K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 1 2022

Lịch sử nước ta có rất nhiều vị anh hùng chống giặc ngoại xâm để giành lại non sông, đất nước.

Em ấn tượng nhất là Hai Bà Trưng. Trưng Trắc và Trưng Nhị là hai chị em, quê ở Bắc Ninh. Hai bà tuy là nữ giới nhưng giàu lòng yêu nước. Lòng căm thù giặc ngoại xâm dâng cao, khi chồng của bà Trưng Trắc bị thái thú Tô Định giết hại một cách dã man. Nên Bà quyết định nổi binh cùng em gái là Trưng Nhị. Trong cuộc khởi nghĩa của hai bà, có rất nhiều nữ tướng tham gia và họ cùng nhau lập những chiến công khiến cho quân giặc khiếp sợ. Tuy nhiên vào năm 43, quân giặc tiến quân xâm lược trở lại. Hai Bà kiên cường chống trả nhưng do quân địch quá mạnh. Hai Bà thua trận và đã tự tử tại Hát giang. Tuy thất bại nhưng cuộc khởi nghĩa của hai nữ tướng đã góp phần không nhỏ vào công cuộc chống giặc ngoại xâm.

Hai bà mãi là những vị tướng tài ba của dân tộc Việt Nam. Các thế hệ con cháu đời sau luôn ghi nhớ công lao to lớn của hai bà.

24 tháng 1 2022

Bài làm :

Ngày xưa, giặc Tô Định xâm sang chiếm đất nước của ta, chúng bắt dân ta lên rừng xuống biển khiến bao nhiêu người chết khổ. Vào thời kì đó, ở huyện Mê Linh có hai chị em song sinh có tài võ nghệ nuôi trí lớn tên là Trưng Trắc và Trưng Nhị gọi chung là Hai Bà Trưng, chồng bà Trưng Trắc tên là Thi Sách cũng cùng trí hứng với vợ. Giặc Tô Định biết được quyết định giếp chết Thi Sách. Biết được tin dữ nên Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa lên đường chống giặc ngoại xâm. Trước lúc trẩy quân, có người xin nữ chủ tướng cho được mặc đồ tang nhưng Trưng Trắc nói :

- Không, ta sẽ mặc áo giắp thật đẹp để dân chúng thêm phấn khít còn giặc trong thấy thì kinh hồn.

Thành trì của giặc lần lượt đổ sụp xuống dưới chân của đoàn quân khởi nghĩa, To Định ôm đầu chạy về nước. Đất nước ta bấy giờ đã sạch bóng giặc ngoại xâm.

Không biết có đúng không nhé

9 tháng 3 2016

Khởi nghĩa Hai Bà Trưng là cuộc khởi nghĩa chống Bắc thuộc đầu tiên trong lịch sử Việt Nam do hai chị em Trưng Trắc vàTrưng Nhị lãnh đạo. Cuộc khởi nghĩa đã đánh đuổi được lực lượng cai trị nhà Đông Hán ra khỏi Giao Chỉ (tương đương một phần Quảng Tây, Trung Quốc và Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ Việt Nam hiện nay), mang lại độc lập trong 3 năm cho người Việt tại đây.

Dưới sự lãnh đạo của hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị, nhiều lực lượng chống ách đô hộ của nhà Đông Hán đã kết hợp làm một, trở thành một phong trào khởi nghĩa rộng lớn người Việt, đánh đổ sự cai trị của nhà Hán trên toàn bộ lãnh thổ Âu Lạc và Nam Việt cũ.

Điều này được các sử gia đánh giá là một sự thức tỉnh của tinh thần dân tộc Việt, một sự tái nhận thức quan trọng về quyền sống theo cách riêng của người Việt. Cuộc khởi nghĩa phản ánh ý thức dân tộc đã khá rõ rệt của Lạc tướng và Lạc dân trong các bộ lạc hợp thành nước Âu Lạc cũ. Ý thức về độc lập chủ quyền quốc gia của dân tộc Việt trên con đường hình thành qua hơn 200 năm mất nước - khoảng thời gian mà các triều đại phong kiến phương Bắc ráo riết thực hiện đồng hóa nhằm biến Âu Lạc vĩnh viễn là quận huyện của Trung Quốc – vẫn tồn tại và phát triển trong lòng người Việt.

Đây là cuộc khởi nghĩa chống sự cai trị của Trung Quốc đầu tiên của người Việt trong 1000 năm Bắc thuộc[33]. Các Lạc tướng cùng hậu duệ của họ là đại biểu của phong trào này.

Hai Bà Trưng đã dựa vào nhân dân khôi phục lại sự nghiệp cũ của vua Hùng. Cuộc khởi nghĩa là sự phủ nhận hiên ngang cường quyền của các triều đại phương Bắc coi các dân tộc xung quanh là “Man Di”, thuộc quốc buộc phải phục tùng “thiên triều”, “thiên tử”, phủ nhận tư tưởng “tôn quân, đại thống nhất”.

Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng do phụ nữ đứng đầu, trong thế giới tư tưởng “trọng nam khinh nữ” của đế chế Hán cổ đại, được xem là sự đối chọi quyết liệt về văn hóa, nếp sống, nếp tư duy của đôi bên Nam – Bắc, Việt - Hán

14 tháng 11 2016

Hồi nhỏ, nếu có ai hỏi thương bố hay thương mẹ nhiều hơn thì tôi trả lời ngay là thương bố nhiều hơn. Chẳng phải là mẹ ít thương tôi mà vì mẹ rất nghiêm khắc trong việc dạy dỗ con cái. Bố tôi là kĩ sư thủy điện, quanh năm vắng nhà, rong ruổi khắp các công trường từ Bắc vào Nam. Cho nên, việc nuôi dạy các con đều do mẹ đảm nhiệm. Mẹ tôi là giáo viên Tiểu học. Tôi còn nhớ như in khi tôi mới lên năm tuổi, mẹ đã dạy tôi tập nhận mặt chữ cái, tập đánh vần. Mẹ bảo tôi lặp đi lặp lại nhiều lần từng chữ một, cho đến khi nhớ thật chính xác. Rồi mẹ dạy đánh vần từ dễ đến khó. Dần dần, tôi tự đánh vần và đọc được cuốn Tiếng Việt lớp 1 mà bố mua cho. Vì thế hồi lớp 1, tôi học rất giỏi. kể về người mẹ kính yêu của em Mẹ sắp xếp thời gian biểu cho tôi và em Mai rất sít sao, giờ nào việc nấy. Dù bận rộn thế nào đi nữa, cứ tối đến là mẹ ngồi học cùng và kiểm tra bài vở của các con. Có lần, trong lúc mẹ đi thăm một học sinh bị ốm, anh em tôi trùm chăn học bài cho đỡ lạnh rồi ngủ thiếp đi, mẹ về lúc nào không hay. Mẹ bắt hai đứa phải thức dậy học bài tiếp. Tôi năn nỉ mẹ để sáng mai dậy sớm học nhưng mẹ bảo việc hôm nay chớ để ngày mai. Mẹ rửa mặt cho hai anh em tỉnh ngủ rồi hướng dẫn cách giải những bài toán khó. Lòng con trẻ lúc ấy nào có hiểu hết được tình thương sâu xa của mẹ cho nên tôi cứ ngầm oán trách là mẹ chẳng thương con. Có lần tôi mê chơi đá bóng, để nồi cơm bị khê, sợ mẹ đánh đòn, tôi vội đổ đi, nấu nồi khác. Biết chuyện, mẹ bắt tôi nằm sấp xuống giường, quất cho một roi khá đau. Mẹ dạy tôi rằng làm việc gì cũng phải cẩn thận. Làm việc nhỏ không xong thì sau này sao làm nổi việc lớn? Tôi là con trai duy nhất nhưng mẹ chẳng cưng chiều mà còn dạy dỗ nghiêm khắc hơn. Từ động tác quét nhà phải cúi khom lưng để moi móc hết bụi, rác trong gầm tủ, gầm bàn… cho đến cách ăn nói, cư xử đối với người trên, người dưới sao cho đúng phép. Nhiều khi ham chơi, bị mẹ rầy la, tôi tủi thân bật khóc tức tưởi vì nghĩ rằng mẹ ghét mình. Lên lớp Sáu, tôi thi đỗ vào trường chuyên của tỉnh, cách xa nhà mấy chục cây số. Mỗi tuần, mẹ đều đạp xe đến thăm và mang cho tôi những món ăn mà tôi thích. Mẹ lo từng lọ dầu, viên thuốc, hộp kem đánh răng… cho đến chiếc khăn mặt, bộ quần áo… Lúc ấy, tôi mới rưng rưng xúc động, nhận ra rằng mẹ thương mình biết chừng nào! Không ít lần, tôi nản lòng trước những bài Toán khó. Những lúc ấy, lời mẹ dạy lại văng vẳng bên tai, thúc giục, động viên tôi cố gắng: “Có công mài sắt có ngày nên kim”. “Trong thành công, chỉ có 1% là sự thông minh, còn 99% là mồ hôi và nước mắt”. “Chiến thắng bản thân mình là khó nhất”. “Kiên trì, nhẫn nại là mẹ thành công”… Xa nhà, tôi mới thấu hiểu nỗi vất vả ghê gớm của mẹ. Mẹ không chỉ sinh ra và nuôi tôi khôn lớn nên người mà mẹ còn là người thầy đầu tiên của tôi. Một người thầy vừa nghiêm khắc, tận tụy, vừa độ lượng, yêu thương mà suốt đời, tôi không thể nào quên!

 

14 tháng 11 2016

KỂ VỀ BÀ

Trong đời này, ai chẳng có một người bà. Và tôi cũng vậy, ngoài tình yêu thương mà bố mẹ dành cho, tôi còn được sống trong tình thương yêu trìu mến của bà. Vì điều kiện gia đình, tôi phải chuyển nhà, không được ở bên bà nhưng hình ảnh bà luôn khắc sâu trong trái tim tôi. Bà tôi năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi. Tóc bà trắng như những bà tiên trong các câu chuyên cổ tích. Lưng bà còng lắm rồi. Làn da nhăn nheo với nhiều chỗ có chấm đồi mồi. Bà đã hi sinh cả tuổi xuân, tần tảo, bươn chải, thức khuya dậy sớm nuôi nấng mẹ và các dì tôi. Đôi mắt bà không còn tinh tường như trước nhưng cái nhìn thì vẫn như ngày nào: trìu mến và nhân hậu. Đôi bàn tay thô ráp, chai sần bởi suốt đời lặn lội, vất vả kiếm cơm áo cho các con. Ngày còn thơ bé, tôi được sống trong vòng tay yêu thương vô bờ bến của bà. Đêm nào tôi cũng chìm trong giấc ngủ êm đềm nhờ những câu chuyện cổ tích bà kể. Sáng sớm, bà gọi tôi dậy đi học. Lời gọi: "Cháu ơi, dậy đi nào, đã đến giờ đi học rồi" luôn làm tôi tỉnh táo sau giấc ngủ dài. Bà dắt tay, đưa tôi đến trường. Chờ cho cánh cổng trường khép hẳn, bà mới an tâm ra về. Chiều chiều, vẫn cái dáng đi lặng lẽ ấy, bà đưa tôi trở về nhà. Mỗi khi ở cạnh bà, tôi cảm thấy ấm áp vô cùng. Có lần bị ngã, tôi đã nằm ăn vạ rất lâu. Bà ẩy con lật đật và bảo: "Con lật đật luôn biết đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã. Cháu của bà cũng vậy, đúng không nào? Cháu được như con lật đật là bà rất vui". Nghe lời bà, tôi nín khóc và tự đứng dậy. Bà cười móm mém "Cháu ngoan lắm, lại đây bà phủi đất cho nào". Những hôm học khuya, buồn ngủ quá, tôi gục luôn xuống bàn thiếp đi. Sáng hôm sau, khi tỉnh dậy, tôi thấy mình đang đắp chăn, nằm trên giường. Trên bàn học, đèn đã tắt từ lúc nào, sách vở được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. Bà đã bế tôi lên giường, xếp lại sách vở cho tôi. Bà luôn chăm lo việc nhà. Mẹ tôi không muốn bà làm, sợ bà mệt nhưng bà không nghe. Tôi mong mình lớn thật nhanh để đỡ đần cho bà nhưng nhiều khi, tôi lại ước ao thời gian trôi thật chậm để tôi mãi mãi nằm trong vòng tay yêu thương của bà Bà rất vui tính, thường kể cho cả nhà nghe những chuyện hài hước. Bà cũng luôn sẵn sàng giúp đỡ hàng xóm, vì vậy, ai cũng yêu quý bà. Bà yêu thương tôi nhưng không nuông chiều. Có lần, tôi không nghe lời bà. Cả tuần, bà không nói với tôi một câu nào. Sang tuần sau, bà gọi tôi vào phòng, giảng giải cho tôi biết đâu là điều hay lẽ phải. Tôi cảm thấy ăn năn, xấu hổ vì để bà buồn. Sau chuyện đó, tôi tự hứa với mình, không bao giờ được phụ công lao tình cảm của bà. Hãy kể về người bà kính yêu của em Bà là người bà tuyệt vời nhất Bà thích chăm sóc cây cảnh, Sáng sáng, bà dậy sớm tưới cây trên sân thượng. Những chồi non, nụ hoa không phụ công chăm sóc của bà, luôn tưng bừng khoe sắc thắm. Những lúc rảnh rỗi, bà ngồi ngắm không biết chán những cái cây đang dần dần lớn lên. Tối tối, khi đi ngủ, bà thường kể chuyện cho tôi. Nghe các câu chuyện của bà, tôi như được hoá thân vào các nhân vật, khi thì là cô Tấm dịu hiền, khi lại là cô tiên tốt bụng. Bà mua cho tôi rất nhiều sách, nhờ đó kiến thức của tôi được rộng mở hơn. Giờ đây, khi Hà Nội vào đông lạnh giá, ở nơi xa, tôi luôn lo bà có mặc đủ ấm không, bà ngủ có ngon giấc không… Tôi mong bà sống mãi bên tôi. Bà ơi, cháu yêu bà nhất trên thế gian này. Bà là người bà tuyệt vời nhất.

 

22 tháng 12 2018

Đó là một buổi sáng thứ hai đầu tuần, khí trời hôm nay khiến cho tôi cảm thấy rất thoải mái. Mẹ gọi tôi dậy sớm hơn mọi ngày bởi đây là buổi chào cờ đầu tiên mà tôi được tham dự nên tôi sẽ phải chuẩn bị khá nhiều thứ đây. Tôi dậy sớm đánh răng rửa mặt ăn nhanh chiếc bánh mì chuẩn bị lại sách vở đồ dùng và quần áo để chuẩn bị cho buổi chào cờ. Tôi đến lớp chuẩn bị một số thứ như ghế và mũ rồi đến đúng bảy giờ mười lăm phút tiếng trống rộn ràng báo hiệu buổi chào cờ đã đến. Lúc bấy giờ tất cả các học sinh từ tất cả các lớp ùa ra như bầy chim vỡ tổ từ tất cả các hành lang. Lúc bấy giờ tôi mới để ý chỗ khán đài của trường từ bao giờ đã được các anh chị khóa trên trang trí và bày bàn ghế ra thật nhanh chóng. Hai hàng ghế gỗ mỗi hàng có hai dãy được kê rất ngay ngắn và cẩn thận phía hai bên của khán đài để lộ ra một không gian ở giữa rất rộng để một chiếc míc đứng ở đó và một chiếc bàn khá cao ở đó được trải một tấm vải đỏ lên ,phía trên để tượng Bác rất trang nghiêm nhưng cũng rất đẹp. Dưới sân tất cả các bạn xếp thành những hàng ghế thẳng tắp lớp nào ra lớp đấy trông rất đẹp. Vì chưa quen nên cô giáo chủ nhiệm phải xuống dưới chỗ chúng tôi chỉ cho chúng tôi về vị trí xếp và thứ  tự hàng như nào cho đúng. Các anh chị lớp trên do đã quen nên xếp khá nhanh các anh chị chỉ xếp một loáng là đã xong rồi.

Cuối cùng công tác chuẩn bị cũng đã xong chúng tôi đã xếp được thành các hàng ngay ngắn còn trên phía khán đài các thầy cô giáo đã ra hết để chuẩn bị cho buổi lễ chào cờ đầu tuần. Chị liên đội trưởng với dáng vẻ nhanh nhẹn hô cho chúng tôi làm lễ chào cờ. Chị không cao nhưng cũng không lớn nhưng giọng nói của chị khiến cho chúng tôi nghiêm trang làm theo lời chị. Chị hô to “Chào cờ! Chào”tiếng hô của chị thật dõng dạc. Tức thì chúng tôi ai nấy đều đưa tay lên chỗ thái dương mắt nhìn cờ. Không biết các bạn có như tôi không nhưng đối với tôi mỗi lần nhìn lên lá cờ đỏ thắm ấy đều mang lại cho tôi rất nhiều những cảm xúc đặc biệt lắm.

Tiếp đó là phần hát bài “Quốc ca” và “Đội ca”. Tất cả các bạn hát rất to và đều. Sau khi câu hát cuối cùng được vang lên, bạn liên đội trưởng hô to khẩu hiệu: “Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại, sẵn sàng”, học sinh toàn trường cùng hô theo: “Sẵn sàng”. Sau đó thầy cô và các bạn ngồi xuống, nghe cô tổng phụ trách nhận xét về nền nếp, hoạt đông đội của toàn trường trong tuần qua và đọc điểm thi đua của mỗi lớp trong tuần, tuyên dương những lớp có thành tích xuất sắc và đưa ra hình thức kỉ luật với những cá nhân hoặc tập thể vi phạm nội quy của nhà trường. Những lúc như thế toàn trường đều ngồi im phăng phắc lắng nghe. Thật may là tuần này chúng tôi không vi phạm lỗi nào nên được nhà trường tuyên dương nữa. Chúng tôi đứa nào đứa đấy đều vui và phấn khởi lắm tự hứa với mình phải cố gắng hơn nữa để được cô tuyên dương. Đôi  khi cô  đang nói nhưng có một nhóm bạn lớp bên chúng tôi mất trật tự liền bị cô nhắc nhở ngay. Nghe chừng các bạn ấy sợ lắm chẳng thế mà mấy bạn đó ngồi im phăng phắc không dám nói gì. Thấy thế anh sao đỏ lớp đó cũng nhanh chóng ghi khuyết điểm lớp đó vào , Thế là mới đầu tuần lớp bên chúng tôi đã bị khuyết điểm rồi các bạn phải cố gắng nhiều đây. Sau phần nhận xét của cô chúng tôi về lớp để tiếp tục tiết học tiếp theo. Riêng lớp trực tuần phải ở lại để thu dọn lại bàn ghế.

22 tháng 12 2018

Cứ mỗi sáng thứ 2 đầu tuần, em lại háo hức mong chờ được đến trường để tham dự buổi lễ chào cờ. Đối với em, buổi lễ chào cờ có một ý nghĩa rất đặc biệt, nó mang lại cho em cảm giác thiêng liêng khó tả.

Như đã thành thói quen, thứ 2 nào em cũng đến trường sớm hơn thường lệ để chuẩn bị cho buổi lễ chào cờ. Buổi sáng ngày hôm nay thật đẹp. Bầu trời cao trong xanh vời vợi có vài áng mây trắng bay hững hờ. Ông mặt trời tỏa ánh nắng ấm áp khắp muôn nơi, vạn vật như căng tràn nhựa sống, tinh khôi và tươi mới. Không khí trong lành, mát mẻ, thỉnh thoảng lại có vài cơn gió thoảng qua tạo cảm giác rất dễ chịu. Cành cây rung rinh trong gió như muốn reo vui, trên cao, những chú chim hót líu lo làm cho khung cảnh thêm tưng bừng, rộn rã. Lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới trong gió nhẹ và nắng mai, màu đỏ vốn rực rỡ nay càng rực rỡ hơn.

Cả sân trường chìm trong màu áo trắng học trò. Trên vai mỗi người học sinh là chiếc khăng quàng đỏ thắm tượng trưng cho Đội viên. Tiếng trống trường được đánh liền một hồi, các bạn học sinh bỗng dừng hết tất cả các hoạt động của mình, chẳng ai bảo ai xếp hàng thật ngay ngắn, đôi mắt ngước nhìn lên phía trên nơi các thầy cô giáo đang ngồi. Khi cả trường đã ổn định, tiếng hô dõng dạc của bạn tổng phụ trách vang lên: “Nghiêm! Chào cờ! Chào”. Tất cả học sinh và thầy cô giáo đặt bàn tay búp măng lên đầu, ánh mắt nhìn theo lá quốc kì. Một bầu không khí trang trọng, thiêng liêng bao phủ lên toàn bộ ngôi trường.

Chào cờ xong, mọi người đồng thanh hát Quốc ca. Ai cũng cố gắng hát to và dõng dạc nhất có thể. Bài hát gợi nhớ về một thời quá khứ vàng son của dân tộc Việt Nam, nhắc nhở chúng em phải kính trọng và biết ơn tới thế hệ đi trước, những người đã ngã xuống để chúng ta có cuộc sống độc lập, tự do như ngày hôm nay. Vì thế, mọi người đều hát quốc ca bằng tất cả tình yêu dành cho quê hương, đất nước, trong lòng dâng lên một niềm tự hào khi là những người con của một dân tộc anh hùng. Sau bài hát quốc ca là đến bài hát đội ca. Bài hát có giai điệu tươi vui làm chúng em không khỏi phấn khởi và tự nhắc mình phải học tập thật tốt để xứng đáng cháu ngoan Bác Hồ. Cuối cùng, bạn tổng phụ trách lên nhận xét tình hình học tập và thực hiên nề nếp của cả trường trong tuần vừa rồi, khen ngợi những lớp thực hiện tốt, đồng thời phê bình và nhắc nhở một số cá nhân, tập thể về những khuyết điểm còn tồn tại.

Dù giờ chào cờ đã kết thúc nhưng hình ảnh của nó vẫn in đậm trong tâm trí em. Giờ chào cờ không chỉ là một tiết học lí thú mà còn tô đậm tình yêu đối với mái trường, với quê hương, đất nước trong lòng mỗi người học sinh.

20 tháng 1 2022

nông dân nước ta đang làm diệc trên đồng thế thôi 

10 điểm ờ mây ding gút chóp em

Tham khảo :

Quê hương em là một vùng nông thôn thanh bình, với những cánh đồng rộng bao la nhân dân sống chủ yếu làm nghề nông. Hình ảnh làng quê đẹp nhất trong em chính là hình ảnh bác nông dân đang cày ruộng.

Đó là một buổi trưa hè, cái nắng gay gắt vẫn đang chiếu trên đồng ruộng và các bác nông dân vẫn đang cặm cụi làm. Xa xa, những tà áo nâu cùng những chiếc nón trắng nhấp nhô trên đồng. Em tò mò, muốn ngắm nhìn các bác khi đang làm việc nên đi tới gần cánh đồng hơn. Đứng cách em khoảng năm mét, những cô những bác nông dân đang chăm chỉ làm đồng. Người bón phân, người cuốc đất, người bắt ốc..., tiếng cười nói râm ran xua đi cái nóng của buổi ban trưa. Em chú ý nhất là một bác nông dân đang cày ruộng. Thân hình bác tầm thước, bộ đồ màu nâu đã dính đầy bùn. Chiếc quần xắn lên tới đầu gối làm lộ ra đôi chân chắc khỏe, các cơ nổi lên rõ rệt. Từng bước đi của bác đều vững chãi, nhanh nhẹn. Bác tầm khoảng năm mươi tuổi, có lẽ do việc nhà nông vất vả nên trông bác già hơn tuổi, nét lam lũ hằn lên những vết chai sạn trên bàn tay. Khuôn mặt bác hiền hậu, vầng trán lấm tấm mồ hôi. Có những giọt lăn dài trên má rồi rơi ngay xuống thớ đất bác vừa cày.

Bác điều khiển một chú trâu to, da đen bóng thật khỏe mạnh. Đôi tay rám nắng với những vết chai rắn rỏi cầm chắc vào tay cày. Trời nắng như đổ lửa khiến mồ hôi chảy trên cả cánh tay, khiến màu da của bác trông càng khỏe mạnh. Bác không bận tâm tới lưng áo ướt đẫm, tới cái oi ả của trưa hè. Những bước đi cứ đều đều, những tiếng hô "đi" cùng những tiếng "vút" phát ra từ cây roi của bác cứ vang lên đều đặn. Mỗi bước đi, bác lại vung roi lên và ra lệnh cho chú trâu của mình. Chú trâu như hiểu được mệnh lệnh của chủ, bước những bước dài trên đồng. Khi thì quẹo trái, khi thì sang phải. Chiếc lưỡi cày sắc lẹm đi sâu vào lòng đất, là lên những khối đất có kích thước đều nhau. Đất tròn đồng cứ lần lượt được xới lên thành hàng thành luống, trông thâu thích mắt. Thỉnh thoảng bác lại ca lên vài câu hòa cùng những người xung quanh hay kể vài câu chuyện vui cho mọi người, tiếng cười giòn càng rộn vang lên. Mọi người như quên đi cái nóng của ngày hè, quên đi cái vất vả của công việc. Người và trâu cứ thế chầm chậm, cần mẫn đi hết cánh đồng, quên đi thời gian, quên đi mệt nhọc. Nhìn khung cảnh ấy em lại nhớ đến bài ca dao:

Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.

Em rất thích ngắm bác nông dân đang cày ruộng, vì khi ấy em thấy thấm thía hơn nỗi vất vả khó nhọc của người nông dân khi làm ra hạt gạo. Em sẽ trân trọng, biết ơn các bác nông dân hơn nữa- người biến những giọt mồ hôi thành hạt ngọc quý.

Tham khảo:

- Năm 248, cuộc khởi nghĩa bùng nổ.

- Từ căn cứ Phú Điền (Hậu Lộc, Thanh Hóa), nghĩa quân đánh phá các thành ấp của quan lại nhà Ngô ở quận Cửu Chân rồi đánh ra khắp Giao Châu.

- Được tin, nhà Ngô cử tướng Lục Dận đem 6.000 quân sang Giao Châu, chúng vừa đánh, vừa mua chuộc, tìm cách chia rẽ nghĩa quân.

- Trước thế giặc mạnh, cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, Bà Triệu anh dũng hi sinh trên núi Tùng (Phú Điền, Hậu Lộc, Thanh Hóa).

=> Cuộc khởi nghĩa kết thúc.

-Lý Bí (503- 548): xuất thân trong gia đình hào trưởng ở Phổ Yên, Thái Nguyên hiện nay. Sau khi lên ngôi vua, ông lấy danh hiệu là Thiên Đức và ông đã thành lập được nước Vạn Xuân từ năm 542- 602.

-Hai Bà Trưng: hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị con gái vùng Mê Linh (thuộc Hà Nội) ngày nay đã phất cờ khởi nghĩa sau khi bà Trưng Trắc biết tin chồng mình bị giết bởi tên thái thú Tô Định. Bà Trưng Trắc lên ngôi vua, lấy hiệu là Trưng Vương. Bà cùng em gái và các tướng sĩ tài ba xây dựng được quyền tự chủ trong vòng 3 năm.

-Bà Triệu (Triệu Thị Trinh): đã phất cờ khởi nghĩa vào năm 248 tại vùng Cửu Chân, tuy chưa dựng nên nền tự chủ trong một thời gian ngắn cho nhân dân nhưng cuộc khởi nghĩa của bà đã làm dung động cả đất Giao Châu. 

-Phùng Hưng: quê ở Đường Lâm, cùng quê với Ngô Quyền đã phất cờ khởi nghĩa vào khoảng cuối thế kỷ VIII ở làng Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội) và đã nhanh chóng làm chủ được vùng Đường Lâm. Ông chiếm được thành Tống Bình, tổ chức việc cai trị. Sau khi con trai ông nối ngôi, Phùng An thì nhà Đường sang đàn áp vậy là dập tắt cuộc khởi nghĩa.

-Ngô Quyền: quê ở Đường Lâm (cùng làng với Phùng Hưng). Ông là một lính tài ba, được Dương Đình Nghệ tin tưởng và gả con gái cho. Sau khi Kiều Công Tiễn giết hại cha nuôi của mình, thì quân Nam Hán chớp lấy thời cơ sang đàn áp nước ta lần thứ 2 nhưng vì sự mưu mô, nhanh nhẹn, thông minh của Ngô Quyền mà ông có thể nghĩ ra một kế hoạch mà vẫn sẽ truyền tiếp xuống đời sau. Chỉ trong vòng 2 tiếng, quân giặc đã rút lui và từ đó chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc, mở ra một thời kì mới trong lịch sử dân tộc ta- thời kì độc lập, tự chủ lâu dài. 

 

12 tháng 3 2016

 Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40 - 43):

Trưng Trắc, Trưng Nhị là hai con gái của Lạc tướng huyện Mê Linh, thuộc dòng dõi Hùng Vương. Tháng 3 năm 40 sau Công nguyên, Trưng Trắc cùng Trưng Nhị phát động khởi nghĩa ở cửa sông Hát trên sông Hồng, thuộc huyện Phúc Thọ, Hà Tây ngày nay. Dưới sự lãnh đạo của hai Bà, nhiều cuộc khởi nghĩa địa phương được thống nhất thành một phong trào rộng lớn, từ miền xuôi đến miền núi, bao gồm người Việt và các dân tộc khác trong nước Âu Lạc cũ. Trong hàng ngũ tướng lĩnh của nghĩa quân có rất nhiều phụ nữ.

Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng giành được thắng lợi, nền độc lập dân tộc được phục hồi. Trưng Trắc được suy tôn làm vua (Trưng Vương) đóng đô ở Mê Linh, giữ được quyền tự chủ trong 3 năm.

- Khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248):

Là đỉnh cao của phong trào chống xâm lược của nhân dân ta thế kỷ II - III. Khởi nghĩa nổ ra trong lúc bọn đô hộ có lực lượng hùng mạnh đã củng cố được ách thống trị trên đất nước ta và đang đẩy mạnh dã tâm đồng hóa dân tộc ta.

Bà Triệu tên là Triệu Thị Trinh, em ruột của Triệu Quốc Đạt, một thủ lĩnh có thế lực ở Quân An, quận Cửu Chân (huyện Triệu Sơn - Thanh Hóa). Năm 19 tuổi, bà cùng anh tập hợp nghĩa sĩ lên đỉnh núi Nưa, mài gươm, luyện võ, phất cờ khởi nghĩa. Nhân dân hai quận Giao Chỉ, Cửu Chân đã nổi dậy hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu, đánh thắng quân Ngô nhiều trận. Nhà Ngô lo sợ phải đưa thêm 8.000 quân sang nước ta đàn áp phong trào khởi nghĩa. Bà Triệu Thị Trinh đã hy sinh trên núi Tùng (Phú Điền, Hậu Lộc, Thanh Hóa).

- Khởi nghĩa Lý Bí (năm 542)

Giữa thế kỷ VI, phong trào khởi nghĩa chống ngoại xâm của nhân dân nổ ra khắp nơi, đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa của Lý Bí dẫn tới thành lập nước Vạn Xuân. Lý Bí quê ở Long Hưng, tỉnh Thái Bình. Mùa xuân năm 542 cuộc khởi nghĩa do Lý Bí lãnh đạo nổ ra và không đầy 3 tháng đã quét sạch bè lũ đô hộ nhà Lương. Mùa xuân năm 544 Lý Bí tuyên bố thành lập nước, đặt quốc hiệu là Vạn Xuân. Ông lên ngôi Hoàng đế, tự xưng là Nam đế (vua nước Nam). Ít năm sau, cuộc kháng chiến bảo vệ chủ quyền đất nước của Lý Nam Đế thất bại, ông bị bệnh mất tháng 4-548.

 Khởi nghĩa Phùng Hưng (766 - 791)

Phùng Hưng là hào trưởng đất Đường Lâm (xã Cao Lâm, Ba Vì, Hà Tây) đã phát động cuộc khởi nghĩa lớn chống chính quyền đô hộ triều nhà Đường. Ba anh em Phùng Hưng, Phùng Hải, Phùng Dĩnh lãnh đạo nghĩa quân nổi dậy làm chủ Đường Lâm và đánh chiếm một vùng đất rộng lớn, xây dựng thành căn cứ đánh giặc. Cuộc khởi nghĩa kéo dài 20 năm, có thời gian đã chiếm được thành Tống Bình (Hà Nội). Ông được tôn là Bố Cái Đại Vương.

13 tháng 3 2016

1. Khởi nghĩa Phùng Hưng:

a) Diễn biến:

- Đứng trước nỗi khổ của nhân dân bởi ách thống trị của Cao Chính Bình.

b) Diễn biến:

- Năm 776 Phùng Hưng cùng em là Phùng Hải họp quân khởi nghĩa ở Đường Lâm.

- Ít lâu sau, Phùng Hưng kéo quân về bao vay phủ Tống Bình. Cao Chính Bình rút vào thành cố thủ, sinh bệnh rồi chết.

c)Kết quả:

Phùng Hưng  chiếm được thành, sắp đặt việc cai trị.

Phùng Hưng  mất, Phùng An lên nối nghiệp cha. Năm 791, nhà Đường đem quân sang đàn ác, Phùng An ra hàng.

 

2. Khởi nghĩa Lí Bí:

a) Nguyên nhân:

- Do chính sách thống trị tàn bạo của nhà Lương.

b) Diễn biến:

- Năm 542, Lí Bí dựng cờ khởi nghĩa , được các hào kiệt và nhân dân khắp nơi trưởng ứng.

- Chưa đầy 3 tháng nghĩa quân đã chiếm được hầu hết các quận, huyên; thứ sử Tiên Sư hoảng sợ bỏ chạy về Trung Quốc.

- Tháng  năm 542, quân Lương huy động quân sang đàn ác, nghĩa quân đánh bại quân Luong, giải phóng Hoàng Châu.

- Đầu năm 543, nhà Lương tấn công lần 2, ta đánh địch ở Hợp Phố.

c) Kết quả:

- Năm 544, Lí Bí lên ngôi hoàng đế ( Lý Nam Đế ), đặt tên nước là Vạn Xuân.

- Dựng kinh đô oqr cửa sông Tô Lịch.

- Lý Nam Đế thành lập triều đình mới với 2 ban: văn, võ.

 

3. Khởi nghĩa  Hai Bà Trưng:

a) Nguyên nhân;

- Do chính sách thống trị tàn bạo của triều đại phong kiến phương Bắc.

- Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách bị Tô Định giết chết.

b) Diễn biến;

- Mùa xuân năm 40 ( tháng 3 dương lịch ). Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn ( Hà Nội ), nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Mê Linh rồi tìm hiểu Cổ Loa, Luy Lâu.

- Tô Định hốt hoảng bỏ thành lẻn trốn về Nam Hả, quân Hán ở các quận khác bị đánh tan.

c) Kết quả: 

- Cuộc khởi nghĩa dành thắng lợi. 

 

4. Khởi nghĩa Bà Triệu:

a) Nguyên nhân:

- Chính sách đô hộ, đồng hóa  rất tàn bạo của triều đại nhà Ngô.

b) Diễn biền:

- Năm 248 cuộc khởi nghĩa bùng nổ ở Phú Điền ( Hậu Lộc - Thanh Hóa ).

- Nghĩa quân đánh phá các thành ấp của nhà Ngô ở quận Cửu Chân, từ đó đánh ra khắp Giao Châu.

- Nhà Ngô cử Lục Dận đem 6000 quân sang Giao Châu, Lục Dận vừa đánh vừa mua chuột.

c) Kết quả:

- Cuộc khởi nghĩa bị dàn ác.

- Bà Triệu hi sinh trên núi Tùng ( Phú Điền - Hậu Lộc - Thanh Hóa ).

 

6 tháng 11 2018

a)

-Dưới thời Văn Lang, người Lạc Việt biết làm ruộng, ươm tơ, dệt lụa, đúc đồng làm vũ khí và công cụ sản xuất.

-Hàng ngày họ ra đồng trồng lúa, đỗ, khoai, rau quả và cả dưa hấu. Họ sinh hoạt trong ngôi nhà sàn, thức ăn chủ yếu của người Lạc Việt là xôi, bánh chưng, bánh giầy, cơm…

-Vào những ngày lễ, họ cùng tụ tập lại với nhau, ca hát nhảy múa với nhau và cùng nhau chơi những trò chơi như đấu vật, đua thuyền…Cuộc sống ở làng bản của họ vô cùng giản dị, vui tươi, hòa hợp với thiên nhiên.

b)

Hoàn cảnh diễn ra cuộc khởi nghĩa:

-Hai Bà Trưng được sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước mất, nhà tan, nên hai chị em sớm có lòng căm thù giặc.

-Lúc bấy giờ, Trưng Trắc và chồng là Thi Sách liên kết các thủ lĩnh để chuẩn bị nổi dậy. Chính lúc đó, Thi Sách bị Tô Định giết hại.

-Do đó, Hai Bà Trưng quyết tâm đứng lên khởi nghĩa để đền nợ nước, trả thù nhà.

Diễn biến cuộc khởi nghĩa:

-Mùa xuân năm 40, trên cửa sông Hát Môn Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa.

-Nghĩa quân làm chủ Mê Linh, tiến đánh Cổ Loa, tấn công Luy Lâu.

Kết quả

-Trong vòng không đầy một tháng, cuộc khởi nghĩa đã hoàn toàn thắng lợi.

c)

Diễn biến của chiến thắng Bạch Đằng:

-Quân Nam Hán do Hoằng Tháo chỉ huy đã vượt biển, ngược sông Bạch Đằng tiến vào nước ta.

-Ngô Quyền lợi dụng thủy triều, cho quân cắm cọc gỗ đầu nhọn xuống nơi hiểm yếu.

-Sau đó, Ngô Quyền cho quân mai phục ở hai bên bờ sông và cho quân bơi thuyền nhẹ ra khiêu chiến nhử quân địch vào khu vực ta đã đóng cọc.

-Thủy triều xuống, cọc gỗ nhô lên, quân ta mai phục đổ ra đánh quyết liệt, thuyền địch bị chọc thủng, quân địch tê liệt, Hoằng Tháo bị tử trận.

Ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng:

-Chiến thắng Bạch Đằng kết thúc thời kì nước ta bị phong kiến phương Bắc đô hộ, mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc.

6 tháng 4 2020

Mùa hạ là mùa của ánh nắng vàng nhuộm hết cả những con đường với những cơn gió mát lành, giúp cho cái nắng gắt như được giảm xuống, là mùa của những tiếng ve kêu lẫn trong những cành hoa phượng đỏ rực cả một góc trời. Và hơn hết, em yêu nhất chính là những cơn mưa rào chợt đến chợt đi tưới mát tất cả vạn vật.

Buổi chiều hôm ấy, trời bỗng nhiên oi ả hơn mọi ngày. Ánh nắng như chói chang hơn, cả một vùng không hề có lấy một chút gió nào. Ai ai cũng cảm thấy mệt mỏi, những chiếc quạt máy như không đủ công suất để phục vụ cho tất cả mọi người nữa. chúng chỉ chạy một cách lờ đờ. Ngay cả với những hàng cây cổ thụ và những bãi cỏ dài mấy hôm nay cũng như không còn sức sống nữa. Chúng như héo rũ, không còn được đung đưa theo những cơn gió như thường ngày.

Ai cũng mong có một cơn mưa mát lành tới để làm dịu bớt cái oi nóng của những ngày hè. Và rồi, chỉ khoảng nửa tiếng sau đó, trời đất như thay đổi. Những đám mây đen sì từ chân trời bay về. Trời bỗng nổi lên những trận gió lớn như mang biết bao hơi lạnh từ biển vào trong đất liền. Trẻ con cùng nhau reo vui, chào đón cơn mưa đến với niềm vui hân hoan, hạnh phúc.

Và rồi “Ầm ầm !” một tia chớp như xé toạc cả bầu trời cùng với tiếng sấm ì ùng. Ngay lập tức, người lớn vội vàng chạy về nhà đóng cửa, cất đồ, quần áo phơi ở bên ngoài. Lũ trẻ thì cười vui sướng, hẹn cùng nhau đá bóng dưới trời mưa. Hoạt động của con người như nhanh hơn để chạy đua với thời tiết. Những hạt mưa lớn bắt đầu rơi “lộp bộp” ở trên mái hiên, trên những con đường.

Và nhanh chóng sau đó, cơn mưa lớn bắt đầu rơi như trút, những hạt mưa mát lạnh đậu xuống như xua tan hết tất cả cái oi nóng của mùa hè, làm cho lòng người cũng cảm thấy trong lành vui sướng hơn bao giờ hết. Cơn mưa tưới mát vạn vật, mang đến cho con người và thiên nhiên một sức sống mới hơn bao giờ hết. Cây cối như được gội rửa, tẩy đi hết những bụi bẩn của những ngày qua.

Cơn mưa mùa hạ tới nhanh mà đi cũng nhanh. Sau cơn mưa, tất cả mọi thứ như được khoác thêm một lớp áo mới, tươi mát và trong xanh hơn bao giờ hết. Mọi vật cùng vui sướng khi được tắm mát sau rất nhiều ngày oi bức. Phía xa xa, trên bầu trời trong xanh sau trận mưa, bỗng nhiên xuất hiện những tia sáng lung linh, cong cong vươn lên giữa bầu trời, đó là cầu vồng sau mưa.

Mưa mùa hạ không chỉ tưới mát sức sống cho vạn vật mà còn làm cho con người cảm thấy yêu đời hơn bởi những gì mà nó đem tới. Những cơn mưa chợt tới chợt đi đã trở thành một hình ảnh tượng trưng cho mùa hè, giúp chúng ta được gần nhau hơn, để có những phút giây gần bên nhau, cùng lắng nghe những tiếng mưa rơi bên hiên nhà.

tham khảo ạ

Tham khảo nhé bạn !

Mấy ngày nay trời nóng như đổ lửa, cây cối thì héo khô, mọi người thì đều chờ có một cơn mưa, thật ngột ngạt và khó chịu. Vào buổi chiều ngày hôm qua, cơn mưa mà mọi người chờ đã đến.

Mây đen từ đâu ùn ùn kéo đến, che lấp cả một vòm trời xanh thẫm. Lúc đầu gió chỉ nổi lên xoáy thành một cơn lốc nhỏ cuốn lá vàng bay đi. Khoảng năm phút sau, gió như điên cuồng thổi đến làm cây cối nghiêng ngả, người đi bộ cũng khó đi lại vì sức gió. Một tia chớp vàng giáng xuống xé toạc những đám mây xám xịt. Và vài hạt mưa to và nặng rơi xuống tạo ra tiếng lách tách, lách tách trên mái tôn. Mọi người rảo chân bước vội. Xe cộ trên đường cũng phóng nhanh hơn.

Rồi một lúc sau, hạt mưa cũng nhỏ dần và mưa lớn hơn. Mưa lớn như thế nào thì gió lớn như thế nấy. Mưa như trút nước. Cứ tưởng như là sắp có bão vậy. Nước mưa lao vào những bụi cây. Lá bàng, lá cau vẫy tay như chào đón cơn mưa. Mưa tạch tạch trên lan can, đập vào lòng lá bàng lộp độp, lộp độp. Hai bên đường cũng đông người trú mưa hơn lúc chuẩn bị mưa. Có người đội đầu trần chạy về nhà. Con đường vắng hẳn. Chỉ có một đám trẻ khoảng năm sáu đứa cởi trần chạy ra ngoài mưa để tắm và một vài chiếc xe ô tô, xe tải bật đèn lao vào màn nước trắng xóa. Nước chen nhau tuôn ồ ồ vào các rãnh cống. Những chú chim sẻ cũng tìm chỗ để trú. Chuột, gián đã bám vào chân tường.

Mưa đến rồi cũng đi. Mây đen cũng nhường chỗ cho bầu trời ló rạng. Cầu vồng hiện ra với bảy sắc lung linh. Tiếng nói chuyện, đi lại nhộn nhịp từ những chỗ trú mưa, mọi người lại tiếp tục công việc của mình. Nhất là các bác thợ sửa xe, khi mưa xong, bác lại xách hộp đồ nghề lỉnh kỉnh của mình ra để sửa cái bu-gi cho mấy chiếc xe bị chết máy khi trận mưa kết thúc. Mấy chú chim sẻ bay ra từ hốc cây nào đó, đậu trên mái nhà, dang cánh ra để phơi khô bộ lông óng ánh của chú, và thỉnh thoảng chú kêu rích rích nghe rất vui tai.

Mưa xong làm cho không khí oi bức trở thành không khí mát mẻ, trong lành. Những hạt mưa cuốn trôi bụi bặm trên lá cây đi. Mưa xong, những giọt mưa còn đọng lại trên tán lá. Khi có ánh sáng chiếu vào, nó lấp lánh như kim cương. Đối với chúng ta thì nó chỉ có như thế. Nhưng đối với các bác nông dân, thì nó cần biết bao nhiêu!