K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tham khảo:

Ngắm trăng là bài thơ được Bác sáng tác trong lúc đang bị giam ở nhà tù Tưởng Giới Thạch. Nhưng đọc bài thơ ta thấy Bác thể hiện được phong thái ung dung ngắm cảnh thiên nhiên trong hoàn cảnh tù giam ngột ngạt, bức bối và chịu nhiều khổ cực. Qua bài thơ chúng ta còn thấy tình thần thép của Bác Hồ. Với một điều kiện thiếu thốn như " Trong tù không rượu cũng không hoa", đối với các nhà thơ đều có cảm hứng sáng tác khi có rượu có hoa nhưng người thi nhân vẫn có thể thưởng trăng. Bác Hồ đã khẳng định " cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ" thấy được cảnh đẹp của thiên nhiên khiến cho lòng người không thể cầm được mà thưởng thức. Hai câu đầu thể hiện được tình yêu thiên nhiên của Bác còn hai câu cuối lại thể hiện được tinh thần thép của Bác. Người ta thường nói đến câu thơ này là một cuộc vượt ngục bằng tnh thần. Bác Hồ muốn giao hòa với thiên nhiên tươi đẹp ngoài kia. Nếu chúng ta thay từ " ngắm" bằng một từ nào khác thì chắc chắn ý thơ sẽ khác hẳn, vì từ ngắm cho ta thấy phong thái ung dung, tự tại của bác ở trong tù.  Nếu đọc thơ của Bác chúng ta đều thấy rằng trăng là người bạn luôn luôn xuất hiện trong thơ Bác. Nhờ có trăng làm bạn nơi nhà tù đề Bác thể hiện tâm tư, tình cảm của mình. Vậy nên, một bài thơ hay không chỉ có hình ảnh thiên nhiên đẹp mà nó còn phải nói lên tư tưởng tình cảm của tác giả. 

 

 

Câu chuyện được diễn biến trong một đêm lạnh,và được bắt đầu khi anh độiviên chợt thức giấc và thấy Bác đang còn thức. Bác vẫn thức để chăm lo cho giấc giủ của những người chiến sĩ,bác đốt lửa để giữ ấm cho họ. Anh đội viên chứng kiến vô cùng xúc động và cảm phục trước tình yêu thương của Bác dành cho các chiến sĩ. Hình tượng Bác trong bài thơ này đều được nhìn nhận qua con mắt còn đnag mơ mồ không rõ thực hay ảo của anh đội viên. Hình tượng của Bác hiện lên vừa cao vời vợi vĩ đại mà cũng hết sức gần gũi sưởi ấm lòng anh hơn ngọn lửa hồn. Đây là lần đầu tiên anh đội viên thức giấc. Anh dã thức dậy  sau một giấc ngủ dài,anh chợt nhìn thấy hình ảnh Bác vẫn còn ngồi đó vẫn trầm ngâm miệt mài suy nghĩ cho việc nước. Ngoài trời đã lạnh hơn rất nhiều nhưng bác vẫn không vào trong mà Bác vẫn ngồi đốt lửa cho các chiến sĩ bớt đi cái lạnh. Anh lặng lẽ đứng nhìn Bác lặng kẽ quan sát Bác từ nét mặt đến cử chỉ của Bác .Hình ảnh người cha già của dân tộc được hiện lên đầy xúc cảm khi Bác chăm sóc từng giấc ngủ của các chiến sĩ. Bác đi đắp lại chăn cho từng người từng người một rất ân cần  mà cũng rất dịu dàng như một người mẹ mà cũng như một người cha đang chăm sóc từng giấc ngủ cho những đứa con của mình. Anh đội viên cũng lại  thiếp đi vào trong giấc ngủ anh chỉ còn mơ màng thấy hình ảnh Bác cao lộng ấm áp ru anh chìn vào giấc  ngủ. Từ Bác tỏa ra một hơi thở một sự ấm áp đến kì lạ ấm hơn cả ngọn lửa hồng. Và lần thứ ba anh thức dậy anh giật mình khi Bác vẫn chưa ngủ.

11 tháng 4 2021

Cảm ơn bn nhiều nha

16 tháng 11 2021

Tham khảo!

 

Suy nghĩ về người phụ nữ ngày nay – Có thể nói được răng không phải vô duyên vô cớ mà người ta lại gọi “phụ nữ” chính là phái đẹp. Thực sự những người phụ nữ đã như một nguồn cảm hứng trong thi ca từ xưa cho đến nay và luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt từ xã hội. Đóng vai trò quan trọng trong xã hội, có những thời kỳ khi mà thân phận của người phụ nữ bị coi thường, thậm chí miệt thị thì càng trong xã hội hiện đại, tiên tiến thì người phụ nữ lại càng được đề cao vai trò cũng như vị thế của mình trong xã hội.

Không thể phủ nhận được rằng, ngay chính trong xã hội cũ, người phụ nữ trong chuẩn mực “phong kiến”, người phụ nữ như phải chịu những “tam tòng tứ đức” và điều này đã khiến cho họ không thể có cơ hội tự khẳng định mình cũng như cống hiến tài năng, trí tuệ và sức lực của mình. Người phụ nữ trong xã hội cũ họ cũng như đã bị kìm kẹp tài năng trong phạm vi gia đình, đồng thời ở họ lại cũng không có tiếng nói trong xã hội. Ta như nhận thấy được đó cũng chính là những giá trị mới về chuẩn mực của người phụ nữ hiện đại trong thời đại giải phóng phụ nữ đã khiến cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn nhiều lần. Vậy, câu hỏi đặt ra ở đây đó chính là người phụ nữ hiện đại có những gì?

 

Mỗi khi nhắc tới ‘phụ nữ hiện đại” thì người ta sẽ nghĩ ngay tới một người phụ nữ thành công trong công việc, mạnh mẽ, tự tin, quyết đoán và dám đấu tranh để có được hạnh phúc. Khác hẳn với những người phụ nữ trong xã hội cũ họ như bị vùi đập, nhấn chìm, ngay cả việc suy nghĩ thôi cũng đã bị những quân phép, phép tắc cản trở khiến họ trở nên rẻ rúm biết bao nhiêu.

Mẫu người phụ nữ hiện đại trước hết là một người phụ nữ “Trí tuệ” và tiếp theo đó chính là sắc đẹp. Nếu như trong xã hội cũ người phụ nữ không được học cho dù họ có muốn đến đâu đi chăng nữa. Bởi trong xã hội cũ vai trò của người phụ nữ không được đề cao, phụ nữ không cần hiểu biết nhiều, chỉ cần biết nghe lời và lặng lẽ làm việc như một đứa ở trong nhà mà thôi. Nhưng đến với thời hiện đại người phụ nữ như chủ động tích cực, tìm tòi sáng tạo và học tập không ngừng nghỉ. Thậm chí có những người phụ nữ họ rất giỏi về chuyên môn không hề thua kém gì cánh mày râu trong xã hội. Ta như cũng đã biết đến nhân vật Chúc Anh Đài – một nhân vật trong xã hội cũ muốn đi học thì phải cải trang thành trai thì mới được đến trường. Những nghĩa lễ giáo huấn hà khắc đã làm cho những người phụ nữ trong xã hội cũ bị vùi dập đến tê tái ngường nào. Trong xã hội hiện đại khi mà quyền bình đẳng giới được nêu cao thì vai trò của người phụ nữ lúc này đây đã được nhìn nhận lại một cách công bằng nhất. Người phụ nữ có thể đảm đương nhiều trọng trách, công việc của gia đình và ngoài xã hội một cách công bằng, thậm chí giỏi hơn cả cánh mày râu nữa. Đây thực sự là sự tiến bộ, một sự đổi mới lớn trong xã hội hiện đại.

 
16 tháng 11 2021

Bạn ơi nó là bài văn ngắn khoảng 10 đến 12 câu

 

9 tháng 4 2020

Bà không chỉ là người chăm lo cho cháu đấy đủ về vật chất mà còn là người làm cho tuổi thơ của cháu thêm đẹp, thêm huyền ảo như trong truyện. Người bà có trái tim nhân hậu, người bà kì diệu đã nhóm dậy, khơi dậy, giáo dục và thức tỉnh tâm hồn đứa cháu để mai này cháu khôn lớn thành người. Người bà kì diệu như vậy ấy, rất giản dị nhưng có một sức mạnh kì diệu tứ trái tim, ta có thể bắt gặp người bà như vậy trong “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh

Tham khảo nha

Học Tốt

# mui #

9 tháng 4 2020

Tham khảo nha:https://hoidap247.com/cau-hoi/473645

25 tháng 2 2022

Em viết theo các ý chị gợi ý nhé:

Giới thiệu về Bác (Tên, quê quán...)?

Khái quát về tiểu sử?

Nêu lên hành trình lúc sinh thời của Người? (Ra đi tìm đường cứu nước, trực tiếp lãnh đạo cách mạng...)

Cảm nghĩ của em về Bác?

Nêu lên những điều đáng học tập từ Người? (Đức tính giản dị, Lòng yêu nước...)

Còn những điều em cần làm để trở thành cháu ngoan Bác Hồ chị nghĩ em nên tự viết thì sẽ hay và chân thật hơn em ạ!

21 tháng 4 2020

TL:

Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ thật thiêng liêng, cao cả. Bác lo cho việc nước, việc quân. Bác không ngần ngại hy sinh gian khổ để trực tiếp chỉ huy chiến dịch. Bác đã thức suốt đêm trầm ngâm, đăm chiêu, lặng lẽ… trong lúc mọi người đang say giấc ngủ. Bác thức vì thương chiến sĩ trong khói lửa chiến tranh, thương đoàn dân công đang ở ngoài rừng ướt lạnh. Hình tượng Bác – hình tượng người cha của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam thật giàu lòng nhân ái. Bác xem từng chiến sĩ như những đứa con thân yêu của mình: Bác đốt lửa sưởi ấm cho anh chiến sĩ, Bác rón rén đi dém chăn cho từng người, từng người một. Bác đã đốt ngọn lửa yêu thương từ nơi trái tim mình để truyền hơi ấm cho con cháu. Điệp ngữ “từng người” trong bài thơ biểu hiện sự săn sóc chu đáo của Bác dành cho bao chiến sĩ. Người lính nào cũng được Bác chăm lo, chia phần yêu thương, một tình thương đằm thắm, dịu dàng tựa như lòng mẹ đối với những đứa con thơ.

Hok tốt

21 tháng 4 2020

Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ thật thiêng liêng, cao cả. Bác lo cho việc nước, việc quân. Bác không ngần ngại hy sinh gian khổ để trực tiếp chỉ huy chiến dịch. Bác đã thức suốt đêm trầm ngâm, đăm chiêu, lặng lẽ… trong lúc mọi người đang say giấc ngủ. Bác thức vì thương chiến sĩ trong khói lửa chiến tranh, thương đoàn dân công đang ở ngoài rừng ướt lạnh. Hình tượng Bác – hình tượng người cha của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam thật giàu lòng nhân ái. Bác xem từng chiến sĩ như những đứa con thân yêu của mình: Bác đốt lửa sưởi ấm cho anh chiến sĩ, Bác rón rén đi dém chăn cho từng người, từng người một. Bác đã đốt ngọn lửa yêu thương từ nơi trái tim mình để truyền hơi ấm cho con cháu. Điệp ngữ “từng người” trong bài thơ biểu hiện sự săn sóc chu đáo của Bác dành cho bao chiến sĩ. Người lính nào cũng được Bác chăm lo, chia phần yêu thương, một tình thương đằm thắm, dịu dàng tựa như lòng mẹ đối với những đứa con thơ.