K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 11 2022

\(1\).

\(-\) Địa hình: gồm 3 phần:

\(+\) Núi già ở phía Đông 

\(+\) Miền đồng bằng ở giữa

\(+\) Núi trẻ ở phía Tây

Khí hậu: gồm 4 kiểu khí hậu:

- Khí hậu ôn đới lục địa

- Khí hậu ôn đới hải dương

- Khí hậu địa trung hải

- Khí hậu hàn đới

Sông ngòi: 

\(-\) Có mật độ dày đặc, lượng nước dồi dào. Lớn nhất là sông Đa-nuyp, sông Rai-nơ và sông Von-ga. Sông bị đóng băng vào mùa đông, nhất là khu vực các cửa sông

2.Trình bày đặc điểm kinh tế châu Đại Dương?3.So sánh sự khác nhau giữa khí hậu ôn đới hải dương và khí hậu ôn đới lục địa, giữa khí hẫu ôn dới lục địa và khí hậu Địa Trung hải?4.Tại sao thảm thực vật ở châu Âu lại thay đổi từ Tây sang Đông?5.Hiện tại băng ở Nam Cực tản chảy nhiều hơn trước. Theo em, sự tan băng ở Nam Cực sẽ ảnh hưỡng đến sống của con người trên Trái Đất như...
Đọc tiếp

2.Trình bày đặc điểm kinh tế châu Đại Dương?

3.So sánh sự khác nhau giữa khí hậu ôn đới hải dương và khí hậu ôn đới lục địa, giữa khí hẫu ôn dới lục địa và khí hậu Địa Trung hải?

4.Tại sao thảm thực vật ở châu Âu lại thay đổi từ Tây sang Đông?

5.Hiện tại băng ở Nam Cực tản chảy nhiều hơn trước. Theo em, sự tan băng ở Nam Cực sẽ ảnh hưỡng đến sống của con người trên Trái Đất như thế nào? Nó có ảnh hưỡng gì đến Việt Nam không? Em cần làm gì để góp phần hạn chế sự tan băng đó?

6.Dựa theo bảng số liệu dưới đây:

Nước

Dân số (triệu người)

Tổng sản phẩm trong nước(Triệu USD)

Pháp

Đức

Ba Lan

CH Séc

59,2

82,2

38,6

10,3

1294246

1872992

  157585

    50777

Em hãy tín h thu nhập bình quân đầu người của mổi nước.

0
2.Trình bày đặc điểm kinh tế châu Đại Dương?3.So sánh sự khác nhau giữa khí hậu ôn đới hải dương và khí hậu ôn đới lục địa, giữa khí hẫu ôn dới lục địa và khí hậu Địa Trung hải?4.Tại sao thảm thực vật ở châu Âu lại thay đổi từ Tây sang Đông?5.Hiện tại băng ở Nam Cực tản chảy nhiều hơn trước. Theo em, sự tan băng ở Nam Cực sẽ ảnh hưỡng đến sống của con người trên Trái Đất như...
Đọc tiếp

2.Trình bày đặc điểm kinh tế châu Đại Dương?

3.So sánh sự khác nhau giữa khí hậu ôn đới hải dương và khí hậu ôn đới lục địa, giữa khí hẫu ôn dới lục địa và khí hậu Địa Trung hải?

4.Tại sao thảm thực vật ở châu Âu lại thay đổi từ Tây sang Đông?

5.Hiện tại băng ở Nam Cực tản chảy nhiều hơn trước. Theo em, sự tan băng ở Nam Cực sẽ ảnh hưỡng đến sống của con người trên Trái Đất như thế nào? Nó có ảnh hưỡng gì đến Việt Nam không? Em cần làm gì để góp phần hạn chế sự tan băng đó?

6.Dựa theo bảng số liệu dưới đây:

Nước

Dân số (triệu người)

Tổng sản phẩm trong nước(Triệu USD)

Pháp

Đức

Ba Lan

CH Séc

59,2

82,2

38,6

10,3

1294246

1872992

  157585

    50777

Em hãy tín h thu nhập bình quân đầu người của mổi nước.

1
8 tháng 5 2022

THAM KHẢO:

2. Đặc điểm kinh tế châu Đại Dương:

- Nền kinh tế phát triển không đều giữa các nước.

   + Ô–xtrây-li-a và Niu Di-len là hai nước có nền kinh tế phát triển.

   + Các nước còn lại là những nước đang phát triển.

- Các ngành kinh tế chủ yếu:

+ Khai thác tài nguyên thiên nhiên để xuất khẩu.

+ Du lịch là ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước.

3. So sánh khác nhau giữa môi trường ôn đới hải dương và môi trường ôn đới lục địa:

- Ôn đới hải dương và ôn đới lục địa:

Ôn đới hải dương: Mùa hè mát, mùa đông không lạnh lắm. Nhiệt độ thường trên 0oC , mưa quanh năm ( Khoảng 800-1000 mm/năm) , nhìn chung là ẩm ướt.Ôn đới lục địa : Mùa đông lạnh ,khô , mùa hè nóng, mưa chủ yếu tập trung vào mùa hè . Càng vào sâu trong lục địa , tính chất lục địa càng tăng : Mùa hè nóng hơn, mùa đông lạnh hơn, từ tháng 11 đến tháng 4 có tuyết rơi vì nhiệt độ thấp < 0oC

- Ôn đới lục địa và khí hậu địa trung hải:

Ôn đới lục địa : Mùa đông lạnh,khô, mùa hè nóng, mưa chủ yếu tập trung vào mùa hè. Nên mùa hè ẩm ướt.Khí hậu địa trung hải : Mùa hè nóng,khô, mùa thu đông không lạnh và có mưa.    

4. Do nhiệt độ và lượng mưa thay đổi từ tây sang đông nên cũng làm cho thực vật thay đổi từ tây sang đông.

5.  - Ảnh hưởng:

+ Nhấn chìm những nơi có địa hình thấp.

+ Gây nguy hiểm cho tàu thuyền trên biển.

+ Thu hẹp diện tích đất ở, sinh hoạt,..

- Có ảnh hưởng đến Việt Nam

- Em cần:

    + Tuyên truyền, vận động mọi người cùng thực hiện các biện pháp biến đổi khí hậu

    + Bảo vệ rừng, trồng rừng không chặt phá cây bừa bãi

    + Sử dụng các phương tiện giao thông, thải khí bụi ra các môi trường

6.  Tính thu nhập bình quân đầu người:

 - Pháp: 21862,3 USD/Người

 - Đức: 22785,8 USD/Người

 - Ba Lan: 4082,4 USD/Người

 - CH Séc: 4929,8 USD/Người

 

26 tháng 4 2016

Câu 1 : 

Ôn đới hải dương 

- Khí hậu : Mùa đông không lạnh lắm, mùa hè mát, nhiệt độ thường trên 0°C. Lượng mưa trung bình là 820mm.

- Sông ngòi : Nhiều nước quanh năm và không bị đóng băng. 

- Thực vật : Rừng sồi, dẻ xưa kia có diện tích rất lớn, nay chỉ còn lại trên các sườn núi.

Ôn đới lục địa

- Khí hậu : Mùa đông rất lạnh, mùa hạ nóng. Càng đi về phía nam, mùa đông càng ngắn dần, mùa hạ nóng hơn, lượng mưa giảm dần. Sâu trong đất liền, mùa đông lạnh và tuyết rơi nhiều, mùa hạ nóng và có mưa. Lượng mưa trung bình là 443mm.

- Sông ngòi : Nhiều nước trong mùa xuân - hạ và có thời kì đóng băng vào mùa đông. Càng vào sâu trong nội địa, thời gian sông đóng băng càng dài hơn.

- Thực vật : Có rừng lá kim, rừng lá rộng, rừng hỗn giao, thảo nguyên lớn. Thảo nguyên chiếm diện tích lớn. Ven biển Ca-xpi là cùng nửa hoang mạc.

Địa trung hải

- Khí hậu : MÙa thu - đông không lạnh lắm, có mưa, thường là mưa rào, mùa hạ nóng, khô.

- Sông ngòi : ngắn và dốc, mùa thu - d0ong6 nhiều nước hơn và mùa hạ ít nước.

- Thực vật : Có rừng thưa, bao gồm các loại cây lá cứng và xanh quanh năm.

Câu 2 :

Đặc điểm tự nhiên của lục địa ôxtrâylia :

- Phần lớn diện tích của lục địa là hoang mạc.Trên lục địa, có khí hậu khô hạn

- Động vật : có thú có túi (cang-gu-ru), gấu túi cô-a-la...

- Thực vật : Có rất nhiều loài bạch đàn (600 loài)

Đại bộ phận diện tích lục địa ôxtrâylia có khí hậu khô hạn vì :

- Do lục địa ôxtrâylia nằm trên đường chí tuyến nam nên có khí hậu nóng, khô.

- Do ở phía đông có hệ thống núi cao nên đã chặn gió biển và hơi nước bốc hơi từ biển bay vào gây khó mưa.

- Do chịu ảnh hưởng của dòng biển lạnh Ô-xtrây-lia chạy ven bờ.

Chác bạn thi tốt nha haha

 

 

26 tháng 4 2016

mình xin bổ sung ở phần khí hậu của Địa trung hải 1 ý nữa: Lượng mưa trung bình là 711mm hihi

 

10 tháng 5 2016

1/ - Ôn đới hải dương:

Mùa hè mát, mùa đông không lạnh lắm. Nhiệt độ thường trên 0oC , mưa quanh năm ( Khoảng 800-1000 mm/năm) , nhìn chung là ẩm ướt.

- Ôn đới lục địa :

Mùa đông lạnh ,khô , mùa hè nóng, mưa chủ yếu tập trung vào mùa hè . Càng vào sâu trong lục địa , tính chất lục địa càng tăng : Mùa hè nóng hơn, mùa đông lạnh hơn, từ tháng 11 đến tháng 4 có tuyết rơi vì nhiệt độ thấp < 0o.

2/Có sự thay đổi từ Tây sang Đông theo sự thay đổi của nhiệt đọ và lượng mưa:

_Do sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa 
nhiệt độ và lượng mưa thay đổi vì : 
Phía Tây có dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương làm cho biển và khí hậu Châu Âu thêm ấm áp về mùa đông, quanh năm gió tây ôn đới đưa hơi ấm,ẩm vào đất liền làm giảm bớt tính chất lục địa của khí hậu ở khu vực đông và đông nam Châu Âu. 
- Vùng ven biển phía tây chịu ảnh hưởng của biển mạnh hơn, không khí ẩm của biển khi đi sâu vào đất liền bị biến tính dần, vào sâu phía đông và đông nam,ảnh hưởng của biển và gió tây ôn đới giảm dần,vì thế, càng về phia tây,khí hậu Châu Âu càng ấm áp và mưa nhiều.

6 tháng 6 2016

a, Ôn đới hải dương và ôn đới lục địa

 - Ôn đới hải dương :

 Mùa hè mát , mùa đông không lạnh lắm , Nhiệt độ thừơng trên 0 độ C , mưa quanh năm ( khoảng 800 - 1000 mm/năm )

- Ôn đới lục địa

Mùa đông lạnh ,khô , mùa hè nóng , mưa chủ yếu tập chung vào mùa hè . Càng vào sâu trong lục địa , tính chất lục địa càng tăng : Mùa hè nóng hơn , mùa đông lạnh hơn , từ tháng 11 đến tháng 4 có tuyết rơi vì nhiệt độ dưới 0 độ C

b , Ôn đới lục địa và khí hậu địa trung hải

- Ôn đới lục địa 

17 tháng 4 2021

Lập bảng so sánh sự khác nhau giữa môi trường ôn đới hải dương và môi trường ôn đới lục địa ở Châu Âu về : nơi phân bố, khí hậu, sông

22 tháng 4 2016

tick nua duoc ko

22 tháng 4 2016

1. 

a. Khí hậu:- Đại bộ phận lãnh thổ có khí hậu ôn đới;+ Ven biển Tây Âu và phía bắc Tây Âu: KH ôn đới hải dương.+ Vùng Trung và Đông Âu, phía đông dãy Xcan-di-na-vi: KH ôn đới lục địa.- Phía Nam ven biển Địa Trung Hải: KH địa trung hải.- Một phần diện tích nhỏ phía Bắc có khí hậu hàn đới.* Phía tây châu Âu ấm áp và mưa nhiều hơn phía đông do dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương và gió Tây ôn đới đưa hơi ấm, ẩm vào đất liền nên ảnh hưởng lớn đến khí hậu bờ tây. Vào sâu nội địa phía đông ảnh hưởng của biển và gió Tây ôn đới yếu dần.b . Sông ngòi:- Mạng lưới dày đặc, lượng nước dồi dào.- Các sông đổ ra Bắc Băng Dương thường đóng băng dài trong mùa đông, nhất là vùng cửa sông.- Một số sông lớn, quan trọng: Von-ga, Đa-nuyp, Rai-nơ, Đni-ep.c.  Thực vật:T hãm thực vật thay đổi từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam theo sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa: (Mối quan hệ giữa khí hậu và sự phân bố thực vật)+  Ven biển Tây Âu có khí hậu ôn đới Hải dương: Rừng lá rộng (sồi, dẻ...)+ Vùng nội địa có khí hậu ôn đới lục địa: Rừng lá kim (thông, tùng...)+ Ven biển Địa Trung Hải có khí hậu địa trung hải: Rừng lá cứng.+ Phía Đông Nam có khí hậu cận nhiệt, ôn đới lục địa: Thảo nguyên.2. Đặc điểm môi trường ôn đới lục địa:- Phân bố: Khu vực Đông Âu.- Khí hậu: Đông lạnh, khô, có tuyết rơi; hè nóng có mưa, biên độ nhiệt trong năm lớn, lượng mưa giảm dưới 500mm.- Sông ngòi: Nhiều nước vào mùa xuân, hè; mùa đông đóng băng.​- Thực vật: Thay đổi từ Bắc – Nam: đồng rêu -> rừng lá kim -> rừng hỗn giao -> rừng lá rộng -> thảo nguyên -> nửa hoang mạc; rừng lá kim và thảo nguyên chiếm ưu thế.Đặc điểm môi trường địa trung hải:- Phân bố: Nam Âu - ven Địa Trung Hải.​- Khí hậu: Mùa đông không lạnh, có mưa nhiều;  mùa hè nóng, khô.- Sông ngòi: Ngắn, dốc, nhiều nước vào mùa thu, đông. Mùa hạ ít nước.​- Thực vật: Rừng thưa với cây lá cứng và cây bụi gai phát triển quanh năm.3. - Là nơi tiến hành công nghiệp hoá sớm nhất thế giới.
- Nhiều sản phẩm công nghiệp nổi tiếng, chất lượng cao.
- Các ngành công nghiệp được chú trọng phát triển: luyện kim, chế tạo máy, hoá chất, chế biến thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng,...
- Sản xuất được phân bố khá tập trung.
- Những năm 80 của thế kỉ XX, nhiều ngành công nghiệp truyền thống đã giảm sút.
- Nhiều ngành công nghiệp mới, trang bị hiện đại được xây dựng ở các trung tâm công nghệ cao. Các ngành công nghiệp mũi nhọn như điện tử, cơ khí chính xác và tự động hóa, công nghiệp hàng không.ị.Nhờ liên kết với các viện nghiên cứu và các trường đại học, có sự hợp tác rộng rãi giữa các nước nên năng suất và chất lượng sản phẩm được nâng cao, sản phẩm luôn thay đổi với yêu cầu thị trường.4. Đặc điểm tự nhiên của khu vực Bắc Âu: Địa hình băng hà cổ rất phổ biến trên bán đảo Xcăn-đi-na-vi bờ biển dạng fio (Nauy); hồ, đầm (Phần Lan); Aixơlen có nhiều núi lửa và suối nước nóng.Có sự khác biệt về khí hậu giữa phía tây và phía đông dãy Xcan-đi-na-vi do :Dãy Xcan-đi-na-vi chạy theo hướng Đông Bắc-Tây Nam đã ngăn chặn ảnh hưởng của gió tây ôn đới và dòng biển nóng bắc Đại Tây dương, làm cho khí hậu phía tây dãy Xcan-đi-na-vi  ấm và ẩm hơn phía đông.5. Sự phát triển kinh tế của Bắc Âu:–  Các nước Bắc Âu có mức sống cao dựa trên cơ sở khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lí để phát triển kinh tế đạt hiệu quả.–  Ba thế mạnh của các nước Bắc Âu là biển, rừng, thuỷ điện.6. - Đặc điểm địa hình của khu vực Tây và Trung Âu: Khu vực Tây và Trung Âu gồm ba miền địa hình miền đồng bằng ở phía Bắc, miền núi già ở giữa và miền núi trẻ ở phía Nam.7. Đặc điểm sự phát triển công nghiệp của Tây và Trung Âu:- Có nhiều cường quốc công nghiệp hàng đầu thế giới: Anh, Pháp, Đức.- Nhiều ngành công nghiệp hiện đại (cơ khí chính xác, điện tử..) và truyền thống (dệt, luyện kim, may mặc, hàng tiêu dùng...).- Nhiều vùng công nghiệp nổi tiếng thế giới: Rua,...à Nền công nghiệp phát triển đa dạng, năng suất cao nhất châu Âu.- Nhiều hải cảng lớn quan trọng nhưa Rốt-téc-đam,...
2 tháng 11 2021

Không có mô tả.

nhìn câu 3 đó 

15 tháng 10 2016

1. Vị trí địa lí: + Nằm ở nửa cầu Bắc, trải dài từ vùng cực Bắc đến gần Xích đạo

                      + Là bộ phận của lục địa Á-Âu

Anhr hưởng : Có nhiều kiểu khí hậu, nhiều đới khí hậu.

2. Đặc đm địa hinh châu Á:  Bị chia cắt mạnh mẽ;

_ Nhiều dãy núi, cao nguyên đồ sộ, chạy theo 2 hướng chính Bắc - Nam và Đông -Tây, tập trug ở trung tâm lục địa.

_Nhiều đồng bằng rộng lớn.

Anhr hưởng: 

_Ngăn ảnh hưởng của biển vào sâu trong lục địa => Khí hậu ẩm ở gần biển, khô hạn ở sâu trog lục địa.

_Nhiệt độ thay đổi theo độ cao.

3. Đặc điểm của khí hậu châu Á: 

_ Phân hoá thành nhiều đới khí hậu khác nhau

_Phân hoá thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau.

Nguyên nhân:

_Do lãnh thổ trải dài trên nhiều vĩ độ 

_Do lãnh thổ rộng lớn, núi cao ngăn cản sự xâm nhập của biển vào đất liền.

4. Đặc điểm của SN châu Á:

_Phát triển, có nhiều hệ thống sông lớn.

_Phân bố ko đều

_Chế độ nước phức tạp.

Do sự thay đổi của các đới cảnh quan thiên nhiên và do sự phân bố dân cư ko đều.

5. Do châu thổ trải dài từ vùng Xích đạo đến vòng cực Bắc

 

15 tháng 10 2016

2.Trên lãnh thổ châu Á có đầy đủ các dạng địa hình khác nhau: các núi và sơn nguyên cao, các cao nguyên và đồng bằng rộng lớn với nhiều nguồn gốc, kiểu loại khác nhau, các thung lũng rộng và bồn địa kín. Tất cả các dạng địa hình đó nằm xen kẽ với nhau làm cho bề mặt địa hình châu lục bị chia cắt rất mạnh. 

Các hệ thống núi trung bình và cao phân bố rải khắp châu lục như các dãy Đại Hưng An, Altai, Tần Lĩnh, Thiên Sơn, Côn Lôn, Himalaya cao trung bình 5.000-6.000 m, trong đó dãy núi Pamir cao hơn 7.000 m được xem là nóc nhà thế giới và đỉnh Everest cao 8.848 m là đỉnh núi cao nhất thế giới. 
Bên cạnh các hệ thống núi cao có các đồng bằng thấp, rộng lớn và bằng phẳng như Lưỡng Hà, Turan, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam, Ấn-Hằng... 

* Hướng của hệ thống núi 

Các dãy núi của châu Á chạy theo nhiều hướng khác nhau trong đó hai hướng chính là Đông-Tây và Bắc-Nam. 

Hướng Đông-Tây (hoặc gần Đông-Tây) bao gồm các dãy núi chạy dài từ bán đảo Tiểu Á, sơn nguyên Iran đến Himalaya, các hệ thống núi của vùng Trung Á và Nội Á. 
Hướng Bắc-Nam (hoặc gần Bắc-Nam) gồm các dãy núi dọc theo miền Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á như Đông Gaths, Tây Gaths của Ấn Độ, Ural và Kamchatka của Nga, Trường Sơn của Việt Nam... 

*Sự phân bố địa hình 

Sự phân bố các dạng địa hình trên bề mặt châu lục không đồng đều. Các hệ thống núi và sơn nguyên cao nhất đều tập trung ở vùng trung tâm châu lục, tạo thành một vùng núi cao, đồ sộ và hiểm trở nhất thế giới. Từ khối núi Pamir tỏa ra 3 cánh núi chính: 
Cánh Đông Bắc gồm các hệ thống núi nối tiếp nhau: Thiên Sơn, Altai, Sayan cho đến đông bắc Siberi; 
Cánh phía Tây gồm dãy Hindu Kush và hệ thống các núi thuộc sơn nguyên Iran cho đến Tiểu Á và Nam Âu; 
Cánh Đông Nam bao gồm các núi thuộc khối Tây Tạng, Himalaya và Đông Nam Á. 

Ba cánh núi này chia bề mặt châu Á thành ba phần khác nhau: 

Phần Bắc và Tây Bắc với địa hình chủ yếu là đồng bằng, sơn nguyên thấp, rộng và tương đối bằng phẳng như Turan (Trung Á), Tây Siberi và cao nguyên Trung Siberi. Đây là bộ phận được hình thành trên các nền Tiền Cambri và Cổ Sinh, có địa hình thấp dần và mở rộng về phía Bắc. 
Phần Đông gồm các núi và sơn nguyên cao, các cao nguyên, núi trung bình, núi thấp xen với các đồng bằng nhỏ ven bờ. Đây là bộ phận được hình thành trên vùng nền Trung Hoa, các đới uốn nếp Cổ Sinh, Trung Sinh. Tất cả được nâng lên mạnh mẽ vào cuối đại Tân Sinh. Đặc biệt, địa hình của phần phía Đông này có cấu tạo dạng bậc, thấp dần từ nội địa ra phía biển. 
Phần Nam và Tây Nam gồm các hệ thống núi uốn nếp trẻ, các sơn nguyên và các đồng bằng xen kẽ với nhau. Địa hình ở đây bị chia cắt mạnh nhất so với hai bộ phận trên. 
Cấu tạo sơn văn của châu Á như vậy có tác dụng phân chia ảnh hưởng của các đại dương đối với lục địa: phần Bắc chịu ảnh hưởng của Bắc Băng Dương, phần Đông chịu ảnh hưởng của Thái Bình Dương, phần Nam và Tây Nam chịu ảnh hưởng của Ấn Độ Dương và Địa Trung Hải. Tác động của các đại dương có ảnh hưởng quan trọng đến sự hình thành khí hậu, cảnh quan tự nhiên và các hoạt động kinh tế-xã hội của con người.

3.* Khí hậu châu á phân hóa thành 5đới khí hậu khác nhau theo chiều từ Bắc xuống Nam(Cụ thể là từ cực Bắc đến xích đạo) 
-Đới khí hậu cực và cận cực 
-Đới khí hậu ôn đới 
-Đới khí hậu cận nhiệt 
-Đới khí hậu nhiệt đới 
-Đới khí hậu xích đạo 
*Khí hậu châu á phân bố thành 11 kiểu khí. Những chủ yếu là khí hậu gió mùa và khí hậu lục địa. 
-Khí hậu gió mùa: 
+Gió mùa nhiệt đới(Nam Á,ĐNÁ) 
+Gió mùa cận nhiệt đới và ôn đới(Đông á) 
-Khí hậu lục địa phân bố ở vùng nội địa và khu vực Tây á. 
*** Giải thích: 
-Do vị trí địa lí, địa hình lãnh thổ rộng lớn,các dãy núi và sơn nguyên cao ngăn cản sự xâm nhập của biển vào sâu trong nội địa