K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc kĩ bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:“Vân Tiên ghé lại bên đàng,Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô.Kêu rằng: “Bớ đảng hung đồ,Chớ quen làm thói hồ đồ[1] hại dân.”Phong Lai[2] mặt đỏ phừng phừng:“Thằng nào dám tới lẫy lừng[3] vào đây.Trước gây việc dữ tại mầy[4],Truyền quân bốn phía phủ vây bịt bùng.”Vân Tiên tả đột hữu xông[5],Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang[6].Lâu la bốn phía vỡ...
Đọc tiếp

Đọc kĩ bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Vân Tiên ghé lại bên đàng,
Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô.
Kêu rằng: “Bớ đảng hung đồ,
Chớ quen làm thói hồ đồ[1] hại dân.”
Phong Lai[2] mặt đỏ phừng phừng:
“Thằng nào dám tới lẫy lừng[3] vào đây.
Trước gây việc dữ tại mầy[4],
Truyền quân bốn phía phủ vây bịt bùng.”
Vân Tiên tả đột hữu xông[5],
Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang[6].
Lâu la bốn phía vỡ tan,
Đều quăng gươm giáo tìm đàng chạy ngay.
Phong Lai trở chẳng kịp tay”,

Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn trích trên được trích trong tác phẩm nào? Nêu tên tác giả?

Câu 2 (0,5 điểm): Xác định thể loại và phương thức biểu đạt trong đoạn trích trên?

Câu 3(0,5 điểm): Trong đoạn trích sử dụng nhiều từ ngữ địa phương (Nam bộ), em hãy chỉ hai từ địa phương mà em biết?

Câu 4 (0,5 điểm): Chỉ ra những lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích trên và cho biết dấu hiệu nhận biết?

Câu 5 (1,0 điểm): Xác định phép tu từ và phân tích tác dụng của phép tu từ có trong hai câu thơ sau:

Vân Tiên tả đột hữu xông,

Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang

0
Câu 8: Xác định lời dẫn trong đoạn thơ sau: Vân Tiên ghé lại bên đàng,Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô.Kêu rằng: “Bớ đảng hung đồ,Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân.A Vân Tiên ghé lại bên đàng, B Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô.C Kêu rằng: “Bớ đảng hung đồ”.C “Bớ đảng hung đồ, chớ quen làm thói hồ đồ hại dân.”Câu 9: Giải thích vì sao trong hội thoại, đôi khi người nói phải dùng cách nói như: “đừng nói leo,...
Đọc tiếp

Câu 8: Xác định lời dẫn trong đoạn thơ sau: 

Vân Tiên ghé lại bên đàng,

Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô.

Kêu rằng: “Bớ đảng hung đồ,

Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân.

A Vân Tiên ghé lại bên đàng, 

B Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô.

C Kêu rằng: “Bớ đảng hung đồ”.

C “Bớ đảng hung đồ, chớ quen làm thói hồ đồ hại dân.”

Câu 9: Giải thích vì sao trong hội thoại, đôi khi người nói phải dùng cách nói như: “đừng nói leo, đừng ngắt lời như thế”.  (VD)

AVì khi người nói chuẩn bị hỏi về một vấn đề không đúng vào đề tài đang trao đổi, tránh để người nghe hiểu mình không tuân thủ phương châm quan hệ

B Vì báo hiệu cho người nghe (đối thoại) biết là người đó đã không tuân thủ phương châm lịch sự và phải chấm dứt sự không tuân thủ đó

 C Vì giảm nhẹ sự tổn thương đối với người đối thoại và tuân thủ phương châm lịch sự

C Vì báo hiệu cho người nghe (đối thoại) biết là người đó đã tuân thủ phương châm lịch sự và không cần chấm dứt sự tuân thủ đó

Câu 10: Bộ phận in nghiêng trong câu sau là lời nói hay ý nghĩ, dẫn trực tiếp hay gián tiếp: “Nhưng chớ hiểu nhầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật”. 

A Lời nói, dẫn trực tiếp

B Ý nghĩ, dẫn trực tiếp

C Ý nghĩ, dẫn gián tiếp

D Lời nói, dẫn gián tiếp

Câu 11: Giải thích vì sao trong hội thoại, đôi khi người nói phải dùng cách nói như: “Xin lỗi, biết là làm anh không vui, nhưng tôi nói điều này có gì không phải mong anh bỏ qua cho.” (VD)

 A Vì để giảm nhẹ sự tổn thương đối với người đối thoại -> tuân thủ phương châm lịch sự

B Vì khi người nói chuẩn bị hỏi về một vấn đề không đúng vào đề tài đang trao đổi, tránh để người nghe hiểu mình không tuân thủ phương châm quan hệ

C Vì báo hiệu cho người nghe (đối thoại) biết là người đó đã không tuân thủ phương châm lịch sự và phải chấm dứt sự không tuân thủ đó

D Vì báo hiệu cho người nghe (đối thoại) biết là người đó đã tuân thủ phương châm lịch sự và không cần chấm dứt sự tuân thủ đó

 

1
11 tháng 11 2021

Câu 8: Xác định lời dẫn trong đoạn thơ sau: 

Vân Tiên ghé lại bên đàng,

Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô.

Kêu rằng: “Bớ đảng hung đồ,

Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân.

A Vân Tiên ghé lại bên đàng, 

B Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô.

C Kêu rằng: “Bớ đảng hung đồ”.

C “Bớ đảng hung đồ, chớ quen làm thói hồ đồ hại dân.”

Câu 9: Giải thích vì sao trong hội thoại, đôi khi người nói phải dùng cách nói như: “đừng nói leo, đừng ngắt lời như thế”.  (VD)

AVì khi người nói chuẩn bị hỏi về một vấn đề không đúng vào đề tài đang trao đổi, tránh để người nghe hiểu mình không tuân thủ phương châm quan hệ

B Vì báo hiệu cho người nghe (đối thoại) biết là người đó đã không tuân thủ phương châm lịch sự và phải chấm dứt sự không tuân thủ đó

 C Vì giảm nhẹ sự tổn thương đối với người đối thoại và tuân thủ phương châm lịch sự

C Vì báo hiệu cho người nghe (đối thoại) biết là người đó đã tuân thủ phương châm lịch sự và không cần chấm dứt sự tuân thủ đó

Câu 10: Bộ phận in nghiêng trong câu sau là lời nói hay ý nghĩ, dẫn trực tiếp hay gián tiếp: “Nhưng chớ hiểu nhầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật”. 

A Lời nói, dẫn trực tiếp

B Ý nghĩ, dẫn trực tiếp

C Ý nghĩ, dẫn gián tiếp

D Lời nói, dẫn gián tiếp

Câu 11: Giải thích vì sao trong hội thoại, đôi khi người nói phải dùng cách nói như: “Xin lỗi, biết là làm anh không vui, nhưng tôi nói điều này có gì không phải mong anh bỏ qua cho.” (VD)

 A Vì để giảm nhẹ sự tổn thương đối với người đối thoại -> tuân thủ phương châm lịch sự

B Vì khi người nói chuẩn bị hỏi về một vấn đề không đúng vào đề tài đang trao đổi, tránh để người nghe hiểu mình không tuân thủ phương châm quan hệ

C Vì báo hiệu cho người nghe (đối thoại) biết là người đó đã không tuân thủ phương châm lịch sự và phải chấm dứt sự không tuân thủ đó

D Vì báo hiệu cho người nghe (đối thoại) biết là người đó đã tuân thủ phương châm lịch sự và không cần chấm dứt sự tuân thủ đó

 

Đọc đoạn thơ sau và làm theo các yêu cầu bên dưới: ...Vân Tiên ghé lại bên đàng, Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô. Kêu rằng: “Bớ đảng hung đồ, Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân.” ...Vân Tiên nghe nói liền cười: “Làm ơn há dễ trông người trả ơn. Nay đà rõ đặng nguồn cơn, Nào ai tính thiệt so hơn làm gì. Nhớ câu kiến nghĩa bất vi, Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.” (Trích Truyện Lục Vân Tiên, Nguyễn Đình...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau và làm theo các yêu cầu bên dưới: ...Vân Tiên ghé lại bên đàng, Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô. Kêu rằng: “Bớ đảng hung đồ, Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân.” ...Vân Tiên nghe nói liền cười: “Làm ơn há dễ trông người trả ơn. Nay đà rõ đặng nguồn cơn, Nào ai tính thiệt so hơn làm gì. Nhớ câu kiến nghĩa bất vi, Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.” (Trích Truyện Lục Vân Tiên, Nguyễn Đình Chiểu) a. Xác định thể loại và thể thơ của tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên. (1,0 điểm) b. Tìm và ghi lại 1 lời dẫn có trong đoạn trích trên. Cho biết đó là cách dẫn trực tiếp hay gián tiếp. (1,0 điểm) c. Nêu những đặc điểm của nhân vật Lục Vân Tiên thể hiện trong đoạn trích trên. (2,0 điểm) d. Em suy nghĩ thế nào về “tinh thần Lục Vân Tiên” trong xã hội hiện nay? Trả lời trong khoảng 4-5 câu văn. (2,0 điểm)

0
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:           (1) Làm sao để niềm vui của người này không còn là nỗi buồn của người kia. (2)Làm sao để công nghiệp hóa một ngôi làng nhưng lại không ung thư hóa dân làng.(3) Làm sao để tăng lợi nhuận đầu tư nhưng đừng đổ chất thải ám hại môi trường sống. Làm sao để tăng trưởng, để giàu có hơn nhưng đừng bức tử nguồn nước cho mai sau… Chỉ có thể...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

           

(1) Làm sao để niềm vui của người này không còn là nỗi buồn của người kia. (2)Làm sao để công nghiệp hóa một ngôi làng nhưng lại không ung thư hóa dân làng.(3) Làm sao để tăng lợi nhuận đầu tư nhưng đừng đổ chất thải ám hại môi trường sống. Làm sao để tăng trưởng, để giàu có hơn nhưng đừng bức tử nguồn nước cho mai sau… Chỉ có thể là thế khi mình biết nghĩ đến người khác. Mình không nói cho hả giận khi người khác nhói lòng. Mình không chỉ lo cho được việc cho riêng mình mặc ai kia khổ sở…

…Vô cảm với người khác là thiểu năng cảm xúc. Còn tệ hơn cả thiểu năng cơ thể. Bởi vì thiểu năng cảm xúc nghĩa là dù không phải trời bắt tội, em cũng đã bị tật nguyền ngay trong cơ thể khỏe mạnh, đẹp đẽ của chính mình.

                                            (Trích  Yêu xứ sở, thương đồng bào, Đoàn Công Lê Huy)

 

1. Câu (1) (2) (3) chủ yếu liên kết với nhau bằng phép liên kết hình thức nào

2. Nêu hiệu quả nghệ thuật của phép điệp ngữ được sử dụng trong đoạn văn (trình bày bằng 2-3 câu văn).

3. Nội dung của đoạn văn trên?

4. Thông điệp mà đoạn văn gửi đến người đọc là gì?

1
6 tháng 2 2022

1. Phép lặp

2. Hiệu quả: Làm cho câu văn liên kết chặt chẽ với nhau hơn. Cho thấy nỗi băn khoăn của tác giả về vấn đề làm sao thay đổi cuộc sống, cảm xúc nhưng không ảnh hưởng đến con người. Và tiếp đó là mỗi người chúng ta hãy nên biết nghĩ đến người khác. 

3. ND: Nỗi băn khoăn của tác giả về thay đổi cảm xúc và lời khuyên cho người đọc

4. Thông điệp: Hãy nên biết đến suy nghĩ và cảm xúc của người khác, đừng làm họ tổn thương. 

   Đọc ngữ liệu sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:Đầu tiên, đó chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng và thờ ơ của người dân. Nhiều người cho rằng những việc mình làm là quá nhỏ bé, không đủ để làm hại môi trường. Một số người lại cho rằng việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước, của các cấp chính quyền...trong khi số khác lại nghĩ rằng việc môi trường đã bị ô nhiễm thì có làm...
Đọc tiếp

   Đọc ngữ liệu sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:

Đầu tiên, đó chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng và thờ ơ của người dân. Nhiều người cho rằng những việc mình làm là quá nhỏ bé, không đủ để làm hại môi trường. Một số người lại cho rằng việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước, của các cấp chính quyền...trong khi số khác lại nghĩ rằng việc môi trường đã bị ô nhiễm thì có làm gì cũng "chẳng ăn thua", và ô nhiễm môi trường cũng không ảnh hưởng đến mình nhiều. Và chính những suy nghĩ này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc giáo dục cũng như tư duy bảo vệ môi trường của các thế hệ trẻ về sau.

Thật vậy, người lớn không làm gương để giáo dục trẻ em, mà minh chứng cụ thể đầu tiên là hành động vứt rác bừa bãi ra môi trường thay vì vứt đúng nơi quy định. Theo quan sát, tại các trường học, chúng tôi nhiều lần chứng kiến phụ huynh đưa con đi học đến cổng trường dừng lại ăn sáng và sau khi ăn xong, thay vì bỏ hộp xôi, hộp bánh, túi nylon vào thùng rác thì họ lại vứt ngay tại chỗ. Mặc dù, các trường học có treo rất nhiều tấm biển, khẩu hiệu cấm xả rác bừa bãi nhưng phụ huynh vẫn thản nhiên xả rác nơi công cộng thì rất khó hình thành ý thức tốt cho thế hệ trẻ.

Nói cách khácthực trạng ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam có sự đóng góp rất lớn từ chính ý thức kém của một bộ phận người dân. Tình trạng này thậm chí còn tồi tệ hơn ở các bãi biển tự nhiên. Theo thống kê mới nhất của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tại Việt Nam rác thải nhựa chiếm 7% tổng lượng chất thải rắn thải ra, tương đương gần 2.500 tấn/ngày. Bạn có biết rằng Việt Nam đang đứng thứ 4 trên thế giới về lượng chất thải nhựa xả ra đại dương hàng năm lên đến 0,28 - 0,73 triệu tấn rác thải nhựa (chiếm 6% toàn thế giới), chỉ đứng sau Trung Quốc, Indonesia và Philippines.

                                                                                                                        (Nguồn internet)

A.                Phần trắc nghiệm:        

Câu 1:Văn bản trên thuộc thể loại nào ?

A. Truyện

B. Văn bản thông tin

C. Nghị luận

D. Thuyết minh

Câu 2: Nghĩa của từ “môi trường” là:

A. Tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và nhân tạo bao quanh con người, ảnh hưởng tới con người và tác động đến các hoạt động sống của con người.

B. Nơi sinh sống của con người.

C. Nơi sinh sống của các loài vật.

D. Nơi sinh sống của con người và muôn loài.

Câu 3: Trong các từ sau, từ nào được mượn của ngôn ngữ châu Âu?

A. Khẩu hiệu

B. Nylon

C. Tấm biển

D. Đại dương

Câu 4: Theo thống kê mới nhất của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tại Việt Nam rác thải nhựa chiếm:

A. 5%           B. 6%          C. 7%               D. 8%

Câu 5: Câu “Nhiều người cho rằng những việc mình làm là quá nhỏ bé, không đủ để làm hại môi trường” có mấy thành phần vị ngữ?

A.                Một                 B. Hai                         C. Ba                           D. Bốn

Câu 6 : Thực trạng ô nhiễm môi trường nước chủ yếu là do đâu?

A. Ý thức kém của con người

B. Xác động vật phân huỷ

C. Lượng dư thừa thuốc trừ sâu

D. Tai nạn tàu thuyền làm loang dầu    

B.                 Phần tự luận

Câu 1: Em hãy nêu thông điệp của văn bản trên?

Câu 2: Hãy nêu công dụng của dấu chấm phẩy trong các câu sau:

a. Những cảnh đẹp của đất nước hiện ra: cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ; dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi.

b. Dưới ánh trăng này, dòng thác nước sẽ đổ xuống làm chạy máy phát điện; ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn.

 

Câu 3: Từ văn bản trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 4 đến 6 câu) nêu những việc cần làm mỗi ngày để bảo vệ môi trường nước nơi em đang sinh sống.

 

I.                   Phần viết

              Đóng vai nhân vật, kể lại một truyện cổ tích mà em thích

0
BÀI TẬP: Đọc đoạn ngữ liệu và thực hiện các yêu cầu bên dưới        (1)Ngày chưa tắt hẳn, mặt trăng đã lên rồi. (2)Mặt trăng tròn, to và đỏ từ từ lên ở chân trời, sau rặng tre đen của làng xa. (3)Mấy sợi mây còn vắt ngang qua, mỗi lúc một mảnh dần, rồi đứt hẳn. (4)Trên quãng đồng rộng, cơn gió nhẹ hiu hiu đưa lại, thoang thoảng dâng hương thơm ngát. (5)Sau tiếng chuông của ngôi chùa độ một giờ,...
Đọc tiếp

BÀI TẬP: Đọc đoạn ngữ liệu và thực hiện các yêu cầu bên dưới

        (1)Ngày chưa tắt hẳn, mặt trăng đã lên rồi. (2)Mặt trăng tròn, to và đỏ từ từ lên ở chân trời, sau rặng tre đen của làng xa. (3)Mấy sợi mây còn vắt ngang qua, mỗi lúc một mảnh dần, rồi đứt hẳn. (4)Trên quãng đồng rộng, cơn gió nhẹ hiu hiu đưa lại, thoang thoảng dâng hương thơm ngát. (5)Sau tiếng chuông của ngôi chùa độ một giờ, thì thật là sáng trăng hẳn: trời bấy giờ trong thăm thẳm và cao; mặt trăng đã nhỏ lại, sáng vằng vặc, du như sáo diều; ánh trăng trong chảy khắp cả trên ngành cây, kẽ lá, tràn ngập trên con đường trắng xóa.

(Theo Đêm sáng trăng - Thạch Lam)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của đoạn ngữ liệu trên

Câu 2: Xác định các trạng ngữ và nêu tác dụng của trang ngữ vừa tìm được

Câu 3:

a. Từ “chảy” trong câu “ánh trăng trong chảy khắp cả trên ngành cây, kẽ lá, tràn ngập trên con đường trắng xóa” được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển.

b. So với từ “chảy” trong các trường hợp dưới đây là hiện tượng đồng âm hay nhiều nghĩa

- Nước đang chảy rất mạnh.

- Trời nắng nóng, nhựa trên đường đang chảy.

- Bị bố mắng nên cái mặt của nó cứ chảy ra.

Câu 4: Viết đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) nêu cảm xúc em về bức tranh thiên nhiên được gợi lên từ đoạn trích trên. 

 

1
19 tháng 3 2022

1. PTBĐ: miêu tả

2. TN: Trên quãng đồng rộng => TN chỉ thời gian

3. nghĩa chuyển

3. các từ chảy là từ nhiều nghĩa

4. Hs viết đoạn văn nêu cảm xúc

ĐỀ 2: Đọc kĩ phần trích sau đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới:     “Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện” của mình. Quả như một câu chuyên thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong cổ tích. Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp...
Đọc tiếp

ĐỀ 2: Đọc kĩ phần trích sau đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
     “Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện” của mình. Quả như một câu chuyên thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong cổ tích. Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ. Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì. Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì, như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.”
Câu hỏi
1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
2. Tìm dẫn chứng cụ thể để chứng tỏ lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất Phương Đông của Hồ Chí Minh?
3. Nêu và phân tích các biện pháp nghệ thuật đã được tác giả sử dụng thành công để làm nổi bật vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh trong phần trích nói trên.
4. Từ nội dung đoạn văn gợi ra hãy nêu suy nghĩ của em về lối sống giản dị bằng một đoạn văn 10 câu ?

1
12 tháng 9 2021

1. PTBĐ: Nghị luận.

2. Dẫn chứng: "Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ", "trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn", "cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.”.

Tham khảo:

3. - Kết hợp giữa tự sự và nghị luận: đan xen lời kể và lời bình luận của người viết:
+ “Người đã từng sống dài ngày ở Pháp,ở Anh. Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh,Hoa,Nga…và Người đã làm nhiều nghề” (lời kể)
+ “Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh” (lời bình luận)
+ “Và Người sống ở đó, một mình, với một tư trang ít ỏi, một chiếc va li con với vài bộ áo quần, vài vật kỉ niệm của cuộc đời dài” (lời kể)
+ “Tôi dám chắc không có một vị lãnh tụ, một vị tổng thống, hay một vị vua hiền nào ngày trước lại sống đến mức giản dị và tiết chế như vậy!” (lời bình luận)
- Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu:
+ Khi nói về vốn hiểu biết văn hóa sâu rộng của Bác: các chi tiết tiêu biểu từ những năm tháng hoạt động cách mạng ở nước ngoài của Bác như đi nhiều nơi, đến nhiều nước, biết nhiều ngoại ngữ,…
+ Khi nói về lối sống giản dị của Bác: các chi tiết tiêu biểu nói về việc ở, việc ăn, việc mặc của Người: “chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm cung điện của mình”,”trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép thô sơ”,”những món ăn dân tộc không chút cầu kì, như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa”.
- Dùng từ Hán Việt, dẫn chứng thơ cổ gợi sự gần gũi giữa Bác Hồ với các bậc hiền triết của dân tộc:
+ Những từ ngữ Hán Việt: “truân chuyên”,”uyên thâm”,”siêu phàm”,”tiết chế”,”hiền triết”,”thú quê thuần đức”,”danh nho”,”di dưỡng tinh thần”,…
+ Dẫn thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm: “Thu ăn măng trúc, đông ăn giá – Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao”.
- Kết hợp giữa đối lập và thống nhất, hài hòa: giản dị mà thanh cao, vĩ nhân mà đời thường, truyền thống mà hiện đại, dân tộc mà nhân loại.

Tham khảo:

4. Đẹp nhất trong tâm hồn là tính giản dị. Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội, không xa hoa, lãng phí; không cầu kì, kiểu cách. Người có lối sống giản dị luôn biết quý trọng của cải, vật chất, sức lao động của con người, không quá phô trương hình thức, biết tu dưỡng nhân cách, đạo đức, tâm hồn trong sạch, thanh cao. Người giản dị vì thế dễ nhận được sự cảm thông, trân trọng và tình yêu mến của mọi người. Con người hạnh phúc bởi biết làm việc và trở nên giàu hơn bởi biết tiết kiệm và giản dị trong lối sống. Người không biết giản dị, hay khoe mẽ quá mức, phung phí tiền bạc của cải, không những không được người khác kính trọng, tin tưởng mà bản thân cũng sẽ chẳng làm được gì lớn lao. Càng ham mê vật chất càng trở nên đau khổ và nhận lấy thất bại lớn. Sống giản dị đã trở thành một triết lí sống của con người Việt Nam chứ không đơn giản là một lối sống hay một phẩm đức. Từ xưa, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến, Hồ Chí Minh,… và biết bao hiền nhân khác, sau khi cống hiến sức mình xây dựng đất nước, đều tìm về nơi thôn dã, thực hành lối sống giản dị như một cách để di dưỡng tinh thần. Mỗi học sinh cần phải rèn luyện cho mình tính giản dị. Giản dị trong học tập, trong cách giao tiếp, cách sống để hoàn thiện nhân cách, tiết kiệm của cải, trở thành người hữu ích, mai này đem sức mình xây dựng quê hương, đất nước.

 Đọc kĩ phần trích sau đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới:     “Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện” của mình. Quả như một câu chuyên thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong cổ tích. Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách,...
Đọc tiếp

 Đọc kĩ phần trích sau đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
     “Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện” của mình. Quả như một câu chuyên thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong cổ tích. Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ. Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì. Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì, như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.”
Câu hỏi
1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
2. Tìm dẫn chứng cụ thể để chứng tỏ lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất Phương Đông của Hồ Chí Minh?
3. Nêu và phân tích các biện pháp nghệ thuật đã được tác giả sử dụng thành công để làm nổi bật vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh trong phần trích nói trên.
4. Từ nội dung đoạn văn gợi ra hãy nêu suy nghĩ của em về lối sống giản dị bằng một đoạn văn 10 câu ?

1
8 tháng 9 2021

Câu 1: 

Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt: tự sự, biểu cảm, lập luận.

Câu 2: 

Những dẫn chứng cụ thể chứng tỏ lối sống bình dị, rất Việt Nma, rất Phương Đông của Hồ Chí Minh:

-Nơi ở:

+Nhà sàn nhỏ, có vài phòng

+Đồ đạc rất mộc mạc, đơn sơ

-Trang phục: Với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ.

-Bữa ăn: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối.

-Tư trang: ít ỏi, một chiếc vali con, vài bộ quần áo, vài vật kỉ niệm

Câu 3:

Nghệ thuật lập luận: kết hợp kể và bình luận; chọn lọc những chi tiết tiêu biểu, đối lập, so sánh.

Câu 4: ( tham khảo )

Bác Hồ của chúng ta, tuy là một vị Chủ tịch nước nhưng Bác luôn sống giản dị, sống trong sạch, sống “cần – kiệm – liêm – chính”, vì vậy mà mỗi chúng ta – những thế hệ trẻ của đất nước phải sống sao cho đẹp, sống có ích với bản thân và đất nước. Tôi cũng vậy, là một học sinh, chủ nhân tương lai của đất nước, tôi đã và đang cố gắng sống sao cho thật tốt, cho phù hợp với hoàn cảnh, sống cống hiến vì đất nước để trở thành một con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan của Bác Hồ kính yêu.Sự giản dị là một lối sống đẹp cần được mỗi người trong thế hệ chúng ta phấn đấu rèn luyện để có được. Xung quanh ta có biết bao bạn trẻ vì được sinh ra trong hoàn cảnh sung túc, được sự nuông chiều của gia đình mà quen với lối sống phung phí, xa hoa, coi tiền như rác. Họ không biết thế nào là sự giản dị và càng không nhận thức được rằng giản dị mới là đức tính cần thiết, đáng quý để được gần gũi với những người xung quanh, được mọi người yêu quý. Những cái xa hoa, phù phiếm, chạy theo mốt thường là những cái chóng chán. Chỉ có những cái đơn giản, giản dị mới là những cái mãi giữ được vẻ đẹp dài lâu.

Chúc bn hc tốt!

Đọc kĩ phần văn bản sau vá thực hiện các yêu cầu bên dưới:“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưaMấy chục năm rồi, đến tận bây giờBà vẫn giữ thói quen dậy sớmNhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm,Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi,Nhóm nồi xôi gạo mới, sẻ chung vui,Nhóm dậy cả những tấm tình tuổi nhỏÔi kỳ lạ và thiêng liêng - bếp lửa!”(Bếp lửa - Bằng Việt)Câu 1: Em hiểu như thế nào về...
Đọc tiếp

Đọc kĩ phần văn bản sau vá thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa

Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ

Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm

Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm,

Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi,

Nhóm nồi xôi gạo mới, sẻ chung vui,

Nhóm dậy cả những tấm tình tuổi nhỏ

Ôi kỳ lạ và thiêng liêng - bếp lửa!”

(Bếp lửa - Bằng Việt)

Câu 1: Em hiểu như thế nào về cụm từ “biết mấy nắng mưa” trong câu thơ đầu đoạn? Hãy tìm một câu thành ngữ có chưa hai từ “nắng”, “mưa” và giải thích ngắn gọn ý nghĩa câu thành ngữ em vừa tìm được.

Câu 2: Tìm trong khồ thơ chi tiết nào được tác giả nhắc đi, nhắc lại nhiều lần? Việc nhắc lại nhiều lần chi tiết này có ý nghĩa gì?

Câu 3: Viết đoạn văn diễn dịch khoảng 15 câu nếu cảm nhận của em về hình ảnh người bà được thể hiện trong đoạn thơ trên.

Cáu 4: Hãy kể tên hai bài thơ khác viết về tình cảm gia đình trong chương trình Ngữ văn lớp 9. Từ hiểu biết của mình về hai tác phẩm, em có suy ngẫm gì (không quá 5 dòng) về tình cảm gia đình?

0
CHỦ ĐỀ: LỜI DẶN ĐỒ (Dặn dò mong trưởng thành, dẫn đỏ vì yêu thương, dân do để suy ngầm) I. PHẢN ĐỌC – HIỂU (3 ĐIỂM) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: V.A thân mến : Vừa qua nhà trường đã có kết quả thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh. Em là học trò duy nhất không đạt giải trong số 05 học sinh của nhà trưởng tham gia dự thi. Thầy cô giáo nhà trường biết em...
Đọc tiếp

CHỦ ĐỀ: LỜI DẶN ĐỒ (Dặn dò mong trưởng thành, dẫn đỏ vì yêu thương, dân do để suy ngầm) I. PHẢN ĐỌC – HIỂU (3 ĐIỂM) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: V.A thân mến : Vừa qua nhà trường đã có kết quả thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh. Em là học trò duy nhất không đạt giải trong số 05 học sinh của nhà trưởng tham gia dự thi. Thầy cô giáo nhà trường biết em rất buồn vì nỗ lực mà kết quả không như mong muốn. Nhưng không sao, đó là cảm xúc rất bình thường của mỗi người chúng ta. Thầy cô và gia đình em tin rằng: Em sinh ra để làm nhiều điều lớn lao hơn thế. Điểm số một bài thì học sinh giỏi không nói được tất cả. V.A à đón nhận thành công thì dễ, dũng cảm vượt qua được những thất bại mới thực sự là thành công em ạ, đó mới là điều thầy cô và người mẹ yêu quý của em mong muốn em có được. Thầy đã rất khâm phục em, một cô bé học trò đầy nghị lực đã vượt qua những hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn tình cảm người cha trong cuộc sống gia đình để vươn lên học tập và rèn luyện tốt.Cuộc đời còn dài ở phía trước, những năm tháng tuổi thơ rồi sẽ qua đi. Thầy mong em luôn dũng cảm, nghị lục vượt qua những khó khăn trong học tập và trong cuộc sống sau này để luôn là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho người mẹ hết mực yêu thương em, là chỗ dựa vững chắc cho người em trai bé bỏng của em nữa. Thầy chúc em gặp nhiều thành công trong những chặng đường tiếp theo để cỏ cuộc sống hạnh phúc (Dẫn theo Lá thư xúc động của thầy hiệu trưởng gửi học trò trượt học sinh giỏi, Huyền Trân) a/ Xác định và gọi tên phép liên kết câu trong đoạn văn in đậm. b/ Theo văn bản, điều gì ở cô bé học trò khiến thầy hiệu trưởng cảm thấy khâm phục? c/ Xác định thái độ và tình cảm của tác giả được thể hiện qua văn bản?

0