K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

µ ĐỀ ĐỌC HIỂU SỐ 03: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:Đọc thơ Lò Ngân Sủn ta như được khám phá những đỉnh núi xa thơ mộng và mãnh liệt. Vậy điều gì đã nuôi dưỡng và bồi đắp nên vẻ đẹp thơ mộng và mãnh liệt ấy trong thơ ông?Trước khi trở thành nhà thơ, Lò Ngân Sủn là một người “con của núi”. Chú bé Lò Ngân Sủn sinh ra và lớn lên ở bản Qua, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Từ nhỏ, chú bé ấy...
Đọc tiếp

µ ĐỀ ĐỌC HIỂU SỐ 03: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Đọc thơ Lò Ngân Sủn ta như được khám phá những đỉnh núi xa thơ mộng và mãnh liệt. Vậy điều gì đã nuôi dưỡng và bồi đắp nên vẻ đẹp thơ mộng và mãnh liệt ấy trong thơ ông?

Trước khi trở thành nhà thơ, Lò Ngân Sủn là một người “con của núi”. Chú bé Lò Ngân Sủn sinh ra và lớn lên ở bản Qua, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Từ nhỏ, chú bé ấy đã lắng nghe từng hơi thở của cỏ cây, hoa lá, của núi rừng biên cương, đã đắm mình trong vẻ đẹp hùng vĩ của sông suối, thác đổ, sườn non… nơi quê hương xứ sở:

Những đỉnh núi xa

Rừng thông gọi đàn dê hiện gọi mơ núi

Nâng niu hạt mạch

Rừng sa mộc vạm vỡ

Quay mình những vòng đường

(Đỉnh núi xa vùng mãnh liệt)

Khi lớn lên, thế giới của cậu bé sinh ra từ bản Qua chắc hẳn không chỉ giới hạn ở bản làng biên giới nữa. Mặt đất và bầu trời đã rộng mở, muôn dặm non sông từ bắc vào nam, từ miền ngược đến miền xuôi, từ đầu non đến bãi biển… đã ùa vào tâm hồn mộc mạc, thiết tha, phóng khoáng của Lò Ngân Sủn. Nhưng vùng đất Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, miền biên cương phía Bắc của Tổ quốc vẫn là mảnh đất mẹ nuôi dưỡng, bồi đắp nên chất thơ hào sảng, trầm hùng và mãnh liệt của Chiều biên giới – bài thơ đã được phổ nhạc và trở thành một ca khúc đi cùng năm tháng:

Chiều biên giới em ơi

Có nơi nào cao hơn

Như đầu sông đầu suối

Như đầu mây đầu gió

Như quê ta ngọn núi

Như đất trời biên cương.

(Chiều biên giới)

Dù có đi khắp mọi nẻo đường, những sườn non, dốc núi, những miền thác đổ réo sôi, vắt vẻo như dây leo của quê hương vẫn là con đường quyến rũ nhất với người con của núi. Dường như đó cũng chính là con đường thơ ca của Lò Ngân Sủn:

Ta đi trên chín khúc Bản Xèo

con đường là cái hạt ta gieo

con đường là cái rễ lan tỏa

dệt nên hoa trái, tiếng chim ca

(Đi trên chín khúc Bản Xèo)

Không có tình yêu tha thiết với núi rừng, với quê hương, với “chồi non cỏ biếc”, với “đầu sông đầu suối”, với những “bậc thang mây”… chắc hẳn không thể có nhà thơ Lò Ngân Sủn với những câu thơ “vạm vỡ” mà âm vang như “con suối thác đổ”.

(Theo Nhà thơ Lò Ngân Sủn – người con của núi, Minh Khoa, báo giaoduc.net.vn, ngày 12/11/2020)

Câu 1: Vì sao nhà thơ Lò Ngân Sủn được tác giả bài viết gọi là "người con của núi”?

Câu 2: Xác định câu nêu vấn đề chính trong văn bản.

Câu 3: Những đoạn thơ được dẫn đóng vai trò gì trong bài viết?

GIÚP MÌNH VỚI MÌNH CẦN GẤP

1
24 tháng 11 2021

1. Vì nhà thơ sinh ra ở vùng núi, sống gần cây cỏ, hoa lá, núi rừng biên cương...

2. Câu nêu vấn đề chính: ''Đọc thơ Lò Ngân Sủn ta như được khám phá những đỉnh núi xa thơ mộng và mãnh liệt. ''

3. Cho thấy sự cảm nhận của nhà thơ về núi rừng, tác giả để các đoạn thơ với dụng ý cho người đọc hiểu rõ hơn về vấn đề đó. 

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:"Đã biết chốn ni là quán trọHơn, thua, hờn oán để mà chi!Thử ra ngồi xuống bên phần mộHỏi họ mang theo được những gì..."(Nhân sinh như mộng - Như Nhiên)Câu 1. Từ "ni" ở câu trên thuộc nhóm từ nào trong các nhóm từ sau đây: thuật ngữ, từ ngữ toàn dân, biệt ngữ xã hội, từ ngữ địa phương? Vì sao?Câu 2. Hãy chỉ ra một biện pháp tu từ và tác dụng của biện pháp đó trong...
Đọc tiếp

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

"Đã biết chốn ni là quán trọ

Hơn, thua, hờn oán để mà chi!

Thử ra ngồi xuống bên phần mộ

Hỏi họ mang theo được những gì..."

(Nhân sinh như mộng - Như Nhiên)

Câu 1. Từ "ni" ở câu trên thuộc nhóm từ nào trong các nhóm từ sau đây: thuật ngữ, từ ngữ toàn dân, biệt ngữ xã hội, từ ngữ địa phương? Vì sao?

Câu 2. Hãy chỉ ra một biện pháp tu từ và tác dụng của biện pháp đó trong câu thơ số hai "Hơn, thua, hờn oán để mà chi!". 

Câu 3. Em hãy nêu cảm nghĩ của mình về ý nghĩa nhân đạo trong bài thơ trên qua một đoạn văn ngắn (khoảng 10 câu).

Câu 4. Hãy kể tên hai văn bản trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở cũng bàn luận về ý nghĩa "Sống có tình thương, có tâm hồn rộng mở". Giải thích lựa chọn của mình.

(Câu 1: 1GP; câu 2: 2GP; câu 3: 2GP; câu 4: 2GP, áp dụng đối với câu trả lời nhanh nhất và đáp ứng đầy đủ ý).

1
21 tháng 4 2023

1. Từ ngữ địa phương.

Vì "ni" nghĩa là "đây" theo cách nói của người miền Trung.

2. Chỉ: BPTT liệt kê.

Tác dụng:

- nhấn mạnh trường nghĩa bi quan với đời từ đó câu thơ có ý nghĩa xúc tích và trở nên hay hơn, rõ ràng mạch lạc hơn.

- nổi bật được dụng ý không cần oán giận, hờn dỗi với đời.

3.

Lướt mắt qua bao nhiêu tác phẩm trong làng thi ca Việt, đọng lại trong tôi rõ nét nhất là một bài thơ nhân đạo sâu sắc "Nhân sinh như mộng". 

Cả bài thơ là những lời nói nhẹ nhàng, dịu dàng với âm điệu thơ trầm lắng dễ dàng đi sâu vào lòng bất kì độc giả nào. Với thể thơ thất ngôn tứ tuyệt như mộng, bài thơ càng diễn đạt được những nỗi lòng của tác giả về ý nghĩa cuộc đời. Hơn hết là ý nghĩa nhân đạo được thể hiện chậm rãi xuyên suốt bài thơ. Từ câu thơ đầu ta thấy "Đã biết ni là quán trọ", tác giả tinh tế giới thiệu một không gian đầy khúc mắc với bao con người bao cảm xúc. Liệu rằng có một tầng nghĩa nào ẩn dưới câu thơ ấy?. Ta nhẹ nhàng đọc, liền ngẫm nhận ngay "quán trọ" ở đây cũng có thể là nơi dừng chân cho tâm hồn ở bao con người nữa. Tác giả cảm thán với sự đời, rồi người đưa vào thơ một cách tự nhiên: "Hơn, thua, hơn oán để mà chi!. Đó là một ý nghĩa cuộc sống sâu sắc cũng lại vừa là ý nghĩa nhân đạo của bài thơ. Con người ta sống cứ hãy nhẹ nhàng, bình thản, tha thứ được thì tha thứ, buông bỏ được thì buông bỏ. Từ đây, ta thấy được một lời khuyên cũng như một chân lý nâng đỡ tâm hồn và vực dậy tâm hồn của bao người. Dù rằng rất hay và ý nghĩa ở 2 câu thơ đầu nhưng cái cốt thực sự của bài là ở 2 câu cuối. Có ý muốn truyền đạt rằng hãy xem xem những con người đã từ giã trần đời xem. Họ mang được gì cho bản thân không khi mà sống chỉ biết oán trách, hờn đau?. Từ đó, tác giả ý niệm đưa ra một ý nghĩa nhân đạo tuyệt mĩ hơn rằng cuộc sống sẽ là muôn vàn những câu chuyện đau buồn, chẳng ai có thể tránh khỏi nhưng nếu chỉ biết oán hờn thù hận thì cuối cùng khi đã ra đi vật chất thực sự ta để lại chẳng có gì cả. 

Khép lại, bài thơ với âm hưởng nhẹ nhàng lời thơ từ tốn đã dắt ta cảm nhận được những ý nghĩa nhân đạo vô cùng sâu sắc trong cuộc sống. Từ những cái đẹp, cái hay đó người đọc hay bất kì ai được nghe bài thơ sẽ có thể trút bỏ những phiền ưu, giận hờn trong không thời gian hạn hẹp của cuộc đời.

4. Văn bản: "Người ăn xin" và "Chiếc lá cuối cùng"

Giải thích:

"Người ăn xin" thể hiện ý nghĩa sự cho đi không chỉ ở vật chất mà còn ở tấm lòng, như thế còn đáng quý hơn.

"Chiếc lá cuối cùng" là một tuyệt tác thể hiện một cuộc sống ấm áp trong ngọn lửa tình yêu thương của những con người nghèo vật chất giàu tinh thần.

Và em nhận thấy đó là ý nghĩa sống có tình thương với tâm hồn rộng mở.

_._Kiều Trang_._

22 tháng 4 2023

anh có thể làm mẫu cho em câu trl BPTT được không ạ?

tại em thấy e được có nửa điểm nên muốn xin bí pháp trả lời trọn điểm:")

Phần 1: Đọc hiểu            Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:Tuổi thơ tôi đã hằn sâu trong kí ức những ngọn núi trông xa lấp lánh như kim cương, lúc xanh mờ, khi xanh thẫm, lúc tím lơ, khi rực rỡ như núi ngọc màu xanh. Những năm tháng xa quê, dông tố cuộc đời tưởng chừng cuốn bay đi tất cả, nhưng trong tâm tư tôi những dòng sông quê mênh mông vẫn cuồn cuộn chảy, những dòng kinh biêng biếc vẫn lặng...
Đọc tiếp

Phần 1: Đọc hiểu

            Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Tuổi thơ tôi đã hằn sâu trong kí ức những ngọn núi trông xa lấp lánh như kim cương, lúc xanh mờ, khi xanh thẫm, lúc tím lơ, khi rực rỡ như núi ngọc màu xanh. Những năm tháng xa quê, dông tố cuộc đời tưởng chừng cuốn bay đi tất cả, nhưng trong tâm tư tôi những dòng sông quê mênh mông vẫn cuồn cuộn chảy, những dòng kinh biêng biếc vẫn lặng lờ trôi. Tôi yêu những cánh đồng bao la vàng rực ngày mùa, mù mù khói rạ, thơm vị mía lùi và trắng xóa sương mù sau Tết. Yêu cả tiếng chuông chùa ngân thăm thẳm canh khuya. Tôi yêu ánh nắng chiều tà trải màu vàng tái trên rẫy khoai mì, nghiêng nghiêng bên triền núi. Biết bao đêm trăn trở tôi viết bao trang về con rạch nhỏ cạn lờ chảy qua bến Miễu, cát vàng xâm xấp nước. Tôi yêu màu đá xám đen, tấm phên xác xơ che nắng cho người đập đá. Tôi nhớ ngọn cỏ phất phơ giữa đồng nước lớn, cây cà na trái nặng chùm chùm, cây gáo mồ côi, cây gáo đôi im lìm xa ngoài đồng bãi.

Câu 1: Tác giả yêu những gì của quê hương?

Câu 2: Tìm câu rút gọn trong đoạn văn và cho biết thành phần nà của câu được rút gọn?

Câu 3: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong các câu van sau và nêu tác dụng:

"Tôi yêu những cánh đồng bao la vàng rực ngày mùa, mù mù khói rạ, thơm vị mía lùi và trắng xóa sương mù sau Tết. Yêu cả tiếng chuông chùa ngân thăm thẳm canh khuya. Tôi yêu ánh nắng chiều tà trải màu vàng tái trên rẫy khoai mì, nghiêng nghiêng bên triền núi."

Câu 4: Đặt câu có thành phần trạng ngữ nêu nhận xét về tình cảm của tác giả với quê hương trong đoạn trích trên. Chỉ rõ thành phần trạng ngữ ấy.

 

 

0
KIỂM TRA THỬ LẦN 4 MÔN NGỮ VĂN Thời gian: 90 phút PHẦN I: ĐỌC HIỂU Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Tuổi thơ tôi đã hằn sâu trong ký ức những ngọn núi trông xa lấp lánh như kim cương, lúc xanh mờ, khi xanh thẫm, lúc tím lơ, khi rực rỡ như núi ngập màu xanh. Những năm tháng xa quê, giông tố cuộc đời tưởng chừng cuốn bay tất cả, nhưng trong tâm tư tôi những dòng sông quê mênh...
Đọc tiếp

KIỂM TRA THỬ LẦN 4 MÔN NGỮ VĂN Thời gian: 90 phút PHẦN I: ĐỌC HIỂU Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Tuổi thơ tôi đã hằn sâu trong ký ức những ngọn núi trông xa lấp lánh như kim cương, lúc xanh mờ, khi xanh thẫm, lúc tím lơ, khi rực rỡ như núi ngập màu xanh. Những năm tháng xa quê, giông tố cuộc đời tưởng chừng cuốn bay tất cả, nhưng trong tâm tư tôi những dòng sông quê mênh mông vẫn cuồn cuộn chảy, những dòng kênh biêng biếc vẫn lặng lờ trôi. Tôi yêu những cánh đồng bao la vàng rực ngày mùa, mù mịt khói rạ, thơm vị mía lùi và trắng xoá sương mù sau tết. Yêu cả tiếng chuông chùa ngân thăm thẳm canh khuya. Tôi yêu ánh nắng chiều tà trải màu vàng tái trên rẫy khoai mì, nghiêng nghiêng bên triền núi. Biết bao đêm trăn trở tôi viết bao trang về con rạch nhỏ cạn lờ chảy qua bến Miễu, cát vàng xâm xấp nước. Tôi yêu màu đá xám đen, tấm phên xác xơ che nắng cho người đập đá. Tôi nhớ ngọn cỏ phất phơ giữa đồng nước lớn, cây cà trái nặng chùm chùm, cây gáo mồ côi, cây gáo đôi im lìm xa ngoài đồng bãi.” (Mai Văn Tạo, “Đất quê hương- tuyển tập truyện kí”, trang 12, NXB Văn nghệ An Giang Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn trích. Câu 3: Tìm từ láy trong câu sau và phân loại chúng: "Tôi nhớ ngộn cỏ phất phơ giữa đồng nước lớn, cây cà trái nặng chùm chùm, cây gáo mồ côi, cây gáo đôi im lìm xa ngoài đồng bãi". Câu 4: Xác định biện pháp nghệ thuật tiêu biểu trong đoạn văn trên và cho biết tác dụng của biện pháp đó. Câu 5: Qua đoạn trích trên, em cảm nhận như thế nào về tình cảm của tác giả với những kí ức tuổi thơ. Câu 6: Từ đoạn trích trên, em rút ra được những thông điệp ý nghĩa nào? Phần II: LÀM VĂN Trình bày cảm nghĩ của em về một loài cây em yêu thích nhất

0
3 tháng 8 2019

a. - Từ đồng nghĩa với từ biên cương là từ biên giới.

b. - Từ đầu được dùng theo nghĩa chuyển.

- Từ ngọn được dùng theo nghĩa chuyển.

c. Trong bài thơ Chiều biên giới của Lò Ngân Sủn có hai đại từ xưng hô. Đó là "em" và "ta".c

d. * Câu văn miêu tả: Chiều biên giới thật đẹp khi ta được ngắm nhìn hoa đào đua nở thắm hồng; mùa sở ra cây non chổi biếc; và từng bậc thang nơi lưng đồi: lúa đang trĩu hạt mỡ màng, trông xa như từng lớp mây đang sà xuống mặt đất.

ĐỌC HIỂU: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi Thế giới của chúng ta có muôn vàn điều thú vị để khám phá. Cho dù bạn đạng ở dộ tuổi nào, bạn cũng nên phá vỡ các giới hạn của nhận thức và luyện cho mình kỹ năng quan sát bằng cách ra khỏi nhà, ra ngoài thiên nhiên và chú ý tới mọi điều xung quanh. Hãy đặt cho bản thân những câu hỏi như: “Tại sao? “Tại sao không”?... Và thử...
Đọc tiếp

ĐỌC HIỂU: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi Thế giới của chúng ta có muôn vàn điều thú vị để khám phá. Cho dù bạn đạng ở dộ tuổi nào, bạn cũng nên phá vỡ các giới hạn của nhận thức và luyện cho mình kỹ năng quan sát bằng cách ra khỏi nhà, ra ngoài thiên nhiên và chú ý tới mọi điều xung quanh. Hãy đặt cho bản thân những câu hỏi như: “Tại sao? “Tại sao không”?... Và thử tự tìm các câu trả lời hay sự trợ giúp của những người quen biết. Đừng bao giờ tự cao, tự đại nói rằng: “Tôi biết hết rồi, anh/ chị sẽ không chỉ cho tôi được điều gì mới đâu”!. Vì chỉ khi chúng ta nhận thức được rằng vẫn còn nhiều điều có thể học, chúng ta mới có thể bổ sung được nhiều kiến thức mới. Hãy nghe nhạc cổ điển, đến thăm các viện bảo tàng và các phòng trưng bày nghệ thuật, hãy đọc sách về nhiều chủ đề khác nhau, hãy có nhiều sở thích như khiêu vũ, chới đàn, hội họa hay tập luyện một bộ môn thể thao. Dù bạn lựa chọn cho mình bộ môn nào đi nữa, bạn cũng nên theo học đến cùng và tìm hiểu không ngừng nghỉ cho đến khi đạt được kiến thức sâu sắc về lĩnh vực đó mới thôi. Đừng chỉ “Chạm một lần rồi bỏ xó”. Hãy quyết tâm rèn luyện và củng cố trí tò mò để nó trở thành một phần trong cá tính của bạn. Biết đâu, trong một lần tò mò hay thắc mắc như vậy, bạn sẽ tìm ra được niềm đam mê cho bản thân. Có khát vọng khám phá, tìm tòi là một trong những động lực giúp bạn tiếp cận với thế giới và vươn ra biển lớn. (Trích “Tìm kiếm niềm đam mê, Hộ chiếu xanh đi quanh thế giới”). Câu 1: Qua văn bản, người viết đề xuất những điều gì đến chúng ta? Câu 2. Tại sao tác giả khuyên chúng ta: Đừng bao giờ tự cao, tự đại nói rằng: “Tôi biết hết rồi, anh/ chị sẽ không chỉ cho tôi được điều gì mới đâu”! Câu 3. BẠn có đồng tình với ý kiến: Trí tò mò có thể giúp chúng ta “tìm ra được niềm đam mê của bản thân”? Câu 4. Rút ra bài học mà bạn tâm đắc từ đoạn trích trên. Các bạn giải chi tiết giúp mình với

0
NG
25 tháng 12 2023

a. Nhà thơ Lò Ngân Sủn được tác giả bài viết gọi là “người con của núi” vì những bài thơ của Lò Ngân Sủn khiến người đọc như được khám phá những đỉnh núi xa thơ mộng và mãnh liệt.

b. Câu văn nêu vấn đề chính được bàn luận trong bài: Vậy điều gì đã nuôi dưỡng và bồi đắp nên vẻ đẹp thơ mộng và mãnh liệt ấy trong ông?

c. Những câu thơ được dẫn đóng vai trò minh họa rõ nét thể hiện chủ đề chính được nói đên trong bài Nhà thơ Lò Ngân Sủn thật sự là “người con của núi”.

d. Câu cuối cùng của bài viết tạo nên sự liên kết và giải thích lý do cho những câu mở đầu.