K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 4 2017

Ví dụ: Trong các vụ tai nạn tàu hỏa, tàu hỏa không thể phanh gấp vì tàu hỏa đang chuyển động thường có quán tính lớn. Nếu tàu hỏa phanh gấp sẽ làm cho đoàn tàu phía sau bị lật khỏi đường ray gây tai nạn nghiêm trọng.

Vì thế, khi đi đến đoạn giao với đường sắt, người đi đường cần chú ý giảm tốc độ và quan sát cẩn thận trước khi băng qua đường.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
16 tháng 11 2023

- Nguyên nhân của nhiều vụ tai nạn giao thông liên quan đến quán tính: đó là do các phương tiện giao thông đang chạy với tốc độ cao, khi gặp tình huống bất ngờ thì phanh gấp. Một số tình huống có thể xảy ra như sau:

+ Xe không dừng lại ngay được mà vẫn tiếp tục chuyển động thêm một đoạn do có quán tính. Va chạm với phương tiện giao thông khác gây ra các thiệt hại về người và tài sản.

+ Xe dừng lại đột ngột, tuy nhiên theo quán tính xe có xu hướng bảo toàn vận tốc nên có thể bị lật nhào, gây ra các va đập cực mạnh, gây ra các hậu quả cực kì nghiêm trọng cho người trong xe và các người tham gia giao thông khác.

- Ví dụ về những vụ tai nạn giao thông có nguyên nhân từ quán tính:

+ Xe đang chạy với tốc độ cao, dừng, hãm phanh đột ngột.

+ Tăng tốc (xe máy, ô tô, …) đột ngột.

+ Xe đang chạy mà rẽ sang trái, sang phải đột ngột, quá gấp.

+ Xe chở quá tải, xe chạy ba, xe lạng lách…

- Để phòng tránh những tai nạn này, chúng ta cần:

+ Chạy đúng tốc độ quy định.

+ Luôn giữ khoảng cách an toàn với các phương tiện giao thông khác.

+ Bật xi nhan ở khoảng cách phù hợp trước khi muốn chuyển làn, rẽ phải, rẽ trái, …

+ Không chở quá số người quy định.

13 tháng 4 2021

nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao dao thông là; đi dàn hàng ngang ra đường , đi trái đường, 

13 tháng 4 2021

Tại nạn giao thông có thể xảy ra bất ngờ. Tuy nhiên nó cũng có thể xảy ra, nếu chúng ta không tuân thủ các quy định cụ thể khi tham gia giao thông. Nhất là ý thức khi tham gia giao thông là một trong những nguyên nhân chính gây ra tai nạn giao thông.

Dưới đây là một số nguyên nhân trực tiếp gây ra tai nạn giao thông:

  • Sự phân bố không hợp lý của hệ thống biển báo giao thông. Cũng như sự xuống cấp trầm trọng của các tuyến đường nói riêng và hệ thống cơ sở hạ tầng nói chung.
  • Ý thức chấp hành luật giao thông của người dân còn thấp, phải kể đến cả văn hóa giao thông.
  • Sử dụng phương tiện không đảm bảo an toàn, không đúng quy định khi tham gia giao thông.
  • Thiếu kiến thức cũng như kỹ năng khi tham gia giao thông, xử lý tình huống bất ngờ.
  • Thiên tai lũ lụt cũng là một trong những nguyên nhân gây tai nạn giao thông.

13 tháng 4 2021

 Ở Việt Nam, mỗi ngày có gần 30 người bị tai nạn giao thông cướp đi mạng sống cùng với hàng trăm người bị thương tật suốt đời. Điều đó đồng nghĩa với mỗi ngày có hàng trăm gia đình Việt Nam gánh chịu sự mất mát khủng khiếp. Đây là điều không thể chấp nhận được với một đất nước đang sống trong hòa bình. Thiệt hại to lớn về nhân mạng là không gì bù đắp được. Những đau thương, mất mát mà gia đình nạn nhân phải gánh chịu là rất lớn. Những di chứng mà mỗi tai nạn giao thông để lại luôn kéo dài và không thể lường hết được, khiến xã hội cũng bị tổn thương nghiêm trọng. Thêm vào đó, gia đình nạn nhân và ngân sách quốc gia phải chịu thêm gánh nặng hàng ngàn tỷ đồng để khắc phục hậu quả của tai nạn giao thông hàng năm. Điều đó đe dọa nghiêm trọng đến những thành quả của tăng trường kinh tế, đồng thời làm tổn thương đến hình ảnh một đất nước an toàn trong mắt bạn bè, đối tác. Đã đến lúc mỗi người Việt Nam cần phải nhận thức sâu sắc về tác hại khôn lường của tai họa này đến toàn bộ tiến trình vươn lên của dân tộc, đến sự phát triển lành mạnh của giống nòi. Đã đến lúc cần phải dũng cảm và chân thành nhìn thẳng vào sự thật là trong mỗi tai nạn giao thông, có cả lỗi và trách nhiệm của từng cá nhân, của cả cộng đồng và Nhà nước. Bằng nhiều hành động mạnh mẽ, thông qua các chính sách quốc gia và những cam kết xã hội, chúng ta đang làm mọi cách để giảm thiểu số vụ tai nạn giao thông - kèm theo đó là giảm thiểu số người chết và bị thương. Nhưng chúng ta vẫn có thể và cần phải làm nhiều hơn nữa. Nhà nước, các tổ chức xã hội, các đoàn thể cho đến từng cá nhân, đều phải chung tay hành động và hành động một cách quyết liệt. Hoạt động tưởng niệm các nạn nhân mà chúng ta cùng thế giới tổ chức là một sự kiện đặc biệt, là dịp để mọi người bày tỏ niềm thương xót với những người xấu số khi tham gia giao thông; bày tỏ sự chia sẻ mất mát, chia sẻ gánh nặng với người thân của họ. Lễ tưởng niệm cũng là một cơ hội nhắc nhở chính mình, người thân, bạn bè, các thành viên trong cộng đồng ... về tầm quan trọng của việc phải chủ động góp phần tạo ra một môi trường giao thông an toàn cho mình và cho cộng đồng. Mỗi người hãy nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông, tự giác nhường nhịn, giúp đỡ nhau khi tham gia giao thông. Mỗi gia đình, nhà trường cần phải giáo dục con em của chúng ta từ khi còn bé về ý thức trách nhiệm với bản thân và cộng đồng khi tham gia giao thông. Hãy vi niềm thương xót những người đã mất mà hành động cho sự an toàn của những người đang sống! Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia kêu gọi mỗi người dân Việt Nam, vì sự phát triển của đất nước, vì sự an toàn của bản thân, vì tương lai của con cháu mình, hãy làm tất cả những gì có thể để giao thông ở đất nước chúng ta ngày càng phát triển theo hướng văn minh, an toàn hơn. :))

14 tháng 4 2021
  • Học để hiểu về luật an toàn giao thông và các biển báo trên đường
  • Không dàn hàng ngang khi đi xe trên đường
  • Không đi bộ dưới lòng đường
  • Đi bộ đúng phần đường quy đinh (đi trên vỉa hè hoặc lề đường bên phải)
  • Đi xe đạp phải đi sát lề đường hoặc đi đúng phần đường quy định
  • Đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe gắn máy
  • Tuyên truyền, vận động mọi người cùng chấp hành luật giao thông
23 tháng 3 2018

–  Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tai nạn giao thông nhiều:

+ Hệ thống đường bộ chưa đáp ứng được yêu cầu đi lại của nhân dân.

+ Phương tiện cơ giới và thô sơ trong mấy năm gần đây tăng nhanh và tập trung ở các thành phố lớn.

+ Thiết bị cầu đường xuống cấp, giao cắt mặt bằng với nhiều đường bộ, đường đô thị, dễ gây tai nạn.

+ Quản lý của Nhà nước về giao thông còn nhiều hạn chế


 

25 tháng 12 2022

Giúp mik đi!!

4 tháng 1 2023

1.​Mặc quần áo dài tay. Ngủ trong màn/mùng kể cả ban ngày. Dùng bình xịt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện muỗi... Bình xịt côn trùng trong nhà, hương muỗi hoặc kem xua muỗi có thể làm giảm hoạt động chích đốt của muỗi.

2.Hương Tích (Hà Tây), Bích Động (Ninh Bình), Phong Nha (Quảng Bình) và các hang động khác ở Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng), Hà Tiên (Kiên Giang)

3.Có 2 cách sau:

+ Dùng vật cứng cọ vào hòn đá xem có vết không

+ Nhỏ giấm hoặc a-xít loãng vào hòn đá xem có thấy sủi bọt và có khí bay lên hay không.

4.Qua đường an toàn: ...

Luôn đi đúng vỉa hè bên phả là phần đường dành cho người đi bộ. ...

Không đi dàn hàng ngang trên đường.

Khi đi từ trong ngõ ra đường phải quan sát kỹ, không chạy nhanh ra.

Dạy trẻ nghiêm chỉnh chấp hành các biển chỉ dẫn giao thông, đi đúng phần đường dành cho người đi bộ.

Chúc bạn học tốt.

 

6 tháng 11 2021

1. Thường đuối nước hay xảy ra đối với trẻ lớn tuổi do bản tính hiếu động, tò mò; đối với trẻ nhỏ do tính thích nghịch nước hoặc do sự bất cẩn của gia đình. Cho dù trẻ em không biết bơi lội hay biết bơi lội nhưng do sự chủ quan nên cũng không lường trước hết được sự nguy hiểm của tai nạn. Ngoài ra, môi trường sống chung quanh cũng luôn luôn có những yếu tố nguy cơ rình rập gây nên tai nạn đuối nước cho trẻ em như chậu nước, chum vại, bể nước, giếng nước... không có nắp đậy an toàn; sông, hồ, suối, ao nước... không được rào chắn và có biển báo nguy hiểm. Hơn nữa, tình trạng xây dựng các công trình, đào bới khai thác cát, đất đá tràn lan, sự vô ý thức của con người... đã để lại các hố ao sâu gây nguy hiểm như hố vôi tôi, hố lấy đất làm gạch ngói, hố lấy cát, hố lấy nước tưới hoa màu… không có hàng rào cũng là những nơi dễ gây nên tai nạn đuối nước.

2. Tai nạn do đuối nước có thể xảy ra trong các trường hợp: ngạt nước, những người không biết bơi ngã xuống nước, hoặc trẻ em ngã cắm đầu vào chậu nước hay bồn tắm; ngất đột ngột khi vừa tiếp xúc với nước; lặn sâu dưới nước khi hết hơi không ngoi lên kịp bị ngạt; bơi quá mệt, cơ thể mất nhiệt do nước lạnh, bị chuột rút rồi ngất đi…

3. Chưa được dạy kỹ năng đảm bảo an toàn và xử lý tình huống khi bơi và không có kỹ năng cứu đuối.

4. Trẻ chết đuối vì người lớn lơ là đuối nước đang gia tăng trong cộng đồng do nhiều nguyên nhân như môi trường không an toàn, người lớn chưa giám sát trẻ một cách chặt chẽ, kiến thức phòng tránh, sơ cứu của người dân còn hạn chế, nhiều trẻ không biết bơi,…

Để phòng tránh và hạn chế tử vong chúng ta cần:

- Cần cho trẻ tránh xa những nơi sông nước nguy hiểm như: Không nên rủ nhau đi tắm ao, hồ, sông suối … trong khi không biết bơi. Không nên đi lại, chơi gần những nơi như: ao, hồ, sông suối hoặc bể nước, cống rãnh, miệng giếng… không có nắp đậy. Các hố ao sâu gây nguy hiểm cho trẻ em như hố lấy đất làm gạch ngói, hố lấy cát, hố lấy nước tưới hoa màu… cần phải tránh xa.

- Trẻ em tắm biển, tắm sông nên mặc áo phao và phải có cha mẹ, người lớn trông coi.

- Đối với trẻ nhỏ luôn cần sự chăm sóc và giám sát chặt chẽ của người lớn, làm tường rào, lấp kín những ao hồ không cần thiết, làm nắp đậy chắc chắn cho giếng nước, lu chứa nước trong gia đình.

- Khi cho trẻ đi chơi gần những nơi có sông, suối, ao, hồ; tắm ở bể bơi, tắm biển, cha mẹ phải luôn để ý con trong tầm mắt. Một số trẻ ở nông thôn, miền núi thường trốn cha mẹ đi chơi, tắm sông, tắm suối dẫn đến bị đuối nước do không biết bơi hoặc bơi đến chỗ nước quá sâu bị nước cuốn đi.

- Ngoài ra cha mẹ cần dạy trẻ em biết bơi và giải quyết các tình huống nguy hiểm có thể gặp phải khi tiếp xúc với nước, giải thích cho trẻ hiểu sự nguy hiểm khi tự ý tập bơi hay tắm sông suối khi không có sự canh chừng của người lớn.

- Đặc biệt đối nhà trường cũng cần dạy kỹ năng bơi cho trẻ như một chương trình bắt buộc trong môn học thể dục. Bên cạnh đó mọi người trong cộng đồng cần tìm hiểu kiến thức, kỹ thuật sơ cứu đúng cách để áp dụng kịp thời khi xảy ra trường hợp đuối nước.

- Cần cảnh báo trẻ về những nơi tiềm ẩn nguy cơ đuối nước như sông, suối, ao, hồ, những vùng nước sâu.

Hiện nay việc dạy bơi cho trẻ chỉ dừng lại ở mức độ tự phát, tình trạng thiếu bể bơi, thiếu kỹ thuật bơi căn bản cũng là yếu tố ảnh hưởng tới việc dạy trẻ kỹ năng này. Để hạn chế tai nạn đuối nước cho trẻ em thì cần trách nhiệm và sự chung tay của toàn xã hội. Hi vọng một mùa hè này chúng ta sẽ không phải chứng kiến những vụ tai nạn sông nước thương tâm đối với trẻ em nữa./.

6 tháng 11 2021

Các nguyên nhân gây đuối nước

1. Thường đuối nước hay xảy ra đối với trẻ lớn tuổi do bản tính hiếu động, tò mò; đối với trẻ nhỏ do tính thích nghịch nước hoặc do sự bất cẩn của gia đình. Cho dù trẻ em không biết bơi lội hay biết bơi lội nhưng do sự chủ quan nên cũng không lường trước hết được sự nguy hiểm của tai nạn. Ngoài ra, môi trường sống chung quanh cũng luôn luôn có những yếu tố nguy cơ rình rập gây nên tai nạn đuối nước cho trẻ em như chậu nước, chum vại, bể nước, giếng nước... không có nắp đậy an toàn; sông, hồ, suối, ao nước... không được rào chắn và có biển báo nguy hiểm. Hơn nữa, tình trạng xây dựng các công trình, đào bới khai thác cát, đất đá tràn lan, sự vô ý thức của con người... đã để lại các hố ao sâu gây nguy hiểm như hố vôi tôi, hố lấy đất làm gạch ngói, hố lấy cát, hố lấy nước tưới hoa màu… không có hàng rào cũng là những nơi dễ gây nên tai nạn đuối nước.

2. Tai nạn do đuối nước có thể xảy ra trong các trường hợp: ngạt nước, những người không biết bơi ngã xuống nước, hoặc trẻ em ngã cắm đầu vào chậu nước hay bồn tắm; ngất đột ngột khi vừa tiếp xúc với nước; lặn sâu dưới nước khi hết hơi không ngoi lên kịp bị ngạt; bơi quá mệt, cơ thể mất nhiệt do nước lạnh, bị chuột rút rồi ngất đi…

3. Chưa được dạy kỹ năng đảm bảo an toàn và xử lý tình huống khi bơi và không có kỹ năng cứu đuối.

4. Trẻ chết đuối vì người lớn lơ là đuối nước đang gia tăng trong cộng đồng do nhiều nguyên nhân như môi trường không an toàn, người lớn chưa giám sát trẻ một cách chặt chẽ, kiến thức phòng tránh, sơ cứu của người dân còn hạn chế, nhiều trẻ không biết bơi,…

Để phòng tránh và hạn chế tử vong chúng ta cần:

- Cần cho trẻ tránh xa những nơi sông nước nguy hiểm như: Không nên rủ nhau đi tắm ao, hồ, sông suối … trong khi không biết bơi. Không nên đi lại, chơi gần những nơi như: ao, hồ, sông suối hoặc bể nước, cống rãnh, miệng giếng… không có nắp đậy. Các hố ao sâu gây nguy hiểm cho trẻ em như hố lấy đất làm gạch ngói, hố lấy cát, hố lấy nước tưới hoa màu… cần phải tránh xa.

- Trẻ em tắm biển, tắm sông nên mặc áo phao và phải có cha mẹ, người lớn trông coi.

- Đối với trẻ nhỏ luôn cần sự chăm sóc và giám sát chặt chẽ của người lớn, làm tường rào, lấp kín những ao hồ không cần thiết, làm nắp đậy chắc chắn cho giếng nước, lu chứa nước trong gia đình.

- Khi cho trẻ đi chơi gần những nơi có sông, suối, ao, hồ; tắm ở bể bơi, tắm biển, cha mẹ phải luôn để ý con trong tầm mắt. Một số trẻ ở nông thôn, miền núi thường trốn cha mẹ đi chơi, tắm sông, tắm suối dẫn đến bị đuối nước do không biết bơi hoặc bơi đến chỗ nước quá sâu bị nước cuốn đi.

- Ngoài ra cha mẹ cần dạy trẻ em biết bơi và giải quyết các tình huống nguy hiểm có thể gặp phải khi tiếp xúc với nước, giải thích cho trẻ hiểu sự nguy hiểm khi tự ý tập bơi hay tắm sông suối khi không có sự canh chừng của người lớn.

- Đặc biệt đối nhà trường cũng cần dạy kỹ năng bơi cho trẻ như một chương trình bắt buộc trong môn học thể dục. Bên cạnh đó mọi người trong cộng đồng cần tìm hiểu kiến thức, kỹ thuật sơ cứu đúng cách để áp dụng kịp thời khi xảy ra trường hợp đuối nước.

- Cần cảnh báo trẻ về những nơi tiềm ẩn nguy cơ đuối nước như sông, suối, ao, hồ, những vùng nước sâu.

Hiện nay việc dạy bơi cho trẻ chỉ dừng lại ở mức độ tự phát, tình trạng thiếu bể bơi, thiếu kỹ thuật bơi căn bản cũng là yếu tố ảnh hưởng tới việc dạy trẻ kỹ năng này. Để hạn chế tai nạn đuối nước cho trẻ em thì cần trách nhiệm và sự chung tay của toàn xã hội. Hi vọng một mùa hè này chúng ta sẽ không phải chứng kiến những vụ tai nạn sông nước thương tâm đối với trẻ em nữa.

13 tháng 8 2017

- Nhận xét:

Nhiều phụ huynh hay tụ tập trước cổng trường vào giờ tan học gây ách tắc giao thông.

Nhiều người không đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông.

- Biện pháp khắc phục:

Vào đội thanh niên xung kích để giải tỏa ách tắc mỗi giờ tan học của trường.

Tuyên truyền luật an toàn giao thông để mọi người chấp hành hơn.

nhận xét :

-nhìn đèn giao thông và phải làm đúng luật giao thông

những biện pháp để phòng tránh tai nạn giao thông là:

đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông .

đi xe máy chở ko quá 2 người.

ko lạng lách đánh võng.

ko đi hàng 2 hàng 3.

ko nghe điện thoại  tham gia giao thông..............

7 tháng 5 2021

những nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông:

         -ý thức người tham gia giao thôngkems

-người tham gia giao thông đông

-đường xấu, chật hẹp

-phương tiện tham gia giao thông ko đảm bảo

-sử dụng chất kích thích khi tham gia giao thông

-người dân ko nắm đc luật giao thông

------------Ý nghĩa

-đảm bảo an toàn giao thông cho mik và người khác,tránh tai nạn đáng tiếc xảy ra, gây thiệt haij tài sản,kinh tế gia đình và xã hội, ảnh hưởng đến tinh thần của những người trong gia đình.đảm bảo giao thông đc thông suốt,ko gây ùn tắc,ảnh hưởng đến ngf đi đường.góp phần làm giảm thiểu tối đa số liệu thiệt hại,thương vong, thương tích của nước ta, tao nên cộng đồng an toàn về việc giữ an toàn giao thông,

 

 

7 tháng 5 2021

Thực hiện an toàn giao thông có ý nghĩa:

Đảm bảo an toàn và lợi ích cho bả thân và mọi nguời

Nguyên nhân gây tai nạn giao thông:

+Con người ko có ý thức,ko chẩp hành luật giao thông(uống rượu bia trước khi lái xe,vượt đèn đỏ,đi ngược chiều,...)

+Hệ thống giao thông xuống cấp,hư hỏng

+Phương tiện giao thông xuống cẩp,quá cũ,hư hỏng

 

 

 

Tick nha,chúc học tốt