K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 1 2022

1: C

2:D

3:A

4:D

5:B

22 tháng 12 2021

ko bít

11 tháng 1 2022

EM cũng tham gia cuộc thi đấy à? Về mấy cái tranh thì chị nộp cho cô rồi, kh có tranh để chụp. Em có thể lên trên mạng tìm cuộc thi này rồi tham khảo mấy bức tranh trên đấy nhé.

12 tháng 1 2022

Đúng đấy

16 tháng 12 2021

bạn tham khảo google đi 

16 tháng 12 2021

Google luôn đồng hành cùng trương trình này =))

12 tháng 9 2018

- đi đúng lề đường, bật xin-nhang khi sang đường ( xe đạp thì vẫy tay ) , đội mũ bảo hiểm, đi bình thường không chạy , không thò đầu ra ngoài cửa xe, dừng, đỗ đúng phần đường quy định, nghiêm chỉnh chấp hành tín hiệu giao thông. Không dàn hàng,không  dùng ô che khi điều khiển phương tiện giao thông , không chở trọng tải quá 5 tấn,... mk chỉ biết thế thui

- điều khiển xe mô tô phóng nhanh, vượt ẩu, chở quá số người quy định, đi vào đường cấm, đường ngược chiều gây cản trở giao thông; không có đăng ký, biển số, giấy phép lái xe,đi xe mô tô,  đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm, dùng ô khi điều khiển xe đạp, xe máy, không nên tụm năm, tụm ba”, dừng đỗ xe dưới lòng đường; đi xe đạp dàn hàng ba, hàng bốn hay đi xe máy, thậm chí kẹp ba, kẹp bốn, lạng lách, đánh võng.Vừa điểu khiển phương tiện giao thông vừa nghe điện thoại… Thậm chí khi có sự va quẹt thì thoái thác trách nhiệm, chưa cần biết người va quẹt có bị sao không đã văng những câu chửi…

13 tháng 4 2017

Kình gửi bà thân yêu của cháu !
Con là ... con cả của mẹ ... và ba ... đây ạ ! Cuộc sống ở thành phố rất thú vị bà ạ ! Đến trường có rất nhiều bạn. Thành phố dường như tốt về mọi mặt nhưng vấn đề đang được quan tâm là vấn đề An toàn giao thông. Con được cô giáo dạy rất nhiều thông điệp về an toàn giao thông, nào là :
  + Đã uống rượu, bia thì không lái xe.
  + Đi xe phải đội mũ bảo hiểm.
  + Đi đúng làn đường quy định.
  + Không lái xe lên vỉa hè.
Và ba cũng đã nói cho con nghe về sự nguy hiểm của tai nạn giao thông nên con sẽ cố gắng làm đúng điều cô giáo dạy để không gây tai nạn giao thông ạ ! 
Thư đã dài, con muốn gửi lời thăm sức khỏe đến các em, cô, chú và ông bà ạ ! 
Con chúc bà mạnh khỏe, khi có dịp con sẽ về thăm bà !

Cháu yêu của bà

       ..........

Phần ... cậu tự điền nha

13 tháng 4 2017

10 đi bạn

3 tháng 12 2018

Trong những năm gần đây, an toàn giao thông đang là vấn đề được cả xã hội quan tâm. Đi khắp nẻo đường , khẩu ngữ “ an toàn giao thông là hạnh phúc cho mọi người, mọi gia đình và toàn xã hội” như lời nhắc nhở, cũng là lời cảnh báo với những người tham gia giao thông, hãy chấp hành luật giao thông để đem lại an toàn cho chính mình, cho gia đình mình và cho xã hội. Nhưng tai nạn giao thông là vấn đề nhức nhối và trở thành hiểm họa đối với bất kì ai khi tham gia giao thông.

Trên thực tế tai nạn giao thông đang diễn ra từng ngày từng giờ và có thể cướp đi mạng sống của con người bất kì lúc nào. Mỗi ngày trôi qua có bao nhiêu sinh mạng bị đe dọa bởi tai nạn giao thông? Đáng buồn hơn khi không ít những nạn nhân của tai nạn giao thông là học sinh. Một trong những việc làm để thực hiện an toàn giao thông là hãy ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông. Để hình thành và duy trì nếp văn hóa giao thông rất cần có sự vào cuộc của các cơ quan liên quan, đặc biệt trước hết là người tham gia giao thông. Vậy tuổi trẻ học đường phải suy nghĩ và hành động thế nào để góp phần làm giảm tai nạn giao thông cho xã hội, và thể hiện mình là người có văn hóa khi tham gia giao thông.

Trước hết chúng ta hiểu như thế nào về “ Văn hóa giao thông ”? Khái niệm Văn hoá giao thông là một biểu hiện cụ thể của khái niệm Văn hoá nói chung.Văn hoá giao thông là một khái niệm khá mơí mẻ với nhiều cách hiểu khác nhau

Theo Uỷ ban an toàn giao thông quốc gia: “ Văn hoá giao thông được biểu hiện bằng hành vi xử sự đúng pháp luật, theo các chuẩn mực của xã hội về lẽ phải, cái đẹp, cái thiện của người tham gia giao thông. Xây dựng Văn hoá giao thông nhằm tạo nên thói quen cư xử có văn hoá, đúng pháp luật; coi việc tự giác tuân thủ pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông như một chuẩn mực đạo đức truyền thống và là biểu hiện văn minh hiện đại của con người khi tham gia giao thông”. Cũng theo Uỷ ban an toàn giao thông quốc gia trong Văn hoá giao thông có ba tiêu chí: một là, về nhận thức và hành động, hiểu biết đầy đủ và tự giác chấp hành đúng các quy định của pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông; hai là: có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng, tôn trọng, nhường nhịn và giúp đỡ người khác; ba là, có thái độ ứng xử văn minh lịch sự khi xảy ra va chạm giao thông và tinh thần thượng tôn pháp luậtTheo báo Văn hoá: “ Văn hoá giao thông là tự giác chấp hành trật tự an toàn giao thông, ngăn chặn các hành vi gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông, tôn trọng, nhường nhịn người khác, tận tình giúp đỡ người tham gia giao thông gặp hoạn nạn, giúp đỡ người tàn tật, trẻ em, người cao tuổi để hướng tới một xã hội giao thông an toàn, thân thiện"

Văn hoá giao thông là văn hoá của người trực tiếp tham gia giao thông và văn  hoá của các thành viên khác trong xã hội có tác động, ảnh hưởng đến quá trình hình thành Văn hoá giao thông.Trong các yếu tố khác nhau, thì người trực tiếp tham gia giao thông đóng một vai trò quan trọng tạo nên Văn hoá giao thông. Văn hoá của người trực tiếp tham gia giao thông biểu hiện cụ thể như: trước tiên là phải hiểu biết đầy đủ và nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ giao thông; hai là phải có tính cộng đồng khi tham gia giao thông, khi lưu thông trên đường phải biết không chỉ vì lợi ích bản thân mình mà còn phải đảm bảo an toàn cho những người khác. Gặp trường hợp người bị nạn cần giúp đỡ phải chia sẻ kịp thời; ba là cư xử có văn hoá khi lưu thông trên đường như tham gia giao thông từ tốn, bình tĩnh, ưu tiên cho người già, trẻ nhỏ, biết xin lỗi, cảm ơn khi có va quệt... Như chúng ta biết mỗi cử chỉ “văn hóa giao thông” làm nên nét nhân cách của mỗi người.Văn hóa : văn minh, lịch sự, khi tham gia giao thông, thực hiện đúng luật, đúng cách cư xử nghĩa tình của người Việt Tuy nhiên khi nhìn vào thực trạngchúng ta có thể thấy cách thực hiện của một bộ phận học sinh, thanh niên có  “văn hóa giao thông ” hay không: điều khiển xe mô tô phóng nhanh, vượt ẩu, chở quá số người quy định, đi vào đường cấm, đường ngược chiều gây cản trở giao thông; không có đăng ký, biển số, giấy phép lái xe, ….Một số học sinh còn đi xe mô tô,  đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm, dùng ô khi điều khiển xe đạp, xe máy...Khi tan trường, học sinh “túm năm, tụm ba”, dừng đỗ xe dưới lòng đường; đi xe đạp dàn hàng ba, hàng bốn hay đi xe máy, thậm chí kẹp ba, kẹp bốn, lạng lách, đánh võng. Vừa điểu khiển phương tiện giao thông vừa nghe điện thoại… thậm trí khi có sự va quệt thì thoái thác trách nhiêm, chưa cần biết người va quẹt có bị sao không đã văng những câu chửi…

Học sinh, thanh niên là một lực lượng đông đảo có một vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã - hội của đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “ Thanh niên là người chủ tương lai của đất nước, nước nhà thịnh hay suy, mạnh hay yếu, một phần là do thanh niên”. Vậy là những học sinh các em hãy đóng một vai trò to lớn trong việc xây dựng “Văn hoá giao thông” ở nước ta bằng những việc làm cụ thể như:

+ Chúng ta hãy bắt đầu từ những thói quen nhỏ nhất như đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe moto, xe gắn máy, dừng, đỗ đúng phần đường quy định, nghiêm chỉnh chấp hành tín hiệu giao thông. Không dàn hàng, dùng ô che khi điều khiển phương tiện giao thông ….Góp phần xây dựng nhiều tuyến phố, nhiều con đường xanh – sạch - đẹp; xây dựng nhiều con đường giao thông nông thôn; bảo vệ giữ gìn và xây dựng nhiều công trình giao thông công cộng

+ Hãy là những tuyên truyền viên tích cực về văn hoá giao thông.Lực lượng học sinh, sinh viên, thanh niên hãy dương cao khẩu hiệu: “ Văn hoá giao thông, đồng hành tuổi trẻ”, “ Văn hoá giao thông là không tai nạn”, “ Một ý thức giao thông, triệu nụ cười hạnh phúc”, “ Xây dựng xã hội giao thông văn minh, đầy tình người và không tai nạn”

+ Học sinh, thanh niên cũng là lực lượng xung kích, lực lượng chủ chốt tham gia vào công tác giữ gìn trật tự an toàn giao thông, tham gia các hoạt động khác như Hội diễn văn hoá văn nghệ; hội thi về an toàn giao thông. Khi văn hóa giao thông đã trở thành ý thức thường trực trong mỗi con người thì sẽ hình thành được phong cách và nhân cách của con người đó Tuổi trẻ học đường với tư cách là chủ nhân tương lai của đất nước, là thế hệ tiên phong trong nhiều lĩnh vực, có sức khỏe, có tri thức….cần có những suy nghĩ và hành động đúng đắn và gương mẫu thực hiện những giải pháp thiết thực để góp phần góp phần giẩm thiểu tai nạn giao thông, chúc các em tham gia giao thông an toàn.

Phải khẳng định ngay lực lượng tham gia giao thông đông đảo nhất chính là giới trẻ. Nhìn lại từ các vụ TNGT thời gian qua chúng ta đều thấy rõ đối tượng gây tai nạn và nạn nhân TNGT là giới trẻ chiếm tỷ lệ rất cao (độ tuổi từ 18 đến 30). Bên cạnh đó, bộ phận thiếu ý thức khi tham gia giao thông chiếm số lượng đông đảo nhất cũng chính là giới trẻ.

Để hạn chế việc vi phạm khi tham gia giao thông trong thanh, thiếu niên, cần áp dụng nhiều giải pháp một cách đồng bộ. Về giải pháp chiều sâu, cần tổ chức tuyên truyền, giáo dục ý thức về văn hóa giao thông ngay từ nhỏ, từ chính trong mỗi gia đình tới nhà trường. Bên cạnh đó, cần luật hóa các hình thức xử phạt, nâng thật cao mức phạt tương ứng với mỗi hành vi vi phạm của người tham gia giao thông. Tức là một mặt vừa vận động tuyên truyền, giáo dục; một mặt khác phải xử lý bằng pháp luật để mang tính răn đe nhằm tạo thói quen tự giác tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật khi tham gia giao thông. Một trong những việc cấp thiết nhất hiện nay là phải đặt vị trí giới trẻ làm trọng tâm của chiến dịch tuyên truyền ATGT.

Trước hết, phải xác định giới trẻ ở đây bao gồm toàn bộ các thành phần xã hội, từ học sinh các trường phổ thông tới sinh viên cao đẳng, đại học. Từ thanh niên đang làm việc trong các tổ chức, doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước, từ thành thị, nông thôn cho đến các khu công nghiệp – nơi tập trung đa số lực lượng lao động là thanh niên.

Trên cơ sở đó, tổ chức chiến dịch tuyên truyền có độ phủ sóng trên diện rộng, bao quát toàn bộ giới trẻ mới là điều cần thiết. Việc tuyên truyền bằng hình thức nào, nội dung gì để thu hút sự quan tâm, hấp dẫn của giới trẻ... cũng rất cần được cân nhắc kỹ. Bởi vì trong xã hội hiện đại ngày nay, khi mà có quá nhiều sự lựa chọn và nhiều hình thức vui chơi giải trí cuốn hút giới trẻ thì không dễ để họ có thể tham gia tích cực trong một hoạt động mang tính tuyên truyền. Mặt khác, cần phải xây dựng nội dung và hình thức hoạt động phù hợp với từng đối tượng. Chẳng hạn nội dung phục vụ học sinh, sinh viên sẽ khác với giới trẻ đang làm việc ở các khu công nghiệp hay đối với thanh niên nông thôn...

Để thay đổi thực trạng này, cần sự vào cuộc của tất cả các cơ quan, tổ chức một cách đồng bộ, nhịp nhàng nhằm từng bước xây dựng thói quen ứng xử có văn hóa trong giao thông, bắt đầu từ những hành vi nhỏ nhất thường ngày. Đó chính là nền móng để dần hình thành văn hóa giao thông-giải pháp bền vững giúp đẩy lùi hiểm họa TNGT.

3 tháng 12 2018

Thực tế trong những năm gần đây, an toàn giao thông chính là một vấn đề đang được quan tâm rất nhiều. Hiện trạng xã hội xảy ra quá nhiều tai nạn giao thông tùy theo mức độ nặng nhẹ. Nhưng hậu quả của nó để lại rất lớn như: thương tật, tử vong, tài sản mất mát và hư hỏng. Khi lưu thông trên đường chúng ta sẽ thấy những câu khẩu hiệu với nội dung “ an toàn giao thông chính là hạnh phúc cho mọi người,mọi nhà và toàn xã hội”. Đó chính là lời cảnh giác, nhắc nhở chúng ta phải sáng suốt khi tham gia giao thông. Chấp hành luật lệ giao thông- chính là mang lại sự an toàn cho bạn và cho mọi người. Nhưng hiện nay, vấn đề tai nạn giao thông chính là mối hiểm họa vô cùng to lớn với tất cả mọi người. Ngay sau đây chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu.
Để đi vào tìm hiểu, chúng ta hãy biết về “ văn hóa giao thông”- Văn hóa giao thông chính là biểu hiện cụ thể trong nền văn hóa nói chung và nó cũng khá là mới mẻ được hiểu theo nhiều cách khác nhau. – Ủy ban an toàn giao thông quốc gia đã cho ra khái niệm như sau “ văn hóa giao thông chính là những hành vi xử sự đúng pháp luật,theo các chuẩn mực của xã hội về lẽ phải, cái đẹp và cái thiện của người tham gia giao thông”. – Hay nói cách khác theo báo Văn hóa “ văn hóa giao thông là sự tự giác chấp hành luật lệ an toàn giao thông. Ngăn chặn các hành vi gây nguy hiểm cho những người khi tham gia giao thông. Thể hiện sự tôn trọng và nhường nhịn nhau khi lưu thông trên đường. Biết giúp đỡ người khác khi gặp tai nạn giao thông, giúp người tàn tật, trẻ em và người cao tuổi để cùng nhau hướng tới một xã hội an toàn giao thông”
HIỆN TRẠNG TAI NẠN GIAO THÔNG CỦA NƯỚC TA. Tai nạn giao thông đã và đang xảy ra từng ngay từng giờ và luôn rình rập để cướp đi sinh mạng của con người bất cứ lúc nào. Chúng ta thường hay có những câu hỏi đặt ra cho cộng đồng cũng như cho bản thân: – Mỗi ngày có bao nhiêu vụ tai nạn xảy ra gây đe dọa cho tính mạng con người? – Sau khi tai nạn giao thông xảy ra liệu con người có nâng cao ý thức nhiều hơn không? – Đến bao giờ mới chấm dứt các tai nạn giao thông? Những câu hỏi này thật khó để trả lời vì hậu quả do tai nạn giao thông để lại là muôn hình muôn vẻ. Khi con người có ý thức thì sẽ hạn chế tối đa việc xảy ra tai nạn giao thông. Có thể thấy tai nạn giao thông hiện nay xảy ra ở các bạn thanh niên là chủ yếu. Bộ phận thiếu ý thức về an toàn giao thông cũng nằm trong lực lượng này.

NHỮNG VIỆC CẦN LÀM KHI THAM GIA GIAO THÔNG Tất cả công dân từ 18 tuổi trở lên, có giấy phép lái xe, sức khỏe tốt, không bị mắc các bệnh theo quy định của pháp luật thì được phép tham gia điều khiển các phương tiện giao thông. Trong đó, học sinh sinh viên chính là lực lượngchiếm đông nhất. Vì thế các bạn hãy đóng vai trò chủ đạo và góp phần trong việc xây dựng an toàn qua những hành động cụ thể như sau: – Thói quen “ hãy nhớ đội mũ bảo hiểm” khi ngồi trên các phương tiện giao thông . Khi lưu thông trên đường phải đi, dừng, đậu đúng nơi quy định, chấp hành nghiêm túc các tín hiệu đèn giao thông. Không dàn hàng ngang, không chở cồng kềnh, chở từ 3 người trở lên, không che ô khi điều khiển phương tiện giao thông… Những sự tự giác này mỗi ngày sẽ góp phần xây dựng một xã hội tuân thủ an toàn giao thông,làm gương tốt về ý thức tuân thủ pháp luật cho mọi người noi theo. – Các bạn hãy là những tuyên truyền viên tích cực với những khẩu hiệu “ văn hóa giao thông- đồng hành tuổi trẻ”, “ một ý thức giao thông, triệu nụ cười hạnh phúc”, “ văn hóa giao thông- là không tai nạn” – Học sinh sinh viên hãy là lực lượng tham gia vào công tác giữ gìn an toàn giao thông bằng nhiều hoạt động có ích cho xã hội. 
 

7 tháng 1 2019

Người điều khiển xe đạp chỉ được chở một người, trừ trường hợp chở thêm một trẻ em dưới 7 tuổi thì được chở tối đa hai người.
- Người điều khiển xe đạp không được thực hiện các hành vi sau:
+ Đi xe dàn hàng ngang;
+ Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;
+ Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;
+ Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh;
+ Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh;
+ Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.
- Người ngồi trên xe đạp khi tham gia giao thông không được thực hiện các hành vi sau:
+ Mang, vác vật cồng kềnh;
+ Sử dụng ô;
+ Bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác;
+ Đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái;
+ Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.

Người điều khiển xe đạp chỉ được chở một người, trừ trường hợp chở thêm một trẻ em dưới 7 tuổi thì được chở tối đa hai người.
- Người điều khiển xe đạp không được thực hiện các hành vi sau:
+ Đi xe dàn hàng ngang;
+ Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;
+ Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;
+ Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh;
+ Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh;
+ Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.
- Người ngồi trên xe đạp khi tham gia giao thông không được thực hiện các hành vi sau:
+ Mang, vác vật cồng kềnh;
+ Sử dụng ô;
+ Bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác;
+ Đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái;
+ Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.

Em đã làm để giúp các bạn chấp hành tốt luật giao thông đường bộ và tham gia giao thông an toàn:
-Tuyên truyền cho các bạn nghe về luật giao thông đường bộ và cách tham gia giao thông an toàn.
-Khuyên các bạn khi đi xe máy thì phải đội mũ bảo hiểm.
-Nêu ra những hậu quả xấu khi không chấp hành tốt luật giao thông đường bộ và tham gia giao thông an toàn để các bạn chú ý hơn nữa.

2 tháng 11 2018

Đáp án : 6 tuổi được đi xe đạp nhé 
học tốt

2 tháng 11 2018

từ 6 tuổi trở lên

5 tháng 1 2022

các bạn ơi giúp mình với nha mình đang cần gấp!!!!!!!!!!!

5 tháng 1 2022

1. Những việc nên làm khi điều khiển xe đạp

1. Xe đạp cũng giống như tất cả các loại phương tiện khác lưu thông trên đường như xe hơi, xe gắn máy... Vì vậy người chạy xe đạp phải tuyệt đối tuân theo tín hiệu giao thông. Luôn nhớ: Nhường người đi bộ, dừng khi đèn đỏ và đặc biệt cẩn thận ở những chỗ giao nhau.

2. Luôn luôn lái xe bên phải đường theo đúng hướng dẫn giao thông. Không bao giờ được đi ngược đường.

3. Đi chậm lại và cẩn thận quan sát đèn tín hiệu ở những chỗ rẽ, khúc cua.

4. Ở những chỗ cắt nhau có đông người qua lại, khi muốn qua đường thì tốt nhất nên dắt xe đi trên phần đường dành cho người đi bộ và tuân theo tín hiệu giao thông.

5. Kể cả khi đi cùng bạn bè cũng luôn đi hàng một (không lái xe sóng đôi) trên đường, vì việc đi hàng hai hàng ba dễ gây nguy hiểm cho mình, cho bạn và cho cả những người đi trên các phương tiện khác.

 

6. Khi muốn vượt, phải xin vượt lên bên trái người và xe khác.

7. Không lái xe bằng một tay và đặc biệt không bao giờ được chạy xe trên 1 bánh để tránh bị mất thăng bằng trong những tình huống bất ngờ.

8. Đi buổi tối phải chắc chắn xe có đèn và đèn phải sáng.

9. Không đeo tai nghe khi đang chạy xe để có thể nghe rõ tiếng kèn của các xe khác cũng như tiếng còi điều khiển của cảnh sát giao thông.

10. Không bao giờ được đột ngột quẹo, cua khi chưa có sự quan sát đằng trước đằng sau. Khi muốn rẽ: đi chậm, dùng tay trái xin đường khi muốn rẽ trái; đi chậm, nhìn lại đằng sau bên phải khi muốn rẽ phải. Khi thấy thật sự có dấu hiệu an toàn - các xe đằng sau đi chậm lại hoặc lái theo hướng ngược với

2. Những việc không nên làm khi điều khiển xe đạp

Đi xe dàn hàng ngang;

Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;

Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;

Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh;

Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh;

Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.

Bên cạnh người điều khiển xe, người ngồi sau xe đạp không được thực hiện các hành vi sau:

Mang, vác vật cồng kềnh;

Sử dụng ô;

Bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác;

Đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái;

Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.

hướng mình định rẽ thì mới rẽ.