K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 4 2019

   - Năm 1511 Bồ Đào Nha chiếm Ma-lắc-ca-cửa ngõ vùng biển Đông Nam Á mở đầu quá trình xâm lược của các nước thực dân vào khu vực này.

   - Tiếp đó Tây Ban Nha, Hà LAn cũng lập những thương điểm của mình ở Gia-các-ta và vùng phụ cận. Thực dân Anh đánh chiếm miến Điện rồi xâm lược vào xiêm.

   - Từ giữa thế kỷ XVIII, Pháp dòm ngó, sau đó đến cuối thế kỷ XIX xâm lược 3 nước Đông Dương, Philippin bị Tây Ban Nha, sau đó là Mỹ xâm chiếm.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Trong các thế kỉ XVI - XIX, bằng nhiều cách thức và thủ đoạn khác nhau như: ngoại giao, buôn bán, truyền giáo, khống chế chính trị ép kí hiệp ước và dùng vũ lực thôn tính, thực dân phương Tây đã từng bước xâm chiếm gần hết các quốc gia Đông Nam Á.

- Sự thống trị của thực dân phương Tây đã dẫn đến những chuyển biến lớn ở các nước Đông Nam Á; đồng thời cũng đẩy mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân Đông Nam Á với chính quyền thực dân ngày càng sâu sắc, làm bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.

- Xiêm là nước duy nhất ở khu vực Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây, vì:

+ Trong bối cảnh bị thực dân phương Tây đe dọa xâm lược, chính phủ Xiêm đã nhanh chóng tiến hành cải cách đất nước một cách toàn diện trên các lĩnh vực: kinh tế, xã hội, hành chính, giáo dục, ngoại giao,… Trên cơ sở những thành tựu của công cuộc cải cách, chính phủ Xiêm đã tăng cường được sức mạnh của quốc gia, có thực lực để thực hiện đường lối ngoại giao mềm dẻo, nhằm giữ vững độc lập, chủ quyền đất nước.

NG
14 tháng 8 2023

Tham khảo

- Trong các thế kỉ XVI - XIX, bằng nhiều cách thức và thủ đoạn khác nhau như: ngoại giao, buôn bán, truyền giáo, khống chế chính trị ép kí hiệp ước và dùng vũ lực thôn tính, thực dân phương Tây đã từng bước xâm chiếm gần hết các quốc gia Đông Nam Á.

- Sự thống trị của thực dân phương Tây đã dẫn đến những chuyển biến lớn ở các nước Đông Nam Á; đồng thời cũng đẩy mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân Đông Nam Á với chính quyền thực dân ngày càng sâu sắc, làm bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.

- Mặc dù diễn ra sôi nổi, quyết liệt, nhưng do nhiều nguyên nhân, các cuộc đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á trong giai đoạn này vẫn chưa giành được thắng lợi.

14 tháng 8 2023

Tham khảo

- Trong các thế kỉ XVI - XIX, bằng nhiều cách thức và thủ đoạn khác nhau như: ngoại giao, buôn bán, truyền giáo, khống chế chính trị ép kí hiệp ước và dùng vũ lực thôn tính, thực dân phương Tây đã từng bước xâm chiếm gần hết các quốc gia Đông Nam Á.

- Sự thống trị của thực dân phương Tây đã dẫn đến những chuyển biến lớn ở các nước Đông Nam Á; đồng thời cũng đẩy mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân Đông Nam Á với chính quyền thực dân ngày càng sâu sắc, làm bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.

- Mặc dù diễn ra sôi nổi, quyết liệt, nhưng do nhiều nguyên nhân, các cuộc đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á trong giai đoạn này vẫn chưa giành được thắng lợi.

5 tháng 8 2023

Tham khảo

- Quá trình xâm lược, cai trị của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á:

+ Trong các thế kỉ XVI - XIX, bằng nhiều cách thức và thủ đoạn khác nhau như: ngoại giao, buôn bán, truyền giáo, khống chế chính trị ép kí hiệp ước và dùng vũ lực thôn tính, thực dân phương Tây đã từng bước xâm chiếm gần hết các quốc gia Đông Nam Á.

+ Sự thống trị của thực dân phương Tây đã dẫn đến những chuyển biến lớn ở các nước Đông Nam Á; đồng thời cũng đẩy mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân Đông Nam Á với chính quyền thực dân ngày càng sâu sắc, làm bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.

- Xiêm là nước duy nhất ở khu vực Đông Nam Á giữ được độc lập, vì:

+ Trong bối cảnh bị thực dân phương Tây đe dọa xâm lược, chính phủ Xiêm đã nhanh chóng tiến hành cải cách đất nước một cách toàn diện trên các lĩnh vực: kinh tế, xã hội, hành chính, giáo dục, ngoại giao,… Trên cơ sở những thành tựu của công cuộc cải cách, chính phủ Xiêm đã tăng cường được sức mạnh của quốc gia, có thực lực để thực hiện đường lối ngoại giao mềm dẻo, nhằm giữ vững độc lập, chủ quyền đất nước.

+ Nhận thức được ưu thế về vị trí địa chiến lược của mình, chính phủ Xiêm đã khôn khéo kí kết các hiệp ước với nội dung đồng ý cắt một số vùng lãnh thổ thuộc ảnh hưởng của Xiêm ở Lào, Campuchia, Mã Lai cho Pháp và Anh để bảo vệ nền độc lập của nước mình.

20 tháng 7 2023

Tham Khảo : 

 

Những nét chính về quá trình xâm nhập của thực dân phương Tây vào các nước Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX.

Tên nước

Quá trình thực dân phương Tây xâm nhập

In-đô-nê-xi-aThế kỉ XVI, Bồ Đào Nha chiếm một số đảo ở phía đông.Sau đó, thực dân Hà Lan, Tây Ban Nha, Anh cũng xâm nhập vào In-đô-nê-xi-a.Giữa thế kỉ XIX, Hà Lan hoàn thành việc xâm chiếm nước này.

Mã Lai (Ma-lai-xi-a) và Miến Điện (Mi-an-ma)

Từ nửa sau thế kỉ XVI, thực dân Anh, Hà Lan, Pháp tranh chấp ảnh hưởng tại Mã Lai và Miến Điện.

Phi-líp-pin

Giữa thế kỉ XVI, thực dân Tây Ban Nha đã xâm chiếm hầu hết

quần đảo này và áp đặt ách thống trị suốt 350 năm.

Ba nước Đông Dương (Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia)

Từ thế kỉ XVI, các nước thực dân Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Anh, Pháp tìm mọi cách tranh giành phạm ví ảnh hưởng.

Xiêm (Thái Lan)

Thế kỉ XVI, thương nhân châu Âu đã xâm nhập vào nước này.Giữa thế kỉ XIX, sau khi đã hoàn thành xâm chiếm Ấn Độ, một phần Mã Lai và Miến Điện, thực dân Anh bắt đầu xâm nhập vào Xiêm.
20 tháng 7 2023

Tham Khảo : 

Quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân vào các nước Đông Nam Á

 

- Từ giữa thế kỉ XIX, khi các nước châu Âu và Bắc Mĩ căn bản hoàn thành cách mạng tư sản, bành trướng thế lực, đẩy mạnh xâm lược thuộc địa thì các nước Đông Nam Á vẫn còn duy trì chế độ phong kiến nhưng đều lâm vào khủng hoảng về chính trị, kinh tế, xã hội.              

 

- Quá trình xâm lược Đông Nam Á của thực dân phương Tây:

+ In-đô-nê-xi-a bị Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan xâm lược và đến giữa thế kỉ XIX, Hà Lan hoàn thành xâm chiếm và lập ách thống trị.

+ Phi-lip-pin bị Tây Ban Nha, Mĩ nhòm ngó. Giữa thế kỉ XVI, bị Tây Ban Nha thống trị, đến năm 1898, Mĩ hất cẳng Tây Ban Nha khỏi Phi-lip-pin. Năm 1899 – 1902, Mĩ xâm lược Phi-lip-pin, biến quần đảo, này thành thuộc địa.

+ Năm 1885, Miến Điện bị Anh thôn tính.

+ Đầu thế kỉ XIX, Ma-lai-xi-a trở thành thuộc địa của Anh.

+ Cuối thế kỉ XIX, Pháp hoàn thành xâm lược 3 nước Đông Dương (Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia).

+ Thái Lan bị Anh, Pháp tranh chấp nhưng vẫn giữ được độc lập.

25 tháng 11 2021

Tham khảo

25 tháng 11 2021

 

I. Quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân ở các nước Đông Nam Á

- Các quốc gia Đông Nam Á có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên nên sớm trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây.

- Lợi dụng chế độ phong kiến ở Đông Nam Á đang khủng hoảng và suy yếu. Từ nửa sau thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây đã thực hiện kế hoạch xâm lược:

+ Anh chiếm Mã Lai, Miến Điện.

+ Pháp chiếm Việt Nam, Cam-pu-chia, Lào.

+ Tây Ban Nha, sau đó là Mỹ chiếm Phi-líp-pin.

+ Hà Lan và Bồ Đào Nha thôn tính In-đô-nê-xi-a.

25 tháng 11 2021

giàu tài nguyên

chế độ phong kiến suy yếu

vị trí địa lý quan trọng

 

25 tháng 11 2021

Tham khảo

 

Nguyên nhân

Từ giữa thế kỉ XIX, các nước châu Âu và Bắc Mĩ căn bản hoàn thành cách mạng tư sản. Vì thế rất cần thị trường, thuộc địa nên đẩy mạnh xâm lược thuộc địa, trong đó có khu vực Đông Nam Á. Do:

- Đông Nam Á có vị trí chiến lược quan trọng.

- Giàu tài nguyên thiên nhiên, có nền văn hóa lâu đời.

- Các nước Đông Nam Á đang khủng hoảng triền miên về chính trị, kinh tế, xã hội.

Quá trình xâm lược

Lược đồ Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX

Mục c

c) Mở rộng: Nhận xét đặc điểm quá trình xâm lược của các nước đế quốc ở khu vực Đông Nam Á

- Quá trình xâm lược của các nước đế quốc ở khu vực Đông Nam Á diễn ra liên tục, kéo dài từ thế kỉ XVI đến hết thế kỉ XIX.

- Không có sự tranh chấp giữa các nước chỉ tư bản chủ nghĩa. Trừ Xiêm, giữa thực dân Anh và Pháp.

- Sự phân chia thuộc địa giữa các nước đế quốc tại khu vực Đông Nam Á đồng đều. Khi mỗi nước đế quốc thực dân đều sở hữu cho mình ít nhất một quốc gia thuộc địa.


 

 

NG
13 tháng 8 2023

Tham khảo

Một số tư liệu về quá trình xâm nhập và xâm lược của các nước phương Tây vào Đông Nam Á

- Từ thế kỉ XVI, sau các cuộc phát kiến địa lí, các nước phương Tây lần lượt xâm nhập vào khu vực Đông Nam Á bằng nhiều con đường khác nhau như thương mại, tôn giáo, ngoại giao, quân sự,...

- Các nước Đông Nam Á hải đảo là đối tượng đầu tiên thu hút sự chú ý của thực dân phương Tây, bởi đây là khu vực giàu tài nguyên, có nguồn hương liệu và hàng hoá phong phú, có nhiều thương cảng sầm uất nằm trên tuyến đường biển huyết mạch nối liền phương Đông và phương Tây.

+ Giữa thế kỉ XVI, Phi-líp-pin chính thức bị thực dân Tây Ban Nha xâm lược và thống trị. Sau cuộc chiến tranh Mỹ - Tây Ban Nha (năm 1898), Phi-líp-pin đã trở thành thuộc địa của Mỹ.

+ Cuối thế kỉ XVI, thực dân Hà Lan bắt đầu quá trình xâm nhập In-đô-nê-xi-a. Nhưng phải đến giữa thế kỉ XIX, trải qua cuộc cạnh tranh quyết liệt với Bồ Đào Nha, Hà Lan mới hoàn thành việc kiểm soát được nước này.

+ Đầu thế kỉ XX, toàn bộ vùng lãnh thổ ngày nay của Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Bru-nây rơi vào tay người Anh dưới những hình thức cai trị khác nhau.

=> Trải qua gần 4 thế kỉ, bằng những thủ đoạn khác nhau, thực dân phương Tây đã hoàn thành quá trình xâm lược các nước Đông Nam Á hải đảo.

- Quá trình xâm lược của thực dân phương Tây đối với các quốc gia Đông Nam Á lục địa bắt đầu vào thế kỉ XIX, muộn hơn so với các nước Đông Nam Á hải đảo:

+ Thực dân Anh sau hơn 60 năm (1824 - 1885), tiến hành ba cuộc chiến tranh mới chiếm được Miến Điện (Mi-an-ma).

+ Thực dân Pháp phải trải qua cuộc chiến tranh xâm lược kéo dài gần nửa thế kỉ (1858 - 1893) mới hoàn thành việc xâm chiếm ba nước Đông Dương.

- Đến đầu thế kỉ XX, các nước thực dân phương Tây đã hoàn thành quá trình thôn tính Đông Nam Á. Hầu hết các nước trong khu vực đều trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây.

- Vương quốc Xiêm tuy vẫn giữ được nền độc lập nhưng bị lệ thuộc vào nước ngoài về nhiều mặt và trở thành “vùng đệm” giữa khu vực thuộc địa của Anh và Pháp.

5 tháng 8 2023

Tham khảo:

♦ Hành trình giành độc lập của các nước Đông Nam Á: Từ cuối thế kỉ XIX, sau khi chủ nghĩa thực dân áp đặt được ách cai trị đối với các nước Đông Nam Á, cuộc đấu tranh của nhân dân các nước này chuyển sang một thời kì mới - thời kì đấu tranh giành lại độc lập dân tộc và trải qua ba giai đoạn phát triển chính.

- Giai đoạn 1: từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1920:

+ Phong trào chống thực dân mang ý thức hệ phong kiến do giai cấp phong kiến hoặc nông dân lãnh đạo, diễn ra chủ yếu ở Việt Nam, Lào, Campuchia.

+ Phong trào giải phóng dân tộc theo xu hướng tư sản diễn ra sớm nhất ở Philíppin, Inđônêxia, Mianma,… dưới sự dẫn dắt của các trí thức cấp tiến.

- Giai đoạn 2: từ năm 1920 đến năm 1945:

+ Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc phát triển đồng thời theo hai khuynh hướng: tư sản (do giai cấp tư sản lãnh đạo) và vô sản (do giai cấp vô sản lãnh đạo). Nhiều đảng phái tiến bộ đã ra đời, lãnh đạo cuộc đấu tranh của nhân dân bằng cả phương pháp hòa bình và đấu tranh vũ trang.

+ Sau khi quân phiệt Nhật đầu hàng Đồng minh (1945), nhân dân một số nước như: Inđônêxia, Việt Nam, Lào,.. đã tiến hành cách mạng giành độc lập dân tộc.

- Giai đoạn 3: từ năm 1945 đến năm 1975:

+ Tại Philíppin, Mianma, Malaixia, Inđônêxia diễn ra đấu tranh yêu cầu các nước thực dân phương Tây trao trả độc lập.

+ Trên bán đảo Đông Dương, nhân dân Việt Nam, Lào, Campuchia tiến hành cuộc kháng chiến chống xâm lược của Pháp và Mỹ cho đến năm 1975.

+ Năm 1984, Brunây giành được độc lập.

♦ Ảnh hưởng của chế độ thực dân đối với các nước Đông Nam Á: sau hơn 4 thế kỉ thống trị, thực dân phương Tây đã tạo ra một số thay đổi ở khu vực Đông Nam Á, như: gắn kết khu vực với thị trường thế giới, du nhập nền sản xuất công nghiệp, xây dựng một số cơ sở hạ tầng, thúc đẩy phát triển một số yếu tố về văn hóa,… Tuy nhiên, chế độ thực dân đã để lại những hậu quả nặng nề đối với các quốc gia Đông Nam Á.