ tình cảm của mình:“Kính thưa các bác, các chú, chúng cháu may mắn được sinh ra và lớn lên trong một dân tộc anh hùng. Chúng cháu biết để có được cuộc sống hòa bình hôm nay, dân tộc Việt Nam đã phải đánh đổi rất nhiều, bằng cả nước mắt và máu xương của bao người đã hy sinh cho Tổ quốc. Để thể hiện lòng biết ơn của thế hệ mình đối với cha anh, chúng cháu hứa sẽ nỗ lực học tập, rèn luyện, tu dưỡng để trở thành những công dân có ích, góp phần nhỏ bé của mình xây dựng đất nước. Có như vậy mới xứng đáng với truyền thống cao quí của dân tộc, xứng đáng với sự hy sinh của bao thế hệ cha anh. ” Em ngồi xuống mà thấy tay mình vẫn còn run,trái tim lâng lâng một cảm xúc bay bổng lạ kì.

Ánh nắng đã nhạt dần, chúng em chia tay với các bác, các chú trong lưu luyến. Buổi gặp gỡ đã khơi dậy những ước mơ trong em, tăng thêm lòng quyết tâm và niềm tin của em vào một tương lai tươi sáng. Em mong rằng các bác, các ông thật mạnh khỏe và thế giới này mãi được sống trong no ấm, hòa bình.

5
1 tháng 12 2021

quá ghê gớm và đây là folontilo:)

1 tháng 12 2021

thách đứa nào đọc hết đc

Ông già Noel hiện diện để phát quà cho trẻ em lễ Giáng sinh. Siêu nhân, anh hùng tồn tại để giải cứu thế giới. Một vài người sinh ra để lãnh đạo đất nước, chiến đấu cho hoà bình nhân loại, hay cống hiến vì thiên nhiên môi trường. Thế còn bạn, đã bao giờ tự hỏi "sứ mệnh" của mình là gì khi tồn tại trên cuộc đời này chưa? Tôi từng gặp nhiều bạn trẻ đang ngơ ngác đi tìm mục tiêu sống. Tôi cũng...
Đọc tiếp

Ông già Noel hiện diện để phát quà cho trẻ em lễ Giáng sinh. Siêu nhân, anh hùng tồn tại để giải cứu thế giới. Một vài người sinh ra để lãnh đạo đất nước, chiến đấu cho hoà bình nhân loại, hay cống hiến vì thiên nhiên môi trường. Thế còn bạn, đã bao giờ tự hỏi "sứ mệnh" của mình là gì khi tồn tại trên cuộc đời này chưa? Tôi từng gặp nhiều bạn trẻ đang ngơ ngác đi tìm mục tiêu sống. Tôi cũng gặp cả những người thành công, giàu có nhưng vẫn mãi trăn trở với hai chữ "sứ mệnh". Mỗi ngày lên mạng, đập vào mắt là vô vàn những slogan cổ vũ con người tiến lên, vô vàn những khoá học phát triển bản thân. Nhưng tiến đi đâu được, nếu ngay cả bản thân còn mơ hồ với đích đến? Sứ mệnh không phải món quà ai đó ngoài kia đến đặt vào tay bạn, cũng không phải là điều gì viển vông, xa xôi ngoài tầm với. Bạn biết bạn là ai, có năng lực gì, điểm mạnh yếu là gì, bạn dùng năng lực để xây dựng cuộc sống tốt đẹp cho bản thân, và lấy chính những điều đó chia sẻ lại cho cộng đồng. Một ca sĩ có sứ mệnh dùng giọng hát của mình mang niềm vui cho người khác. Một người công nhân vệ sinh môi trường lại có sứ mệnh giúp xã hội sạch sẽ, đẹp đẽ hơn. Sứ mệnh vốn không phải thứ cao xa, không cần phải sao chép của bất cứ ai. Bạn tìm được giá trị của mình và lan toả, thì đó là cống hiến, là làm tròn "sứ mệnh" của mình rồi. (Trích Đừng sợ mình sai, đừng tin mình đúng, Night-fly,)
Câu 1 : Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích
Câu 2 : Theo đoạn trích, thế nào là làm tròn "sứ mệnh" của mình?
Câu 3 : Chỉ ra sự tương đồng và sự khác biệt giữa "sứ mệnh" của ông già Noel, siêu nhân, anh hùng với "sứ mệnh" của người ca sĩ, người công nhân vệ sinh môi trường được nêu trong đoạn trích.
Câu 4 : Rút ra một thông điệp có ý nghĩa với anh/chị.

0
giúp mình ba dấu chấm cuối bài trên 500 từHọ và tên: ……Lớp: …..Trường: Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Trần Văn Thọ, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.Địa chỉ: Xã Mường Nhé, huyện Mường Nhé, Tỉnh Điện BiênĐiện thoại: ….. Trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta luôn in bóng hình của những người trẻ tuổi mưu trí, dũng cảm, đóng góp quan...
Đọc tiếp

giúp mình ba dấu chấm cuối bài trên 500 từ

Họ và tên: ……

Lớp: …..

Trường: Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Trần Văn Thọ, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.

Địa chỉ: Xã Mường Nhé, huyện Mường Nhé, Tỉnh Điện Biên

Điện thoại: …..

 

Trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta luôn in bóng hình của những người trẻ tuổi mưu trí, dũng cảm, đóng góp quan trọng vào công cuộc đấu tranh và dựng xây đất nước.

Từ những ngày đầu dựng nước và giữ nước đã có Truyền thuyết về người anh hùng làng Gióng tuổi lên ba đã nhổ tre đánh giặc cứu nước khởi đầu cho truyền thống vẻ vang “tuổi nhỏ chí lớn” của các thế hệ thanh thiếu niên Việt Nam; Trần Quốc Toản đi vào lịch sử thời kỳ chống giặc Nguyên Mông với lòng dũng cảm, tinh thần yêu nước, dám hy sinh vì dân tộc; Kim Đồng, người Đội trưởng đầu tiên của Đội TNTP Hồ Chí Minh; Dương Văn Nội, Phạm Ngọc Đa – những giao liên, trinh sát mưu trí, gan dạ; Lê Văn Tám – ngọn đuốc sống lao vào kho xăng của giặc; Nguyễn Bá Ngọc hy sinh thân mình cứu các bạn nhỏ…

Trong thời kì khánh chiến chống thực dân Pháp gian khổ và hào hùng của dân tộc không thể không kể đến người anh hùng nhỏ tuổi Vừ A Dính, anh là người dân tộc Mông, sinh ngày 12/9/1934 tại bản Đề Chia, xã Pú Nhung, huyện Tuần Giáo, tỉnh Lai Châu (nay là tỉnh Điện Biên). Anh là tấm gương thiếu niên tiêu biểu trong thời kỳ chống thực dân Pháp.

Ngay từ nhỏ, Vừ A Dính là một cậu bé thông minh, gan dạ và nhanh nhẹn. Được cha mẹ giáo dục, anh sớm giác ngộ cách mạng và căm thù giặc Pháp xâm lược. 13 tuổi, Vừ A Dính đã thoát ly gia đình trở thành đội viên liên lạc của Đội vũ trang huyện Tuần Giáo. Dấu chân của anh và Đội vũ trang in khắp núi rừng và các thôn bản trong huyện.

Cuộc kháng chiến gian khổ, nhưng Vừ A Dính rất ham học. Lúc nào trong ngực áo của Dính cũng nhét cuốn sách để tranh thủ học. Dính đã học đọc và viết chữ thông thạo.

Tháng 6 năm 1949, giặc Pháp đổ quân về khu căn cứ Pú Nhung nhằm tiêu diệt Đội Vũ trang của anh Dính. Hôm ấy, Dính đang trên đường liên lạc thì bị rơi vào ổ phục kích của giặc. Chúng đã tra tấn anh dã man hòng anh khai nơi đóng quân của cán bộ Việt Minh nhưng anh chỉ trả lời hai từ “không biết”. Giặc Pháp điên cuồng, xả súng vào ngực anh rồi treo xác anh lên cây đào cổ thụ. Hôm ấy là chiều tối ngày 15/6/1949.

Anh Vừ A Dính đã hy sinh bên gốc đào cổ thụ ở Khe Trúc, gần đồn Bản Chăn, khi chưa tròn 15 tuổi. Cuộc đời người chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi Vừ A Dính đã khép lại nhưng khí phách kiên trung, bất khuất của Vừ A Dính trước quân thù như ngọn đuốc rực sáng núi rừng Tây Bắc.

Năm 2000, Vừ A Dính đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.

Ngay từ năm 1951, Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam (Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ngày nay) đã tuyên dương Vừ A Dính trong thiếu nhi toàn quốc; Năm 1952, Chính phủ đã truy tặng Huân chương Quân công hạng Ba cho Vừ A Dính – chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi. Lịch sử Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh đã ghi nhận Vừ A Dính là một trong những thiếu nhi tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt nam trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, giải phóng đất nước.

Năm 1962, nhà văn Tô Hoài đã lần theo các nhân chứng để ghi lại tấm gương hy sinh oanh liệt của Vừ A Dính trong cuốn truyện nhỏ “Vừ A Dính” (do NXB Kim Đồng ấn hành). Hai ca khúc “Vừ A Dính bất tử” (nhạc sĩ Tô Hợp) và “Vừ A Dính – người thiếu niên Anh hùng” (nhạc sĩ Vũ Trọng Tường) luôn được ngân vang trong các buổi sinh hoạt Đội. Vừ A Dính là niềm tự hào của Đội TNTP Hồ Chí Minh và tuổi trẻ Việt Nam. Tên của Anh hùng – Liệt sĩ Vừ A Dính đã được đặt cho nhiều Chi đội, Liên đội và nhà trường trong cả nước.

Theo đề xuất của Báo Thiếu niên Tiền phong, Ban Bí thư Trung ương Đoàn đã ra Quyết định thành lập Quỹ Học bổng dành cho học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số ở miền núi, hải đảo cả nước. Ngày 5/3/1999, tại Trụ sở cơ quan Trung ương Đoàn, Quỹ Học bổng Vừ A Dính đã chính thức ra mắt. Báo Thiếu niên Tiền phong được Trung ương Đoàn giao làm Thường trực của Quỹ. Quỹ rất vinh dự được Phó Chủ tịch Quốc hội Trương Mỹ Hoa (sau này là Phó Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam) làm Chủ tịch.

Trong gần 20 năm qua, Quỹ Học bổng Vừ A Dính đã dành sự quan tâm cho các bạn thiếu nhi, học sinh, sinh viên các dân tộc thiểu số ở miền núi, hải đảo, biên cương của Tổ quốc Việt Nam thân yêu thông qua những hoạt động nổi bật:

- Một là, cấp học bổng thường xuyên (5.000 suất/năm) cho các bạn học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số miền núi, hải đảo. Tính đến nay, Quỹ đã trao gần 80.000 suất học bổng, khoảng 80 tỉ đồng.

- Hai là, thực hiện một số dự án mang tính chiều sâu như:

+ Dự án Ươm mầm tương lai có 22 trường đã đồng hành cùng Quỹ nuôi dạy 345 bạn học sinh dân tộc thiểu số và vùng biển đảo trong cả nước về học tập tại TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Bình Dương từ năm học 2009-2010 đến nay.

+ Dự án Chắp cánh ước mơ tài trợ học bổng cho học sinh dân tộc thiểu số miền núi và vùng biển đảo trong vòng 7 năm (THCS và THPT) và sinh viên (trong vòng 4 năm). Đến nay đã có 328 bạn, anh chị được thụ hưởng dự án này.

+ Dự án Mở đường đến tương lai (Quỹ Vinacapital tài trợ) cấp học bổng trực tiếp và thường xuyên cho100 nữ sinh dân tộc thiểu số học giỏi nhưng hoàn cảnh khó khăn trong 7 năm (từ lớp 10 đến khi tốt nghiệp Đại học hoặc Cao đẳng). Hiện nay, 50 nữ sinh giai đoạn I đã tốt nghiệp, có việc làm và 50 nữ sinh dân tộc thiểu số giai đoạn II đangtiếp tục được thụ hưởng dự án. Những dự án này đã góp phần tạo nên nguồn cán bộ có chất lượng cho vùng dân tộc miền núi trong tương lai.

 Ba là, hàng năm Quỹ đã xét tặng Giải thưởng vừ A Dính cho các tập thể và cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc trong công cuộc xây dựng và phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Giải thưởng đã góp phần khích lệ phong trao cả nước quan tâm, hỗ trợ và giúp đỡ cho những vùng miền núi, hải đảo đặc biệt khó khăn. Tính đến nay đã có 64 tập thể và 118 cá nhân được nhận giải thưởng.

Bốn là, Quỹ vận động các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm đóng góp kinh phí xây dựng các trường học, các công trình phúc lợi công cộng ở các vùng miền khó khăn.

Dự án Thắp sáng ước mơ đã tạo nên một số ngôi trường, cây cầu, con đường, nhà tình nghĩa ở các vùng khó khăn. Đặc biệt, trong 2 năm 2013, 2014, chương trình “Vì học sinh Trường Sa thân yêu” của Quỹ đã xây dựng 2 ngôi trường Tiểu học thị trấn Trường Sa và Tiểu học xã đảo Sinh Tồn thuộc huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa), trị giá 25 tỉ đồng. Đây thực sự là chương trình có ý nghĩa vô cùng to lớn, gắn kết cộng đồng cả nước quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc thân yêu.

Chặng đường 20 năm hoạt động, Quỹ Học bổng Vừ A Dính đã góp phần quan trọng kêu gọi, động viên cả xã hội quan tâm thực sự đến đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi, hải đảo. Quỹ đã cố gắng bắc được nhịp cầu nhân ái thân thương giữa các doanh nghiệp, doanh nhân, các đơn vị và cá nhân có lòng hảo tâm trong và ngoài nước tới những buôn sóc bản làng hẻo lánh xa xôi nhất; cùng chung tay góp sức nâng đỡ cho rất nhiều học sinh, sinh viên các dân tộc thiểu số miền núi, hải đảo. Quỹ Học bổng mang tên Anh hùng – Liệt sĩ Vừ A Dính đã và sẽ luôn đồng hành và là điểm tựa tinh thần cùng thế hệ trẻ các dân tộc thiểu số Việt Nam  

Đối với em – mới chỉ là một học sinh tiểu học, khi được biết về Các anh hùng nhỏ tuổi, em rất tự hào, hãnh diện và khâm phục các anh, các anh luôn là những tấm gương sáng để chúng em luôn cố gắng nộ lực học tập và rèn luyện. 

 

 

Thật tự hào biết bao khi em được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Điện Biên anh hùng. Từ khi còn rất nhỏ, ông đã kể cho em nghe về anh Vừ A Dính, nhưng cho đến khi đi học tiểu học, được là Đội viên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh em mới được tìm hiểu kĩ hơn, được biết nhiều hơn về anh Vừ A Dính. …

 

Trường em cũng có nhiều bạn dân tộc  Mông lắm, em rất tự hào về các bạn ấy, các bạn ấy rất khó khăn nhưng ý chí nghị lực lớn, luôn vươn lên trong học tập. Các bạn ấy nói các bạn rất tự hào vì dân tộc các bạn có anh hùng Vừ A Dính kiên trung bất khuất….

Ngay cả trong thời chiến loạn lạc gian khổ mà anh Dính vẫn luôn ham học thì không có lý do gì để chúng em không cố gắng nỗ lực khi được sống trong hòa bình ấm êm....

Anh vừ A Dính đã truyền cho em nguồn cảm hứng tốt đẹp trong cả suy nghĩ, hành động và ước mơ….

Em mơ ước…

Em sẽ…

 

0

Thế hệ cha ông đi trước đã đổ biết bao xương máu để giành lại độc lập, tự do cho dân tộc, là học sinh em có suy nghĩ gì về trách nghiệm của thế hệ trẻ ngày nay?

→ Có thể thấy trải qua biết bao nhiêu giai đoạn lịch sử thăng trầm, thì ngày nay lá cờ đỏ sao vàng của đất nước Việt Nam thân yêu đã được tung bay trong ngọn gió của hòa bình độc lập, nhưng đó chính là nhờ vào sự hi sinh bằng máu, bằng xương của lớp lớp người anh hùng thời trước. Vì thế chúng ta, đặc biệt là các thế hệ trẻ ngày nay phải có lòng biết ơn, cảm tạ những bậc anh hùng ấy, đồng thời phải có trách nhiệm góp phần xây dựng, phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh, vẻ vang. Đối với riêng các thế hệ học sinh, sinh viên ngày nay thì cần phải ý thức được vai trò và trách nhiệm ấy, phải cố gắng phấn đấu, học tập thật tốt, tích cực trau dồi, đúc kết những tri thức, kinh nghiệm, để mai sau chung tay góp phần vào công cuộc xây dựng, phát triển đất nước, gầy dựng nên một tương lai cho đất nước tươi sáng và tốt đẹp hơn.

Học tốt nhé.

14 tháng 2 2022

Thế hệ trẻ ngày nay phải có trách nhiệm giữ gìn bảo vệ và phát huy truyền thống ông cha. 

19 tháng 5 2016

 Ông là Lê Lai.  Ông là một viên tướng nổi tiếng của khởi nghĩa Lam Sơn, có công lao giúp đỡ Lê Thái Tổ gây dựng sự nghiệp. Câu chuyện ông hy sinh thân mình cứu Lê Thái Tổ thoát khỏi vòng vây của quân Minh được đời sau truyền tụng, gọi là Lê lai cứu chúa.  Bởi vì  mất vua là mất nước nên Lê Lai cải trang thành Lê Lợi, dẫn 500 quân cảm tử và 2 voi chiến xông ra đánh địch, tự xưng là chúa Lam Sơn. Quân Minh tưởng thật, hùng hổ xông đến. Lê Lai đã dũng cảm chiến đấu nhưng quân ít, thế cô, cuối cùng toàn quân bị diệt, bản thân bị quân Minh bắt giải về, sau đó bị xử tử bằng cực hình. Tưởng rằng đã giết được Lê Lợi, đánh tan quân khởi nghĩa, tướng Minh hí hửng thu quân, triệt thoái khỏi Chí Linh. Lê Lợi và các nghĩa binh còn lại nhờ đó mới thoát hiểm và tính kế mưu sự trở lại.

19 tháng 5 2016

Ông là Lê Lai 

- Lê Lai là người dân tộc Mường, quê ở Dựng Tú ( Ngọc Lặc - Thanh Hóa). Gia đình ông có 5 người tham gia nghĩa quân Lam Sơn thì 4 người hy sinh trong chiến đấu. Lê Lai tính tình cương trực, dung mạo khác thường, chí khí cao cả. Ông đã từng tham gia hội thể ở Lũng Nhai

- Giữa năm 1418, quân Minh huy động một lực lượng bao vây chặn căn cứ Chí Linh, quyết bắt sống Lê Lợi. Trước tình hình nguy cấp đó, Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi, chỉ huy 1 toán quân liều chết phá vòng vây giặc. lê Lai cùng toán quân đó đã anh dũng hy sinh. Quân Minh tưởng đã giết được Lê Lợi nên rút quân.