K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 11 2021

13 tháng 11 2021

Bài 1. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:            (1)Từ xưa, người Kẻ Chợ có câu ngạn ngữ: “Nắng ông Từa, mưa ông Gióng”. Có nghĩa là cứ vào ngày hôị thánh Từa (tức Từ Đạo Hạnh) mồng 7 tháng 3 âm lịch thì thể nào cũng nắng to, còn vào hội thánh Gióng, mồng 9 tháng 4 âm lịch thì có mưa, vì bắt đầu mùa mưa dông. Lễ hội Thánh Gióng hay còn gọi là hội làng Phù Đổng là một trong những lễ hội lớn...
Đọc tiếp

Bài 1. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:

            (1)Từ xưa, người Kẻ Chợ có câu ngạn ngữ: “Nắng ông Từa, mưa ông Gióng”. Có nghĩa là cứ vào ngày hôị thánh Từa (tức Từ Đạo Hạnh) mồng 7 tháng 3 âm lịch thì thể nào cũng nắng to, còn vào hội thánh Gióng, mồng 9 tháng 4 âm lịch thì có mưa, vì bắt đầu mùa mưa dông. Lễ hội Thánh Gióng hay còn gọi là hội làng Phù Đổng là một trong những lễ hội lớn nhất ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ.

          (2) Lễ hội Gióng diễn ra trên một khu vực rộng lớn xung quanh những vết tích còn lại của Thánh Gióng tại quê hương. Cố Viên, tức vườn cũ, nay ở giữa đồng thôn Đổng Viên, tương truyền là vườn cà của mẹ Gióng, tại đây bà đã dẫm phải vết chân ông Đổng, tảng đá có dấu chân thần cũng ở vườn này. Miếu Ban, thuộc thôn Phù Dực, tên cũ là rừng Trại Nòn, là nơi Thánh được sinh ra. Hiện tại sau toà miếu còn có một ao nhỏ, giữa ao có gò nổi, trên gò có một bể con bằng đá tượng trưng cho bồn tắm và một chiếc liềm bằng đá là dụng cụ cắt rốn người anh hùng. Đền Mẫu (còn gọi là đền Hạ), nơi thờ mẹ Gióng, xây ở ngoài đê. Đặc biệt, đền Thượng là nơi thờ phụng Thánh vốn được xây cất từ vị trí ngôi miếu tương truyền có từ thời Hùng Vương thứ sáu, trên nền nhà cũ của mẹ Thánh. Trong đền có tượng Thánh, sáu tượng quan văn, quan võ chầu hai bên cùng hai phỗng quỳ và bốn viên hầu cận.

                                                                                                   (Trích Ai ơi mồng 9 tháng 4, Anh Thư)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn bản.

Câu 2: Đoạn văn trên cung cấp thông tin về sự kiện gì, diễn ra ở đâu?

Câu 3: Lễ hội Gióng được nhân dân tổ chức hàng năm có ý nghĩa gì?

Câu 4: Tham gia lễ hội văn hóa là nét đẹp của người Việt. Theo em, mỗi chúng ta khi tham gia các lễ hội cần có ứng xử (về thái độ, hành vi, lời nói...) như thế nào cho phù hợp?

1
3 tháng 3 2022

Câu 1, PTBĐ chính : thuyết minh

Câu 2 : `-` Sự kiện : Hội Gióng - Sóc Sơn, Hà Nội. 

`-` Diễn ra ở : trên một khu vực rộng lớn xung quanh những vết tích còn lại của Thánh Gióng tại quê hương.

Câu 3 : Ý  nghĩa : tưởng nhớ đến công lao của anh hùng Gióng.

Câu 4 : Mỗi chúng ta cần lịch sự văn minh, năng động tham gia  những hoạt động văn hóa, nghệ thuật diễn ra, hạn chế nói to, la hét, không gây xích mích hay dùng lời tục tĩu khi tham gia các lễ hội.

Câu 3. Em hiểu câu ca dao sau như thế nào? “Dù ai đi ngược về xuôi. Nhớ ngày giổ Tổ mồng mười tháng ba”A. Mọi người dù đi đâu, ở đâu cũng nhớ về quê cha đất tổ.B. Mùng mười tháng ba là ngày giỗ của các vua Hùng.C. Cả hai ý trên đều đúng.Câu 4. Các câu văn “Đền thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cách bướm nhiều màu sắc bay dập dờn...
Đọc tiếp

Câu 3. Em hiểu câu ca dao sau như thế nào? “Dù ai đi ngược về xuôi. Nhớ ngày giổ Tổ mồng mười tháng ba”

A. Mọi người dù đi đâu, ở đâu cũng nhớ về quê cha đất tổ.

B. Mùng mười tháng ba là ngày giỗ của các vua Hùng.

C. Cả hai ý trên đều đúng.

Câu 4. Các câu văn “Đền thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cách bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa” liên kết nhau bằng cách nào?

A. Bằng cách thay thế từ ngữ.

B. Bằng cách lặp từ ngữ.

C. Bằng cả hai cách trên.

Câu 5. Câu văn “Dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững chắn ngang bên phải đỡ lấy mây trời cuồn cuộn” có sử dụng biện pháp tu từ nghệ thuật nào?

A. Nhân hóa.

B. So sánh.

C. Ẩn dụ.

0
9 tháng 8 2023

Lễ hội Đền Hùng còn gọi là Giỗ tổ Hùng Vương, là một lễ hội lớn nhằm tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng, những vị vua đầu tiên của dân tộc. Câu ca dao đậm đà tình nghĩa đã đi vào lòng mỗi người dân Việt Nam từ thế hệ này sang thế hệ khác.

9 tháng 8 2023

Tham khảo:

Theo truyền thuyết thì Lạc Long Quân và Âu Cơ được xem như là Thủy Tổ người Việt, cha mẹ của các Vua Hùng. Lễ hội Đền Hùng còn được gọi là ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.

Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương diễn ra vào ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm tại Đền Hùng, Việt Trì, Phú Thọ. Trước đó hàng tuần, lễ hội đã diễn ra với nhiều hoạt động văn hoá dân gian và kết thúc vào ngày 10 tháng 3 âm lịch với Lễ rước kiệu và dâng hương tại Đền Thượng.

Từ xa xưa Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương đã có vị thế đặc biệt trong tâm thức của người Việt. Bản ngọc phả viết thời Trần, năm 1470 đời vua Lê Thánh Tông và đời vua Lê Kính Tông năm 1601 sao chép đóng dấu kiềm để tại Đền Hùng, nói rằng: “...Từ nhà Triệu, nhà Đinh, nhà Lê, nhà Lý, nhà Trần đến triều đại ta bây giờ là Hồng Đức Hậu Lê vẫn cùng hương khói trong ngôi đền ở làng Trung Nghĩa. Những ruộng đất sưu thuế từ xưa để lại dùng vào việc cúng tế vẫn không thay đổi...”.

Như vậy, có thể hiểu từ thời Hậu Lê trở về trước các triều đại đều quản lý Đền Hùng theo cách giao thẳng cho dân sở tại trông nom, sửa chữa, cúng bái, làm Giỗ Tổ ngày 10 tháng 3 âm lịch. Bù lại họ được miễn nộp thuế 500 mẫu ruộng, miễn đóng sưu, miễn đi phu đi lính.

Đến đời nhà Nguyễn vào năm Khải Định thứ 2 (1917), Tuần phủ Phú Thọ Lê Trung Ngọc đã trình bộ Lễ định ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm làm ngày Quốc tế (Quốc lễ, Quốc giỗ). Điều này được tấm bia Hùng Vương từ khảo do Tham tri Bùi Ngọc Hoàn, Tuần phủ tỉnh Phú Thọ, lập năm Bảo Đại thứ 15 (1940) cũng đang đặt ở Đền Thượng trên núi Hùng, xác nhận: “Trước đây, ngày Quốc tế lấy vào mùa thu làm định kỳ. Đến năm Khải Định thứ hai (dương lịch là năm 1917), Tuần phủ Phú Thọ là Lê Trung Ngọc có công văn xin bộ Lễ ấn định ngày mồng Mười tháng Ba hằng năm làm ngày Quốc tế, tức trước ngày giỗ tổ Hùng Vương đời thứ 18 một ngày. Còn ngày giỗ (11 tháng Ba) do dân sở tại làm lễ”. Kể từ đây, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm được chính thức hóa bằng luật pháp.

Sau cách mạng tháng Tám (1945) Đảng, Nhà nước ta rất quan tâm tới Đền Hùng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đã về thăm viếng tại đây. Kế tục truyền thống cao đẹp của cha ông, nhất là đạo đức “uống nước nhớ nguồn”, ngay sau cách mạng thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh của Chủ Tịch nước số 22/SL - CTN ngày 18 tháng 2 năm 1946 cho công chức nghỉ ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm để tham gia tổ chức các hoạt động Giỗ Tổ Hùng Vương - hướng về cội nguồn dân tộc.

Trong ngày Giỗ Tổ năm Bính Tuất (1946) - năm đầu tiên của Chính phủ mới được thành lập, cụ Huỳnh Thúc Kháng - Quyền Chủ tịch nước đã dâng một tấm bản đồ Tổ quốc Việt Nam và một thanh gươm quý nhằm cáo với Tổ tiên về đất nước bị xâm lăng và cầu mong Tổ tiên phù hộ cho quốc thái dân an, thiên hạ thái bình cùng nhau đoàn kết, đánh tan giặc xâm lược, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.

Em hãy viết bài văn đã lập giàn ý như sau: - Mở bài: Hội Gióng được tổ chức ở đền Sóc từ ngày 6 – 8 tháng Giêng âm lịch hàng năm với mục đích tưởng nhớ và ca ngợi chiến công của người anh hùng Thánh Gióng. - Thân bài: + Đêm mùng 5, lễ Mộc Dục được tiến hành để mời Đức Thánh về dự hội. + Ngày mùng 6 khai hội, dâng các lễ vật. + Sáng ngày mùng 7 chính hội, diễn tả lại cảnh Thánh Gióng chém 3 tướng giặc...
Đọc tiếp

Em hãy viết bài văn đã lập giàn ý như sau: - Mở bài: Hội Gióng được tổ chức ở đền Sóc từ ngày 6 – 8 tháng Giêng âm lịch hàng năm với mục đích tưởng nhớ và ca ngợi chiến công của người anh hùng Thánh Gióng. - Thân bài: + Đêm mùng 5, lễ Mộc Dục được tiến hành để mời Đức Thánh về dự hội. + Ngày mùng 6 khai hội, dâng các lễ vật. + Sáng ngày mùng 7 chính hội, diễn tả lại cảnh Thánh Gióng chém 3 tướng giặc Ân cuối cùng. + Đến chiều ngày mùng 8, lễ hóa mô hình voi và ngựa giấy với kích thước lớn được tiến hành để kết thúc lễ hội. - Kết bài: + Một hiện tượng văn hóa được bảo tồn, lưu truyền. + Liên kết cộng đồng, thể hiện khát vọng đất nước được thái bình, nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc

1
8 tháng 2 2022

Tham khảo:

Những lễ hội tưng bừng, náo nhiệt là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Việt Nam. Người dân Việt Nam tổ chức lễ hội để tỏ lòng biết ơn đối với những đấng siêu nhiên như thần thánh hoặc những vị anh hùng dân tộc. Lễ hội Gióng cũng là một lễ hội mang ý nghĩa thiêng liêng như vậy để kỉ niệm đức Thánh Gióng tức Phù Đổng Thiên Vương.

Hội Gióng là lễ hội truyền thống tưởng nhớ và ca ngợi chiến công của người anh hùng Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Lễ hội mô phỏng một cách sinh động diễn biến các trận đấu của Thánh Gióng và nhân dân Văn Lang trong cuộc chiến chống giặc Ân, thông qua đó nâng cao nhận thức cộng đồng về các hình thức chiến tranh bộ lạc thời cổ xưa, đồng thời giáo dục lòng yêu nước, truyền thống thượng võ, ý chí quật cường và khát vọng độc lập, tự do của dân tộc.

Hội Gióng được tổ chức ở nhiều nơi thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ nhưng tiêu biểu nhất là Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc (Hà Nội). Hội Gióng ở đền Sóc (xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) được tổ chức từ ngày 6 – 8 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Theo truyền thuyết, sau khi đánh thắng giặc Ân, Phù Linh là nơi dừng chân cuối cùng của Thánh Gióng trước khi bay về trời.

Để tưởng nhớ công lao của Đức Thánh, tại đây, nhân dân đã xây dựng Khu di tích đền Sóc bao gồm 6 công trình: đền Hạ (hay còn gọi đền Trình), chùa Đại Bi, đền Mẫu, đền Thượng (hay còn gọi đền Sóc), tượng đài Thánh Gióng và nhà bia. Trong đó, đền Thượng là nơi thờ Thánh Gióng và tổ chức lễ hội với đầy đủ các nghi lễ truyền thống như: lễ Mộc Dục; lễ rước; lễ dâng hương; lễ hóa voi và ngựa…

Để chuẩn bị cho ngày hội chính, vào đêm mùng 5, lễ Mộc Dục (tắm tượng) được tiến hành để mời Đức Thánh về dự hội. Đến ngày mùng 6 khai hội, nhân dân 8 thôn làng thuộc 6 xã nằm quanh Khu di tích đền Sóc là Tân Minh, Tiên Dược, Phù Linh, Đức Hòa, Xuân Giang và Bắc Phú dâng các lễ vật đã được chuẩn bị chu đáo lên Đức Thánh, cầu mong ngài phù hộ cho dân làng có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Trong đó, nghi lễ dâng hoa tre lên đền Thượng của thôn Vệ Linh (xã Phù Linh) được tổ chức đầu tiên. Hoa tre được làm bằng những thanh tre dài khoảng 50cm, đường kính khoảng 1cm, đầu tre tuốt bông và nhuộm màu tượng trưng cho roi ngựa của Thánh Gióng. Hoa tre sau khi dâng lên đền Thượng sẽ được rước xuống đền Hạ rồi phát cho người dự hội để
cầu may.

Sáng ngày mùng 7 chính hội (ngày Thánh hóa theo truyền thuyết), hoạt cảnh chém tướng giặc diễn tả lại cảnh Thánh Gióng chém 3 tướng giặc Ân cuối cùng ở chân núi Vệ Linh trước khi bay về trời được tổ chức. Đến chiều ngày mùng 8, lễ hóa mô hình voi và ngựa giấy với kích thước lớn được tiến hành để kết thúc lễ hội bởi voi chiến và ngựa sắt là hai linh vật gắn liền với quá trình Thánh Gióng chiến thắng và ngựa sắt là hai linh vật gắn liền với quá trình Thánh Gióng chống giặc Ân, bảo vệ non sông bờ cõi.

Tất cả du khách tham gia lễ hội đều mong được chung tay khiêng voi và ngựa ra bờ sông để hóa bởi theo tín ngưỡng, bất cứ ai được chạm tay vào đồ tế Đức Thánh đều sẽ gặp may mắn trong cuộc sống. Trong thời gian diễn ra lễ hội còn có nhiều trò chơi dân gian được tổ chức như chọi gà, cờ tướng, hát ca trù, hát chèo…

Hội Gióng ở đền Phù Đổng được ví như một kịch trường dân gian rộng lớn với hàng trăm vai diễn tiến hành theo một kịch bản đã được chuẩn hóa. Trong đó, mỗi vai diễn đều chứa đựng những ý tưởng rất sâu sắc như: “ông Hiệu“ là các tướng lĩnh của Thánh Gióng; “Phù Giá” là đội quân chính quy của Thánh Gióng; các “Cô Tướng“ tượng trưng cho 28 đạo quân xâm lược của nhà Ân; “Ông Hổ“ là đội quân tổng hợp; “Làng áo đỏ“ là đội quân trinh sát nhỏ tuổi; “Làng áo đen“ là đội dân binh…

Bên cạnh đó, lễ hội còn có các màn rước như: “Rước khám đường“ là đi trinh sát giặc; “Rước nước“ là để tôi luyện khí giới trước khi xuất quân; “Rước Đống Đàm“ là đàm phán, kêu gọi hòa bình; “Rước trận Soi Bia“ là mô phỏng cách điệu những trận đánh ác liệt…

Giá trị nổi bật toàn cầu của Hội Gióng thể hiện ở chỗ nó chính là một hiện tượng văn hóa được bảo tồn, lưu truyền khá liên tục và toàn vẹn qua nhiều thế hệ. Lễ hội còn có vai trò liên kết cộng đồng và chứa đựng nhiều ý tưởng sáng tạo, thể hiện khát vọng đất nước được thái bình, nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Về mặt mỹ thuật, Hội Gióng mang nhiều nét đẹp và giá trị của lễ hội như các đám rước, các hiệu cờ, hiệu trống, hiệu chiêng, diễn xướng dân gian, múa hát ải lao, múa hổ… Ngày 16/11/2010, tại thành phố Nairobi (thủ đô của Kenya), trong kỳ họp thứ 5 của Ủy ban liên Chính phủ theo Công ước năm 2003 của UNESCO, Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc đã chính thức được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. UNESCO đã ghi nhận một cách ngắn gọn và đầy đủ về Hội Gióng, đó là "Một bảo tàng văn hóa của Việt Nam, lưu giữ nhiều lớp phù sa văn hóa, tín ngưỡng".

8 tháng 12 2021

Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.

8 tháng 12 2021

Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng Ba

Đâu là ý nghĩa của câu: “Dù ai đi ngược về xuôi. Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng 10 tháng 3” *Thể hiện lòng biết ơn với các vua HùngNhắc nhở con cháu về nhà ngày giỗGiới thiệu về lễ hội đền HùngThể hiện lòng yêu nước của dân taNước Văn Lang đựợc chia làm 15 bộ, do ai đứng đầu? *Lạc hầuBồ chínhTể tướngLạc tướngNgười Việt đã làm gì để giữ gìn tiếng nói của mình? *Học chữ Hán và viết chữ HánChỉ...
Đọc tiếp

Đâu là ý nghĩa của câu: “Dù ai đi ngược về xuôi. Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng 10 tháng 3” *

Thể hiện lòng biết ơn với các vua Hùng

Nhắc nhở con cháu về nhà ngày giỗ

Giới thiệu về lễ hội đền Hùng

Thể hiện lòng yêu nước của dân ta

Nước Văn Lang đựợc chia làm 15 bộ, do ai đứng đầu? *

Lạc hầu

Bồ chính

Tể tướng

Lạc tướng

Người Việt đã làm gì để giữ gìn tiếng nói của mình? *

Học chữ Hán và viết chữ Hán

Chỉ sử dụng tiếng nói của tổ tiên mình

Không chấp nhận ngôn ngữ, chữ viết ngoại lai

Tiếp thu chữ Hán, nhưng vẫn sử dụng tiếng Việt

Thời Bắc thuộc, nghề mới được du nhập vào Việt Nam? *

Làm đồ gốm

Đúc đồng, rèn sắt

Thuộc da

Sản xuất muối

Nội dung nào không phản ánh đúng cơ sở ra đời của nhà nước Văn Lang? *

Kinh tế phát triển, dẫn đến sự phân hóa xã hội

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán

Nhu cầu đoàn kết để làm thủy lợi, bảo vệ mùa màng

Sự đoàn kết trong bảo vệ lãnh thổ

Nhà ở phổ biến của cư dân Văn Lang, Âu Lạc là gi? *

Nhà sàn

Nhà mái bằng

Nhà lợp ngói

Nhà trệt

1

Đâu là ý nghĩa của câu: “Dù ai đi ngược về xuôi. Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng 10 tháng 3” *

Thể hiện lòng biết ơn với các vua Hùng

Nhắc nhở con cháu về nhà ngày giỗ

Giới thiệu về lễ hội đền Hùng

Thể hiện lòng yêu nước của dân ta

Nước Văn Lang đựợc chia làm 15 bộ, do ai đứng đầu? *

Lạc hầu

Bồ chính

Tể tướng

Lạc tướng

Người Việt đã làm gì để giữ gìn tiếng nói của mình? *

Học chữ Hán và viết chữ Hán

Chỉ sử dụng tiếng nói của tổ tiên mình

Không chấp nhận ngôn ngữ, chữ viết ngoại lai

Tiếp thu chữ Hán, nhưng vẫn sử dụng tiếng Việt

Thời Bắc thuộc, nghề mới được du nhập vào Việt Nam? *

Làm đồ gốm

Đúc đồng, rèn sắt

Thuộc da

Sản xuất muối

Nội dung nào không phản ánh đúng cơ sở ra đời của nhà nước Văn Lang? *

Kinh tế phát triển, dẫn đến sự phân hóa xã hội

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán

Nhu cầu đoàn kết để làm thủy lợi, bảo vệ mùa màng

Sự đoàn kết trong bảo vệ lãnh thổ

Nhà ở phổ biến của cư dân Văn Lang, Âu Lạc là gi? *

Nhà sàn

Nhà mái bằng

Nhà lợp ngói

Nhà trệt

6 tháng 3 2022

đâu bạn

6 tháng 3 2022

Hình như ko đăng đc ảnh

22 tháng 12 2022
+ Bạn Nam sinh vào một ngày thứ bảy của một tháng trong năm có 5 ngày thứ bảy nhưng không sinh vào ngày đầu tháng và cũng không sinh vào ngày cuối tháng đó chính là ngày 15 của tháng 12 ( tháng 125 ngày thứ bảy: ngày mùng 1, 8, 15, 22, 29 ; năm 2012: năm sinh vì đang học lớp 5 " 2022 - 10 " )  + Bạn Việt sinh vào ngày mùng 5 của tháng sau ( ngày thứ 5 của tháng 1 là ngày mùng 5 ): tức là tháng 1 năm 2013 vì trên bạn Nam đã sinh vào tháng 12 của năm trước: 2012. Vậy Bạn Việt sinh vào thứ 7 ( ngày 5/ 1/ 2013 là thứ 7 ) xem lịch:  https://tuvi247.com/xem-thang-1-nam-2013 ( 2013 )                   https://tuvi247.com/xem-thang-12-nam-2012 ( 2012 ) phần trên là đáp án của e ạ tick                   
22 tháng 12 2022
+ Bạn Nam sinh vào một ngày thứ bảy của một tháng trong năm có 5 ngày thứ bảy nhưng không sinh vào ngày đầu tháng và cũng không sinh vào ngày cuối tháng đó chính là ngày 15 của tháng 12 ( tháng 12 có 5 ngày thứ bảy: ngày mùng 1, 8, 15, 22, 29 ; năm 2012: năm sinh vì đang học lớp 5 " 2022 - 10 " )  + Bạn Việt sinh vào ngày mùng 5 của tháng sau ( ngày thứ 5 của tháng 1 là ngày mùng 5 ): tức là tháng 1 năm 2013 vì trên bạn Nam đã sinh vào tháng 12 của năm trước: 2012. Vậy Bạn Việt sinh vào thứ 7 ( ngày 5/ 1/ 2013 là thứ 7 ) xem lịch:  https://tuvi247.com/xem-thang-1-nam-2013 ( 2013 )                   https://tuvi247.com/xem-thang-12-nam-2012 ( 2012 ) phần trên là đáp án của e ạ tick