K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Con hổ, đối với mỗi chúng ta mà nói thì đó là một loài động vật vô cùng hung dữ chẳng ai dám lại gần, bởi từ khi sinh ra nó đã sống trong tự nhiên, sống trong môi trường hoang dã, phải cố gắng đấu tranh để sinh tồn giữa cuộc sống khắc nghiệt như thế, vậy mà khi vào trong câu chuyện con hổ mang hình bóng của một con người, có tâm tư tình cảm, có mưu cầu hạnh phúc, đặc biệt hơn cả là biết trả ơn khi nhận được sự giúp đỡ từ con người. Con vật cũng như con người, nó đều biết đâu là đúng, đâu là sai, ai tốt với nó, ai giúp đỡ nó thì nó sẽ trả ơn, nhưng ơn nghĩa mà con hổ thể hiện không chỉ là giúp đỡ một lần trả ơn một lần, đối với nó thì khi được giúp đỡ sẽ không bao giờ quên đi ơn nghĩa mà con người ban cho nó, đối với bác tiều phu từ khi giúp đỡ nó đến lúc mất nó vẫn không hề quên những gì mà bác đã làm. Khi bác mất con hổ đã đến bên cạnh quan tài để tỏ lòng thương tiếc, đến ngày giỗ vẫn mang dê hay lợn rừng tới thăm bác.

Câu chuyện đem lại hai giá trị cốt lõi mà người đọc cần thấu hiểu được, thứ nhất đó là đề cao tình người ở trong cộng đồng, khi gặp người khác khó khăn hoạn nạn hãy dùng tất cả khả năng của bản thân để ra tay giúp đỡ dù điều đó là nhỏ nhật và điều thứ hai đó là khi nhận được sự giúp đỡ của người khác thì bản thân cần ghi nhớ công ơn đó suốt cuộc đời, luôn sẵn sàng trả ơn đối với những người đã từng giúp mình. Đối với dân tộc ta mà nói thì tình cảm giữa con người với con người đã tồn tại từ rất lâu đời, nó xuyên suốt chiều dài lịch sử và còn tồn tại cho đến tận ngày nay với phương châm “Lá lành đùm lá rách”, tuy nhiên bên cạnh đó là những người thiếu đi nét đẹp lâu đời vốn có đó

Một loài động vật mà còn có tình nghĩa như thế vậy tại sao con người lại không thể thấu hiểu được tầm quan trọng của ân nghĩa ở trên đời. Chúng ta đang sống trong thời kì “Tự cung, tự cấp” vì vậy mà có những người suy nghĩ rằng việc được giúp chỉ là sự tương tác giữa người với người. Một đại bộ phận con người khi được giúp đỡ thường có thói quen quên đi những gì đã từng diễn ra trong quá khứ, đối với họ mà nói thì việc trả ơn thực sự quá vất vả và khó khăn. Hình tượng con hổ cũng thể hiện rằng trong cuộc sống này việc mang ơn và trả ơn có liên quan tới luật nhân quả trong cuộc sống, một người làm việc tốt dù trong lòng không mong muốn nhận lại ơn nghĩa nhưng đối với người được giúp đó là trách nhiệm, là điều tất yếu cần phải làm.

Câu chuyện “Con hổ có nghĩa” đem lại nhiều giá trị trong cuộc sống của con người, đọc xong câu chuyện, nhận ra giá trị của câu chuyện cũng là lúc bản thân trở nên thấu hiểu trước đạo lý của cuộc

3 tháng 3 2021

Con hổ có nghĩa là 1 câu chuyện có những tình huống rất đặc sắc thu hút nhiều đọc giả quan tâm. Đoạn thứ nhất là câu chuyện giữa hổ và bà đỡ Trần ở huyện Đông Triều. Hổ đực đền ơn mười lạng bạc vì bà đỡ Trần đã cứu vợ con nó. Số bạc ấy đã giúp bà sống qua năm mất mùa đói kém. Hình ảnh hổ đực mang bóng dáng hình ảnh con người. Nó mang nhiều phẩm chất cao quý của con người. Nó không chỉ biết đền ơn đáp nghĩa với ân nhân mà nó còn có nhiều biểu hiện đáng quý: hết lòng với hổ cái trong lúc sinh đẻ, vui mừng khi có con, lễ phép, lưu luyến trong phút chia tay ân nhân...

Một loài vật hung dữ nhưng dưới ngòi bút miêu tả của tác giả con hổ hiện lên thật đáng trân trọng. Tác giả đã nhân hóa những phẩm chất trong con người thành những phẩm chất trong con hổ, một con hổ có tình có nghĩa. Con vật cũng như con người, dưới ngòi bút sắc sảo của tác giả nó đã trở thành những phẩm chất đáng quý để nhiều người phải học tập theo. Câu chuyện thứ nhất: Hổ đực nhờ bà đỡ Trần đỡ đẻ cho hổ cái. Bà đỡ Trần nhà ở huyện Đông Triều, nổi tiếng đỡ đẻ mát tay vì vậy một đêm hổ đực đã đến nhà và nhờ bà ấy đỡ đẻ cho hổ cái, bà đỡ đẻ xong hổ đực trả ơn bà Hổ đực trả ơn bà mười lạng bạc, sau này nhờ số bạc đó, bà đỡ Trần sống qua cảnh mất mùa đói kém. Đoạn thứ hai kể về chuyện đã xảy ra giữa hổ trán trắng và người kiếm củi ở huyện Lạng Giang. Hổ bị hóc xương, không thể nào lấy ra được. Nó đau đớn giãy giụa làm cỏ cây nghiêng ngả. Bác tiều phu đã giúp hổ lấy khúc xương ra khỏi họng. Hổ đền ơn đáp nghĩa bác tiều. Hơn mười năm sau, bác tiều qua đời, hổ đến bên quan tài tỏ lòng thương tiếc.

Sau đó, mỗi năm đến ngày giỗ bác, hổ lại đem dê hoặc lợn rừng đến để trước cửa nhà. Lòng biết ơn của hổ thật đáng quý, Bác Tiều Phu đã cứu giúp cho sự sống của Hổ lúc hoạn nạn vì vậy Hổ đã hết lòng cảm ơn và đền đáp ân huệ của mình với bác Tiều Phu, một tấm lòng đền đáp đáng quý của Hổ đã giúp cho chúng ta thấy được những loài vật cũng có những phẩm chất đáng quý của con người cũng biết ơn và biết trân trọng những tình cảm của con người đối với mình. Chỉ với 2 hành động của 2 con Hổ đó chúng ta nhận thấy lòng biết ơn - điều cốt lõi trong đạo làm người đã xuất phát trong động vật, động vật cũng như con người đều biết đền đáp những ân huệ cho những người đã cứu giúp mình . Đối với câu chuyện thứ nhất khi bà đỡ Trần giúp cho hổ cái được mẹ tròn con vuông, sau những phút mừng rỡ đùa giỡn với con, hổ đực quỳ xuống bên một gốc cây, lấy chân đào lên một cục bạc đưa biếu bà Trần.

Hành động đền ơn đáp nghĩa của con Hổ diễn ra ngay sau khi Bà đỡ đỡ xong cho Hổ cái. Hổ đền ơn cho Bà Đỡ rất nhiều hơn mười lạng bạc. Hổ tuy là một con vật nhưng lại biết cư xử có nghĩa có tình với người đã giúp gia đình nó vượt qua cơn hoạn nạn. Khi tiễn Bà Đỡ Trần về, hổ đã cúi đầu vẫy đuôi. Đến khi bà đỡ Trần đi khá xa, nó gầm lên một tiếng rồi bỏ đi. Đây có lẽ là lời chào tiễn biệt và là lời cảm ơn chân thành của hổ đực đối với ân nhân đã cứu giúp gia đình của mình.

Cách trả ơn của hổ trán trắng khác với hổ đực. Sau khi được bác Tiều Phu cứu sống, nó đã tha một con nai đến đặt trước của nhà bác Tiều Phu để tạ ơn, nhưng đó chỉ là những đền đáp về mặt vật chất cảm động nhất với tình huống của hổ trắng đó là sau hơn 10 năm khi bác tiều phu qua đời, nó vẫn nhớ tới những ân tình của bác đã cứu sống nó hổ trắng tới nơi chôn cất bác và dụi đầu vào quan tài, gầm lên tỏ vẻ xót thương, chạy quanh quan tài vài vòng rồi đi. Đây có lẽ là những hành động tiếc thương và nhớ tới Bác của Hổ Trắng, những hành động của Hổ có tình có nghĩa như những hành động của con người,thời gian trôi đi nhưng những ân tình đó trong lòng hổ trắng vẫn không hề nguôi ngoai.

Từ đó về sau, hằng năm cứ tới ngày giỗ bác tiều là hổ lại đưa dê hoặc lợn đến để ở ngoài cửa. Đặc điểm chung của 2 con Hổ này là đều gầm lên những tiếng thét của mình đối với con Hổ thứ nhất nó gầm lên như 1 lời tiễn biệt còn đối với con Hổ Trắng tiếng gầm nói lên công ơn đền đáp và không quên được ân huệ của mình với Bác Tiều Phu. Cả 2 hành động của Hổ đã được tác giả nhân hóa lên để nói những phẩm chất tốt đẹp trong con người, những con người tình nghĩa, có tấm lòng cao thượng. Tác giả thật thành công khi đặt hổ vào hoàn cảnh như vậy, một con hổ hung dữ nhưng lại có tình có nghĩa người xưa từng nói " Hỗ dữ cũng không ăn thịt con" quả không hề sai, dù là một loài hung dữ nhưng lại có tình có nghĩa.

Truyện Con hổ có nghĩa là bài học giáo huấn đạo đức của con người bằng những hành động tình nghĩa của Hổ, qua đó nhắc nhở con người cần sống tình nghĩa và biết đền đáp những ân huệ đã giúp đỡ mình.

6 tháng 12 2017

Hổ là loài rất hung dữ và nguy hiểm, nó có thể ăn thịt con người bất kì lúc nào nó muốn. Nhưng trong câu chuyện Con hổ có nghĩa, tác giả đã xây dựng lên một hình ảnh con hổ có tư cách giống như một con người.câu chuyện giữa hổ và bà đỡ Trần ở huyện Đông Triều. Hổ đực đền ơn mười lạng bạc vì bà đỡ Trần đã cứu vợ con nó. Số bạc ấy đã giúp bà sống qua năm mất mùa đói kém.Hai con hổ đã làm cho người đọc thấy cảm phục ở tấm lòng của nó, đó chính là lòng biết ơn - điều cốt lõi trong đạo làm người.Khi bà đỡ Trần giúp cho hổ cái được mẹ tròn con vuông, sau những phút mừng rỡ đùa giỡn với con, hổ đực quỳ xuống bên một gốc cây, lấy chân đào lên một cục bạc đưa biếu bà Trần. Hành động đền ơn đáp nghĩa của nó diễn ra ngay tức thì, không một chút đắn đo, suy nghĩ. Mà hổ đền ơn đâu phải ít, những hơn mười lạng bạc. Hổ tuy là một con vật nhưng lại biết cư xử có nghĩa có tình với người đã giúp gia đình nó vượt qua cơn hoạn nạn. Khi tiễn ân nhân về, hổ cúi đầu vẫy đuôi. Đến khi bà đỡ Trần đi khá xa, nó gầm lên một tiếng rồi bỏ đi. Đây là tiếng chào tiễn biệt, là lời cảm ơn chân thành của hổ đực đối với ân nhân.Hai câu chuyện được tác giả kể lại bằng giọng kể tự nhiên, mộc mạc, không khoa trương, không bình phẩm, nhưng chính điều này lại làm cho ý nghĩa của câu chuyện thêm thú vị và sâu sắcCâu chuyện muốn nhắc nhở chúng ta rằng, Làm người thì phải sống có tình, có nghĩa. Tình nghĩa không chỉ cảm hóa được con người mà đối với loài vật chúng ta cũng có thể thu phục được..

7 tháng 12 2017

Hổ là loài rất hung dữ và nguy hiểm, nó có thể ăn thịt con người bất kì lúc nào nó muốn. Nhưng trog câu chuyện Con hổ có nghĩa, tác giả đã xây dựng lên một hình ảnh con hổ có tư cách giống như một con người.

Đoạn thứ nhất là câu chuyện giữa hổ và bà đỡ Trần ở huyện Đông Triều. Hổ đực đền ơn mười lạng bạc vì bà đỡ Trần đã cứu vợ con nó. Số bạc ấy đã giúp bà sống qua năm mất mùa đói kém.

Biện pháp nghệ thuật nhân hóa thường thấy trong truyện ngụ ngôn khiến cho hình ảnh hổ đực mang bóng dáng hình ảnh con người. Nó không những biết đền ơn đáp nghĩa với ân nhân mà còn có nhiều biểu hiện đáng quý: hết lòng với hổ cái trong lúc sinh đẻ, vui mừng khi có con, lễ phép, lưu luyến trong phút chia tay ân nhân...Thật không thể tin được một loài vật hung dữ mà dưới ngòi bút miêu tả của tác giả con hổ hiện lên thật đáng trân trọng.

Đoạn thứ hai kể về chuyện đã xảy ra giữa hổ trán trắng và người kiếm củi ở huyện Lạng Giang. Hổ bị hóc xương, không thể nào lấy ra được. Nó đau đớn giãy giụa làm cỏ cây nghiêng ngả. Bác tiều phu đã giúp hổ lấy khúc xương ra khỏi họng. Hổ đền ơn đáp nghĩa bác tiều. Hơn mười năm sau, bác tiều qua đời, hổ đến bên quan tài tỏ lòng thương tiếc. Sau đó, mỗi năm đến ngày giỗ bác, hổ lại đem dê hoặc lợn rừng đến để trước cửa nhà.

Hai con hổ đã làm cho người đọc thấy cảm phục ở tấm lòng của nó, đó chính là lòng biết ơn - điều cốt lõi trong đạo làm người.Khi bà đỡ Trần giúp cho hổ cái được mẹ tròn con vuông, sau những phút mừng rỡ đùa giỡn với con, hổ đực quỳ xuống bên một gốc cây, lấy chân đào lên một cục bạc đưa biếu bà Trần. Hành động đền ơn đáp nghĩa của nó diễn ra ngay tức thì, không một chút đắn đo, suy nghĩ. Mà hổ đền ơn đâu phải ít, những hơn mười lạng bạc. Hổ tuy là một con vật nhưng lại biết cư xử có nghĩa có tình với người đã giúp gia đình nó vượt qua cơn hoạn nạn. Khi tiễn ân nhân về, hổ cúi đầu vẫy đuôi. Đến khi bà đỡ Trần đi khá xa, nó gầm lên một tiếng rồi bỏ đi. Đây là tiếng chào tiễn biệt, là lời cảm ơn chân thành của hổ đực đối với ân nhân.

Cũng đáp đền ân nghĩa nhưng cách trả ơn của hổ trán trắng có khác. Sau khi được cứu sống, nó đã tha một con nai đến đặt trước của nhà bác tiều phu để tạ ơn. Cảm động nhất là mười năm sau, khi bác tiều phu qua đời, nó vẫn nhớ đến bác và về chịu tang ân nhân của mình. Từ xa, mọi người nhìn thấy hổ trán trắng dụi đầu vào quan tài, gầm lên tỏ vẻ xót thương, chạy quanh quan tài vài vòng rồi đi. Từ đó về sau, hằng năm cứ tới ngày giỗ bác tiều là hổ lại đưa dê hoặc lợn đến để ở ngoài cửa...

Trong đoạn này, tác giả đặc tả ân nghĩa thủy chung của hổ qua hai tiếng gầm của nó: một tiếng gầm tỏ ý cảm ơn khi đem nai về cho bác tiều và một tiếng gầm tỏ ý tiếc thương để vĩnh biệt ân nhân. Tiếng gầm này cũng là lời hứa không bao giờ quên ơn người đã khuất.

Hai câu chuyện được tác giả kể lại bằng giọng kể tự nhiên, mộc mạc, không khoa trương, không bình phẩm, nhưng chính điều này lại làm cho ý nghĩa của câu chuyện thêm thú vị và sâu sắc. Tác giả đã mượn hình ảnh của hai con vật dữ tợn nhất nhưng lại sống rất nghĩa tình.

Tác giả đã tinh tế khi chọn nhân vật trong truyện là con hổ. Con hổ hung dữ như vậy nhưng nó vẫn biết đền ơn đối với những người đã giúp đỡ nó vượt qua khó khăn, vậy con người với con người thì đã đối xử với nhau thế nào. Câu chuyện muốn nhắc nhở chúng ta rằng, Làm người thì phải sống có tình, có nghĩa. Tình nghĩa không chỉ cảm hóa được con người mà đối với loài vật chúng ta cũng có thể thu phục được.

11 tháng 12 2018

CON HỔ LÀ CON VẬT.VÀ NÓ BIẾT ĐI .NÓ CÒN BIẾT TRẢ ƠN

11 tháng 12 2018

Viết đoạn văn

25 tháng 12 2018

Con hổ có nghĩa nói về chuyện bà đỡ Trần và bác tiều thu gặp hổ, và đã được hổ đền ơn đáp nghĩa. Truyện đề cao đạo lí ân nghĩa thuỷ chung ở đời. Truyện gồm có hai phần, phần nào cũng tinh giản mà kì thú, gợi cảm.

Ở đây ta nói về mẩu chuyện bà đỡ Trần gặp hổ. Tình huống li kì hồi hộp: đêm, nghe tiếng gõ cửa, bà đỡ ra mở cửa, rồi bị con hố lao tới cõng bà đi. Bị hổ bắt làm sao mà sống được? Bà đỡ, ban đầu sợ đến chết khiếp. Hổ dùng một chân ôm lấy bà chạy như bay, hễ gặp bụi rậm, gai góc thì dùng tay rẽ lối chạy vào rừng sâu. Phải chăng hổ bắt được mồi, nên vội vã tha mồi về hang ?. Nhưng cái cử chỉ một chân ôm lấy bà, một tay rẽ lối của hố thì có vẻ như nương nhẹ, cẩn trọng? Một tình tiết hồi hộp, hấp dẫn.

Cảnh thứ hai cũng đầy kịch tính. Bà đỡ nhìn thấy hổ cái đang lăn lộn cào đất, bà đỡ run sợ không dám nhúc nhích. Bà sợ lắm vì tưởng là hổ định ăn thịt mình. Hổ đực dùng cử chỉ để thay lời nói. Nó nhỏ nước mắt, thương hổ cái lắm. Nó "cầm tay bà nhìn hổ cái" như kêu van, như xin được cứu giúp. Người và hổ đã tương tri, đã biết cảnh ngộ nhau, biết tấm lòng của nhau. Bà đỡ rất cần mẫn, có tay nghề giỏi, bà chỉ nhìn bụng hổ cái như có cái gì động đậy, thế là bà biết ngay hổ cái sắp đẻ. Thật nhân đức, bà đỡ hoà thuốc với nước suối cho hổ cái uống, bà còn dán xoa bụng cho hổ. Cử chỉ của bà đầy tình thương. Đã mấy ai trong thiện hạ dám đưa tay xoa bóp bụng hổ. Với bà đỡ Trần thì hổ cái là một sản phụ, đang đau đẻ, cần giúp đỡ để cứu cả mẹ lẫn con.

Cảnh thứ ba là cảnh hổ cái đẻ con và hổ đực đưa tiễn bà đỡ. Hổ đực rất tình cảm và có nghĩa. Nó vui mừng đùa giỡn với con. Nó quỳ xuống bên một gốc cây, lấy tay đào lên một cục bạc để tặng bà đỡ. Nó đứng dậy đi, quay nhìn bà để ra hiệu đưa tiến bà về. Nghe bà đỡ nói: Xin chúa rừng quay về, nó cúi đầu vẫy đuôi, rồi gầm lên một tiếng. Cảnh tiễn biệt đầy lưu luyến và sâu nặng tình nghĩa biết bao!

Câu chuyện thật hay, thật hồi hộp cảm động. Người đỡ đẻ, giúp hồ cái mẹ tròn con vuông. Hổ đền ơn người một cục bạc, nhờ món quà ấy mà bà đỡ sống qua được năm mất mùa đói kém. Chuyện cũng là chuyện người. Bài học đền ơn đáp nghĩa thật kỳ thú, gợi cảm.

25 tháng 12 2018

Trong truyện Thạch Sanh tiếng đàn thần kì của Thạch Sanh có một số ý nghĩa sau : Tiếng đàn đã giúp Thạch Sanh được giải oan, giải thoát sau khi bị Lí Thông lừa gạt, cướp công, Thạch Sanh bị bắt giam vào ngục tối. Nhờ có tiếng đàn thần của Thạch Sanh mà công chúa khỏi câm ,giúp vạch mặt Lí thông ,giúp Thạch Sanh không phải bỏ công sức để đánh giặc. Tiếng đàn thần là tiếng đàn của công lí. Tiếng đàn còn làm quân sĩ 18 nước chư hầu phải cuốn giáp xin hàng. Tiếng đàn đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta. Nó là vũ khí đặc biệt để cảm hóa kẻ thù. Còn niêu cơm thần kì của Thạch Sanh có khả năng phi thường, cứ ăn hết lại đầy, làm quân 18 nước chư hầu lúc đầu coi thường, chế giễu nhưng sau đó phải ngạc nhiên thán phục. Niêu cơm thể hiện sức mạnh, tiềm năng to lớn của đất nước, của nhân dân. Thể hiện tấm lòng nhân đạo yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.

9 tháng 5 2016

Nhớ rừng là một bài thơ nổi tiếng của phong trào Thơ mới. Nó cũng là một bài in được dấu ấn đậm và bền trong nhiều thế hệ bạn đọc – Tác giả của nó – thi sĩ Thế Lữ, là một nhà thơ tài năng, người có công đầu trong phong trào Thơ mới. Có thể nói ông đã nhập thân hoàn toàn vào hình tượng con hổ trong bài, mượn con hổ để bộc lộ tâm sự của một thanh niên trí thức trước cuộc đời tù túng, nô lệ.

Một khía cạnh rõ nét của tâm sự ấy, là nỗi “tủi nhục” vì hiện trạng của thân phận:

Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm,

Để làm trò lạ mắt, thứ đỏ chơi,


 
Chịu chung bầy cùng bọn gấu dở hơi,

Với cặp báo chuồng bên vô tư lự.

Nỗi tủi nhục đến cao độ, chuyển thành phẫn uất, căm hờn. Bị mất tự do trong “cũi sắt”, đành thúc thủ bất lực “nằm dài trông ngày tháng dần qua”, lại còn bị “lũ người kia”, tác giả muốn ám chỉ ai đây? Phải chăng bọn thực dân người nước ngoài xa lạ nhào cợt, khinh thường:

Giương mắt bé giễu oai linh rừng thâm

Xưa kia ta từng là “chúa tể của muôn loài”, “oai linh” ta ngự trị cả núi cao rừng sâu. Nay bị nhốt củi, cùng thân phận “làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi” bị coi cá mè một lứa với bầy gấu dở hơi, cặp báo nông nổi! Nhục nhã, uất hận biết bao.

Cùng với “niềm uất hận ngàn thâu” ấy, là thái độ khinh ghét. Và khinh cũng đến cao độ như căm hờn, con hổ này không có gì lưng chừng, nửa vời cà. Nó ghét tất cả những cảnh tượng môi trường xung quanh, từ:

Những cảnh sửu sang, tầm thường, giả dối.

Cho đến:

Dải nước đen giả suối, chẳng thông dòng

 Len dưới nách những mô gò thấp kém.

Nó khinh ghét tất cả cái môi trường áp đặt giả tạo mà “lũ người kia” đã thiết kế bày đặt ra. Nó nhận ra tất cả chỉ là trò nhái lại, là lối “học đòi” cái môi trường sống đích thực của nó xưa kia, cái “cảnh sơn lâm bóng cả, cây già – với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi” mà nó không thể nào quên được, mà nó mãi mãi nhớ thương. Phải chăng lẫm sự con hổ ở đây, một lần nữa lại phản chiếu tâm sự của chàng thanh niên Nguyễn Thế Lữ – người từng có thời hoạt động trong một “hội kín” yêu nước? Cái tâm sự bất bình, phủ định thứ văn minh “Tây Tàu nhô" nhăng” đang thay thế cho những “vẻ hoang vu” của “bóng cả cây già” “những đêm vàng bên bờ suối”, “những bình minh cây xanh nắng gội”… một cách hình dung, gợi nhớ đến những giá trị văn hoá cổ truyền của Tổ quốc?

Nhưng có lẽ luồng tâm sự xuyên suốt, điều canh cánh thường xuyên hơn cả trong lòng con hổ là nỗi nhớ – một nỗi nhớ vừa da diết xót xa, vừa mênh mang hoành tráng. Đó là nỗi “nhớ rừng” cao cả, thiêng liêng, đúng như đầu đề bài thư xác định. Ta dễ dàng nhận thấy hai đoạn thơ tả nỗi nhớ này lập trung, đậm đặc nhất – đoạn thứ hai và thứ ba trong bài – là hai đoạn có nhiều cảnh sắc huy hoàng hấp dẫn nhất, có nhạc điệu lôi cuốn say mê nhất. Nhớ làm sao bóng dáng xưa kia của ta “bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng, lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng” giữa “sơn lâm bóng cả, cây già – với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi”, đẹp đẽ, uy nghi, hùng tráng biết bao! Nhớ làm sao.

… những đệm vùng bên bờ 'suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

… những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

 Ta lặng ngắm cảnh giang sơn ta đổi mới?

… những bình minh cây xanh nắng gội,

Tiếng chim ca, giấc ngủ ta tưng bừng?

Những kỉ niệm mới lộng lẫy, hùng vĩ, nên thơ nên nhạc biết bao!

Có thể nói Thế Lữ đã chứa chất vào lời con hổ trong vườn này tâm sự của các thế hệ cùng lứa với nhà thơ. Và cũng không riêng gì một thế hệ. Ai là người Việt Nam còn chút lòng yêu nước, còn biết nghĩ, mà chẳng cảm nhận xót xa nỗi hờn mất nước? Ai đã từng đọc qua lịch sử dân tộc, có ít nhiều ý thức về nền “văn hiến” đã lâu “của đất nước, mà chẳng ngán ngẩm với thứ văn minh hào nhoáng pha tạp thời thực dân? Người Việt Nam chưa mất gốc nào mà chẳng ủ ấp hi vọng được “thênh thang (…) vùng vẫy”, được “ngự trị” trên “nước non hùng vĩ” của mình, tương tự chú hổ vườn thú kia vẫn không nguôi “giấc mộng vàng to lớn” của nó.

9 tháng 5 2016

- Cảnh con hổ ở trong vườn Bách thú : Tâm trạng căm hờn, uất hận, chán ghét, cay đắng, mất tự do, cảnh vật tầm thường, giả dối

mk chỉ biết z thui àh, nếu thiếu sót thì m.n bổ sung típ nha :)hihi

17 tháng 12 2018

Lòng biết ơn đối với người khác từ xưa đến nay vốn là truyền thống của dân tộc ta. Ông cha ta luôn nhắc nhở, dạy bảo con cháu phải sống ân nghĩa thuỷ chung, đã nhận ơn của ai thì không bao giờ quên. Truyền thống đạo đức đó được thể hiện rõ nét qua câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".
Đây là một lời giáo huấn vô cùng sâu sắc. Khi ăn những trái cây chín mọng với hương vị ngọt ngào ta phải nhớ tới công lao vun xới, chăm bón của người trồng nên cây ấy. Từ hình ảnh ấy, người xưa luôn nhắc nhở chúng ta một vấn đề đạo đức sâu xa hơn: Người được hưởng thành quả lao động thì phải biết ơn người tạo ra nó. Hay nói cách khác: Ta phải biết ơn những người mang lại cho ta cuộc sống ấm no hạnh phúc như hôm nay.
Tại sao như vậy? Bởi vì tất cả những thành quả lao động từ của cải vật chất đến của cải tinh thần mà chúng ta đang hưởng thụ không phải tự nhiên có được. Những thành quả đó là mồ hôi, nước mắt và cả xương máu của biết bao lớp người đã đổ xuống để tạo nên. Bát cơm ta ăn là do công lao khó nhọc vất vả "một nắng hai sương" của người nông dân trên đồng ruộng. Tấm áo ta mặc, ngôi nhà ta ở, cả những vật dụng hàng ngày ta tiêu dùng là do sức lao động cần cù, miệt mài của những người thợ, những chú công nhân. Cũng như những thành tựu văn hoá nghệ thuật, những di sản của dân tộc còn để lại cho đời sau hôm nay là do công sức, bàn tay, khối óc của những nghệ nhân lao động sáng tạo không ngừng... Còn rất nhiều, nhiều nữa những công trình vĩ đại... mà ông cha ta làm nên nhằm phục vụ cho con người. Chúng ta là lớp người đi sau, thừa hưởng những thành quả ấy, lẽ nào chúng ta lại lãng quên, vô tâm không cần biết đến người đã tạo ra chúng ư? Một thời gian đằng đẵng sống trong những đêm dài nô lệ, chúng ta phải hiểu rằng đã có biết bao lớp người ngã xuống quyết tâm đánh đuổi kẻ thù... để cho ta có được cuộc sống độc lập, tự do như hôm nay. Chính vì vậy, ta không thể nào được quên những hi sinh to lớn và cao cả ấy.
Có lòng biết ơn, sống ân nghĩ thuỷ chung là đạo lí làm người, đó cũng là bổn phận, nhiêm vụ của chúng ta đối với đời. Tuy nhiên, lòng biết ơn không phải là lời nói suông mà phải thể hiện bằng hành động cụ thể. Nhà nước ta đã có những phong trào đền ơn đáp nghĩa, xã dựng những ngôi nhà tình nghĩa cho các bà mẹ anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ. Việc đền ơn đáp nghĩa này đã trở thành phong trào, là chính sách lan rộng trên cả nước. Đây không chỉ là sự đền đáp công ơn đơn thuần mà nó trở thành bài học giáo dục thiết thực về đạo lí làm người của chúng ta. Cho nên mỗi người ai ai cũng cần phải có ý thức bảo vệ và phát huy những thành quả đạt được ấy ngày càng tốt đẹp hơn, có nghĩa là ta vừa là "người ăn quả" của hôm nay, vừa là "người trồng cây" cho ngày mai. Cũng từ đó ta càng thấm thía hiểu được rằng: Cha mẹ, thầy cô cũng chính là người trồng cây, còn ta là người ăn quả. Vì vậy ta cần phải thực hiện tốt bổn phận làm con trong gia đình, bổn phận người học trò trong nhà trường. Làm được như vậy tức là ta đã thể hiện được lòng biết ơn sâu sắc của mình đối với những người đã hi sinh, thương yêu, lo lắng cho ta. Đây là một việc làm không thể thiếu được ở thế hệ trẻ hôm nay.
Tóm lại, câu tục ngữ trên giúp ta hiểu rõ về đạo lí làm người. Lòng biết ơn là tình cảm cao quý và cần phải có trong mỗi con người. Vì vậy, chúng ta cần phải luôn trau dồi phẩm chất cao quý đó, nhất là đối với cha mẹ, thầy cô... với những ai đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ. Lòng biết ơn mãi mãi là bài học quí báu và câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây"

23 tháng 12 2018

cảm ơn bạn

8 tháng 1 2020

Ý kiến khẳng định tình cảm yêu thương, kính trọng cha mẹ là thứ tình cảm thiêng liêng cao quý. Chúng ta cần phải trân trọng,  nuôi dưỡng tình cảm ấy; phê phán, lên án gay gắt những người chà đạp lên tình yêu thương ấy.

Bài viết triển khai các ý sau:

- Vì sao sự yêu thương, kính trọng cha mẹ lại là tình cảm thiêng liêng nhất.

- Những biểu hiện chứng tỏ sự yêu thương, kính trọng cha mẹ.

- Xã hội ngày nay vẫn có những đứa con bất hiếu với cha mẹ.

- Bài học của bản thân.

28 tháng 10 2016

Nhà nho Vũ Trinh không trực tiếp viết về chuyện con người trả nghĩa cho nhau mà viết chuyện hổ đáp nghĩa đối với người. Trong thực tế, chúng ta vẫn thấy có những con vật rất gắn bó với con người. Vì vậy, cụ Phan Bội Châu - một chí sĩ cách mạng đầu thế kỷ XX đã sáng tác mấy câu văn độc đáo ca ngợi một ***** có nghĩa. Ta hãy đọc những câu văn ấy trong Bia con Vá : "Vì có dũng, nên liều chết phấn đấu ; vì có nghĩa, nên trung thành với chủ. Nói thời dễ, làm thiột khó, người còn vậy huống gì chó. Ôi con Vá này, đủ hai đức đó. Há như ai kia, mặt người lòng thú. Nghĩ thế mà đau, dựng bia mộ chó". Trở lại với truyện Con hổ có nghĩa, chúng ta hiểu rõ sau những lời kể chuyện vé hai con hổ, như thì thầm tiếng nói của tác giả : con vật, con ác thú còn có nghĩa như thế, huống nữa là con người. Tuy là ác thú, nhưng hổ vẫn có lúc gặp nạn cần người khác giúp đỡ. Trong trái tim hổ có tình người. Người độc ác vẫn có thể và có lúc trở nên hiền lành, giàu lòng nhân nghĩa... Biết bao ý hàm ẩn, bóng bẩy, sâu sắc thấp thoáng sau những từ, ngữ, câu văn của tác phẩm, đánh thức trí tuệ, lay động tâm hồn chúng ta.

29 tháng 10 2016

***** laf gif vaayj