K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 7 2019

Gợi ý làm bài

a)      Đặc điểm phát triến

-Khu vực dịch vụ ở nước ta mới chiếm khoảng 25% lao động nhưng lại chiếm 38,5% trong cơ cấu GDP (năm 2002).

-Trong điều kiện mở cửa nền kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tố, ngành dịch vụ ở nước ta phát triển khá nhanh và ngày càng có nhiều cơ hội để vươn lên ngang tầm khu vực và quốc tế.

-Việt Nam đang trở thành thị trường thu hút nhiều công ti nước ngoài mở các họat động dịch vụ, nhất là trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiếm, y tế, du lịch, giáo dục đại học,...

-Thách thức: việc nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hoá các loại hình dịch vụ phải dựa trên trình độ công nghệ cao, lao động lành nghề, cơ sở hạ tầng kĩ thuật tốt.

b)      Đặc điểm phân bố

-Sự phân bố các họat động dịch vụ phụ thuộc chặt chẽ vào phân bố của các đối tượng đòi hỏi dịch vụ, trước hết là phân bố dân cư.

-Ở các thành phố lớn, thị xã, các vùng đồng bằng là nơi tập trung đông dân cư và nhiều ngành sản xuất cũng là nơi tập trung nhiều họat động dịch vụ.

-Ở các vùng núi, dân cư thưa thớt, kinh tế còn mang nặng tính chất tự cấp, tự túc nên các hoạt động dịch vụ còn nghèo nàn.

-Hai trung tâm dịch vụ lớn nhất và đa dạng nhất ở nước ta: Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

+Đây là hai đầu mối giao thông vận tải, viễn thông lớn nhất cả nước.

+Tập trung nhiều trường đại học, các viện nghiên cứu, các bệnh viện chuyên khoa hàng đầu.

+Là hai trung tâm thương mại, tài chính, ngân hàng lớn nhất nước ta.

+Các dịch vụ khác như quảng cáo, bảo hiểm, tư vấn, văn hoá, nghệ thuật, ăn uống,... đều phát triển mạnh.

17 tháng 11 2023

Đặc điểm phát triển, phân bố của ngành trồng trọt và chăn nuôi ở nước ta là: 

*Ngành trồng trọt: 

a)Cây lương thực 

- Lúa là cây lương thực chính

- Lúa được trồng ở nhiều nơi nhưng tập trung chủ yếu ở đồng bằng châu thổ sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long

b)Cây công nghiệp 

- Cây công nghiệp phân bố hầu hết trên 7 vùng sinh thái nông nghiệp cả nước

- Tập trung nhiều ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ

c)Cây ăn quả

- Nước ta ó nhiều tiềm năng về thiên nhiên để phát triển các loại cây ăn quả

- Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long là vùng trồng cây ăn quả nhiều nhất nước ta

*Ngành chăn nuôi

- Chăn nuôi còn chiếm tỉ trọng thấp trong nông nghiệp

a)Chăn nuôi trâu,bò

-Trâu,bò nuôi nhiều ở Trung du và miền núi chủ yếu để lấy thịt,sữa,sức kéo

b)Chăn nuôi lợn

-Lợn nuôi nhiều ở đồng bằng sông Hồng,đồng bằng sông Cửu Long, là nơi có nhiều lương thực và đông dân,chủ yếu để lấy thịt

c)Chăn nuôi gia cầm

- Gia cầm nuôi nhiều ở vùng đồng bằng,chủ yếu để lấy thịt và trứng

 
13 tháng 12 2017

- Trình độ chung của sự phát triển kinh tế đất nước và năng suất lao động xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất vật chất có ảnh hưởng rất căn bản tới sự phát triển các ngành dịch vụ. Điều này thể hiện rõ trong quá trình chuyển dịch của cơ cấu kinh tế ở các nước đang phát triển. Năng suất lao động trong nông nghiệp, công nghiệp có cao thì mới có thể chuyển một phần lao động sang làm dịch vụ. (0,25 điểm)

- Số dân, cơ cấu độ tuổi, giới tính, sức mua của dân cư... đề ra những yêu cầu về quy mô phát triển, nhịp độ tăng trưởng và cơ cấu của các ngành dịch vụ. (0,25 điểm)

- Sự phân bố các ngành dịch vụ cần phải gắn với người tiêu dùng, vì vậy gắn bó mật thiết với sự phân bố dân cư. (0,25 điểm)

- Truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán của dân cư có ảnh hưởng không nhỏ đến việc tổ chức dịch vụ. (0,25 điểm)

 

- Đối với việc hình thành các điểm dịch vụ du lịch, sự phân bố các tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. (0,25 điểm)

22 tháng 12 2021

Một số nét về ngành dịch vụ châu Á

- Các hoạt động dịch vụ (giao thông vận tải, thương mại, viễn thông, du lịch,...) được các nước rất coi trọng.

- Nhật Bản, Xin-ga-po, Hàn Quốc là những nước có ngành dịch vụ phát triển cao.

22 tháng 12 2021

Đặc điểm tình hình phát triển công nghiệp Châu Á

Sản xuất công nghiệp của các nước châu Á rất đa dạng, nhưng phát triển chưa đều:

- Công nghiệp khai khoáng phát triển ở nhiều nước khác nhau, tạo ra nguồn nguyên liệu, nhiên liệu cho sản xuất trong nước và nguồn hàng xuất khẩu.

- Công nghiệp luyện kim, cơ khí chế tạo (máy công cụ, phương tiện giao thông vận tải), điện tử,... phát triển mạnh ở Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan,...

- Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng (may mặc, dệt, chế biến thực phẩm,...) phát triển ở hầu hết các nước.

NG
16 tháng 10 2023

Câu 1:
Tình hình phát triển và phân bố các ngành công nghiệp trọng điểm ở Việt Nam có sự thay đổi theo thời gian. Dưới đây là một số ngành công nghiệp trọng điểm và tình hình phát triển của chúng:

1. Ngành công nghiệp chế biến và sản xuất:
- Ngành công nghiệp chế biến và sản xuất đã đóng góp lớn vào nền kinh tế Việt Nam, chiếm tỷ trọng cao trong GDP và xuất khẩu. Các ngành công nghiệp như sản xuất điện tử, ô tô, máy móc, dệt may, gỗ và nông nghiệp chế biến đã phát triển mạnh mẽ.

2. Ngành công nghiệp dầu khí và năng lượng:
- Ngành công nghiệp dầu khí và năng lượng có vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu năng lượng của đất nước. Việt Nam có tiềm năng phát triển ngành này với các dự án khai thác dầu khí và mỏ gas, cũng như phát triển năng lượng tái tạo như điện gió và năng lượng mặt trời.

3. Ngành công nghiệp xây dựng và bất động sản:
- Ngành công nghiệp xây dựng và bất động sản đã có sự tăng trưởng đáng kể, đặc biệt trong các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM. Việc đầu tư vào hạ tầng giao thông, nhà ở và các dự án đô thị đã thúc đẩy sự phát triển của ngành này.

4. Ngành công nghiệp thực phẩm và nông nghiệp:
- Ngành công nghiệp thực phẩm và nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh lương thực và cung cấp nguồn thực phẩm cho dân số. Sản xuất lương thực, chế biến thủy sản, chế biến gia cầm và sản xuất đường là những ngành được đặc biệt quan tâm.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tình hình phát triển và phân bố các ngành công nghiệp trọng điểm không đồng đều giữa các khu vực và kinh đô thị của Việt Nam. Các thành phố lớn và khu vực ven biển thường có sự tập trung cao hơn các vùng nông thôn hay khu vực nội địa. Đồng thời, việc hỗ trợ và khuyến khích đầu tư vào các ngành công nghiệp trọng điểm vẫn được chính phủ Việt Nam quan tâm và thúc đẩy để đạt được sự cân bằng phát triển kinh tế và xã hội.

NG
16 tháng 10 2023

Câu 2:
 

Dưới đây là một số ngành công nghiệp trọng điểm ở Việt Nam:

1. Ngành công nghiệp chế biến và sản xuất:
- Ngành điện tử và viễn thông.
- Ngành ô tô và xe máy.
- Ngành máy móc và thiết bị công nghiệp.
- Ngành dệt may và da giày.
- Ngành gỗ và sản phẩm gỗ.

2. Ngành công nghiệp dầu khí và năng lượng:
- Ngành khai thác dầu khí và mỏ gas.
- Ngành điện lực và nhiệt điện.
- Ngành năng lượng tái tạo (điện gió, năng lượng mặt trời).

3. Ngành công nghiệp xây dựng và bất động sản:
- Ngành xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp.
- Ngành bất động sản và quản lý nhà ở.

4. Ngành công nghiệp thực phẩm và nông nghiệp:
- Ngành sản xuất lương thực và chế biến thực phẩm.
- Ngành chế biến thủy sản.
- Ngành chế biến gia cầm.
- Ngành sản xuất đường.

5. Ngành công nghiệp hóa chất:
- Ngành sản xuất phân bón và hóa chất công nghiệp.
- Ngành sản xuất sơn và chất tẩy rửa.

6. Ngành công nghiệp điện tử và tin học:
- Ngành sản xuất linh kiện điện tử.
- Ngành sản xuất máy tính và thiết bị viễn thông.

3 tháng 3 2022

 undefined

3 tháng 3 2022

còn phần điểu kiện thuận lợi và vai trò nữa nữa????khocroi

30 tháng 8 2021

Đặc điểm phân bố :

- Sự phân bố ngành dịch vụ gắn liền với phân bố dân cư và sự phát triển sản xuất.

- Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất và đa dạng nhất ở nước ta.

Sự phân bố của dịch vụ phụ thuộc nhiều yếu tố như địa hình ; khí hậu; sự phân bố công nghiệp, nhưng quan trọng nhất là sự phân bố của dân cư.

6 tháng 1 2022

Tham Khảo 

- Các mặt hàng xuất khẩu : sản phẩm cây công nghiệp và khoáng sản chưa chế biến.

- Các mặt hàng nhập khẩu : máy móc, thiết bị, hàng tiêu dùng và lương thực.

⇒ Hoạt động kinh tế đối ngoại của các nước ở châu Phi tương đối đơn giản do kinh tế phát triển phiến diện.

- Có các cảng biển : Ca-xca-blan-ca; An-giê; Mom-ba-xa; Đuôc-ban; Kêp-tao; La-gôt; A-bit-gian; Đa-ca.

6 tháng 1 2022

Đặc điểm nổi bật của ngành công nghiệp châu Phi:

-Công nghiệp châu Phi chậm phát triển (chiếm 2% giá trị sản lượng công nghiệp của thế giới).

-Chủ yếu là công nghiệp khai thác khoáng sản

Đặc điểm dịch vụ châu Phi:

- Các mặt hàng xuất khẩu : sản phẩm cây công nghiệp và khoáng sản chưa chế biến.

- Các mặt hàng nhập khẩu : máy móc, thiết bị, hàng tiêu dùng và lương thực.

 Hoạt động kinh tế đối ngoại của các nước ở châu Phi tương đối đơn giản do kinh tế phát triển phiến diện.

- Có các cảng biển : Ca-xca-blan-ca; An-giê; Mom-ba-xa; Đuôc-ban; Kêp-tao; La-gôt; A-bit-gian; Đa-ca.