K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

cảm nghĩ về đoạn truyện sau                                             MÓN QUÀ CHO NGƯỜI ĂN XIN            Ngày xưa, có hai người ăn xin đã nhận được món quà: một chiếc cần câu và một rổ cá lớn. Một người lấy rổ cá lớn và một người còn lại thì đã lấy một chiếc cần câu, rồi hai người chia tay nhau rời đi.            Người lấy rổ cá dùng gỗ khô để đốt lửa và nấu cá, anh ăn lấy ăn để, chỉ trong...
Đọc tiếp

cảm nghĩ về đoạn truyện sau

                                             MÓN QUÀ CHO NGƯỜI ĂN XIN

            Ngày xưa, có hai người ăn xin đã nhận được món quà: một chiếc cần câu và một rổ cá lớn. Một người lấy rổ cá lớn và một người còn lại thì đã lấy một chiếc cần câu, rồi hai người chia tay nhau rời đi.

            Người lấy rổ cá dùng gỗ khô để đốt lửa và nấu cá, anh ăn lấy ăn để, chỉ trong nháy mắt ngay cả nước nấu cá anh cũng húp hết. Không lâu sau, anh chết vì đói ở bên cạnh cái rổ không.

            Người ăn xin còn lại thì tiếp tục chịu đói, cùng với chiếc cần câu khó khăn đi tới biển, nhưng khi nhìn thấy biển xanh không còn xa thì chút sức lực cuối cùng của anh ta cũng không còn nữa. Anh ta chỉ có thể rời bỏ thế giới với vô vàn tiếc nuối.

            Sau đó lại có hai người ăn xin nọ, họ cũng nhận được một chiếc cần câu và một rổ cá lớn. Chỉ có điều họ đã không đi theo con đường riêng của mình, mà đã đồng ý cùng nhau tìm ra biển. Mỗi lần họ chỉ nấu một con cá và sau một chuyến đi dài, họ đã ra đến biển.

            Kể từ đó họ bắt đầu cùng nhau đánh cá qua ngày. Vài năm sau, họ xây được một ngôi nhà, có gia đình, con cái và có thuyền đánh cá của riêng mình, sống một cuộc sống hạnh phúc và an lành.

  

1

tk#

Nghị luận về câu chuyện Một người ăn xin - Mẫu 1

Tình thương của con người biển cả mênh mông, lòng nhân ái của con người sẽ giúp chúng ta vượt qua những đau khổ trong cuộc đời. Con người của chúng ta sinh ra ai ai đều cũng cần phải có tình thương, lòng nhân ái. Điều này được thể hiện qua câu chuyện người ăn xin của Tuốc-ghê-nhép.

Một người ăn xin đôi mắt đỏ hoe, nước mắt dàn dàn, đôi môi nhợt nhạt, áo quần tả tơi chìa tay ra xin tiền. Nhưng không may lúc đó nhân vật không có tiền và nắm lấy bàn tay của nông lão và nói cháu không có gì để cho ông cả. Đổi lại không một lời trách móc ông lão nắm lấy tay và bảo “Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi”, khi ấy nhân vật của chúng ta mới bừng tỉnh và cảm giác vừa nhận được điều gì từ ông lão.

 

Rất nhiều bạn sẽ ngạc nhiên rằng giữa ông lão và nhân vật trong câu chuyện đều không nhận được một vật hữu hình nào mà bảo là đã nhận được những điều hết sức quý báu. Ông lão đã nhận được tình yêu thương từ nhân vật tôi, sự cảm thông và chia sẻ ấy chính là điều mà ông lão cảm thấy mình xứng đáng được nhận nhất. Tình thương chính là điều mà khó định nghĩa nhất và rõ ràng cả nhân vật tôi và ông lão đều cảm thấy mình đã nhận được điều này. Không có tình thương thì chúng ta sống trên cuộc đời này sẽ cảm thấy vô nghĩa. Chính tình yêu thương sẽ làm cho xã hội này trở nên tốt đẹp hơn, nhân văn hơn.

Mặc dù chúng ta có giàu có đến cỡ nào, có sống trong lâu đài uy nghi tráng lệ đến đâu mà trái tim không biết đồng cảm yêu thương người khác thì cũng vô nghĩa. Tất cả những giá trị vật chất một một ngày nào đó sẽ mất đi nhưng chỉ có tình người là luôn còn nguyên vẹn đối với tất cả chúng ta. Một cái nắm tay giữa những ngày đông lạnh giá cũng đủ để chúng ta cảm nhận được tình thương này là vô cùng quý giá. Như trong chính câu chuyện trên vậy giữa hai người đã cho nhau vật chất nào đâu nhưng vẫn cảm nhận được những điều tốt đẹp từ trong điều đó.

Tình yêu thương là món quà vô cùng kỳ diệu mà tạo hóa đã ban tặng cho tất cả chúng ta. Không cần tiền bạc, địa vị cao sang, chỉ cần tình yêu thương là đủ để cho cuộc sống này ý nghĩa biết bao nhiêu.

Nghị luận về câu chuyện Một người ăn xin - Mẫu 2

“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Để làm gì, em biết không? Để gió cuốn đi” lời bài hát của Trịnh Công Sơn cứ văng vẳng bên tai mỗi khi em gặp những con người đói khổ phải xin ăn trên phố phường hoa lệ. Có lẽ sợi dây mong manh để kết nối con người với nhau chính là tình yêu thương. Sợi dây yêu thương này đã được nhà văn nga Ivan Turgenev thể hiện sâu sắc qua mẩu truyện ngắn Người ăn xin.

 

Câu chuyện rất đơn giản kể về: “Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.

Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay nóng hổi của ông:

– Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.Ông nhìn tôi chăm chăm đôi môi nở nụ cười: Cháu ơi,cảm ơn cháu!Như vậy là cháu đã cho lão rồi. Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.”

Vậy đấy, trong câu chuyện nay không có một đồng tiền nào được cho đi nhưng có một thứ được cho đi rất nhiều đó chính là tình thương. Đó chính là “cho là nhận” một đạo lý làm người thật giản đơn trong cuộc sống. Tình yêu thương là một sợi dây vô hình nhưng thiêng liêng mà chúng ta khó có thể định nghĩa được nhưng chúng ta đều biết rằng nếu không có nó thì cuộc sống này thật uổng phí. Tình yêu thương giữa người với người mang đến cho chúng ta sự hạnh phúc và làm cho xã hội này ngày càng tốt đẹp hơn.

“Mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh” vì vậy, trong cuộc sống có rất nhiều mảnh đời bất hạnh cần được chúng ta giúp đỡ. Ông bà ta từng có câu “Lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều”. Đó là những lời dặn dò chúng ta hãy biết cảm thông xót thương, chia sẻ trước những mảnh đời bất hạnh. Con người ta chỉ có thể trở nên thật có giá trị khi chúng ta biết yêu thương, chia sẻ. Có lẽ tình huống trong câu chuyện giúp chúng ta hiểu hơn về tình yêu thương này. Không có chút vật chất nào nhưng cả hai đều nhận được rất nhiều. Họ chính là những nghèo khổ bần hàn những thứ họ cho nhau chính là tình thương yêu vô bến. Đó chính là tấm lòng khao khát được rút một người nghèo khó vất vả hơn mình nhưng lại bất lực. Nhưng ông lão ăn xin đã nhận được sự yêu thương và tôn trọng của nhân vật “tôi”. Và ngược lại nhân vật “tôi” đã nhận được sự đồng cảm yêu thương từ ông lão ăn xin. Tình người cao đẹp của họ đã sưởi ấm những đêm đông giá lạnh.

 

Thế nhưng giờ đây, trong một xã hội hiện đại xô bồ dường như tình người trở nên phai nhạt. Ích kỷ và vô cảm đó là những gì mà chúng ta đã và đang làm với những người xung quanh chúng ta. Có những người ăn xin lê lết hàng giờ liền bên hè phố không xin đủ tiền bữa ăn. Chúng ta khinh miệt họ khi họ xin chúng ta tiền, chúng ta ghê sợ họ vì sự bẩn thỉu rách rưới. Chúng ta vô cảm với những em bé bị ấu dâm, bắt nạt, bạo hành từ đâu mà xã hội chúng ta lại trở nên vô cảm như vậy? Phải chăng là vì có nhiều kẻ lười làm chỉ chơi đã lợi dụng tình thương của chúng ta để kiếm ăn nên chúng ta sợ bị lừa. Phải chăng là vì chúng ta nghĩ rằng chúng ta cũng đang đói kém, nghèo nàn nên chúng ta không thể giúp gì được cho người khác? Niềm tin giữa con người với người đã bị lụi tàn.

Không niềm tin và tình yêu của chúng ta còn đó. Khi những đồng bào ta bị lũ lụt hàng tỷ đồng đã đến được tay bà con, hàng triệu những em nhỏ đã được cắp sách tới trường nhờ những tấm lòng hảo tâm. Và còn hàng triệu, hàng triệu những con người đa cùng nhau giúp đỡ để tình yêu và tình thương ngày càng được lan tỏa khắp xã hội. Đừng sợ hãi khi cho đi, đừng buồn khi bạn bị lừa dối hãy cứ tiếp tục yêu thương vì điều đó sẽ giúp bạn ngày càng tốt đẹp hơn trong cuộc sống.

Nghị luận về câu chuyện Một người ăn xin - Mẫu 3

“Hãy lau khô cuộc đời em bằng tình thương, lòng nhân ái của con người. Và hãy lau khô giọt nước mắt trong lòng em, bằng tất cả trái tim con người Việt Nam”. Những câu hát ấy cứ mãi vang lên trong lòng tôi. Đôi lúc nó làm cho tôi tự hỏi: “Phải chăng con người sống rất cần sự yêu thương, tôn trọng, giúp đỡ của cộng đồng?”. Để lí giải cho điều đó ta hãy cùng đọc và suy nghĩ câu chuyện: “Người ăn xin” của Tuốc-ghê-nhép.

Một người già ăn xin với đôi mắt đỏ hoe, nước mắt giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi chìa tay ra “xin tiền tôi”. Thật không may, “tôi” chẳng có gì cả, ngay cả một đồng xu dính túi cũng không. Bàn tay tôi “nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông cố nói rằng tôi xin lỗi vì chẳng có gì để cho cho ông cả. Thế nhưng, đáp lại “tôi”, ông nói: “Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi”. Khi ấy “tôi” chợt hiểu ra: cả tôi nữa, “tôi” cũng vừa nhận được một cái gì đó từ ông lão. Có lẽ các bạn ngạc nhiên lắm vì rõ ràng cả “tôi” và ông lão trong câu chuyện đều có nhận được gì đâu mà bảo là nhận. Thế cái “đã cho” từ ông lão và “một cái gì đó” từ nhân vật “tôi” là gì? Đấy chính là tình yêu thương, sự cảm thông và chia sẻ mà họ cảm nhận được ở đối phương. Đó cũng chính là một triết lí, một phương châm sống mà mỗi con người chúng ta cần có.

 

Tình yêu thương – một thứ tình cảm thiêng liêng khó có thể định nghĩa được. Con người sống không có tình yêu thương đồng loại thì chẳng khác gì là một vật vô tri vô giác. Yêu thương đem lại cho ta một niềm vui, hạnh phúc mà khó có từ ngữ nào có thể diễn tả được. Chính tình yêu thương con người làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp. Những mảnh đời bất hạnh sẽ cảm nhận được tình người. Tình yêu thương luôn song hành với sự cảm thông và chia sẻ. Chính tình yêu thương là cội nguồn sản sinh ra điều đó. Biết cảm thông, chia sẻ ta sẽ biết được rằng trên đời vẫn còn vô số người cần sự giúp đỡ của ta. Ông bà ta có câu: “Cứu một mạng người còn hơn xây bảy cảnh chùa”. Đấy chính là một lời răn dạy về tình yêu thương, cảm thông và chia sẻ. Con người ta sẽ trở thành những con người có giá trị nếu biết yêu thương và chia sẻ với người khác. Đôi khi chỉ cần một hành động nhỏ của ta cũng giúp họ có được niềm tin vào cuộc sống. Không cần những gì quá cao cả, lớn lao, chỉ cần những sự động viên, yêu thương chân thật cũng đủ để xây dựng nên tình người trong cuộc sống. Hãy yêu thương con người để tưới mát cho tâm hồn ta và làm mát cho tâm hồn người khác.

Tình cảm giữa người ăn xin và “tôi” trong câu chuyện chính là một ví dụ cụ thể nhất. Rõ ràng là họ có cho nhau được bất kỳ thứ vật chất nào đâu. Họ đều là con người nghèo khổ, bất hạnh, cần sự giúp đỡ. Những thứ mà họ nhận được ở nhau chính là tình người. Tình người sưởi ấm tâm hồn họ trong đêm đông giá rét. Ông lão nhận được ở “tôi” sự cảm thông yêu thương và tôn trọng. Còn “tôi” nhận được ở ông lão sự đồng cảm, yêu thương. Đấy chính là giá trị tinh thần quý giá nhất. Hay trong “Cô bé bán diêm” của An-đéc-xen. Cái chết của cô bé chính là do sự bàng quang, thờ ơ của mọi người. Trong khi chỉ cần một hành động nhỏ thì có lẽ cô bé đã không phải chết thê thảm như thế trong sự vui vẻ, không khí ấm áp đêm ba mươi. Cả hai câu chuyện đều “vẽ” nên một hiện thực rằng tình yêu thương, sự cảm thông và chia sẻ là rất cần trong cuộc sống.

Bằng những hành động thiết thực nhất, con người ta ngày nay đã có những hành động rất đúng đắn để giúp đỡ người khác. Vô số trẻ em cơ nhỡ đã được nuôi dưỡng, xây dựng nhà tình thương, giúp đỡ người nghèo. Đó là những hành động rất đáng được trân trọng và phát huy.

Thế nhưng bên cạnh những mặt tốt thì trong xã hội ngày nay vẫn còn tồn tại số ít những mặt hạn chế. Họ sống thờ ơ đến lãnh đạm, bàng quang đến vô tình. Một cuộc sống chỉ có “ta với ta”, chẳng có ai xung quanh cả. Họ là những con người cần sự giáo dục đúng đắn từ cộng đồng và xã hội.

Tôi cũng như các bạn ngày nay thật may mắn được sống trong tình yêu thương của mọi người. Nhưng không phải vì thế mà tôi sống một cách vô lo vô nghĩ. Khi đi dọc những con đường thành phố, tôi đã nhìn thấy vô số những người bất hạnh cần sự giúp đỡ. Có lẽ tôi cũng như “tôi” trong “Người ăn xin”, cũng nhận được một cái gì đó từ họ và họ cũng nhận được sự đồng cảm từ tôi.

Tình yêu thương, sự tôn trọng quả thật là món quà vô giá và kì diệu. Nó đưa con người ta thoát khỏi sự tầm thường và vươn lên từ nghịch cảnh. Chỉ cần một hành động nhỏ cũng sưởi ấm lòng ta. Để rồi câu hát ấy cứ mãi ngân vang trong lòng mỗi chúng ta: “Hãy lau khô cuộc đời em, bằng tình thương, lòng nhân ái của con người. Và hãy lau khô giọt nước mắt trong lòng em bằng tất cả trái tim con người Việt Nam”.

 Nghị luận về câu chuyện Một người ăn xin - Mẫu 4

Tôi đã từng đọc được một câu chuyện có tên "Người ăn xin" và muốn được trích dẫn để các bạn cùng đọc:

"Người ăn xin

Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.

Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không cả khăn tay, không có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông:

- Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả!

Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:

- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.

Khi ấy, tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.

(Theo Tuốc-ghê-nhép)"

Hình ảnh ông lão lấy tay nắm chặt lấy tay người thanh niên làm tôi day dứt mãi, bất chợt tôi nghĩ đến lòng nhân ái trong cuộc sống ngày hôm nay...

Lòng nhân ái tưởng chừng như là điều đơn giản và luôn thường trực trong mỗi chúng ta. Nhưng ta đâu biết, cuộc sống ngày càng phát triển, con người đã dần quên mất bản chất thật sự của lòng nhân ái là gì. Theo từ điển, lòng nhân ái chính là vẻ đẹp về nhân cách và tâm hồn của mỗi con người, nó có thể gắn bó, kết nối đưa mọi người đến gần nhau hơn. Lòng nhân ái còn là tình cảm xuất phát từ trái tim, là cho đi không cần nhận lại. Hay đơn giản chỉ là sự thấu hiểu, cảm thông và hành động chia sẻ. Cũng giống như hành động của cậu bé trong câu chuyện Người ăn xin, cậu chẳng có gì cho ông lão, chỉ biết đưa tay nắm lấy đôi bàn tay run rẩy vì lạnh của ông. Nhưng cậu đâu biết cậu vừa trao đi một thứ tình cảm rất đặc biệt, đó là sự cảm thông chân thành nhất xuất phát từ trái tim, chính tấm lòng nhân ái của hơi ấm tim cậu bé đã truyền qua tim ông lão làm ông rơi nước mắt. Giọt nước mắt của hạnh phúc, của sự biết ơn. Cả ông lão và cậu bé đều đã cho đi và nhận lại một giá trị vô cùng thiêng liêng đến từ chính cảm xúc của họ. Và lòng nhân ái đôi khi chỉ đơn giản là như thế...sự sẻ chia, thấu hiểu.

Xã hội ngày càng phát triển, con người dần bị cuốn vào vòng xoáy tiền bạc, kinh tế, suốt ngày bận rộn. Họ mải chạy theo dòng chảy cuộc sống mà quên đi những giá trị bên cạnh, quên mất cách thể hiện tình yêu thương với những người xung quanh, thậm chí là với ngay chính người thân của họ. Nhưng ta đâu biết rằng càng như thế giữa người với người càng cần có sợi dây tình nghĩa buộc chặt lại với nhau. Chẳng phải vô cớ mà người xưa có câu "tình làng nghĩa xóm". Con người ở cạnh nhau được là bởi có sự thấu hiểu, chia sẻ. Thử hình dung nếu hai người yêu nhau mà không có sự thấu hiểu, không chịu cảm thông cho nhau, không có sự xuất phát tình cảm từ trái tim chân thành thì sẽ như thế nào? Hoặc giữa ba mẹ và con cái, nếu không có sự bao dung, lời an ủi, chia sẻ, động viên thì tình mẫu tử có thật sự được gọi là bền chặt? Chúng ta cứ nghĩ rằng thương người chính là quăng cho họ một đống tiền và để đó.

Bạn thấy một người ăn xin bên đường bạn sẽ làm gì? Sẽ cúi xuống hoặc thậm chí là đứng đó tiện tay "ném" vào chiếc rổ của họ vào đồng tiền lẻ và thản nhiên gọi đó là tình thương. Bạn có nghĩ họ cần điều đó? Tôi còn nhớ đã được đọc đâu đó một câu chuyện về một cô bé mồ côi đi bán vé số dạo, có một bác lớn tuổi đến và mua vé số nhưng không nhận tiền thừa, cô bé cương quyết gửi trả lại và nói rằng chỉ nhận số tiền bằng giá trị tờ vé số bán ra. Thực chất ta luôn quy chụp điều bản thân cần cho người khác mà quên mất điều họ cần chỉ đơn giản là cái ôm thật ấm áp, cái nắm tay truyền cho nhau hơi ấm của tình yêu. Thời hiện đại, mọi thứ đều quy ra tiền, con cái nghĩ ba mẹ già rồi, chỉ cần thuê người chăm sóc, cho học vào viện dưỡng lão hay hàng tháng gửi tiền về là đã làm tròn chữ hiếu, là thể hiện tình yêu đối với đấng sinh thành. Nhưng đã bao giờ họ chịu hỏi điều ba mẹ muốn? Người già họ cần nhất là không khí gia đình, con cháu sum vầy, tiền tài, vật chất có ích gì khi đứa con của mình không hề muốn quan tâm đến ba mẹ của nó. Ta cứ mãi đem đến của cải mà quên mất cái quan trọng nhất là tình yêu thương - vốn thường trực trong tâm hồn mỗi người dần bị sự vô cảm lấy đi mất. Tôi tự hỏi lòng nhân ái của con người bây giờ đang ở nơi đâu?

Bạn đừng nghĩ lòng nhân ái là điều gì to lớn. Có những hành động đơn giản vô cùng nhưng chỉ cần xuất phát từ trái tim của bạn, đem lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác, ấy chính là bạn đã trao đi lòng nhân ái. Đó có thể là một cành hoa hồng nhỏ tặng cho cô lao công nhân ngày Quốc tế phụ nữ; đó chỉ là một lần tình cờ bạn dìu một cụ già sang đường, cụ nhìn bạn mỉm cười cảm ơn; đó là một lần bạn nói lời cảm ơn với những người giúp đỡ bạn, nói xin lỗi khi bạn sai; hay chỉ là một cái ôm ba mẹ thật chặt mỗi khi đi xa trở về nhà. Tất cả những điều đó vô cùng đơn giản đúng không? Vậy lòng nhân ái vốn dĩ vô cùng dễ cho đi và nhận lại. Chẳng qua ta cố tình lảng tránh, tìm cách ngụy biện cho mình, dần dần thành một thói quen xấu, ta quên mất đối xử với nhau luôn cần có trái tim chân thành.

 

Tôi thừa nhận bản thân đã có đôi lúc vô tâm, nhưng qua câu chuyện "Người ăn xin" dường như tôi đã nhận được rất nhiều, tôi đã học được bài học về lòng nhân ái. Mỗi ngày trôi qua hãy dùng trái tim của mình, yêu thương của mình lan tỏa giá trị của tình thương khắp moi nơi. Tôi sẽ nhớ mãi hình ảnh ông lão nắm chặt tay cậu bé và nói: "Cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi!"

Thật ra lòng nhân ái và tình yêu thương không ai định nghĩa được, nhưng chúng ta vẫn có thể hiểu rằng chia sẻ, thấu hiểu, cảm thông chính là những điều làm nên sự ấm áp trong mối quan hệ giữa người với người. Hãy sống, hãy cho đi, hãy nhân rộng tình yêu thương để thế giới này ngập tràn những bông hoa của tình thương.

Nghị luận về câu chuyện Một người ăn xin - Mẫu 5

Có bao giờ bạn tự hỏi, điều gì gắn kết con người với con người? Điều gì khiến họ trở nên đẹp hơn, thay vì những sự ích kỷ, vị kỉ của bản thân có lúc bị lấn át? Trên đời thiện và ác luôn song hành, làm thế nào để ta luôn chiến thắng chính mà và trở nên tốt đẹp hơn? Đọc xong câu chuyện Người ăn xin, dường như ta nhận thêm một điểm sáng nữa về lòng nhân ái của con người.

Câu chuyện về người ăn xin là một thông điệp ngắn và ý nghĩa. Nội dung xoay quanh cuộc đối thoại giữa một người đàn ông ăn xin già, với bộ dạng thương tâm, đôi mắt đỏ hoe, giữa tiết trời lạnh giá, đôi mắt ông giàn giụa, và đôi môi tái nhợt đi vì lạnh. Bộ dạng thảm hại đó càng toát lên qua trang phục của ông, sự tơi tả, thiếu thốn vô cùng tội nghiệp. Một người đi tới, khi đó ông chìa tay ra xin. Nhưng không may, người đó lại chẳng còn gì trong người, không tiền, không khăn tay, không gì hết. Người ăn xin già vẫn ở đó, đợi chờ, hi vọng một điều gì đó sẽ giúp lấy mình. Ta còn đang tưởng như câu truyện sẽ là một nỗi buồn dành cho người ăn xin ấy. Nào ngờ, người qua đường chìa bàn tay và nắm lấy đôi bàn tay đang run rẩy vì lạnh của ông lão. Tự nhiên ta thấy cảm động, ta hiểu đó là một sự quan tâm, một sự cảm thương sâu sắc giữa người qua đường ấy với ông lão ăn xin tội nghiệp đang chịu lạnh. Đôi tay nắm lấy, và người qua đường ấy có nói: “Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.” Vậy đấy, một tấm lòng nhân hậu, nếu không có gì thì sao? Tại sao người đó lại phải xin lỗi một ông lão ăn xin già, một người dưng trên đường, một người chưa từng mang lợi ích gì cho cuộc sống của mình. Nhưng rồi, ông lão đáp lại: “Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.”

Đọc câu truyện đến đây, dường như ta được vỡ lẽ ra một điều. Đó thật sự không chỉ là một hành động của một tấm lòng nhân hậu tuyệt đẹp, đó còn là một sự cảm thương, yêu thương sâu sắc giữa người và người. Giữa mùa đông lạnh giá, cậu bé qua đường đã mang lại một món quà vô giá cho người ăn xin. Cái nắm tay trìu mến và cảm động, gợi một sự ứng xử cao đẹp, nhân ái. Và khi trao món quà ấy, hơi ấm từ người ăn xin cũng truyền lại cho cậu, cả hai đã tặng cho nhau một món quà từ tình thương, một sự sẻ chia, đùm bọc.

Câu truyện không dài, nhưng đọng lại cho ta nhiều dư ba vô cùng quý giá. Rốt cuộc cho và nhận. Không chỉ đơn thuần là những món quà từ vật chất, món quà của tinh thần có khi còn quan trọng và trìu mến hơn nhiều. Ta dành tình thương, ta nhận lại tình yêu, ta ban hạnh phúc, ta nhận lại niềm vui, có khi chỉ là một câu nói, hay một cử chỉ đẹp tất cả đều đáng quý, đáng ngợi ca và trân trọng. Qua đó, dạy cho ta hãy biết cách sống yêu thương, hãy biết sẻ chia và cảm thông cho những số phận không may khác. Hãy luôn biết chia sẻ và ban tặng hạnh phúc, ta nhận lại sẽ là hạnh phúc và niềm vui của chính mình. Hãy luôn biết tôn trọng, và quan tâm tới mọi người. Phê phán những ai sống vô cảm, thờ ơ, thiếu tôn trọng người khác.

Cuộc sống luôn đầy rẫy những khó khăn, và không phải ai cũng may mắn được sinh ra một gia đình có hoàn cảnh khá giả. Vì vậy, hãy biết quan tâm chia sẻ nhiều hơn tới cộng đồng. Vun đắp cho mình một nhân cách, tấm lòng đẹp, đó quả là một điều đáng quý, cảm ơn câu chuyện về người ăn xin, đã dạy cho ta một bài học nhân văn vô giá.

Nghị luận về câu chuyện Một người ăn xin - Mẫu 6

Trong kho tàng văn học thế giới, có biết bao thiên tiểu thuyết đồ sộ. Bên cạnh đó, còn có những mẩu truyện rất ngắn, nhẹ nhàng, nhưng ý nghĩa của nó cũng không kém những thiên truyện kếch xù khác. Truyện Người ăn xin là một trong những truyện ngắn như vậy. Đây là một mẩu truyện ngắn với bức thông điệp về lòng nhân ái giữa con người với con người. Mẫu chuyện xoay quanh câu chuyện của một người ăn xin già đã để lại trong lòng người đọc nhiều suy nghĩ.

Mẫu truyện Người ăn xin của Tuốc-ghê-nhép truyền đi thông điệp về lòng nhân ái, sự sẻ chia giữa con người với con người trong cuộc sống này. Đó không phải là sự sẻ chia về vật chất, mà hơn hết, đó là sự chia sẻ, cảm thông là sự yêu thương, là sự đồng cảm với nhau về mặt tinh thần.

Câu chuyện chỉ có hai nhân vật: người ăn xin đã già và một cậu bé. Người ăn xin được tác giả miêu tả là một người đã già với "đôi mắt đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, môi tái nhợt, áo quần tả tơi". Như vậy, chúng ta thấy, đây không phải là một người ăn xin bình thường. Đây là một ông lão có hoàn cảnh đặc biệt, vô cùng khắc khổ. Tác giả không nói nhiều về hoàn cảnh của ông, mà thông qua việc miêu tả về ngoại hình, về sức khỏe và về cách ăn mặc, chúng ta biết được hoàn cảnh đáng thương của người ăn xin. Chắc hẳn, đã nhiều ngày người ăn xin chưa được miếng gì vào bụng, thì đôi môi ông mới tái nhợt như thế. Chắc hẳn rằng, đã lâu lắm rồi ông không xin được bộ quần áo tử tế nào để khoác lên người để che cho mình khỏi cái nắng, cái gió.

Câu chuyện chỉ đơn giản là cuộc gặp gỡ ngắn ngủi giữa người ăn xin và cậu bé nhân hậu. Người ăn xin trông thật đáng thương, bởi vậy, cậu bé đã "lục hết túi này đến túi kia" để mong kiếm được một cái gì đó cho người ăn xin. Vậy nhưng, "không có lấy một xu, không cả khăn tay, không có gì hết". Và cuối cùng, cậu đã phải trả lời ông lão với vẻ thất vọng và có lỗi: "Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả!". Câu trả lời của cậu cùng hành động nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của người ăn xin quả thực đã khiến cho người đọc thấm ấp áp vô cùng. Và chắc chắn, khi thấy hành động cùng lời xin lỗi đó, người ăn xin đã cảm động biết bao. Qua cử chỉ, lời nói, hành động ấy, người ăn xin đã cảm nhận được sự quan tâm, sự mong muốn sử chia xuất phát từ trái tim chan chứa tình yêu thương của cậu bé để rồi một nụ cười móm mém nở trên khuôn mặt nhiều nếp nhăn của người ăn xin.

 

Chắc hẳn rằng, nếu như, cậu bé có một cái gì trong túi, đồng xu hay bất kì một thứ nào đó, thì cậu hẳn sẽ cho hết ông lão mà không giữ lại bất cứ thứ gì cho mình. Thế nhưng, nhà văn đã tạo ra tình huống không có một cái gì cả. Thế nhưng không có mà lại có, không có vật chất nhưng có tình cảm, có tấm lòng. Người đọc thấy được khát khao muốn được "cho" muốn được chia sẻ của cậu bé là rất chân thành. Người đọc còn cảm nhận được niềm hạnh phúc vô bờ bến của người "nhận" khi mà món quà được nhận lớn hơn tiền bạc, vật chất, đó là sự sẻ chia. Qua câu chuyện, tác giả muốn gửi gắm cho bạn đọc thông điệp về lòng nhân ái, về quy luật "cho" và "nhận". Khi cậu bé "cho" ông lão sự cảm thông cũng là lúc cậu nhận được niềm vui và sự thanh thản trong tâm hồn. Lòng nhân ái như một phản xạ tự nhiên khi con người ta gặp những hoàn cảnh khó khăn, cần được chia sẻ và giúp đỡ. Chính lòng nhân ái của cậu bé đã xoa dịu hoàn cảnh đáng thương của người ăn xin, đã làm cho người ăn xin cảm thấy ấm áp. Và chính lòng nhân ái của cậu đã cho cậu cũng nhận được một cái gì đó. Cuối truyện Tuốc-ghê-nhép viết: "Khi ấy, tôi chợt hiểu ra: Cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông". Mặc dù người đọc không biết điều mà cậu bé nhận lại được từ người ăn xin là gì. Nhưng chắc chắn chúng ta biết, cậu nhận lại được niềm vui, sự thanh thản trong tâm hồn. Đó là niềm hạnh phúc khi giúp được chút gì đó cho ông lão và sự thoải mái khi được ông lão thấu hiểu cho tấm lòng của mình. Khi người ăn xin nói: "Cháu ơi ! Cảm ơn cháu ! Như vậy là cháu đã cho lão rồi", chúng ta biết người ăn xin đã cảm thấy được tấm lòng nhân ái bao la của cậu bé. Và chính sự thấu hiểu đó, đã khiến cậu bé bớt đi sự ăn năn lúc đầu vì không có bất cứ thứ vật chất nào để chia sẻ với người ăn xin.

Trong xã hội hiện nay, vẫn còn rất nhiều hoàn cảnh đáng thương cần được giúp đỡ, chia sẻ. Thế nhưng, cũng thật đáng buồn, đáng phê phán thay vì vẫn còn có những người thờ ơ, vô cảm trước hoàn cảnh của người khác. Con người dường như ích kỉ hơn, họ sống chỉ nghĩ đến bản thân mình mà quên đi đồng loại. Câu chuyện Người ăn xin của Tuốc-ghê-nhép là một hồi chuông cảnh báo cho thái độ sống, cách sống, cách đối xử giữa con người với nhau trong một cộng đồng, một xã hội. Câu chuyện đã để lại cho người đọc bài học ý nghĩa, sâu sắc.

4 tháng 4 2021

Này này anh ơi, cop vừa vừa thôi nhé anh =)))

21 tháng 1 2018

có bao giờ được tặng gì vào tết đâu mà nói cảm nghỉ

21 tháng 1 2018

Đối với mỗi người, ngày sinh nhật luôn là ngày quan trọng. Đó là ngày bạn cất tiếng khóc chào đời, và là ngày gia đình bạn đón một thành viên mới. Vào ngày sinh nhật ai cũng thích được tặng quà và được nhận những lời chúc tốt đẹp từ gia đình, người thân, bạn bè. Năm nay tôi đã 14 tuổi, đã trải qua 14 sinh nhật, nhưng thực sự những cảm xúc trong tôi vẫn còn đọng lại vào ngày sinh nhật năm tôi học lớp 3.

Tôi xa bố mẹ từ nhỏ, cũng vì điều kiện gia đình khó khăn. Tôi ở với bà ngoại, bà là người chăm lo cho tôi từng ngày, từng bữa ăn, giấc ngủ. Mặc dù nhớ bố mẹ lắm nhưng luôn có bà ở bên nên tôi cũng được an ủi phần nào. Tôi còn nhớ năm học lớp 3, tôi thấy mình cũng người lớn hơn những bạn cùng lứa tuổi, cũng bởi vì tôi phải tự lập.  Hồi đó, thỉnh thoảng bố mẹ hay gửi quà Hà Nội về cho tôi, nào là quần áo mới, sách vở mới, tôi thích lắm! Tôi là con gái nhưng cũng không thích chơi đồ chơi như các bạn cùng lứa tuổi, thứ tôi thích nhất chỉ là một con búp bê để tôi có thể thường xuyên may quần áo cho nó mặc. Sở thích của tôi là khâu vá chứ không phải tôi thích búp bê đâu.

Tôi đã từng ước giá như mẹ tặng tôi con búp bê vào ngày sinh nhật thì tôi sẽ vui biết nhường nào. Nghĩ vậy thôi chứ tôi cũng không dám nói với ai, bởi tính tôi cũng không thích đòi hỏi. Dần dần, đến ngày sinh nhật tôi, bố mẹ tôi vẫn gọi điện chúc mừng sinh nhật tôi như mọi lần và bà tôi thì mua chút hoa quả, bánh kẹo về nhà để tôi mời các bạn hàng xóm sang chung vui. Đến 9h tối, khi các bạn và tôi đang nói chuyện rôm rả thì bà ngoại tôi bỗng nhiên đi vào buồng ngủ lấy ra một cái hộp rất to. Tôi và các bạn đã ồ lên một tiếng rất lớn và thi nhau hỏi bà “Bà ơi, hộp gì đây ạ?”. Bà tôi đã chậm rãi trả lời. Đây là quà sinh nhật bố mẹ gửi cho tôi từ Hà Nội về. Tôi thực sự rất bất ngờ và sung sướng bóc hộp quà ấy. Và càng ngạc nhiên hơn khi trong chiếc hộp ấy là một con búp bê vô cùng dễ thương, tôi đã hét lên vì sung sướng. Tôi hỏi bà ngay “Bà ơi, sao bố mẹ cháu biết cháu thích búp bê ạ?”. Bà nói với tôi: “Có một lần, cháu ngủ mơ nói là: Bố mẹ ơi, con thích búp bê chứ không thích quần áo đâu”. Lúc đó bà chưa ngủ, nên khi mẹ gọi điện cho bà hỏi cháu thích được tặng gì vào ngày sinh nhật, bà đã nói là cháu thích búp bê. Và bố mẹ cháu đã mua con búp bê này vào lần trước khi về thăm cháu rồi đưa cho bà nói rằng sẽ tặng cháu vào ngày sinh nhật.

Khi đó, tôi đã hiểu ra vấn đề. Tôi cảm thấy xúc động vô cùng, vì bà và bố mẹ đã dành cho tôi những điều tốt đẹp nhất vào ngày mà tôi được sinh ra. Những cảm xúc đó vẫn còn nguyên vẹn trong tôi cho đến tận bên giờ. Con búp bê đó là món quà mà tôi thích nhất, tôi gọi đó là “Món quà của tình yêu thương”.

Trong lòng tôi biết ơn công lao của bà và bố mẹ vô cùng. Tôi đã tự hứa với lòng mình sẽ cố gắng học thật giỏi để luôn là niềm tự hào của mọi người. Đối với tôi, dù bà hay bố mẹ có tặng món quà gì cho tôi đi chăng nữa thì họ vẫn luôn là những gì quý báu nhất trong cuộc đời tôi.

3 tháng 1 2018

Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về một món quà nhận được từ bà

Bài viết

Có khi nào trong đời, bạn mong muốn trở lại thời thơ ấu không? Còn tôi, dù biết rằng việc ấy chỉ trở thành hiện thực khi trên đời này có những nàng tiên, tôi vẫn cứ mong ước. Đối với tôi, thời thơ ấu có một vị trí vô cùng đặc biệt.

Nó giống như một chiếc hôm cất giữ những kỉ niệm thơ bé của tôi. Thường, kỉ niệm vẫn luôn đi kèm với những dấu ấn, kỉ vật. Chính vì vậy, tôi có nhiều kỉ vật lắm nhưng giữ lại được nguyên vẹn thì không nhiều. Một trong những đồ vật nằm trong nhóm “không nhiều” đó là: con búp bê bằng nhựa mặc váy xanh. Không hiểu vì sao đến bây giờ tôi vẫn không thể quên con búp bê đó.

Chắc hẳn sẽ có nhiều người thắc mắc: Tại sao tôi giữ con búp bê lâu đến vậy? Lí do không phải là nó đẹp mê hồn, mặc bộ quần áo công chúa diêm dúa mà bởi nó là món quà đầu tiên và cũng là cuối cùng bà tặng tôi nhân dịp sinh nhật. Nó đối với tôi quan trọng như vậy đó; nó giúp tôi lưu giữ những kỉ niệm đẹp đẽ bên bà – người tôi gắn bó từ lúc lọt lòng. Cũng như những con búp bê khác, nó mặc một chiếc váy xanh da trời – xanh của niềm hi vọng và cái áo trắng – màu của sự trong trắng, thơ ngây. Hồi còn bé, tôi “thần tượng” nó lắm. Tôi ước sao xinh như búp bê. Nhưng mỗi lần nói với bà về niềm mong ước ấy, bà lại ôm tôi vào lòng và nói: tôi xinh hơn búp bê nhiều. Mặc dù biết bà nói để làm tôi vui nhưng tôi vẫn khoái lắm. Trẻ con có ai là không thích nịnh đâu. Tôi cũng vậy thôi. Tôi còn nhớ, bà đã dạy tôi tắm gội cho búp bê và bảo rằng lúc nào tôi cũng phải sạch sẽ thơm tho hơn búp bê. Những lần cần khuyên tôi điều gì bà đều nhờ búp bê để nói đến tôi, chứ không bao giờ bà mắng tôi cả. Chính vì vậy tôi yêu bà lắm. Mỗi lần ôm búp bê trong tay, tôi lại nhớ bà da diết. Áo búp bê có mùi mồ hôi của bà nên tôi ôm búp bê suốt ngày.

Chỉ mãi đến khi học cấp hai, tôi mới bỏ được thói quen ấy. Có búp bê ở bên, tôi thường cảm thấy được che chở dù cho búp bê chỉ bé bằng cái chân tôi. Có lẽ búp bê cũng giống bà, luôn che chở, bảo vệ tôi mỗi khi tôi cần. Trong tim tôi, bà giống như một thiên sứ, mãi mãi đem đến cho tôi những nụ cười. Có những lần tôi đã định cất búp bê đi cho khỏi nhớ bà nhưng cất đi rồi tôi vẫn nhớ, có lúc còn nhớ hơn. Hơn thế nữa, tôi cũng nhớ búp bê lắm chứ. Nhưng lúc buồn, tôi chỉ muốn tâm sự với búp bê mà thôi. Đôi mắt to, tròn, xanh của búp bê khiến tôi trở nên tự tin hơn, bản lĩnh hơn. Búp bê giống như một người bạn, biết xuất hiện đúng lúc tôi cần. Búp bê hình như cũng có một tâm hồn riêng, một trái tim riêng. Nếu sau này, thế giới tổ chức một cuộc thi cho những đồ chơi có khả năng kì diệu, tôi sẽ cho búp bê tham dự. Búp bê này không thể khóc, không thể cười nhưng búp bê có cảm xúc. Chẳng hiểu có phải vì tôi yêu búp bê quá mà lú lẫn không nhưng tôi tin vào điều đó lắm. Tôi nói: búp bê của tôi có cảm xúc là để mọi người có thêm nhiều hi vọng vào cuộc sống và để họ luôn nghĩ rằng: trên đời này không có gì là không thể làm được nếu chúng ta biết hi vọng vào tương lai. Cũng chính vì lí do đó, tôi đặt tên búp bê là: ngôi sao xanh – ngôi sao mang đến niềm hi vọng.

Thời gian giúp con người thêm trưởng thành, giúp cho những kỉ niệm, kỉ vật trở nên quý giá. Nhờ đó, mỗi con người cũng biết trân trọng quá khứ và biết hướng tới tương lai nhiều hơn. Những kỉ vật như những chiếc cầu thần diệu, nối liền quá khứ, hiện tại và tương lai. Đối với tôi, con búp bê ngôi sao xanh là tất cả. Tôi vẫn luôn giữ cẩn thận con búp bê thay cho lời nói với bà: Cháu nhớ bà lắm. Tòi không dám chắc bà sẽ nghe được lời nói ấy nhưng tôi biết chắc rằng tại một nơi nào đố, bà cũng đang rất nhớ tôi và nhớ cả “ngôi sao xanh”.

30 tháng 3 2018

Mở bài

Giới thiệu về món quà em được tặng thời thơ ấu: người tặng, nhân dịp

Tình cảm em dành cho món quà ấy

Thân bài

- Miêu tả về hình dáng, đặc điểm của món quà

- Nói tới công dụng của món quà: để sử dụng trong học tập, để lưu niệm…

- Khi được nhận quà, cảm xúc của em lúc đó như thế nào

- Em đã trân trọng, giữ gìn món quà thế nào

Kết bài

Suy nghĩ về món quà và tình ảm của người tặng quà

24 tháng 12 2020

tình ảm là gì

 

12 tháng 10 2021

Tham khảo:

Lúc còn nhỏ, khi tôi khoảng 4 tuổi, tôi có 1 món quà do mẹ để tiền mua cho tôi. Đó chính là 1 con lật đật , tuy nó không đắt tiền nhưng tôi rất yêu quý. Tôi xem con lật đật ấy như 1 báu vật thời tuổi thơ của tôi.

Đây là món quà ý nghĩa nhất với tôi từ trước đến giờ và đó cũng là món quà đầu tiên mà mẹ tặng cho. Cho đến bây giờ tôi vẫn còn giữ món quà này. Lật đật làm bằng nhựa, với nhiều màu sắc sặc sỡ. Hình thù con lật đật thật ngộ nghĩnh, béo tròn béo trục, nhìn giống như 1 khối cầu tròn xoe. Nó có cái bụng phệ như bụng ông địa trong đoàn múa lân. Cái đầu nhỏ tròn, gắn liền với cái thân hình chẳng cố định và nó cũng chẳng có tay chân gì cả.

Tôi yêu quý nó không chỉ vì nó đẹp mà nó còn chứa đựng đầy tình cảm của mẹ dành cho tôi. Nó thật rất dễ thương, lúc nào nó cũng đứng yên trên đầu giường của tôi. Mỗi khi tôi sờ vào nó, nó lại lắc lư và nở nụ cười thật tươi. Đã có lúc tôi ngắm nghía món quà này mà lòng tự hào vì có món quà là sự chắt chịu, dành dụm của mẹ. Nhìn nó tôi lại nghĩ đó là tình cảm và cũng là sự quan tâm mẹ đã dành cho mình. Quả thật tôi tự hào về mẹ. Mẹ đã cho tôi vóc hình, mẹ cho tôi cái ăn, cái mặt. Mẹ còn cho tôi cả 1 thời ấu thơ hồn nhiên, trong sáng.

Tôi thật sự cảm ơn mẹ vì món quà quý giá này. Không chỉ nó là một món đồ chơi mà còn là 1 món quà có ý nghĩa rất lớn. Vì con lật đật chẳng bao giờ bị ngã, dù đặt nó nằm xuống ở tư thế nào thì nó vẫn đứng lên nhanh chóng vì thế nó có tên là "con lật đật". Những lúc ngã và khóc mẹ đã đưa con lật đật ra cho tôi và nói rằng:" con nhìn xem! Lật đật ngã mà đã khóc đâu. Nó lại đứng chững lên rồi này". Thế là tôi nín khóc. Trong suốt năm tháng tôi cắp sách tới trường, món quà này đã trở thành người bạn thân thích của tôi. Mỗi khi buồn hay vui tôi đều chia sẻ cùng nó.

Nhìn thấy nó tôi thấy như được mẹ ở bên, đang nhắc nhở, động viên tôi: "hãy cố gắng lên con, đừng nản lòng, nếu vấp ngã thì hãy đứng lên. Hãy noi gương theo con lật đật, nó chẳng bao giờ khóc khi ngã cả. Mẹ và lật đật sẽ mãi ở bên con".

Bây giờ tôi mới hiểu hết ý nghĩa của món quà mẹ tặng. Thế nên tôi rất quyết tâm, vượt qua những khó khăn để biến mong ước của mẹ thành hiện thực.

12 tháng 10 2021

Có khi nào trong đời, bạn mong muốn trở lại thời thơ ấu không? Còn tôi, dù biết rằng việc ấy chỉ trở thành hiện thực khi trên đời này có những nàng tiên, tôi vẫn cứ mong ước. Đối với tôi, thời thơ ấu có một vị trí vô cùng đặc biệt.

Nó giống như một chiếc hôm cất giữ những kỉ niệm thơ bé của tôi. Thường, kỉ niệm vẫn luôn đi kèm với những dấu ấn, kỉ vật. Chính vì vậy, tôi có nhiều kỉ vật lắm nhưng giữ lại được nguyên vẹn thì không nhiều. Một trong những đồ vật nằm trong nhóm “không nhiều” đó là: con búp bê bằng nhựa mặc váy xanh. Không hiểu vì sao đến bây giờ tôi vẫn không thể quên con búp bê đó.

Chắc hẳn sẽ có nhiều người thắc mắc: Tại sao tôi giữ con búp bê lâu đến vậy? Lí do không phải là nó đẹp mê hồn, mặc bộ quần áo công chúa diêm dúa mà bởi nó là món quà đầu tiên và cũng là cuối cùng bà tặng tôi nhân dịp sinh nhật. Nó đối với tôi quan trọng như vậy đó; nó giúp tôi lưu giữ những kỉ niệm đẹp đẽ bên bà – người tôi gắn bó từ lúc lọt lòng. Cũng như những con búp bê khác, nó mặc một chiếc váy xanh da trời – xanh của niềm hi vọng và cái áo trắng – màu của sự trong trắng, thơ ngây. Hồi còn bé, tôi “thần tượng” nó lắm. Tôi ước sao xinh như búp bê. Nhưng mỗi lần nói với bà về niềm mong ước ấy, bà lại ôm tôi vào lòng và nói: tôi xinh hơn búp bê nhiều. Mặc dù biết bà nói để làm tôi vui nhưng tôi vẫn khoái lắm. Trẻ con có ai là không thích nịnh đâu. Tôi cũng vậy thôi. Tôi còn nhớ, bà đã dạy tôi tắm gội cho búp bê và bảo rằng lúc nào tôi cũng phải sạch sẽ thơm tho hơn búp bê. Những lần cần khuyên tôi điều gì bà đều nhờ búp bê để nói đến tôi, chứ không bao giờ bà mắng tôi cả. Chính vì vậy tôi yêu bà lắm. Mỗi lần ôm búp bê trong tay, tôi lại nhớ bà da diết. Áo búp bê có mùi mồ hôi của bà nên tôi ôm búp bê suốt ngày.

 

Chỉ mãi đến khi học cấp hai, tôi mới bỏ được thói quen ấy. Có búp bê ở bên, tôi thường cảm thấy được che chở dù cho búp bê chỉ bé bằng cái chân tôi. Có lẽ búp bê cũng giống bà, luôn che chở, bảo vệ tôi mỗi khi tôi cần. Trong tim tôi, bà giống như một thiên sứ, mãi mãi đem đến cho tôi những nụ cười. Có những lần tôi đã định cất búp bê đi cho khỏi nhớ bà nhưng cất đi rồi tôi vẫn nhớ, có lúc còn nhớ hơn. Hơn thế nữa, tôi cũng nhớ búp bê lắm chứ. Những lúc buồn, tôi chỉ muốn tâm sự với búp bê mà thôi. Đôi mắt to, tròn, xanh của búp bê khiến tôi trở nên tự tin hơn, bản lĩnh hơn. Búp bê giống như một người bạn, biết xuất hiện đúng lúc tôi cần. Búp bê hình như cũng có một tâm hồn riêng, một trái tim riêng. Nếu sau này, thế giới tổ chức một cuộc thi cho những đồ chơi có khả năng kì diệu, tôi sẽ cho búp bê tham dự. Búp bê này không thể khóc, không thể cười nhưng búp bê có cảm xúc. Chẳng hiểu có phải vì tôi yêu búp bê quá mà lú lẫn không nhưng tôi tin vào điều đó lắm. Tôi nói: búp bê của tôi có cảm xúc là để mọi người có thêm nhiều hi vọng vào cuộc sống và để họ luôn nghĩ rằng: trên đời này không có gì là không thể làm được nếu chúng ta biết hi vọng vào tương lai. Cũng chính vì lí do đó, tôi đặt tên búp bê là: ngôi sao xanh – ngôi sao mang đến niềm hi vọng.

Thời gian giúp con người thêm trưởng thành, giúp cho những kỉ niệm, kỉ vật trở nên quý giá. Nhờ đó, mỗi con người cũng biết trân trọng quá khứ và biết hướng tới tương lai nhiều hơn. Những kỉ vật như những chiếc cầu thần diệu, nối liền quá khứ, hiện tại và tương lai. Đối với tôi, con búp bê ngôi sao xanh là tất cả. Tôi vẫn luôn giữ cẩn thận con búp bê thay cho lời nói với bà: Cháu nhớ bà lắm. Tôi không dám chắc bà sẽ nghe được lời nói ấy nhưng tôi biết chắc rằng tại một nơi nào đố, bà cũng đang rất nhớ tôi và nhớ cả “ngôi sao xanh”.

19 tháng 9 2018

Tham khảo nha!

Nhanh thật! Mới hôm nào mẹ tổ chức sinh nhật lần thứ 13 cho em mà quay đi quay lại, ngày mai là em tròn 14 tuổi rồi. Thỉnh thoảng ngắm bóng mình trong gương, em thấy có nhiều thay đổi. Chẳng lẽ cái anh chàng cao lêu nghêu, chân tay khẳng khiu, mặt lấm tấm trứng cá và trên mép loáng thoáng hàng lông tơ xanh xanh kia lại là mình ư? Buồn cười thật đấy!

Mẹ bảo năm nay thế nào bố cũng về. Chà! Bố mà về thì vui biết mấy! Bố còn hứa là nếu em đạt danh hiệu Học sinh xuất sắc, bố sẽ thưởng cho chiếc xe đạp leo núi, chiếc xe mà em đã ao ước bấy lâu. Từ hồi lên lớp Sáu, em vẫn đi nhờ xe của bạn Toàn cùng phố. Hai đứa thay nhau đạp chiếc xe cà tàng nay tuột xích, mai long ốc, vừa chạy vừa kêu cót ca cót két.

Sinh nhật lần này lại đúng vào chủ nhật. Sáng nay, mẹ dậy sớm lắm. Dọn dẹp xong xuôi, mẹ xách làn đi chợ. Nhà em cách chợ Ngọc Hà chỉ hơn trăm mét. Lối vào chợ là hai dãy bán hoa tươi với rất nhiều loài hoa rực rỡ. Biết em thích hoa hồng, mẹ mua mười bốn bông hồng nhung đỏ thắm, cắm trong chiếc bình thuỷ tinh trắng muốt, màu đỏ của hoa càng thêm nổi bật.

Em nhờ bạn Tú kê dọn bàn ghế và sắp xếp bàn tiệc. Chiếc bàn ăn bằng nhựa được phủ tấm khăn trắng trông sang trọng hẳn lên. Bình hoạ đặt giữa, đĩa bánh kẹo, đĩa trái cây, hơn chục chai nước ngọt… đầy đủ cả. Chiếc bánh kem có hình chú gấu nâu thắt chiếc nơ trắng (vì em tên là Hùng) và dòng chữ Chúc mừng sinh nhật cũng đã sẵn sàng trong tủ lạnh. Mẹ kiểm tra mọi việc, thấy đâu vào đấy nên rất hài lòng. Gần 11 giờ, mẹ giục em thay quần áo mới và chải đầu cho gọn ghẽ.

Thỉnh thoảng, em lại chạy ra trước cửa, ngóng đợi bố về. Bố em là kĩ sư của nhà máy thuỷ điện Hoà Bình. Năm ngoái sinh nhật em, bố bận không về được nhưng có gửi thiệp chúc mừng và hứa năm sau nhất định thu xếp về dự.

Các bạn đã đến đây đủ cả. Tiếng nói tiếng cười ồn ào, tíu tít, rộn rã căn nhà nhỏ. Em mời các bạn vào nhà. Bạn nào cũng đẹp, cũng tươi, đáng yêu vô cùng.

Phút chốc, bàn tiệc đã kín chỗ. Chiếc bánh kem được mẹ bưng ra. Nến đã thắp sáng. Nhân vật chính là em nói lời khai mạc. Các bạn tặng hoa, tặng quà cùng những lời chúc tụng hồn nhiên, tinh nghịch. Bài hát chúc mừng sinh nhật vang lên cùng tiếng vỗ tay nhịp nhàng. Em thổi tắt nến, rồi cắt bánh mời các bạn. Không khí thật là vui!

Tuy vậy, em vẫn sốt ruột mong bố. Linh tính mách bảo em là bố sẽ về nhưng sao mãi bố không về? Muộn mất rồi bố ơi! Giá mà bố có mặt lúc này thì hạnh phúc của con thật là trọn vẹn. Em đưa mắt nhìn ra cửa, mong một hồi chuông.

Mấy phút sau, bất ngờ tiếng chuông reo liên tục. Đúng rồi! Đúng là cách nhấn chuông quen thuộc của bố. Em chạy ào ra mở cửa. Trước mắt em, gương mặt bố rạng rỡ, tay bố dắt chiếc xe đạp leo núi mà em đã tưởng tượng ra nhiều lần trong mơ. Giọng nói trầm ấm của bố cất lên: “Bố chào con! Chúc con một sinh nhật vui vẻ!”. Em cảm động thốt lên: “Ôi, bố!” rồi cứ đứng sững giữa cửa. Mẹ cười bảo: “Thế Hùng định không cho bố vào nhà à?”. Mọi người cười ầm khiến em xấu hổ đỏ mặt.
mon qua sinh nhat

​Bữa tiệc vui gấp bội bởi sự có mặt của bố em. Bố chúc em học giỏi hơn, chăm ngoan hơn rồi ân cần trao cho em món quà đặc biệt – chiếc xe đạp leo núi – để thưởng cho sự phấn đấu thực hiện lời hứa danh dự Với bố trong suốt năm học vừa qua. Mấy bạn xuýt xoa khen chiếc xe: “Đẹp cực!”. Quả là không sao nói hết niềm sung sướng của em lúc đó.

Tiệc tan, các bạn đã về hết, chỉ còn lại mấy người thân. Bố ân cần hỏi han chuyện học tập của em và khuyên em hãy cố gắng hơn nữa, quan tâm hơn nữa đến gia đình trong lúc bố vắng nhà. Em hứa với bố là sẽ làm theo lời bố dặn. Tự trong thâm tâm, em thấy mình đã lớn, phải sống sao cho xứng đáng với niềm tin yêu của mọi người. Thật hạnh phúc khi được sống giữa tình yêu thương của gia đình, bè bạn!

Hk tốt

8 tháng 9 2019

Câu chuyện khuyên chúng ta cần phải biết hiếu thảo,thương yêu mẹ

Món quà Thật bất ngờ khi Hà mang đến tặng tôi hai món quà sinh nhật, lại còn căn dặn một cách kì lạ: “Khi nào cậu vui, hãy mở chiếc hộp màu đỏ, còn khi nào cậu buồn, cậu hãy mở chiếc hộp màu xanh, Pi nhé!”. Tôi rất ngạc nhiên khi bạn bè và Hà nhớ đến sinh nhật tôi. Suốt những năm học qua, tôi luôn sống tách biệt mình ra khỏi tập thể lớp và tự nhủ: “Mình là học trò quê, mình...
Đọc tiếp

Món quà Thật bất ngờ khi Hà mang đến tặng tôi hai món quà sinh nhật, lại còn căn dặn một cách kì lạ: “Khi nào cậu vui, hãy mở chiếc hộp màu đỏ, còn khi nào cậu buồn, cậu hãy mở chiếc hộp màu xanh, Pi nhé!”. Tôi rất ngạc nhiên khi bạn bè và Hà nhớ đến sinh nhật tôi. Suốt những năm học qua, tôi luôn sống tách biệt mình ra khỏi tập thể lớp và tự nhủ: “Mình là học trò quê, mình đã có những đứa bạn quê cực kì thân rồi thì mình chẳng cần quen thêm ai cả”. Có lẽ vì vậy mà dần dần bạn bè cùng lớp ít ai để ý đến sự có mặt của tôi, trừ cô bạn ngồi cùng bàn tên Hà. Nhưng hôm nay là một ngày vui, sinh nhật tôi và tôi xin phép Hà mở chiếc hộp đỏ ấy. Chiếc hộp hình trái tim xinh xắn gài ruy băng cẩn thận, bên trong có một tấm thiệp nhỏ: “Tớ tặng cậu chiếc hộp này để đếm những niềm vui và hãy chia sẻ cho bọn tớ nữa, chúng tớ luôn yêu bạn”. Hà viết nhiều, những nét chữ mềm mại khiến lòng tôi dâng đầy cảm xúc, chỉ biết cảm ơn những người bạn. Rồi cái ngày tôi thi rớt kì thi chọn Học sinh Giỏi Quốc gia, buồn vì những cố gắng của mình thành công cốc. Uể oải vì làm thất vọng niềm tin của bố mẹ, tôi nhớ đến chiếc hộp màu xanh của Hà và lần mở xem chiếc hộp không có đáy, với dòng chữ nhỏ nhắn: “Đừng buồn bởi điều đó rồi cũng qua đi, tôi tin bạn sẽ vững vàng bước trên chặng đường kế tiếp. Chúng ta sẽ siết chặt tay nhau, Pi nhé!”. Cảm ơn Hà, cảm ơn sự động viên, quan tâm chân thành của bạn. Tôi sẽ tiếp tục đi tiếp trên con đường mà mình còn dang dở, với hai chiếc hộp để đón niềm vui và trút hết lo lắng. Và tôi cùng xin tặng các bạn hai chiếc hộp kì diệu này. (Nguyễn Hữu Hôn) 1. Vì sao Pi thấy bất ngờ khi nhận được quà của Hà? a. Vì lần đầu tiên Pi được người khác tặng quà sinh nhật mình. b. Vì Pi không hiểu vì sao Hà lại biết ngày sinh nhật của mình. c. Vì Pi được tặng 2 món quà một lúc nhân ngày sinh nhật. d. Vi Pi sống tách biệt bạn bè nên nghĩ chẳng có ai quan tâm đến mình. 2. Vì sao chiếc hộp màu đỏ làm Pi rất xúc động? a. Vì nó dùng để đếm niềm vui, chứa tình yêu thương của bạn bè. b. Vi đó là món quà mà Pi vốn đã ao ước, khát khao từ lâu. c. Vì chiếc hộp chứa rất nhiều quà của các bạn đã tặng cho Pi. d. Vì chiếc hộp có hình trái tim xinh xắn và gài ruy bang cẩn thận. 3. Sau khi mở chiếc hộp màu xanh, Pi cảm thấy thế nào? a. Vẫn cảm thấy buồn nản, tâm trạng vẫn uể oải. b. Cảm thấy việc hỏng thi chẳng quan trọng gì. c. Cảm thấy có niềm tin đi tiếp con đường mà mình còn dang dở. d. Cảm thấy vô cùng vui sướng, không còn gợn chút buồn lo. 4. Điều gì làm nên sự kì diệu của món quà trong câu chuyện trên? a. Dành cho con người dùng trong cả lúc vui lẫn lúc buồn phiền b. Mang tình cảm chân thành, sẵn sàng chia sẻ vui buồn tình bạn c. Trong món quà có bức thư bí mật giải đáp được mọi chuyện d. Là món quà dùng để tiếp tục tặng lại cho những người khác

giải giúp mình cái 

1
11 tháng 2 2022

1. Vì sao Pi thấy bất ngờ khi nhận được quà của Hà?

 a. Vì lần đầu tiên Pi được người khác tặng quà sinh nhật mình.

 b. Vì Pi không hiểu vì sao Hà lại biết ngày sinh nhật của mình.

 c. Vì Pi được tặng 2 món quà một lúc nhân ngày sinh nhật.

 d. Vi Pi sống tách biệt bạn bè nên nghĩ chẳng có ai quan tâm đến mình.

 2. Vì sao chiếc hộp màu đỏ làm Pi rất xúc động?

a. Vì nó dùng để đếm niềm vui, chứa tình yêu thương của bạn bè.

b. Vi đó là món quà mà Pi vốn đã ao ước, khát khao từ lâu.

c. Vì chiếc hộp chứa rất nhiều quà của các bạn đã tặng cho Pi.

d. Vì chiếc hộp có hình trái tim xinh xắn và gài ruy bang cẩn thận.

3. Sau khi mở chiếc hộp màu xanh, Pi cảm thấy thế nào?

a. Vẫn cảm thấy buồn nản, tâm trạng vẫn uể oải.

b. Cảm thấy việc hỏng thi chẳng quan trọng gì.

c. Cảm thấy có niềm tin đi tiếp con đường mà mình còn dang dở.

d. Cảm thấy vô cùng vui sướng, không còn gợn chút buồn lo.

4. Điều gì làm nên sự kì diệu của món quà trong câu chuyện trên?

a. Dành cho con người dùng trong cả lúc vui lẫn lúc buồn phiền

b. Mang tình cảm chân thành, sẵn sàng chia sẻ vui buồn tình bạn

c. Trong món quà có bức thư bí mật giải đáp được mọi chuyện

d. Là món quà dùng để tiếp tục tặng lại cho những người khác

25 tháng 10 2016

De 4:

Mở bài: giới thiệu về món quà thời thơ ấu

- Đó là món quà gì?

- Ai tặng cho em ?

- Tặng trong dịp nào ?

- Tình cảm của em dành cho món quà ấy ?

Thân bài :

- Tả biểu cảm về món quà : hình dáng, công dụng…

- Tặng quà với tình cảm như thế nào ? Mong muốn điều gì qua món quà tặng.

- Khi nhận quà cảm xúc của em như thế nào ? Em có những thay đổi gì sau khi nhận quà…

- (Người tặng quà bây giờ ở đâu ? Đang làm gì ?)

- Em gìn giữ món quà ấy như thế nào ?

Kết bài :

Nêu suy nghĩ tình cảm của em dành cho món quà cũng như người tặng.

Lời hứa của bản thân. De 3:MB:Giới thiệu về sách vở.
Người ta thường nghĩ rằng mọi thứ đắt tiền đều quý giá nhưng thực tế có những thứ chưa hẳn là đắt nhất nhưng lại rất quý, thận chí là vô giá. Đó chính là sách vở.
TB: - Nêu vai trò của sách vở với con người (sách vở giúp chúng ta như thế nào, nó dạy ta điều tốt hay xấu,..)
- Những cử chỉ, hành động, đối xử với sách vở (trân trọng hay dẫm đạp lên quyển sách, vở)
- Bạn đã từng nhìn thấy người khác đối xử với quyển sách như thế nào.
- Sách vở còn giúp con người giải trí với những mẩu truyện cười, giúp đầu óc thanh thản hơn, giúp bạn qua đi những mệt mỏi của mình.
- Sách còn dạy chúng ta kinh nghiện sống, giúp ta vươn tới thành công, đến đỉnh cao của tri thức.
- Nếu trên đời không có sách vở thì sẽ ra sao.
KB: - Nêu cảm nghĩ về sách vở.De 2:

a. Mở bài:

- Nêu được ý nghĩa của một tình bạn đẹp, giới thiệu tình bạn gắn bó của mình.
- Dẫn chứng ca dao, dân ca nói về tình bạn.

b. Thân bài:

- Thế nào là 1 tình bạn đẹp ?
+ Tình cảm bạn bè dành cho nhau phải chân thành, trong sáng, vô tư, tin tưởng.
+ Bạn bè phải hiểu biết và thông cảm, sẵn sàng chia sẻ vui buồn, giúp đỡ nhau tận tình.
+ Không bao che, dung túng, trước thói xấu của bạn...
- Những câu chuyện mà em nhớ mãi không quên về tình bạn ấy
- Cảm xúc, suy nghĩ đối với người bạn mình.
- Không có bạn bè, đó là điều bất hạnh

c. Kết bài:

Cảm nghĩ chung về tình bạn và lời hứa mãi trân trọng giữ gìn tình bạn đẹp.

 
25 tháng 10 2016

a. Mở bài:

- Nêu được ý nghĩa của một tình bạn đẹp, giới thiệu tình bạn gắn bó của mình.
- Dẫn chứng ca dao, dân ca nói về tình bạn.

b. Thân bài:

- Thế nào là 1 tình bạn đẹp ?
+ Tình cảm bạn bè dành cho nhau phải chân thành, trong sáng, vô tư, tin tưởng.
+ Bạn bè phải hiểu biết và thông cảm, sẵn sàng chia sẻ vui buồn, giúp đỡ nhau tận tình.
+ Không bao che, dung túng, trước thói xấu của bạn...
- Những câu chuyện mà em nhớ mãi không quên về tình bạn ấy
- Cảm xúc, suy nghĩ đối với người bạn mình.
- Không có bạn bè, đó là điều bất hạnh

c. Kết bài:

Cảm nghĩ chung về tình bạn và lời hứa mãi trân trọng giữ gìn tình bạn đẹp.

BÀI VĂN:

Con người, đặt bản thân là trung tâm, luôn có rất nhiều mối quan hệ xoay quanh. Có những người, những mỗi quan hệ chỉ thoáng qua nhưng cũng có những người hay những mối quan hệ bằng một cách nào đó luôn gắn bó với ta, đi theo ta trong suốt cuộc đời. Tình bạn là một mối quan hệ như vậy.

Trong cuộc đời mình, ai cũng có ít nhất là một vài người bạn. Tình bạn không đến từ một người, nó là sự sẻ chia, thông cảm, là sự thấu hiểu về nhau giữa hai người. Một tình bạn đẹp phải xuất phát từ sự chân thành, trong sáng, vô tư và tin tưởng. Những điều này tưởng như đơn giản nhưng đó lại là điều kiện tiên quyết để khởi đầu một tình bạn đẹp. Con người luôn sợ cô đơn, luôn muốn có người đáng tin tưởng để có thể sẻ chia, tâm sự nhưng cũng luôn dè chừng, cảnh giác với những người muốn chạm vào cảm xúc của họ. Cũng phải thôi, thật tồi tệ nếu một người bạn coi là bạn, lắng nghe những điều họ sẻ chia biết đâu sau đó lại đem những câu chuyện của bạn ra làm trò đùa. Tình bạn cũng không thể bền vững nếu không trong sáng, có mục đích hay để lợi dụng lẫn nhau. Chúng ta không thể gọi một người là bạn mà luôn phải đề phòng họ.

Để hai người khác nhau trở thành bạn của nhau cần rất lớn sự thấu hiểu. Bởi mỗi người sẽ có một tính cách khác nhau. Dẫu có thể có nét tương đồng nhưng điểm khác nhau sẽ vẫn rất lớn. Sự thấu hiểu đối với nhau không dễ dàng có được, nó cần phải có thời gian để vun đắp, có khó khăn hoạn nạn để thử thách và trưởng thành. Phải có sự sẻ chia, thông cảm và giúp đỡ lẫn nhau giữa hai người bạn mới có thể khiến họ hiểu nhau hơn. Mặt khác, con người không hoàn hảo, luôn có những thói quen xấu bên cạnh những cái tốt. Muốn tình bạn được bền lâu, ta không được bao che dung túng trước những thói quen xấu này.

Rất khó để có được một tình bạn nhưng một tình bạn đẹp sẽ khiến cuộc sống của ta thi vị hơn rất nhiều. Thật bình yên khi gặp khó khăn mà luôn có người sẵn sàng đưa tay giúp đỡ hay khi có tâm sự có người yên lặng ngồi bên lắng nghe. Cũng thật hạnh phúc khi có tin tưởng chia sẻ với ta những điều giản dị. Và thật ấm áp khi có người luôn nhớ những thói quen nhỏ nhặt của ta để khi ta đi đâu, làm gì họ sẽ lại quan tâm, nhắc nhở. Nếu tìm được một người bạn như thế bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc và đầy đủ vì bạn sẽ không phải lo âu hay đối mặt với những nỗi cô đơn hay sợ hãi trước cuộc sống tẻ nhạt.

Tình bạn là một món quà thiêng liêng và cao quý mà chúng ta cần trân trọng. Phải có tình bạn thì cuộc sống của chúng ta mới thật sự có ý nghĩa. Coi trọng tình bạn, nó sẽ đơm hoa kết trái và nảy nở mãi mãi không tàn lụi, là một vi thuốc tinh thần giúp ta luôn vững vàng trong cuộc sống hay khi đối mặt với khó khăn thử thách.