K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 3 2022

D

5 tháng 1 2022

4,2,3,1

NG
8 tháng 8 2023

Tham khảo:
- Một số mục tiêu chính được nêu trong Hiến chương ASEAN là:

+ Duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định, hướng tới hòa bình trong khu vực. Duy trì khu vực không có vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí huỷ diệt hàng loạt khác.

+ Nâng cao năng lực tự cường khu vực thông qua việc đẩy mạnh hợp tác chính trị, an ninh, kinh tế, văn hóa - xã hội.

+ Giảm nghèo và thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN thông qua hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau; nâng cao phúc lợi và đời sống của người dân khu vực.

+ Thúc đẩy phát triển bền vững nhằm bảo vệ môi trường khu vực, tài nguyên, di sản văn hóa,...

+ Hướng tới một ASEAN hòa bình, an ninh, ổn định dài lâu, kinh tế phát triển bền vững, thịnh vượng và tiến bộ xã hội.

- Hoạt động của ASEAN tuân theo các nguyên tắc được quy định trong Hiến chương ASEAN và thông qua các hoạt động của các cơ quan ASEAN, các hợp tác, các chương trình, các hiệp ước,...

- Hoạt động hợp tác:

+ Các nước ASEAN đã đẩy mạnh hợp tác toàn diện kinh tế thông qua các hiệp định, xây dựng các khu vực thương mại, đầu tư,...

+ ASEAN ngày càng có nhiều hoạt động mở rộng hợp tác trong lĩnh vực văn hoá như: giáo dục, y tế, thể thao, thanh thiếu niên, lao động....

- Ngày 28/7/1995, Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN. Việt Nam đã có nhiều đóng góp quan trọng trong sự phát triển của ASEAN và đã khẳng định được vai trò của mình trong hiệp hội.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
7 tháng 11 2023

- Thành tựu của ASEAN:

+ Kinh tế: trở thành một khu vực kinh tế năng động và có tốc độ phát triển cao trên thế giới; hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu; thông qua nhiều thỏa thuận và Hiệp định quan kinh tế chưa trọng, đặc biệt là Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực (RCEP).

+ Văn hóa, xã hội : đời sống nhân dân được cải thiện; chất lượng, thể lực lao động ngày càng tăng; phát triển cơ sở hạ tầng và những phong cách sống tích cực; chỉ số phát triển con người được cải thiện.

+ An ninh, chính trị: tạo dựng được một môi trường hòa bình, ổn định An ninh, trong khu vực; hợp tác quốc phòng được đẩy mạnh, hợp tác đảm bảo an ninh biển.

- Thách thức mà ASEAN phải đối mặt:

+ Kinh tế: trình độ triển còn chênh lệch, liên kết kinh tế chưa cao.

+ Văn hóa, xã hội: vẫn còn tình trạng đói nghèo; các vấn đề: tôn giáo, dân tộc, ô nhiễm môi trường,…

+ An ninh, chính trị: các diễn biến phức tạp trên Biển Đông.

23 tháng 7 2017

Đáp án C

- Đáp án A:

+ ASEAN: thể chế chính trị các nước khác nhau.

+ EU: thể chế chính trị cơ bản giống nhau và không chênh lệch nhau nhiều về trình độ phát triển.

- Đáp án B: là đặc điểm của ASEAN. Ba trụ cột đó là:

+ Cộng đồng Chính trị - an ninh ASEAN (APSC).

+ Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC).

+ Cộng đồng Văn hóa - Xã hội (ASCC).

- Đáp án C: là điểm tương đồng. Bất cứ sự thay đổi nào của tình hình khu vực và thế giới đều được các nước ASEAN và EU điều chỉnh sao cho phù hợp nhằm đáp ứng hiệu quả hợp tác giữa các nước.

- Đáp án D:

+ ASEAN: Các nước thành viên ASEAN rất khác nhau về lịch sử, nguồn gốc dân tộc và sắc tộc, về văn hóa, ngôn ngữ, tôn giáo, thể chế chính trị và trình độ phát triển kinh tế.

+ EU: các nước tuy có có bản sắc phong phú và đa dạng về nhiều mặt, song lại khá gần gũi về mặt sắc tộc, lịch sử, tôn giáo và văn hóa.

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan và Phi-líp-pin.Mục tiêu của ASEAN là phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy...
Đọc tiếp

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:

Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan và Phi-líp-pin.

Mục tiêu của ASEAN là phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.

Trong giai đoạn đầu (1967 - 1975), ASEAN là một tổ chức non trẻ, sự hợp tác trong khu vực còn lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế. Sự khởi sắc của ASEAN được đánh dấu từ Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Ba-li (In-đô-nê-xi-a) tháng 2 - 1976, với việc kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (gọi tắt là Hiệp ước Ba-li).

Quan hệ giữa các nước Đông Dương (Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia) với ASEAN được cải thiện sau thời kỳ căng thẳng giữa hai nhóm nước (từ cuối thập kỉ 70 đến giữa thập kỉ 80) về “vấn đề Cam-pu-chia”. Việt Nam và ASEAN bắt đầu quá trình đối thoại, hòa dịu.

Kinh tế các nước ASEAN bắt đầu tăng trưởng.

ASEAN tiếp tục mở rộng thành viên: Năm 1984, Bru-nây gia nhập ASEAN. Năm 1992, Việt Nam và Lào tham gia Hiệp ước Ba-li và ngày 18 - 7 - 1995, Việt Nam trở thành thành viên của ASEAN. Tiếp đó, nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á đã gia nhập vào ASEAN như Lào và Mian-ma (năm 1997) và Cam-pu-chia (năm 1999).

Tháng 11 - 2007, các nước thành viên đã kí bản Hiến chương ASEAN nhằm xây dựng ASEAN thành một cộng đồng vững mạnh.”

Đến năm 1992, số nước thành viên tổ chức của ASEAN là:

A. 5 nước

B. 6 nước.

C. 8 nước

D. 10 nước

1
13 tháng 5 2017

Đáp án B

Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập với sự tham gia của 5 nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan và Phi-líp-pin.

Năm 1984, Bru-nây gia nhập ASEAN, trở thành thành viên thứ 6. Tháng 7 - 1995, Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN. Tiếp đó, nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á đã gia nhập vào ASEAN như Lào và Mian-ma (năm 1997) và Cam-pu-chia (năm 1999).

=> Như vậy, đến năm 1992, số nước thành viên của ASEAN là 6 nước

Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt theo tiếng anh là ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của năm nước: Inđônêxia, Malayxia, Xingapo, Thái Lan và Philíppin.Trong giai đoạn đầu (1967 - 1975), ASEAN là một tổ chức non trẻ, sự hợp tác trong khu vực còn lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế. Sự khởi sắc của ASEAN được đánh dấu từ Hội...
Đọc tiếp

Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt theo tiếng anh là ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của năm nước: Inđônêxia, Malayxia, Xingapo, Thái Lan và Philíppin.

Trong giai đoạn đầu (1967 - 1975), ASEAN là một tổ chức non trẻ, sự hợp tác trong khu vực còn lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế. Sự khởi sắc của ASEAN được đánh dấu từ Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Ba-li (In-đô-nê-xi-a) tháng 2 - 1976, với việc kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (gọi tắt là Hiệp ước Ba-li).

Hiệp ước Ba-li đã xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước: tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực với nhau; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội.

Năm 1984, Brunây gia nhập và trở thành thành viên thứ sáu của ASEAN.

Từ đầu những năm 90, ASEAN tiếp tục mở rộng thành viên của mình trong bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều thuận lợi. Năm 1992, Việt Nam và Lào tham gia Hiệp ước Bali. Tiếp đó, ngày 28 - 7 - 1995, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ bảy của ASEAN. Tháng 7 - 1997, Lào và Mianma gia nhập ASEAN. Đến năm 1999, Campuchia được kết nạp vào tổ chức này.

Như vậy, từ 5 nước sáng lập ban đầu, đến năm 1999, ASEAN đã phát triển thành mười nước thành viên. Từ đây, ASEAN đẩy mạnh hoạt động hợp tác kinh tế, xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định, cùng phát triển.

Trong các nước thành viên sáng lập ASEAN, nước nào thuộc khu vực Đông Nam Á lục địa:

A. In-đô-nê-xi-a.

B. Ma-lay-xi-a.

C. Xin-ga-po.

D. Thái Lan

1
9 tháng 3 2018

Đáp án D

Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập với sự tham gia của năm nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan và Phi-líp-pin. Trong đó, Thái Lan là nước duy nhất thuộc khu vực Đông Nam Á lục địa

13 tháng 9 2018
Thứ tự Tên tổ chức kinh tế Số thành viên Tên viết tắt
1 Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương. 21 APEC
2 Thị trường chung Nam Mĩ. 5 MERCOSUR
3 Hiệp hội các nước Đông Nam Á. 10 ASEAN
4 Liên minh Châu Âu. 27 EU
5 Hiệp ước Tự do Thương mại Bắc Mĩ. 3 NAFTA
19 tháng 9 2018

Đáp án B

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, quan hệ quốc tế mới tiếp diến xoay quanh trật tự hai cực Ianta do hai siêu cường Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi phe, đặc biệt là hai cường quốc này đã rơi vào tình trạng chiến tranh lạnh căng thẳng suốt 4 thập kỉ. Các nước Đông Nam Á cũng không nắm ngoài ảnh hưởng của tình hình chung này. Do trong nhó 5 nước sáng lập ASEAN có quốc gia tham gia chiến tranh Việt Nam (Thái Lan và Philippin), một số nước thi hành chính sách hòa bình trung lập (In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma). Đồng thời cũng do vấn đề Campuchia nên quan hệ giữa các nước ASEAN với các nước Đông Dương trở nên gay gắt và đối đầu nhau, đặc biệt một số nước nhận sự viện trợ và giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc, trong đó có Việt Nam.

=> Chiến tranh lạnh và vấn đề Campuchia đã chi phối tình hinh các nước Đông Nam Á, làm cho quá trình mở rộng thành viên của ASEAN diễn ra lâu dài và đầy trở ngại.

1 tháng 1 2020

Chọn đáp án B.

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, quan hệ quốc tế mới tiếp diến xoay quanh trật tự hai cực Ianta do hai siêu cường Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi phe, đặc biệt là hai cường quốc này đã rơi vào tình trạng chiến tranh lạnh căng thẳng suốt 4 thập kỉ. Các nước Đông Nam Á cũng không nắm ngoài ảnh hưởng của tình hình chung này. Do trong nhó 5 nước sáng lập ASEAN có quốc gia tham gia chiến tranh Việt Nam (Thái Lan và Philippin), một số nước thi hành chính sách hòa bình trung lập (In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma). Đồng thời cũng do vấn đề Campuchia nên quan hệ giữa các nước ASEAN với các nước Đông Dương trở nên gay gắt và đối đầu nhau, đặc biệt một số nước nhận sự viện trợ và giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc, trong đó có Việt Nam.

=> Chiến tranh lạnh và vấn đề Campuchia đã chi phối tình hinh các nước Đông Nam Á, làm cho quá trình mở rộng thành viên của ASEAN diễn ra lâu dài và đầy trở ngại.