K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 5 2022

Đây là một vùng đất yên tĩnh và tươi đẹp. Nó sẽ rất hợp cho mọi người đến đây. Hãy ở đây để tận hưởng nó.

 Đấy là theo mình👌 OK

13 tháng 5 2022

Du lịch Quy Nhơn Bình Định được rất nhiều du khách nhắc đến trên bản đồ du lịch Việt Nam trong thời gian gần đây. Không những sở hữu nhiều danh lam thắng cảnh hoang sơ, tài nguyên thiên nhiên biển đảo hùng vĩ, Quy Nhơn Bình Định còn được biết đến là địa danh gắn liền với nhiều danh nhân nổi tiếng cũng như lịch sử võ thuật hào hùng của dân tộc.
1. Giới thiệu du lịch Quy Nhơn – Bình Định

Quy Nhơn – Bình Định – nơi có biển nghìn năm sóng vỗ với những bãi cát dài thơ mộng

Quy Nhơn – Bình Định – nơi có sự u huyền cổ kính của những tháp Chàm và nhiều di tích lịch sử – văn hóa nổi tiếng.

Quy Nhơn – Bình Định – nơi núi non hùng vĩ đã ghi dấu bao chiến công hiển hách của người anh hùng dân tộc áo vải cờ đào Quang Trung – Nguyễn Huệ vào cuối thế kỷ XVIII, của quân dân Quy Nhơn – Bình Định trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

Quy Nhơn – Bình Định – nơi hòa quyện giữa đồng bằng, đồi núi, sông suối và biển cả với những danh thắng nổi tiếng như: Kỳ Co, Eo Gió, Hòn Khô, Ghềnh Ráng Tiên Sa, đầm Thị Nại, bán đảo Phương Mai, Đảo Yến, bãi biển Quy Hòa, Cù Lao Xanh v.v…

Quy Nhơn – Bình Định – Nơi hội tụ của các lễ hội văn hóa dân gian đặc sắc, các làng nghề truyền thống độc đáo, phong cách ẩm thực đặc trưng… cùng biết bao điều kỳ thú khác.

Quy Nhơn – Bình Định, du khách sẽ được tận hưởng không khí trong lành của biển, của rừng, được cảm nhận cái gió, cái nắng miên man của vùng đất nhiệt đới, được tham quan những làng nghề truyền thống đặc sắc, được thưởng thức các sản phẩm độc đáo, đặc trưng của vùng quê biển và được chào đón bằng tình cảm thân thiện đầy lòng mến khách của người dân nơi đây

2. Các điểm du lịch nhất định phải đến tại Quy Nhơn – Bình Định dành cho du khách
2.1 Bãi tắm Kỳ Co

Nằm cách thành phố Quy Nhơn gần 25km, thuộc xã Nhơn Lý, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Kỳ Co mang một vẻ đẹp nguyên sơ quyến rũ  với biển xanh, cát trắng, nắng vàng đẹp tựa một bức tranh vừa nên thơ vừa hùng vĩ, Kỳ Co còn được mệnh danh là nơi cách thiên đường chỉ một bước chân, một Maldives của Việt Nam

Nơi đây hấp dẫn du khách, đặc biệt là những người ưa du lịch khám phá, bởi không chỉ có cảnh đẹp làm say lòng người mà còn biết bao điều thú vị… Tại đây du khách có thể hòa mình vào dòng nước trong sạch hiếm có và đùa nghịch trên bãi cát trắng xóa. Bãi Kỳ Co rất thích hợp cho những chuyến đi của gia đình, đặc biệt nếu có trẻ nhỏ, các bé sẽ vô cùng thích thú khi được ngâm mình trong một hồ bơi tự nhiên, cùng bắt sò, bắt ốc và chơi đùa với những con cá nhỏ bị sóng đánh vào bờ. Thiên nhiên đã ưu đãi cho Kỳ Co một không gian đầy sáng tạo tuyệt vời.

2.2 Đảo Hòn Khô

Nằm cách Quy Nhơn khoảng 16km, đảo Hòn Khô như một tấm bình phong khổng lồ che chắn cho Làng chài Nhơn Hải. Gọi là Hòn Khô bởi đảo chẳng có gì ngoài những dãy núi đá cheo leo, khô khốc cố ngoi ra biển.

Ở đảo, bốn mùa gió biển thi nhau đùa cợt xô đẩy vào vách đá, những con sóng bạc đầu thích thú với việc tạo hình cho đá. Chúng miệt mài đêm ngày chăm chút, tỉa tót khiến đá cũng mềm lòng mà uốn éo, ngả nghiêng.

 

Du lịch Quy Nhơn Bình Định được rất nhiều du khách nhắc đến trên bản đồ du lịch Việt Nam trong thời gian gần đây. Không những sở hữu nhiều danh lam thắng cảnh hoang sơ, tài nguyên thiên nhiên biển đảo hùng vĩ, Quy Nhơn Bình Định còn được biết đến là địa danh gắn liền với nhiều danh nhân nổi tiếng cũng như lịch sử võ thuật hào hùng của dân tộc.


1. Giới thiệu du lịch Quy Nhơn – Bình Định

Quy Nhơn -Bình Định – nơi có biển nghìn năm sóng vỗ với những bãi cát dài thơ mộng

Quy Nhơn – Bình Định – nơi có sự u huyền cổ kính của những tháp Chàm và nhiều di tích lịch sử – văn hóa nổi tiếng.

Du khách check in Tháp Bánh Ít Bình Định. Ảnh: Phan Nguyên Khiêm

Quy Nhơn – Bình Định – nơi núi non hùng vĩ đã ghi dấu bao chiến công hiển hách của người anh hùng dân tộc áo vải cờ đào Quang Trung – Nguyễn Huệ vào cuối thế kỷ XVIII, của quân dân Quy Nhơn – Bình Định trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

Quy Nhơn – Bình Định – nơi hòa quyện giữa đồng bằng, đồi núi, sông suối và biển cả với những danh thắng nổi tiếng như: Kỳ Co, Eo Gió, Hòn Khô, Ghềnh Ráng Tiên Sa, đầm Thị Nại, bán đảo Phương Mai, Đảo Yến, bãi biển Quy Hòa, Cù Lao Xanh v.v…

Bãi tắm Kỳ Co – Điểm du lịch nhất định phải đến khi đi du lịch Quy Nhơn

Quy Nhơn – Bình Định – Nơi hội tụ của các lễ hội văn hóa dân gian đặc sắc, các làng nghề truyền thống độc đáo, phong cách ẩm thực đặc trưng… cùng biết bao điều kỳ thú khác.

Quy Nhơn – Bình Định, du khách sẽ được tận hưởng không khí trong lành của biển, của rừng, được cảm nhận cái gió, cái nắng miên man của vùng đất nhiệt đới, được tham quan những làng nghề truyền thống đặc sắc, được thưởng thức các sản phẩm độc đáo, đặc trưng của vùng quê biển và được chào đón bằng tình cảm thân thiện đầy lòng mến khách của người dân nơi đây

2. Các điểm du lịch nhất định phải đến tại Quy Nhơn – Bình Định dành cho du khách
2.1 Bãi tắm Kỳ Co

Nằm cách thành phố Quy Nhơn gần 25km, thuộc xã Nhơn Lý, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Kỳ Co mang một vẻ đẹp nguyên sơ quyến rũ  với biển xanh, cát trắng, nắng vàng đẹp tựa một bức tranh vừa nên thơ vừa hùng vĩ, Kỳ Co còn được mệnh danh là nơi cách thiên đường chỉ một bước chân, một Maldives của Việt Nam

Nơi đây hấp dẫn du khách, đặc biệt là những người ưa du lịch khám phá, bởi không chỉ có cảnh đẹp làm say lòng người mà còn biết bao điều thú vị… Tại đây du khách có thể hòa mình vào dòng nước trong sạch hiếm có và đùa nghịch trên bãi cát trắng xóa. Bãi Kỳ Co rất thích hợp cho những chuyến đi của gia đình, đặc biệt nếu có trẻ nhỏ, các bé sẽ vô cùng thích thú khi được ngâm mình trong một hồ bơi tự nhiên, cùng bắt sò, bắt ốc và chơi đùa với những con cá nhỏ bị sóng đánh vào bờ. Thiên nhiên đã ưu đãi cho Kỳ Co một không gian đầy sáng tạo tuyệt vời.

Du khách Quy Nhơn Tourist check in Bãi tắm Kỳ Co Quy Nhơn

Tham khảo: Tour Kỳ Co Eo Gió

2.2 Đảo Hòn Khô

Nằm cách Quy Nhơn khoảng 16km, đảo Hòn Khô như một tấm bình phong khổng lồ che chắn cho Làng chài Nhơn Hải. Gọi là Hòn Khô bởi đảo chẳng có gì ngoài những dãy núi đá cheo leo, khô khốc cố ngoi ra biển.

Ở đảo, bốn mùa gió biển thi nhau đùa cợt xô đẩy vào vách đá, những con sóng bạc đầu thích thú với việc tạo hình cho đá. Chúng miệt mài đêm ngày chăm chút, tỉa tót khiến đá cũng mềm lòng mà uốn éo, ngả nghiêng.

Hòn Khô mang cho mình vẻ đẹp quyến rũ. Ảnh: Phan Nguyên Khiêm

Hòn Khô cũng thật biết chiều chuộng những đôi chân ưa khám phá mạo hiểm. Nó buộc khách xa phải thở hổn hển trèo hết vách này đến dốc khác để rồi trả công bằng cảm giác khi lên tới đỉnh, người ta cảm hết được sự khoáng đạt, bao la của biển cả. Phía xa xa là toàn cảnh TP Quy Nhơn được thu gọn trong tầm mắt…

Bãi tắm ở Hòn Khô vẫn giữ được nét hoang sơ, mộc mạc. Không chỉ sở hữu làn nước biển xanh trong, đảo còn được bao bọc bởi những rặng san hô muôn màu. Lặn ngắm san hô trở thành một đặc sản du lịch của đảo Hòn Khô. Bên cạnh đó du khách sẽ được thưởng thức những món đặc sản tươi ngon miền biển do người dân nơi này chế biển đặc biệt là món “Bánh xèo Hải sản”, cùng nhâm nhi ly rượu Bàu Đá cay nồng mang đậm bản sắc văn hóa Bình Định ấn tượng khó phai.2.3 Đảo Cù Lao Xanh

Ai đã đến Bình Định đều biết đến câu ca quen thuộc: “Bình Định có núi Vọng Phu, có đầm Thị Nại, có Cù Lao Xanh”. Và nếu bạn đã một lần đặt chân lên đảo Cù Lao Xanh, bạn sẽ không thể nào quên cái màu xanh quyến rũ của biển trời non nước.

Là hòn đảo cách TP. Quy Nhơn khoảng 22km (khoảng 30 phút đi cano và gần 2 tiếng đi thuyền gỗ), Cù Lao Xanh là món quà vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho người dân Bình Định. Bởi đến với nơi đây, du khách sẽ được đắm mình trong một không gian xanh bất tận của biển xanh, trời xanh và đảo xanh. Được ngắm nhìn hoàng hôn trên cầu cảng với những chiếc thuyền con dập dền trên sóng biển, ngắm nhìn cuộc sống của những người dân làng chài dung dị trong khung cảnh bình yên phía bờ nam của đảo; hoặc du khách cũng có thể khám phá nét hoang sơ với những hòn đá đủ hình thù, với sự hùng vĩ, bao la của trời – biển và núi non nơi phía bắc Đảo.Đến với Cù Lao Xanh, du khách còn được chiêm ngưỡng ngọn Hải Đăng có chiều cao 118m so với mặt nước biển được xây dựng cách đây hàng trăm năm. Được tắm nước suối Giếng Tiên mà tương truyền xưa kia vào những đêm trăng sáng, các nàng tiên trên trời thường xuống đây để du ngoạn, tắm mát và vui đùa!2.4 Eo Gió

Eo Gió thuộc khu vực 3, thôn Lý Lương, xã đảo Nhơn Lý, thành phố Quy Nhơn, tình Bình Định. Là một eo biển xanh, đẹp hình vòng cung được những rặng núi đá cao uống cong ôm trọn vào lòng. Không biết từ bao giờ hay xuất phát từ lòng mến mộ cảnh đẹp của các nhiếp ảnh gia và du khách khi đến tham quan tại đây, mà địa danh Eo Gió – đã được “phong tặng” là nơi có cảnh hoàng hôn đẹp nhất Việt Nam.

Ghé thăm Eo Gió, du khách có thể nghe tiếng gió vi vu thổi vào vách đá, luồn qua những hang động và hòa quyện tiếp với sóng dạt dào ngày đêm xô vào bờ; để nhìn những phiến đá kỳ vĩ đầy hình thù đang cố dang tay ôm lấy đại dương ngút ngàn; thấp thoáng xa xa từng đàn chim én lượn chao nghiêng trông đẹp ngỡ ngàng.

2.5 Khu du lịch Ghềnh Ráng – Tiên Sa

Nằm ở phía đông nam TP Quy Nhơn, là tác phẩm thiên tạo với quần thể sơn thách chạy sát biển, nơi những dãy đá núi nhấp nhô, chập trùng tạo thành hang, thành rạng, thành gành, với một bên là những bãi cát dài trắng mịn và mặt biển xanh màu ngọc bích rì rào sóng vỗ… tất cả tạo nên một Ghềnh Ráng nguyên sơ, một bức tranh thủy mặc hữu tình

D
datcoder
CTVVIP
24 tháng 11 2023

Chào mừng tất cả các bạn đến thăm quê hương tôi. Quê hương tôi có rất nhiều cảnh đẹp. Đây là cánh đồng lúa chín với những gam màu vàng ươm. Những người nông dân đang gặt lúa trên cánh đồng với những tiếng nói cười vui vẻ, tiếng máy gặt, máy bừa, máy tuốt. Và họ đang làm ra những hạt ngọc trời trong mỗi bữa ăn hàng ngày cho chung ta. Bên kia là hình ảnh Thành Nhà Hồ - nơi được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Đây từng là kinh đô của nước Việt Nam từ năm 1398 đến năm 1407. Thành Nhà Hồ do Hồ Quý Ly cho xây dựng vào năm 1397, dưới thời vua Trần Thuận Tông. Trong lịch sử, thành còn được biết đến với các tên gọi khác là thành An Tôn, Tây Đô, Tây Kinh, Tây Nhai, Tây Giai. Thành được xây dưới sự chỉ đạo của Hồ Quý Ly lúc ông đương nhậm chức tể tướng dưới thời nhà Trần.  Tôi rất tự hào về điều đó. Bao quanh là những hàng cây xanh mát được người dân thay nhau vun trồng, chăm sóc. Đây là nghĩa trang liệt sĩ, nơi ghi nhớ công lao to lớn của các anh hùng, chiến sĩ đã ngã xuống vì độc lập, tự do của dân tộc. Mỗi tuần, tôi cùng các bạn vẫn thường xuyên đến đây để dọn dẹp, giữ vệ sinh quang cảnh xung quanh. Người dân quê tôi rất hòa đồng và mến khách, chính các bạn sẽ cảm nhận được những điều đó. Tôi rất vui và tự hào khi được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất quê hương này. Con các bạn thì sao, các bạn cảm nhận gì khi đến thăm quê hương tôi. Cùng chia sẻ cho tôi biết nhé! Và tôi cũng rất mong một ngày không xa sẽ được đến tham quan quê hương của các bạn.

31 tháng 3

BênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBên                                                                        

NG
25 tháng 10 2023

Tràng An Ninh Bình là một trong những khu du lịch đẹp nhất của Bắc bộ. Mọi thứ đẹp nhất ở đây được thiên nhiên ban tặng. Từ những dãy núi uốn lượn hùng vỹ, bao quanh là dòng nước trong vắt, ngồi trên thuyền mộc bạn sẽ được khám phá các hang động kỳ bí đến những cánh đồng lúa bên suối đẹp bình dị. Tất cả tạo nên một khung ảnh ảo mộng, đẹp như trong tranh cứ dần dần mở ra trước mắt. 

17 tháng 3 2022

vâng có kiến thức mạng nhưng mình vẫn tự làm nha:

Thưa các bạn đây là Sông Đà của Việt Nam Sông Đà (còn gọi là sông Bờ hay Đà Giang) là phụ lưu lớn nhất của sông Hồng. Sông dài 927 km (có tài liệu ghi 983 km), diện tích lưu vực là 52.900 km². Dòng chính bắt nguồn từ núi Vô Lượng, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, chảy theo hướng tây bắc - đông nam để rồi nhập với sông Hồng ở Phú Thọ Đứng bên cạnh dòng Sông Đà ta có thể thấy quang cảnh nơi đây thật đẹp,không khí của trời đất được gắn liền với con sông này.Khi đến nơi đây ta có thể cảm nhận được sự yên bình mà mỗi người tìm kiếm,rất mong các bạn hãy xem đây là nơi du lịch lí tưởng để ghé thăm Sông Đà thường xuyên (thuyết trình trực tiếp)

18 tháng 3 2022

Bạn có thể viết đầy đủ được không

NG
23 tháng 10 2023

Nhắc đến Huế chúng ta không thể không nhắc tới dòng sông Hương đẹp say mê lòng người. Dòng sông Hương khởi nguồn từ dãy núi Trường Sơn hùng vĩ, mang cái thơ mộng, thanh trong về với Thừa Thiên- Huế. Hai bên bờ sông là những hàng cây lâu năm như phượng, bằng lăng, bàng... Khi xuân tới, tất cả cùng trổ ra những búp non xanh mơn mởn, nhựa sống như tràn ra mọi ngóc ngách quanh sông. Hè về, những cây phượng nở hoa đỏ cả một góc, bằng lăng cũng tím cả một trời. Hai màu tím, đỏ kết hợp với nhau, làm nền cho nhau khiến bờ sông rực rỡ, thu hút bao nhà nhiếp ảnh. Vào chiều thu, lá vàng khẽ rơi, trên các bãi cỏ ven sông, thấp thoáng một vài người câu cá và các cụ già đang cùng nhau chơi một ván cờ tướng, sông lúc ấy trông bình dị, hiền hòa lắm. Đông về, cây cối xác xơ, làn gió hanh lướt qua khẽ rung các cành khẳng khiu, nhưng trên lối đi, các cặp đôi vẫn nắm tay nhau, ngắm mặt sông phẳng lặng như gương khiến con sông đẹp, có sức sống hơn. Bờ sông đã đẹp, mặt sông càng đẹp hơn. Nước trong sông mùa nào cũng đầy ăm ắp, trong xanh và phẳng như mặt gương soi bóng bầu trời và khung cảnh ven sông. Lòng sông rộng, thỉnh thoảng một vài làn gió nhẹ thổi qua, những gợn sóng lăn tăn xô đẩy nhau như chơi trò đuổi bắt tới tận bờ bên kia sông. Mùa đông, sông mang trên mình chiếc áo xám như bầu trời. Tới mùa xuân, chiếc áo ấy được thay bằng màu hồng thướt tha như tà áo của người thiếu nữ mới lớn, trông dịu dàng đằm thắm lắm. Khi hè về, bộ cánh của sông rực rỡ, trẻ trung như người con gái hồn nhiên, lơ đãng ngắm nhìn phố Huế thơ mộng. Thu về, chiếc áo xanh trong mà bầu trời mang tới cho sông khiến nó đẹp lạ. Dù là mùa nào đi chăng nữa, sông vẫn mềm mại như một dải lụa vắt ngang qua quê em. Sông Hương đẹp, đằm thắm như con người nơi xứ Huế mộng mơ này. Vì vậy mà mọi hoạt động của người dân ở đây đều mang nét hài hòa đặc trưng. Nhất là khi đi thuyền Rồng trên sông, nghe câu Nam Ai, Nam Bình, nghe nhịp phách tiền, đàn tranh,... Hay ngắm bầu trời vào đêm trăng sáng khi đang ngồi ven sông, và ngắm hoàng hôn trên chiếc cầu bắc qua sông... Những khi ấy tâm hồn em như hòa vào làm một với con sông. Em như nghe văng vẳng tiếng chuông chùa Thiên Mụ, tiếng lòng sông ngân nga những câu dặm, câu ca ngọt ngào,... Ngắm con sông quê trong một ngày chủ nhật, em chợt nhớ tới tác phẩm "Ai đã đặt tên cho dòng sông" của Hoàng Phủ Ngọc Tường, và các tác phẩm văn chương khác nữa viết về con sông Hương. Con sông quê đã đi vào những áng văn muôn đời bất hủ, cũng như là minh chứng cho vẻ đẹp vĩnh cửu của nó vậy.

17 tháng 7 2019

Đáp án: C

3 tháng 3 2021

Nhà thơ Tế Hanh được mệnh danh là nhà thơ của quê hương. Mộ số tác phẩm tiêu biểu của ông như: Hoa niên (1945); Hoa mùa thi (1948); Nhân dân một lòng (1953); Bài thơ tháng bảy (1961). Ngoài ra ông còn xuất bản các tập tiểu luận, và nhiều tập thơ viết cho thiếu nhi. Ông cũng đã xuất bản nhiều tập thơ dịch của các nhà thơ lớn trên thế giới. Bài thơ “Quê hương” là kỉ niệm sâu đậm thời niên thiếu, là tác phẩm mở đầu cho nguồn cảm hứng về quê hương trong thơ Tế Hanh. Bài thơ được sáng tác năm 1939, khi Tế Hanh đang học tại Huế trong nỗi nhớ quê hương-một làng chài ven biển tha thiết. Bài thơ được rút trong tập Nghẹn ngào (1939) và sau đó được in trong tập Hoa niên (1945). Bài thơ Quê hương đã thể hiện được tình yêu dành cho cảnh vật, dành cho làng chài và dành cho con người làng chài của tác giả

Đầu tiên, chúng ta có thể thấy được tình yêu của tác giả dành cho cảnh vật của quê hương mình. Chỉ với hai câu thơ đầu "Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới/Nước bao vây cách biển nửa ngày sông", người đọc đã hiểu được nghề nghiệp và vị trí của ngôi làng quê hương của tác giả. Giọng thơ trầm ấm, nhẹ nhàng như một lời tâm sự kể chuyện đã cho chúng ta thấy được tình cảm của tác giả đối với quê hương mình. Tình yêu của tác giả dành cho cảnh vật quê hương còn được thể hiện ở những dòng thơ cuối "Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ/Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi/Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,/Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!". Đó chính là nỗi nhớ luôn thường trực của một người con xa quê, luôn nhớ đến quê hương của mình với những hình ảnh biểu tượng: nước xanh, cá bạc, cánh buồm trắng. Chỉ cần nhìn thấy cánh buồm xa xa, nỗi nhớ ấy trong tác giả lại trực trào hương vị mặn nồng của quê hương

Trên tất cả, tình yêu của tác giả dành cho con người còn được thể hiện rõ nét hơn ở khung cảnh người dân đi đánh cá và người dân trở về. Khổ thơ thứ hai là cảnh người dân làng chài ra khơi đánh cá, từ đó tác giả Tế Hanh gửi gắm những tâm tư, tình cảm của mình. Câu thơ bắt đầu với "Khi trời trong..hồng" là lúc bình minh đang lên là dân làng chài ra thuyền đánh cá. Câu thơ "Chiếc..mã/ Phăng mái chèo...giang" là một hình ảnh thơ lãng mạn. Hình ảnh thơ có biện pháp tu từ so sánh chiếc thuyền với con tuấn mã. Nhờ có hình ảnh này mà đoạn thơ gợi được vẻ đẹp khỏe khoắn, hăng hái rắn rỏi của con thuyền giống như tuấn mã cũng như vẻ đẹp hình thể của những người dân làng chài. Không những vậy, con thuyền còn được nhân hóa :"Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang" được thể hiện qua từ "phăng", "vượt" diễn tả được tư thế, hào khí phăng phăng, tràn ngập sức sống của con thuyền cũng như người dân làng chài đang hăm hở về 1 chuyến đi đánh cá thắng lợi và thành công. Không những vậy, hình ảnh cánh buồm trắng chính là linh hồn của bài thơ. "Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng" đã sử dụng biện pháp so sánh, ẩn dụ. So sánh, ẩn dụ cánh buồm với mảnh hồn làng là để hình tượng hóa mảnh hồn làng cũng như linh thiêng hóa cánh buồm. Cánh buồm ra khơi mang theo những ước mơ khát vọng của những người dân làng chài ra khơi. Mảnh hồn làng chính là những tâm tư, ước mơ, khát vọng của người dân làng chài. Biện pháp này làm cho hình ảnh cánh buồm trở nên sinh động và thiêng liêng. Cùng với đó, "Rướn thân trắng bao la thâu góp gió" là cánh buồm được nhân hóa qua từ “rướn" , "thâu góp" làm cho con thuyền trở nên sinh động chân thực như 1 con người. Khổ thơ thứ ba đã tái hiện khung cảnh người dân đánh cá trở về. Hai câu thơ đầu "Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ /Khắp dân làng tấp nập đón ghe về" chính là hình ảnh của đoàn thuyền trở về sau ngày dài đánh cá trên biển. Ta có thấy được không khí vui tươi, tấp nập, và những thanh âm của sự trù phú, ấm no của một làng chài ven biển. Những từ láy "ồn ào, tấp nập" được tác giả sử dụng tài tình để diễn tả không khí ấm no, trù phú đó của làng chài. Trong không khí chung đó, chúng ta vẫn có thể nghe thấy những tiếng thầm cảm ơn của những ngư dân về một buổi đánh cá thuận lợi "Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe". Họ biết ơn biển cả, họ biết ơn mẹ thiên nhiên đã cho họ một ngày đi đánh lưới thuận lợi, đem về những mẻ cá nặng trĩu tay với những con cá tươi ngon. Trên nền cảnh, hình ảnh những người dân lao động hiện lên vô cùng đẹp và chân thực "Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng/ Cả thân hình nồng thở vị xa xăm". Đó là những người lao động với làn da rám nắng khỏe mạnh. Đặc biệt là hình ảnh "nồng thở vị xa xăm" là hình ảnh đẹp. Phải chăng đó là hơi thở của biển cả, của những vất vả thăng trầm mà họ đã trải qua cũng như tình yêu của họ để họ bám biển và lao động hàng ngày. Đặc sắc hơn, hình ảnh con thuyền cũng trở nên vô cùng sinh động như một con người nhờ biện pháp nhân hóa "im, mỏi, nằm". Nó như một thực thể sống, đang nghỉ ngơi sau 1 chuyến đi dài. Hình ảnh ẩn dụ chuyển đổi cảm giác "Nghe chất muối". Đây là chi tiết đặc sắc vì bình thường muối được cảm nhận bằng vị giác nhưng ở đây tác giả cảm nhận bằng thính giác. Điều này làm cho bài thơ càng trở nên sinh động và thú vị hơn

Tóm lại, bài thơ Quê hương của nhà thơ Tế Hanh đã thể hiện được tình yêu dành cho quê hương, cho con người của làng quê ven biển. Bằng giọng thơ ấm áp, giản dị của mình, người đọc thấy được tình yêu tha thiết ông dành cho con người, cảnh vật nơi đây

21 tháng 2 2016

 

I. VỀ TÁC GIẢ

Nhà thơ Tế Hanh (tên khai sinh là Trần Tế Hanh), sinh năm 1921 tại xã Bình Dương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi; hiện ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Tham gia cách mạng từ tháng 8-1945, Tế Hanh đã trải qua các công tác văn hoá, giáo dục ở Huế, Đà Nẵng. Năm 1948, ông ở trong Ban phụ trách Liên đoàn kháng chiến Nam Trung Bộ; Uỷ viên Thường vụ cho Hội Văn nghệ Trung ương. Năm 1957 khi thành lập Hội Nhà văn Việt Nam, ông là Uỷ viên Thường vụ Hội khóa I, II, Uỷ viên Thường vụ Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam (1963), ông tham gia nhiều khóa Ban chấp hành Hội Nhà văn, giữ các chức vụ: Trưởng ban đối ngoại (1968), Chủ tịch Hội đồng dịch (1983), Chủ tịch Hội đồng thơ (1986).

Ông đã cho xuất bản các tập thơ: Hoa niên (1945); Hoa mùa thi (1948); Nhân dân một lòng(1953); Bài thơ tháng bảy (1961); Hai nửa yêu thương (1963); Khúc ca mới (1966); Đi suốt bài ca(1970); Câu chuyện quê hương (1973); Theo nhịp tháng ngày (1974); Giữa những ngày xuân(1977); Con đường và dòng sông (1980); Bài ca sự sống (1985); Tế Hanh tuyển tập (1987); Thơ Tế Hanh (1989); Vườn xưa (1992); Giữa anh và em (1992); Em chờ anh (1994); Ngoài ra ông còn xuất bản các tập tiểu luận, và nhiều tập thơ viết cho thiếu nhi. Ông cũng đã xuất bản nhiều tập thơ dịch của các nhà thơ lớn trên thế giới.

Ông đã được nhận nhiều giải thưởng văn học: Giải Tự lực văn đoàn năm 1939; Giải thưởng Phạm Văn Đồng do Hội Văn nghệ Liên khu V tặng. Ông được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật (năm 1996).

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Hình ảnh nổi bật trong bài thơ của Tế Hanh là hình ảnh làng chài với những sinh hoạt vô cùng thân thuộc, những người dân chài mạnh khoẻ, cường tráng và đương nhiên không thể thiếu hình ảnh những con thuyền, những cánh buồm vốn được coi là biểu tượng của làng chài.

Vì được tái hiện lên từ nỗi nhớ êm đềm nên làng chài phải gắn liền với hoạt động chủ yếu: đánh cá. Đoàn thuyền ra khơi trong một ngày thật đẹp:

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng.

Thời tiết đẹp không chỉ thiết thực với người dân chài (thời tiết có đẹp thì mới ra khơi được) mà còn làm nổi bật vẻ đẹp của làng chài trong tình yêu và nỗi nhớ của nhà thơ. Sức lực tràn trề của những người trai làng như truyền vào con thuyền, tạo nên khung cảnh ấn tượng, rất mạnh mẽ và hoành tráng:

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...

Những con thuyền rẽ sóng băng băng và lời thơ cũng theo đó mà bay bổng trong không gian vô cùng rộng rãi, khoáng đạt. Mọi hình ảnh đều được nâng lên đến mức biểu tượng. Chiếc thuyền thì "hăng như con tấu mã", một từ "phăng" thật mạnh mẽ, dứt khoát đã đưa con thuyền "mạnh mẽ vượt trường giang". Đặc sắc nhất là cánh buồm. Trên sóng nước, hình ảnh dễ thấy nhất là cánh buồm chứ không phải con thuyền:

       Anh đi đấy, anh về đâu

Cánh buồm nâu, cánh buồm nâu, cánh buồm ...

(Qua đò - Nguyễn Bính)

Rất ít khi trong các bức tranh vẽ thuyền mà lại thiếu cánh buồm bởi nó chính là yếu tố tạo nên sự hài hoà cân đối và vẻ đẹp lãng mạn. Với một người xa quê, cánh buồm còn "như mảnh hồn làng", nó đã trở thành hình ảnh tượng trưng cho quê hương bởi dáng vẻ vô cùng mạnh mẽ và khoáng đạt:

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió

Phải có tình yêu quê hương tha thiết và niềm tự hào mãnh liệt, Tế Hanh mới viết được câu thơ giàu giá trị biểu hiện đến như vậy:

Sau cảnh "khắp dân làng tấp nập đón ghe về" (gợi tả không khí sinh hoạt vô cùng thân thuộc của làng chài), những câu thơ đột ngột chùng xuống:

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;

Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

Từ tả thực, những câu thơ lại dần nghiêng về sắc thái biểu tượng lắng câu. Điều đó góp phần tạo cho bài thơ một cấu trúc hài hoà, cân đối. Bên trên là cảnh rẽ sống vượt trùng dương thì đến đây là cảnh nghỉ ngơi. Cái tĩnh đi liền ngay sau cái động nhưng không tách biệt hoàn toàn. Có một sợi dây liên kết, một sự gắn bó rất mật thiết phía sau hình ảnh "làn da ngăm rám nắng" và "thân hình nồng thở vị xa xăm" của những người trai làng chài, bên cạnh đó còn phải kể đến chi tiết rất gợi cảm: chiếc thuyền đã trở về nghỉ ngơi trên bến nhưng vẫn "nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ". Từ "chất muối" cho đến hơi thở "vị xa xăm" đều gợi đến biển cả, đến những chuyển động vượt qua muôn ngàn sóng gió. Đó chính là khát vọng chinh phục đại dương rất mãnh liệt, đã ngấm sâu trong huyết quản của những người dân làng chài, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

2. Ai sinh ra ở vùng duyên hải hẳn chẳng lạ gì những cánh buồm. Thế nhưng những câu thơ của Tế Hanh vẫn có một cái gì đó là lạ và cuốn hút:

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...

Cánh buồm vô tri đã được người thi sĩ thổi vào một tâm hồn. Đó chính là cái hồn thiêng liêng (trong tâm khảm nhà thơ) của ngôi làng ấy. Nhà thơ đã lấy cái đặc trưng nhất (những cánh buồm) để mà gợi ra bao ước mơ khao khát về một cuốc sống no ấm, đủ đầy. Câu thơ sau thấm chí còn “có hồn” hơn. Thuyền không phải tự ra khơi mà đang “rướn” mình ra biển cả. Hình ảnh thơ đẹp và thi vị biết bao.

Hai câu thơ dưới đây lại mang một hương vị khác – hương vị nồng mặn của biển khơi:

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.

Hai câu thơ là một bức tranh vẽ phác về hình ảnh dân chài. Đó là những con người dường như được sinh ra từ biển. Cuộc sống biển khơi dãi dầu mưa nắng làm cho làn da “ngăm rám” lại, trong cả “hơi thở” của thân hình cũng là hương vị xa xăm của biển. Hai câu thơ không phải chỉ là sự miêu tả đơn thuần mà nó là sự cảm nhận bằng cả một tâm hồn sâu sắc với quê hương.

3. Trên đây là những hình ảnh sâu đậm, rõ nét nhất được tái hiện từ kí ức. Đến bốn câu thơ cuối, nhà thơ đã giãi bày trực tiếp tình cảm của mình với quê hương:

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ.

Trong nỗi nhớ lại thấp thoáng màu nước xanh, cát bạc, cánh buồm... và hẳn không thể thiếu con thuyền "rẽ sóng chạy ra khơi". Có thể thấy những hình ảnh ấy cứ trở đi trở lại, day dứt mãi trong tâm trí nhà thơ để rồi cuối cùng lại làm bật lên cảm xúc:

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!

Câu thơ được viết thật giản dị nhưng cũng thật gợi cảm, đủ nôn nao lòng người. Bởi nó có sức nặng ngay từ nỗi nhớ da diết và chân thành của tác giả đối với quê hương.

4. Nét đắc sắc nghệ thuật nổi bật nhất của bài thơ này là sự sáng tạo các hình ảnh thơ. Bài thơ cho thấy một sự quan sát tinh tế, một sự cảm nhận và miêu tả sắc sảo. Hình ảnh thơ phong phú, vừa chân thực lại vừa bay bổng và lãng mạn khiến cho cả bài thơ rất có hồn và tràn đầy thi vị.

 Bài thơ sử dụng kết hợp phương thức miêu tả và biểu cảm. Nhưng yếu tố miêu tả chủ yếu nhằm phụ vụ cho biểu cảm, trữ tình. Nhờ sự kết hợp này mà hình ảnh thơ vừa lột tả được chân thực, tinh tế cảnh vật và con người của cuộc sống miền biển vừa thể hiện sâu sắc những rung động của tâm hồn nhà thơ.

III. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG

1. Cách đọc

Nội dung bài thơ nói về vẻ đẹp tươi sáng của bức tranh làng quê vùng biến, được thể hiện qua bút pháp bình dị, giàu cảm xúc của nhà thơ, cho nên khi đọc cần chú ý nhấn giọng ở những câu thơ giàu ý nghĩa biểu tượng:

- Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

- Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng

- Cả thân hình nồng thở vị xa xăm

- Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!

2. Có thể bổ sung và sổ ghi chép thơ, những câu sau:

-                           Lòng quê dợn dợn vời con nước

    Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà

                                                                                  (Tràng giang - Huy Cận)

-                          Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường

        Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ

                                                                              (Quê hương - Giang Nam)

-                         Quê hương mỗi người chỉ một

       Như là chỉ một mẹ thôi

 

       (Quê hương - Đỗ Trung Quân)

 

18 tháng 1 2018
I. VỀ TÁC GIẢ Nhà thơ Tế Hanh (tên khai sinh là Trần Tế Hanh), sinh năm 1921 tại xã Bình Dương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi; hiện ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Tham gia cách mạng từ tháng 8-1945, Tế Hanh đã trải qua các công tác văn hoá, giáo dục ở Huế, Đà Nẵng. Năm 1948, ông ở trong Ban phụ trách Liên đoàn kháng chiến Nam Trung Bộ; Uỷ viên Thường vụ cho Hội Văn nghệ Trung ương. Năm 1957 khi thành lập Hội Nhà văn Việt Nam, ông là Uỷ viên Thường vụ Hội khóa I, II, Uỷ viên Thường vụ Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam (1963), ông tham gia nhiều khóa Ban chấp hành Hội Nhà văn, giữ các chức vụ: Trưởng ban đối ngoại (1968), Chủ tịch Hội đồng dịch (1983), Chủ tịch Hội đồng thơ (1986). Ông đã cho xuất bản các tập thơ: Hoa niên (1945); Hoa mùa thi (1948); Nhân dân một lòng (1953); Bài thơ tháng bảy (1961); Hai nửa yêu thương (1963); Khúc ca mới (1966); Đi suốt bài ca (1970); Câu chuyện quê hương (1973); Theo nhịp tháng ngày (1974); Giữa những ngày xuân (1977); Con đường và dòng sông (1980); Bài ca sự sống (1985); Tế Hanh tuyển tập (1987); Thơ Tế Hanh (1989); Vườn xưa (1992); Giữa anh và em (1992); Em chờ anh (1994); Ngoài ra ông còn xuất bản các tập tiểu luận, và nhiều tập thơ viết cho thiếu nhi. Ông cũng đã xuất bản nhiều tập thơ dịch của các nhà thơ lớn trên thế giới. Ông đã được nhận nhiều giải thưởng văn học: Giải Tự lực văn đoàn năm 1939; Giải thưởng Phạm Văn Đồng do Hội Văn nghệ Liên khu V tặng. Ông được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật (năm 1996). II. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Hình ảnh nổi bật trong bài thơ của Tế Hanh là hình ảnh làng chài với những sinh hoạt vô cùng thân thuộc, những người dân chài mạnh khoẻ, cường tráng và đương nhiên không thể thiếu hình ảnh những con thuyền, những cánh buồm vốn được coi là biểu tượng của làng chài. Vì được tái hiện lên từ nỗi nhớ êm đềm nên làng chài phải gắn liền với hoạt động chủ yếu: đánh cá. Đoàn thuyền ra khơi trong một ngày thật đẹp: Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng. Thời tiết đẹp không chỉ thiết thực với người dân chài (thời tiết có đẹp thì mới ra khơi được) mà còn làm nổi bật vẻ đẹp của làng chài trong tình yêu và nỗi nhớ của nhà thơ. Sức lực tràn trề của những người trai làng như truyền vào con thuyền, tạo nên khung cảnh ấn tượng, rất mạnh mẽ và hoành tráng: Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang. Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió... Những con thuyền rẽ sóng băng băng và lời thơ cũng theo đó mà bay bổng trong không gian vô cùng rộng rãi, khoáng đạt. Mọi hình ảnh đều được nâng lên đến mức biểu tượng. Chiếc thuyền thì "hăng như con tấu mã", một từ "phăng" thật mạnh mẽ, dứt khoát đã đưa con thuyền "mạnh mẽ vượt trường giang". Đặc sắc nhất là cánh buồm. Trên sóng nước, hình ảnh dễ thấy nhất là cánh buồm chứ không phải con thuyền: Anh đi đấy, anh về đâu Cánh buồm nâu, cánh buồm nâu, cánh buồm ... (Qua đò - Nguyễn Bính) Rất ít khi trong các bức tranh vẽ thuyền mà lại thiếu cánh buồm bởi nó chính là yếu tố tạo nên sự hài hoà cân đối và vẻ đẹp lãng mạn. Với một người xa quê, cánh buồm còn "như mảnh hồn làng", nó đã trở thành hình ảnh tượng trưng cho quê hương bởi dáng vẻ vô cùng mạnh mẽ và khoáng đạt: Rướn thân trắng bao la thâu góp gió Phải có tình yêu quê hương tha thiết và niềm tự hào mãnh liệt, Tế Hanh mới viết được câu thơ giàu giá trị biểu hiện đến như vậy: Sau cảnh "khắp dân làng tấp nập đón ghe về" (gợi tả không khí sinh hoạt vô cùng thân thuộc của làng chài), những câu thơ đột ngột chùng xuống: Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng, Cả thân hình nồng thở vị xa xăm; Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ. Từ tả thực, những câu thơ lại dần nghiêng về sắc thái biểu tượng lắng câu. Điều đó góp phần tạo cho bài thơ một cấu trúc hài hoà, cân đối. Bên trên là cảnh rẽ sống vượt trùng dương thì đến đây là cảnh nghỉ ngơi. Cái tĩnh đi liền ngay sau cái động nhưng không tách biệt hoàn toàn. Có một sợi dây liên kết, một sự gắn bó rất mật thiết phía sau hình ảnh "làn da ngăm rám nắng" và "thân hình nồng thở vị xa xăm" của những người trai làng chài, bên cạnh đó còn phải kể đến chi tiết rất gợi cảm: chiếc thuyền đã trở về nghỉ ngơi trên bến nhưng vẫn "nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ". Từ "chất muối" cho đến hơi thở "vị xa xăm" đều gợi đến biển cả, đến những chuyển động vượt qua muôn ngàn sóng gió. Đó chính là khát vọng chinh phục đại dương rất mãnh liệt, đã ngấm sâu trong huyết quản của những người dân làng chài, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. 2. Ai sinh ra ở vùng duyên hải hẳn chẳng lạ gì những cánh buồm. Thế nhưng những câu thơ của Tế Hanh vẫn có một cái gì đó là lạ và cuốn hút: Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió... Cánh buồm vô tri đã được người thi sĩ thổi vào một tâm hồn. Đó chính là cái hồn thiêng liêng (trong tâm khảm nhà thơ) của ngôi làng ấy. Nhà thơ đã lấy cái đặc trưng nhất (những cánh buồm) để mà gợi ra bao ước mơ khao khát về một cuốc sống no ấm, đủ đầy. Câu thơ sau thấm chí còn “có hồn” hơn. Thuyền không phải tự ra khơi mà đang “rướn” mình ra biển cả. Hình ảnh thơ đẹp và thi vị biết bao. Hai câu thơ dưới đây lại mang một hương vị khác – hương vị nồng mặn của biển khơi: Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng, Cả thân hình nồng thở vị xa xăm. Hai câu thơ là một bức tranh vẽ phác về hình ảnh dân chài. Đó là những con người dường như được sinh ra từ biển. Cuộc sống biển khơi dãi dầu mưa nắng làm cho làn da “ngăm rám” lại, trong cả “hơi thở” của thân hình cũng là hương vị xa xăm của biển. Hai câu thơ không phải chỉ là sự miêu tả đơn thuần mà nó là sự cảm nhận bằng cả một tâm hồn sâu sắc với quê hương. 3. Trên đây là những hình ảnh sâu đậm, rõ nét nhất được tái hiện từ kí ức. Đến bốn câu thơ cuối, nhà thơ đã giãi bày trực tiếp tình cảm của mình với quê hương: Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ. Trong nỗi nhớ lại thấp thoáng màu nước xanh, cát bạc, cánh buồm... và hẳn không thể thiếu con thuyền "rẽ sóng chạy ra khơi". Có thể thấy những hình ảnh ấy cứ trở đi trở lại, day dứt mãi trong tâm trí nhà thơ để rồi cuối cùng lại làm bật lên cảm xúc: Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá! Câu thơ được viết thật giản dị nhưng cũng thật gợi cảm, đủ nôn nao lòng người. Bởi nó có sức nặng ngay từ nỗi nhớ da diết và chân thành của tác giả đối với quê hương. 4. Nét đắc sắc nghệ thuật nổi bật nhất của bài thơ này là sự sáng tạo các hình ảnh thơ. Bài thơ cho thấy một sự quan sát tinh tế, một sự cảm nhận và miêu tả sắc sảo. Hình ảnh thơ phong phú, vừa chân thực lại vừa bay bổng và lãng mạn khiến cho cả bài thơ rất có hồn và tràn đầy thi vị. Bài thơ sử dụng kết hợp phương thức miêu tả và biểu cảm. Nhưng yếu tố miêu tả chủ yếu nhằm phụ vụ cho biểu cảm, trữ tình. Nhờ sự kết hợp này mà hình ảnh thơ vừa lột tả được chân thực, tinh tế cảnh vật và con người của cuộc sống miền biển vừa thể hiện sâu sắc những rung động của tâm hồn nhà thơ. III. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 1. Cách đọc Nội dung bài thơ nói về vẻ đẹp tươi sáng của bức tranh làng quê vùng biến, được thể hiện qua bút pháp bình dị, giàu cảm xúc của nhà thơ, cho nên khi đọc cần chú ý nhấn giọng ở những câu thơ giàu ý nghĩa biểu tượng: - Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng - Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng - Cả thân hình nồng thở vị xa xăm - Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá! 2. Có thể bổ sung và sổ ghi chép thơ, những câu sau: - Lòng quê dợn dợn vời con nước Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà (Tràng giang - Huy Cận) - Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ (Quê hương - Giang Nam) - Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi

(Quê hương - Đỗ Trung Quân)