K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 24. Để rèn luyện lòng khoan dung, chúng ta cầnA. tích cực tham gia các hoạt động tập thể.B. thẳng thắn trách móc người khác.C. sống cởi mở, chân thành, rộng lượng.D. sống khiêm tốn, giản dị.Câu 25. Câu thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây thể hiện lòng khoan dung?A. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.B. Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại.C. Cây ngây không sợ chết đứng.D. Một miếng khi đói bằng...
Đọc tiếp

Câu 24. Để rèn luyện lòng khoan dung, chúng ta cần

A. tích cực tham gia các hoạt động tập thể.

B. thẳng thắn trách móc người khác.

C. sống cởi mở, chân thành, rộng lượng.

D. sống khiêm tốn, giản dị.

Câu 25. Câu thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây thể hiện lòng khoan dung?

A. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.

B. Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại.

C. Cây ngây không sợ chết đứng.

D. Một miếng khi đói bằng một gói khi no.

Câu 26. Người có lòng khoan dung sẽ nhận được điều gì?

A. Mọi người yêu mến, tin cậy và có nhiều bạn tốt.

B. Mọi người tôn trọng, quý mến.

C. Mọi người trân trọng.

D. Mọi người xa lánh.

Câu 27. Ai là người có thẩm quyền công nhận gia đình văn hóa tại các xã, phường, thị trấn?

A. Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã, phường, thị trấn.

B. Trưởng công an xã, phường, thị trấn.

C. Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện.

 

D. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố.

3
23 tháng 12 2021

24 c 25 b 26 a 27 a

23 tháng 12 2021

Câu 24. Để rèn luyện lòng khoan dung, chúng ta cần

A. tích cực tham gia các hoạt động tập thể.

B. thẳng thắn trách móc người khác.

C. sống cởi mở, chân thành, rộng lượng.

D. sống khiêm tốn, giản dị.

Câu 25. Câu thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây thể hiện lòng khoan dung?

A. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.

B. Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại.

C. Cây ngây không sợ chết đứng.

D. Một miếng khi đói bằng một gói khi no.

Câu 26. Người có lòng khoan dung sẽ nhận được điều gì? A. Mọi người yêu mến, tin cậy và có nhiều bạn tốt.

B. Mọi người tôn trọng, quý mến.

C. Mọi người trân trọng.

D. Mọi người xa lánh.

Câu 27. Ai là người có thẩm quyền công nhận gia đình văn hóa tại các xã, phường, thị trấn?

A. Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã, phường, thị trấn.

B. Trưởng công an xã, phường, thị trấn.

C. Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện.

D. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố.

Câu 15: Nhận định nào sau đây không phải cách rèn luyện lòng khoan dung?    A. Cư xử chân thành, cởi mở.    B. Sống cởi mở, gần gũi với mọi người.    C. Để bụng từng lỗi nhỏ của bạn và không tha thứ.    D. Tôn trọng cá tính, thói quen, sở thích của người khác.Câu 16: Tự hào về những truyền thống của gia đình, dòng họ là tự hào về    A. số gia sản tích lũy được.                                    B. thành tích...
Đọc tiếp

Câu 15: Nhận định nào sau đây không phải cách rèn luyện lòng khoan dung?

    A. Cư xử chân thành, cởi mở.

    B. Sống cởi mở, gần gũi với mọi người.

    C. Để bụng từng lỗi nhỏ của bạn và không tha thứ.

    D. Tôn trọng cá tính, thói quen, sở thích của người khác.

Câu 16: Tự hào về những truyền thống của gia đình, dòng họ là tự hào về

    A. số gia sản tích lũy được.                                    B. thành tích học tập.

    C. di truyền về nét đẹp.                                          D. những giá trị tốt đẹp.

Câu 17: Thời xưa, chỉ có con trai mới được đi học còn con gái phải ở nhà cơm nước. Điều kiện đó đến ngày nay có được công nhận là gia đình có văn hóa không?

    A. Có vì chỉ có con trai mới đủ sức khỏe đi học.

    B. Có vì con gái yêu đuối chỉ phù hợp với việc nhà.

    C. Không vì nam và nữ bình đẳng.

    D. Không vì con trai ngày nay phải làm việc nhà.

Câu 18: Ca dao tục ngữ nào sau đây không nói về lòng khoan dung?

    A. Năng nhặt chặt bị.

    B. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.

    C. Một nắm khi đói bằng một gói khi no.

    D. Lá lành đùm lá rách.

Câu 19: Đối lập với khoan dung là

            A. chia sẻ.      B. hẹp hòi, ích kỉ.     C. tự trọng.    D. trung thành

3
15 tháng 12 2021

Câu 15: Nhận định nào sau đây không phải cách rèn luyện lòng khoan dung?

    A. Cư xử chân thành, cởi mở.

    B. Sống cởi mở, gần gũi với mọi người.

    C. Để bụng từng lỗi nhỏ của bạn và không tha thứ.

    D. Tôn trọng cá tính, thói quen, sở thích của người khác.

Câu 16: Tự hào về những truyền thống của gia đình, dòng họ là tự hào về

    A. số gia sản tích lũy được.                                    B. thành tích học tập.

    C. di truyền về nét đẹp.                                          D. những giá trị tốt đẹp.

Câu 17: Thời xưa, chỉ có con trai mới được đi học còn con gái phải ở nhà cơm nước. Điều kiện đó đến ngày nay có được công nhận là gia đình có văn hóa không?

    A. Có vì chỉ có con trai mới đủ sức khỏe đi học.

    B. Có vì con gái yêu đuối chỉ phù hợp với việc nhà.

    C. Không vì nam và nữ bình đẳng.

    D. Không vì con trai ngày nay phải làm việc nhà.

Câu 18: Ca dao tục ngữ nào sau đây không nói về lòng khoan dung?

    A. Năng nhặt chặt bị.

    B. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.

    C. Một nắm khi đói bằng một gói khi no.

    D. Lá lành đùm lá rách.

Câu 19: Đối lập với khoan dung là

            A. chia sẻ.      B. hẹp hòi, ích kỉ.     C. tự trọng.    D. trung thành

15 tháng 12 2021

Câu 15: Nhận định nào sau đây không phải cách rèn luyện lòng khoan dung?

    A. Cư xử chân thành, cởi mở.

    B. Sống cởi mở, gần gũi với mọi người.

    C. Để bụng từng lỗi nhỏ của bạn và không tha thứ.

    D. Tôn trọng cá tính, thói quen, sở thích của người khác.

Câu 16: Tự hào về những truyền thống của gia đình, dòng họ là tự hào về

    A. số gia sản tích lũy được.                                    B. thành tích học tập.

    C. di truyền về nét đẹp.                                          D. những giá trị tốt đẹp.

Câu 17: Thời xưa, chỉ có con trai mới được đi học còn con gái phải ở nhà cơm nước. Điều kiện đó đến ngày nay có được công nhận là gia đình có văn hóa không?

    A. Có vì chỉ có con trai mới đủ sức khỏe đi học.

    B. Có vì con gái yêu đuối chỉ phù hợp với việc nhà.

    C. Không vì nam và nữ bình đẳng.

    D. Không vì con trai ngày nay phải làm việc nhà.

Câu 18: Ca dao tục ngữ nào sau đây không nói về lòng khoan dung?

    A. Năng nhặt chặt bị.

    B. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.

    C. Một nắm khi đói bằng một gói khi no.

    D. Lá lành đùm lá rách.

Câu 19: Đối lập với khoan dung là

            A. chia sẻ.      B. hẹp hòi, ích kỉ.     C. tự trọng.    D. trung thành

12 tháng 12 2021

tk

Câu 1 

- Trong cuộc sống con người cần phải có lòng khoan dung vì :

+ Người có lòng khoan dung luôn được mọi người yêu mến, tin cậy và có nhiều bạn tốt.

+  Cuộc sống và quan hệ giữa mọi người trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu.

- để rèn luyện lòng khoan dung , học sinh như em cần phải :

+ Sống cởi mở, gần gũi với mọi người

+ Cư xử một cách chân thành, rộng lượng.

+ Tôn trọng và chấp nhận cá tính, sở thích, thói quen của người khác trên cơ sở những chuẩn mực xã hội.

Câu 2 

-Con cái có vai trò quan trọng trong việc xây dựng gia đình văn hóa. Con cái cần chăm chỉ học tập, vâng lời ông bà cha mẹ, tránh xa các tệ nạn xã hội và trở thành người có ích cho xã hội.

-em đã làm:

+ Vâng lời ông bà, bố mẹ, nhường nhịn em trai.

   + Cố gắng chăm ngoan học giỏi, cháu ngoan Bác Hồ.

   + Lễ phép, gọi dạ bảo vâng với những người lớn tuổi hơn.

   + Sống gần gũi với hàng xóm, vui chơi với các bạn cùng trang lứa.

CHÚC BẠN HỌC TỐT

12 tháng 12 2021

Tham khảo

Câu 1:

Lòng khoan dung giúp con người mắc lỗi nhận ra lỗi lầm và sửa chữa. Lòng khoan dung giúp mối quan hệ giữa người với người thêm tốt đẹp cuộc sống càng  ý nghĩa hơn. Khoan dung chính là thước đo phẩm chất của mỗi người. Nhờ có lòng khoan dungcuộc sống và quan hệ giữa mọi ngời trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu.

Để rèn luyện lòng khoan dung của học sinh chúng ta cần:

-Sống cởi mở, gần gũi, tôn trọng ng khác.

-Cư xử chân thành, rộng lượng.

-Biết thông cảm và tha thứ, tự kiềm chế bản thân.

-Học theo nhg tấm gương về lòng khoan dung.

-Lên án, phê phán hành vi thiếu khoan dung trong xã hội.

Câu 2:

Một gia đình được đánh giá là văn hóa khi mỗi thành viên trong gia đình đều có quan hệ ứng xử tốt với cộng đồng cũng như trong nội bộ gia đình phù hợp với các tiêu chuẩn đạo đức xã hội ( nếp sống quan hệ lành mạnh, hòa đồng, thương yêu lẫn nhau, không dính đến các tệ nạn xã hội như trộm cướp, ma túy, mại dâm, mê tín dị đoan, chấp hành tốt các quy định về vệ sinh môi trường không làm ảnh hưởng người khác, ... ). Như vậy, Con cái cũng có vai trò quan trọng trong việc xây dựng gia đình văn hóa. Con cái cần chăm chỉ học tập, vâng lời ông bà cha mẹ, tránh xa các tệ nạn xã hội và trở thành người có ích cho xã hội.

Bản thân em luôn tuân thủ nội quy của trường lớp, của khu xóm, không vi phạm pháp luật, tích cực học tập và rèn luyện đạo đức, vâng lời ông bà cha mẹ, thầy cô, tránh xa các tệ nạn xã hội

11 tháng 10 2016

Suy nghĩ của em trong câu ns dưới đây là:

- Câu ns rất đúng và e sẽ tập những đức tính tốt đó ^^

11 tháng 10 2016

bạn đã được  học câu này chưa

 

Trong những việc làm dưới đây, việc làm nào biểu hiện trách nhiệm hoặc thiếu trách nhiệm của thanh niên, vì sao?a) Nỗ lực học tập, rèn luyện toàn diện;b) Tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội;c) Chưa có ý thức vận dụng những điều đã học vào thực tế;d) Có ý thức giúp đỡ bạn bè và mọi người xung quanh;đ) Sống, học tập, làm việc luôn nghĩ đến bổn phận đối với gia đình và...
Đọc tiếp

Trong những việc làm dưới đây, việc làm nào biểu hiện trách nhiệm hoặc thiếu trách nhiệm của thanh niên, vì sao?

a) Nỗ lực học tập, rèn luyện toàn diện;

b) Tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội;

c) Chưa có ý thức vận dụng những điều đã học vào thực tế;

d) Có ý thức giúp đỡ bạn bè và mọi người xung quanh;

đ) Sống, học tập, làm việc luôn nghĩ đến bổn phận đối với gia đình và xã hội;

e) Học tập vì quyền lợi của bản thân;

g) Học tập, làm việc vì sự phát triển thịnh vượng và bền vững của dân vì hạnh phúc của nhân dân;

h) Vượt mọi khó khăn thực hiện kế hoạch đặt ra;

i) Ngại tham gia các phong trào của Đoàn và nhà trường tổ chức;

k) Dồn hết sức lực vào việc học tập.

1
LM
Lê Minh Hiếu
Giáo viên
5 tháng 1 2021

- Những việc làm thể hiện có trách nhiệm: (a), (b), (d), (đ), (g), (h).

- Những việc làm thể hiện thiếu trách nhiệm: (c), (e), (i), (k).

Khiêm tốn là một đức tính tốt mà mọi người cần phải trau dồi, rèn luyện. Nội dung khiêm tốn có nghĩa là sự kính nhường, có ý thức và thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân, không tự mãn, tự kiêu, không tự cho mình hơn người. Khiêm tốn sẽ có sự tỉnh táo, để nhận thức được chân lý một cách đúng đắn, khách quan; đồng thời có được sự ủng hộ, giúp đỡ chân thành...
Đọc tiếp
Khiêm tốn là một đức tính tốt mà mọi người cần phải trau dồi, rèn luyện. Nội dung khiêm tốn có nghĩa là sự kính nhường, có ý thức và thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân, không tự mãn, tự kiêu, không tự cho mình hơn người.

Khiêm tốn sẽ có sự tỉnh táo, để nhận thức được chân lý một cách đúng đắn, khách quan; đồng thời có được sự ủng hộ, giúp đỡ chân thành của mọi người. Nó đem lại cho ta nhiều khả năng cả về trí lực và vật lực để đạt đến sự thành công cũng như sự tin tưởng của mọi người. Để đạt tới sự chuẩn mực, đức khiêm tốn cần phải đặt trong mối quan hệ tương xứng với lòng tự tin. Đức khiêm tốn càng cao thì lòng tự tin phải càng lớn. Bởi tự tin chính là "cơ sở vật chất" cho khiêm tốn. Tương tự, lòng tự tin cũng phải lấy khiêm tốn làm "cái neo" để không vượt quá hiện thực. Nếu không có "cái neo" này thì lòng tự tin dễ chuyển sang tự tôn rồi tự kiêu, tự phụ lúc nào không hay.
Trong phát ngôn, cổ nhân đã dạy "Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói". Khiêm tốn trong phát ngôn còn là việc sử dụng từ ngữ giản dị, dễ hiểu, không dùng từ "đao to búa lớn" hay "cao siêu huyền bí". ở đây, Hồ Chí Minh đã cho chúng ta một hình mẫu về sử dụng ngôn ngữ giản dị mà không kém phần sâu sắc. Khiêm tốn trong phát ngôn còn là không nói nhiều về mình, không khoe khoang:

Trong thái độ ứng xử, khiêm tốn có nghĩa là "nghiêm khắc với mình, rộng lượng với người", không quá tự tin hay độc quyền chân lý, luôn "kính trên nhường dưới". Thái độ khiêm tốn trong phê phán, đóng góp cho người khác đó là: không tiếc lời khen nhưng thận trọng khi phê phán, thận trọng khi sử dụng ngôn từ để tránh tổn thương lòng tự trọng của người khác - nhất là đối với người lớn tuổi.
Khi được người khác phê phán, góp ý cần bình tĩnh, nhẫn nại lắng nghe và tiếp thu những điều hợp lý. Biểu hiện rõ nhất của tính khiêm tốn.

Bản thân mỗi chúng ta phải tạo lập cho mình một mục đích sống mang ý nghĩa nhân văn cao cả. Chính mục đích lớn này sẽ tạo cho chúng ta động lực để luôn luôn tự điều chỉnh, thực hiện được yêu cầu "thắng không kiêu, bại không nản",  
1
3 tháng 11 2016

Nhắc đến nhà văn Ngô Tất Tố (1893 – 1954) là ta nhớ đến tiểu thuyết Tát đèn, là ta nghĩ đến thân phận chị Dậu. Đó là một người phụ nữ nông dân nghèo khổ, cần cù lao động, giàu tình thương chồng, thương con, dũng cảm chống lại bọn cường hào. Nhà văn Ngô Tất Tố đã xây dựng nhân vật chị Dậu tiêu biểu cho cảnh ngộ khốn khổ và phẩm chất tốt đẹp của người đàn bà quê trước năm 1945.

Cảnh Tức nước vỡ bờ trong Tắt đèn đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc về nhân vật Dậu.

Hoàn cảnh của chị Dậu thật đáng thương. Chị phải bán gánh khoai, bán ổ chó và đứt ruột bán đứa con gái lên bảy tuổi cho vợ chồng Nghị Quế, mới đủ nộp suất sưu cho chồng. Nhưng anh Dậu vẫn bị trói ở sân đình, vì còn thiếu một suất sưu nữa. Chú Hợi là em ruột anh Dậu, chết từ năm ngoái nhưng chết cũng không trốn được sưu nhà nước nên gia đình anh Dậu phải nộp suất sưu ấy.

Anh Dậu đang ốm nặng, bị trói suốt ngày đêm, anh ngất xỉu đi như chết. Bọn cường hào cho tay chân vác anh Dậu rũ rượi như cái xác đem đến trả cho chị Dậu. Đau khổ, tai họa chồng chất đè nặng lên tâm hồn người đàn bà tội nghiệp.

Chị Dậu là một người vợ, một người mẹ giàu tình thương.

Trong cơn nguy kịch, chị Dậu tìm mọi cách cứu chồng. Tiếng trống, tiếng tù và đã nổi lên. Chị Dậu cất tiếng khẩn khoản, thiết tha mời chồng: thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột. Lời người đàn bà nhà quê mời chồng ăn cháo lúc hoạn nạn, chứa đựng biết bao tình thương yêu, an ủi vỗ về. Cái cử chỉ của chị Dậu bế cái Tỉu rồi xuống cạnh chồng cố ý chờ xem chồng chị ăn có ngon miệng hay không đã biểu lộ sự săn sóc và yêu thương của người vợ đối với người chồng đang đau ốm, tính mạng đang bị bọn cường hào đe doạ!

Chị Dậu là một người phụ nữ cứng cỏi đã dũng cảm chống lại bọn cường hào để bảo vệ chồng. Bọn cai lệ và tên hầu cận lý trưởng, lũ đầu trâu mặt ngựa với tay thước, roi song, dây thừng lại sầm sập xông vào nhà chị Dậu thét trói kẻ thiếu sưu. Anh Dậu vừa run rẩy kề miệng bát cháo, nghe tiếng thét của tên cai lệ, anh đã lăn dùng xuống phản! Tên cai lệ chửi bới một cách dã man. Hắn gọi anh Dậu là thằng kia hắn trợn ngược hai mắt quát chị Dậu: Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám mờ mồm xin khất. Chị Dậu đã hạ mình van xin, lúc thì run run xin khất, lúc thì thiết tha xin ông trông lại. Tên cai lệ mỗi lúc lại lồng lên: Đùng đùng, (…) giật phắt cái thừng trong tay anh hầu cận lý trưởng, hắn chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu để bắt trói điệu ra đình. Chị Dậu van hắn tha cho… thì hắn bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch, tát đánh bốp vào mặt chị, rồi nhảy vào cạnh anh Dậu. Một ngày lạ thổi sai nha – lầm cho khốc hại chẳng qua vì tiền (Nguyễn Du). Để tróc sưu mà tên cai lệ, "kẻ hút nhiều xái cũ” đã hành động một cách vô cùng dã man. Mọi sự nhẫn nhục đều có giới hạn, hơn nữa, để bảo vệ tính mạng của chồng, bảo vệ nhân phẩm của bản thân, chị Dậu đã kiên quyết chống cự: chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ. Không thể lùi bước, chị Dâu đã nghiến hai hàm răng thách thức:
Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!

Tư thế của chị Dậu có một bước nhảy vọt. Từ chỗ nhún mình tự gọi là cháu, gọi tên cai lệ bằng ông y sau đó là mày. Chị đã vỗ mặt hạ uy thế và hạ nhục chúng! Hai kẻ đốc sưu định trói kẻ thiếu sưu nhưng chúng đã bị người đàn bà lực điền trừng trị. Tên cai lệ bị chị Dậu túm lấy cổ y ấn dúi ra cửa, ngã chỏng queo trên mặt đất ! Tên hầu cận lý trưởng bị chị Dậu túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm. Với chị Dậu, nhà tù của thực dân cũng chẳng có thể làm cho chị run sợ. Trước sự can ngăn của chồng, chị Dậu vẫn chưa nguôi giận:

Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được…

Con giun xéo mãi cũng quằn, chị Dậu cũng vậy, bị áp bức dã man, tính mạng bị đe dọa, chị đã vùng lên đánh trả một cách dũng cảm. Nhà văn Nguyễn Tuân đã có một nhận xét rất thú vị: Trên cái tối giời tối đất của đồng lúa ngày xưa hiện lên một cái chân dung lạc quan của chị Dậu (…). Bản chất của nhân vật chị Dậu rất khỏe, cứ thấy lăn xả vào bóng tối mà phá ra… Ngô Tất Tố rất hả hê khi tả cảnh chị Dậu cho tên cai lệ và tên hầu cận một bài học đích dáng. Ông đã chỉ ra một quy luật tất yếu trong xã hội: Có áp bức có đấu tranh Ị

Cảnh Tức nước vỡ bờ rất sống động và giàu tính hiện thực.

Đoạn văn như một màn bi hài kịch, xung đột diễn ra căng thẳng đầy kịch tính. Hình ảnh chị Dậu được miêu tả rất chân thực. Chị giàu lòng thương chồng, vừa rất ngang tàng, cứng cỏi.

Chị hạ nhục tên cai lệ là mày, tự xứng là bà. Cái nghiến hai hàm răng, cái ấn dúi, cái túm tóc lẳng một cái và câu nói: Thà ngồi tù… đã nêu cao tầm vóc lớn lao đáng kính phục của chị Dậu, một người phụ nữ nông dấn trong xã hội cũ.

Từ hình ảnh Cái cò lặn lội bờ sông – Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non (ca dao) đến hình ảnh chị Dậu trong Tắt đèn, ta thấy chân dung người phụ nữ Việt Nam trong văn học đã có một bước phát triển mới cả về tâm hồn lẫn chí khí

1 tháng 5 2023

Một số ý chính:

- Giới thiệu chủ đề:

+ Mẫu: Theo dòng chảy của văn học, khi lượt đến năm 1970 ta bắt gặp ngay một tác phẩm nhẹ nhàng tình cảm với ngôn ngữ trong sáng, giàu chất thơ. Đó là "Lặng lẽ Sa Pa" và có một ý kiến với truyện ngắn này rằng: ....

- Phân tích, bàn luận:

+ Anh thanh niên là một con người chân thành, cởi mở và hiếu khách:

-> Thèm người, muốn được nhìn ngắm, trò chuyện với con người. Vì thế, anh đã lấy khúc cây chắn ngang đường để dừng những chuyến xe hiếm hoi.

-> Khi gặp được người thì anh mừng đến mức tất tả, cuống cuồng như không kiềm được cảm xúc: "Anh chạy vụt đi, cũng tất tả như khi đến", "người con trai nói to những điều đáng lẽ người ta chỉ nghĩ".

-> Thân thiện, cởi mở ngay cả với những người mới gặp lần đầu: niềm nở, hồ hởi không giấu lòng, pha trà, tặng hoa và cả quà ăn đường.

-> Trân trọng từng giây từng phút gặp gỡ quý báu.

-> Anh quan tâm, chu đáo đến cả những người tình cờ gặp gỡ và sẵn sàng yêu thương, sẻ chia: nghe bác lái xe kể về việc vợ mình bị bệnh, anh đã lặng lẽ đi tìm củ tam thất để bác gái ngâm rượu uống.

+ Anh thanh niên là người rất khiêm tốn:

-> Công việc của anh đang làm góp 1 phần quan trọng phục vụ sản xuất và phục vụ chiến đấu. Nhưng anh lại cho những đóng góp của mình là vô cùng nhỏ bé so với bao người khác.

-> Khi ông họa sĩ xin kí họa chân dung, anh từ chối, e ngại: "Không, không, đừng vẽ cháu! Để giáu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn".

- Đánh giá chung:

+ Truyện xây dựng tình huống truyện hợp lí với cách trần thuật tự nhiên.

+ Có sự kết hợp giữa phương thức tự sự, miêu tả, biểu cảm và bình luận.

+ Lời văn mượt mà, trau chuốt, giàu chất thơ và chất hội họa.

=> Qua những nét phác họa của Nguyễn Thành Long, anh than niên hiện lên thật chân thực, sinh động, đẹp đẽ. Anh đại diện cho những người lao động nhiệt huyết, trung thực, giản dị, khiêm tốn, âm thầm và luôn cống hiến cho công cuộc xây dựng XHCN ở miền Bắc hoàn thành thắng lợi.

_Kiều Trang_

6 tháng 12 2019

1.Câu này có trong sgk =))

2.Em sẽ làm gì để rèn luyện đức tính giản dị và khiêm tốn trong cuộc sống? 

Để rèn luyện đức tính khiêm tốn và giản dị trong cuộc sống, em sẽ:

  • Sống hòa nhã, vui vẻ với mọi người
  • Không khinh thường, miệt thị người khác
  • Cố gắng học hỏi những điều mà bản thân còn thiếu sót
  • Làm sai tự nhận lỗi và sửa lỗi
  • Luôn tuân thủ các quy tắc của cơ quan, tổ chức, đoàn thể
  • Ăn nói nhỏ nhẹ, lễ phép, ngắn gọn, dễ hiểu
  • Học cách sống tiết kiệm, không xa hoa, lãng phí...
24 tháng 9 2020

câu này có trong sách GIÁO DỤC CÔNG DÂN mà

bạn tự tìm hiểu nhé ^^

3 tháng 1 2022

 + Khoan dung là tấm lòng rộng lượng,sẵn sàng tha thứ cho mọi người khi họ đã biết lỗi của mình,...

+ Bản thân em đã có thể hiện lòng bao dung độ lượng .

+ Em sẽ :

- Học cách tha lỗi cho người khác.

- Nhường nhịn mọi người xung quanh.

-  Biết kiếm chế cảm xúc của bản thân.

....

 

30 tháng 12 2016

khocroi

31 tháng 12 2016

1) Tự tin và tự trọng

- Khái niệm : Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách. Biết điều chỉnh hành vi của mình phù hợp với các chuẩn mực xã hội .

Tự tin là tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi công việc.Dám tự quyết định và hành động một cách chắc chắn. Không hoang mang dao động. Là người hành động cương quyết, dám nghĩ, dám làm.

- Ý nghĩa :

Tự trọng : - Giúp ta có nghị lực vượt qua khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ
- Nâng cao phẩm giá, uy tín
- Người có lòng tự trọng được mọi người yêu quí

Tự tin : - Giúp con người có thêm sức mạnh, nghị lực và sáng tạo, làm nên sự nghiệp lớn.

- Biểu hiện

Tự tin:
- Hành động cương quyết.
- Dám nghĩ, dám làm.
- Chủ động trong mọi việc.

Tự trọng : + Cư xử đúng mực, đàng hoàng
+Biết giữ lời hứa, giữ chữ tín
+ Dũng cảm nhận lỗi
+ Tự giác hoàn thành công việc không để nhắc nhở, chê trách

- Câu ca dao , tục ngữ , danh ngôn

Những câu ca dao, tục ngữ,danh ngôn nói về sự tự tin:
-Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân
-Chớ thấy sóng cả mà lo
Sóng thì mặc sóng, chèo cho có chừng.
-Ta như cây ngay giữa rừng
Ai lay chẳng chuyển, ai rung chẳng rời.
-Lòng ta vốn đã chắc rồi
Nào ai giục đứng, giục ngồi mặc ai.
-Sự tự tin sẽ đưa con người đến thành công. (Ngạn ngữ Anh)

Tự trọng :

- Áo rách cốt cách người thương.
- Ăn có mời, làm có khiến.
- Giấy rách phải giữ lấy lề.
- Đói cho sạch, rách cho thơm.
- Cười người chớ vội cười lâu
Cười người hôm trước hôm sau người cười.
- Kính già yêu trẻ.
- Yêu trẻ, trẻ đến nhà; kính già, già để tuổi cho.
- Người đừng khinh rẻ người.