K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 11 2019

Đáp án cần chọn là: A

3 tháng 3 2018

Đáp án cần chọn là: B

24 tháng 2 2019

Đáp án cần chọn là: D

17 tháng 2 2016

I. Tác giả - Tác phẩm

1. Tác giả

Trần Đình Hượu ( 1928-1995) quê ở Võ Liệt, Thanh Chương, Nghệ Anh. Từ năm 1963-1993, ông giảng dạy tại khoa văn trường Đại học tổng hợp Hà Nội. Ông chuyên nghiên cứu lịch sử tư tưởng văn học Việt Nam trung cận đại

Tác phẩm tiêu biểu : Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900-1930, Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại ( 1995), Đến hiện đại từ truyền thống ( 1995)...Ông được phong giáo sư năm 1981 và nhận Giải thưởng Nhà nước về Khoa học xã hội và nhân văn năm 2000

2. Tác phẩm

Văn bản trích từ công trình Đến hiện đại từ truyền thống mục 5, phần II vàtoafn bộ phần III. Đoạn trích thể hiện một cái nhìn khá toàn diện và sâu sắc của tác giả về những nét đặc trưng văn hóa của dân tộc Việt Nam. Theo đó, trên cơ sở phân tích những biểu hiện vừa phong phú, đa dạng, vừa thống nhất trên cả hai mặt đời sống vật chất và tinh thần xã hội, tác giả đã khái quát những mặt tích cực và một số hạn chế của văn hóa truyền thống. 

II. Trả lời câu hỏi

1. Trong đoạn trích, tác giả Trần Đình Hượu đã đề cập đến những đặc điểm của văn hóa truyền thông Việt nam dựa trên cơ sở các phương diện chủ yếu của đời sống tinh thần và vật chất, đó là : tôn giáo, nghệ thuật (kiến trúc, hội họa, văn học), ứng xử (giao tiếp  cộng đồng, tập quán), sinh hoạt ( ăn, ở, mặc). Những mặt  tích cực và hạn chế của mỗi đặc điểm được đan xen vào nhau làm cho bài văn có sự uyển chuyển, hài hòa. Có thể nói, đoạn trích đã nêu được những nét đặc thù của vốn văn hóa Việt Nam để phát huy tiếp tục những giá trị đó trong thời kỳ hiện đại.

2. Đặc điểm nổi bật của văn hóa Việt nam : " Cái đẹp vừa ý là xinh, là khéo. ta không háo hức cái tráng lệ, huy hoàng, không say mê cái huyền ảo, lì vĩ. Màu sắc chuộng cái dịu dàng, thanh nhã, ghét sặc sỡ. Quy mô chuộng sự vừa khéo, vừa sinh, phải khoảng. Giao tiếp, ứng xử chuộng hợp tình, hợp lí, sáo quần trang sức, món ăn đều không chuộng sự cầu kì. Tất cả đều hướng vào cái đẹp dịu dàng, thanh lịch, duyên dáng và có quy mô vừa phải." Những nét bản sắc này hình thành từ thực tế địa lí, lịch sử, đời sống cộng đồng của người Việt Nam cũng như hình thành trong quá trình giao lưu, tiếp xúc, tiếp nhận, biến đổi các giá trị văn hóa của một số nền văn hóa khác như Trung Hoa, Ấn Độ. Văn hóa Việt Nam giàu tính nhân bản, tinh tế, hướng tới sự hài hòa trên mọi phương diện

3. Bài viết không tách bạch mặt tích cực cũng như hạn chế của văn hóa Việt Nam mà phân tích song song, xen kẽ nhau. Thậm chí ngay trong những mặt tích cực cũng hàm chứa những hạn chế. Do tính chất trọng sự dung hòa trong tất cả các lĩnh vực của đời sống tinh thần và vật chất nên văn hóa Việt Nam chưa có một vóc lớn lao, chưa có một vị trí quan trọng, chưa nổi bật và chưa có khả năng tạo được  ảnh hưởng sâu sắc đến các văn hóa khác. Theo tác giả, nguyên nhân của những hạn chế này : "Phải chăng đó là kết quả của ý thức lâu đời về sự nhỏ yếu, về thực tế khó khăn, nhiều bất trắc" của dân tộc.

4. Những tôn giáo có ảnh hưởng mạnh nhất đến nền văn hóa truyền thống của Việt Nam : Phật giáo, Nho giáo. Người Việt Nam tiếp nhận những tư tưởng tôn giáo này trên cơ sở chọn lọc những tư tưởng tiến bộ, nhân văn của những tôn giáo đó : sự từ bi. hỉ xả của đạo Phật, khao khát giúp nước cứu đời của đạo Nho....Người Việt nhờ Phật để hướng thiện chứ không phải để giác ngộ, siêu thoát. Nho giáo cũng ảnh hưởng mạnh mẽ và rộng rãi đến đời sống văn hóa người Việt, tuy nhiên nó không trở thành tư tưởng cực đoan. 

5. Kết luận trên đã đánh giá khách quan tinh thần chung của nền văn hóa dân tộc. Đó không phải là sự sáng tạo, tìm tòi, khai phá nhưng nó đã khẳng định được sự khéo léo, tinh tế, uyển chuyển  của người Việt trong việc thu nhận và háp thu nhưng tinh hoa văn hóa nhân loại. Chính tinh thần chung đó đã tạo thành một nét riêng độc đáo của văn hóa Việt Nam

6. Dân tộc ta đã trải qua một thời gian dài bị đô hộ, áp bức và đồng hóa. Những giá trị văn hóa gốc phần nhiều bị mai một, xóa nhòa. Bởi vậy văn hóa Việt Nam không thể trông cậy nhiều vào khả năng tạo tác. Chúng ta 'Trông cậy vào khả năng chiếm lĩnh, khả năng đồng hóa các giá trị văn hóa bên ngoài". Và dân tộc ta thực sự có bản lĩnh trong vấn đề này. 

Chúng ta tiếp thu nhưng không bao giờ rập khuôn máy móc văn hóa của quốc gia khác. Tiếp nhận văn hóa ngoại lai, người Việt ngay lập tức biển đổi để nó mang những ý nghĩa riêng của dân tộc mình.

10 tháng 12 2018

Đáp án cần chọn là: C

23 tháng 5 2017

Giá trị nghệ thuật:

- Văn phong khoa học, chính xác, mạch lạc

- Bố cục rõ ràng, rành mạch

- Lập luận xác đáng, dẫn chứng xác thực, lí lẽ sắc bén

Đáp án cần chọn là: B

26 tháng 2 2019

Đáp án:

- Đúng

- Nhan đề Nhìn về vốn văn hóa dân tộc do người biên soạn đặt

12 tháng 9 2021

Em tham khảo:

Bản sắc văn hóa là thiêng liêng, quý giá, nó tạo nên nét đặc thù của mỗi dân tộc. Nó dược hình thành trong lịch sử lâu dài của một dân tộc, đúc kết tư kinh nghiệm sống, được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Nó tồn tại tự nhiên, được biểu hiện ra bề ngoài nhưng cũng có thể ẩn sâu trong tâm hồn con người. Giữ gìn bản sắc văn hóa là một yêu cầu vừa lâu dài vừa cấp thiết. Cần phải có kế hoạch và giải pháp đổng bộ về bảo tồn về phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam. Trước hết, mỗi người cẩn nhận thức được văn hoá dân tộc là cội rễ bền vững của tâm hồn mỗi con người, không lớn lên và bám chắc vào cội rễ đó, mỗi con người chỉ còn là một cá nhân lạc loài giữa cộng đồng của mình. Đánh mất bản sắc riêng trong nến văn hoá của minh là đánh mất quá khứ, mất lịch sử, mất cội nguồn, sẽ bị hòa tan trong những nền văn hoá khác trong điều kiện giao lưu quốc tế mở rộng như hiện nay. Do vậy, việc tìm hiểu, giữ gìn những giá trị nhân văn trong văn hoá truyền thống chính là quá trình nhận chân những giá trị của dân tộc Việt nhằm giúp chúng ta tự tin hơn về những gì mình đá có, đang có và tiếp tục phát huy nó trong cuộc sống hiện tại.

20 tháng 10 2016

Bài làm

Từ thời xa xưa, ông bà ta đã thường sử dụng những câu thành ngữ, tục ngữ để răn đe và nhắc nhở con cháu của mình về những phẩm chất, đạo lí cần thiết của mỗi người ai cũng phải có như là: "một lòng thờ mẹ kính cha, cho tròn chữ hiếu mới là đạo con", "ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn"... các câu tục ngữ, thành ngữ ấy thể hiện lòng hiếu thảo, sự biết ơn và lòng thương người... Trong đó, có câu tục ngữ “uống nước nhớ nguồn" thể hiện phẩm chất đạo đức quan trọng của người Việt Nam, nhất là trong bối cảnh đất nước mình đang ngày một phát triển để hội nhập với nước ngoài thì đạo lí này càng trở nên sâu sắc hơn. Sau đây, tôi và các bạn hãy cùng nhau làm rõ câu tục ngữ này để có thế hiểu tận cùng những ý tứ của người xưa muốn răn dạy chúng ta thông qua câu tục ngữ này.

Thoạt nghe qua thì chắc hẳn ai cũng có suy nghĩ này rất đơn giản, rất dễ hiểu "Nước" là một thứ vô cùng quý giá, không có nước, con người và cây cỏ bị hủy diệt, không có sự sống. "Nguồn" là nơi xuất phát của dòng nước, nhưng đó chi là nghĩa đen của câu tục ngữ. Bên cạnh đó vẫn còn hàm ý sâu xa trong câu tục ngữ đó chính là lòng biết ơn. "Nước" chính là những thành quả của cha anh ta đã có công xây dựng nên. Vì vậy, khi thừa hưởng thành quả đó, chúng ta phải biết nhớ đến những người đã tạo ra nó, đồng thời phải biết giữ gìn quý trọng và không được lãng phí. Mặt khác, chúng ta phải có bổn phận phát huy phẩm chất đạo đức tốt đẹp này và truyền lại cho các lớp đàn em sau. Với những lời lí giải trên, chắc hẳn tôi và các bạn có thể hiểu được thế nào "uống nước nhớ nguồn" và tại sao khi "uống nước" chúng ta phải "nhớ nguồn". Trước tiên chúng ta phải thừa nhận một điều rằng đây là một đạo lí đúng và mỗi người cần phải thực hiện. Trong thiên nhiên và xã hội, không có sự vật nào là không có nguồn gốc. Trong cuộc sống, không có thành quả nào không do công sức lao động tạo nên. Trong lịch sử Việt Nam đã trải qua hai cuộc kháng chiên chống Pháp và chống Mĩ vô cùng gian khổ, nhiều người hi sinh tuổi thanh xuân, hạnh phúc cá nhân và hơn thế nữa, có người đã phải hi sinh cả mạng sống của mình để chiến đâu giành lại độc lập cho đất nước. Họ đã chiến đấu với một ý chí kiên cường, anh dũng với mong muốn đất nước sớm được thống nhất và độc lập. Ngày nay, đất nước ta đã có được những điều đó và ngày một phát triển, hội nhập với thế giới. Đó chính là nhờ vào những công lao của cha anh ta, của những người đi trước. Chúng ta là những lớp đàn em, những thế hệ đi sau nên được thừa hưởng những thành tựu mà cha anh ta đã tạo ra. Vì vậy, chúng ta phải nhớ đên những người đã tạo ra những thành quả cho chúng ta. Ta phải biết đền đáp xứng đáng, đó chính là bổn phận tất yêu mà mỗi người chúng ta phải thực hiện. Ví dụ như: Hằng năm, nhà nước ta thường xây dựng nhà tình nghĩa, tình thương cho các bà mẹ Việt Nam anh hùng, cấp vốn cho những thương binh liệt sĩ và tạo điều kiện cho họ làm ăn để cải thiện cuộc sống. Đó chỉ là một phần nhỏ những gì chúng ta làm được so với những gì mà cha anh ta đã làm. Ngoài ra, lòng biết ơn giúp ta gắn bó với người đi trước, với tập thể..., từ đó hình thành một xã hội thân ái đoàn kết. Ở nhà trường, các bạn học sinh cùng nhau quyên góp tiền để giúp đỡ xây dựng nhà tình thương hay tặng quà cho những gia đình thương binh, liệt sĩ và ở mỗi khu phố, phường, xã thì mỗi gia đình nhỏ cũng làm giông như vậy... thể hiện tính đoàn kết của một xã hội thân ái. Nêu thiếu lòng biết ơn, con người sẽ trở nên ích kỉ, dễ thoái hóa và trở thành kẻ ăn bám gia đình và xã hội. Vì không có lòng biết ơn, ta sẽ không biết quý trọng nhũng thành quả của người khác tạo ra và sẽ sử dụng một cách lãng phí.

Bạn tham khảo nha! Chúc bạn học tốt!

20 tháng 10 2016

Hiện nay trên học đường yêu sớm quá đà,trò đánh nhau,đánh thầy cô… là những hiện tượng trở nên phổ biến. Văn hóa ứng xử trên học đường ắt hẳn là một điều rất đáng bàn hiện nay

Với guồng quay của xã hội,xã hội ngày càng phát triển thì giới trẻ ngày càng bị tiếp nhận những điều kiện tốt để phát triển cả về thể chất lẫn tâm hồn và nhà trường là một trong những môi trường giúp cho giới trẻ nâng cao nhận thức,giáo dục lí tưởng sống cho giới trẻ. Tuy nhiên bên cạnh đó thì hiện nay một vấn đề nổi cộm và đáng lo ngại đó là sự suy thoái về chuẩn mực đạo đức,hành vi và lối sống ứng xử văn hóa trong học đường làm ảnh hưởng tới những văn hóa tốt đẹp của dân tộc

Rất nhiều những sự việc nổi lên về ứng xử văn hóa ở học đường khiến cả một xã hội phải quan tâm. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường thì giới trẻ đã ứng xử như thế nào? Đó là những hình ảnh xấu về học sinh như đánh nhau,các bạn nữ đánh gen,rồi lột cả quần áo của nhau ra chốn đông người,nhưng việc làm này thường xuyên xảy ra và không còn là xa lạ gì với chúng ta nữa. Không chỉ dừng lại ở đó nhiều học sinh còn sử dụng cả vũ khí vào trường để đánh nhau,đó là hành động nông nổi ví dụ như một cái nhìn hay không cho bạn chép bài cũng bị đánh

Rồi cả việc học sinh lăng mạ,nói xấu thầy cô những người đã cho đi những kiến thức. Choáng với những học sinh lập ra nhóm để chửi thè giáp viên của mình . Rất nhiều người đã tỏ ra rất bức xúc trước những hành động đáng buồn đó

Có những người thầy cô giáo thì sao? Gần đây có rất nhiêu vụ việc ở học đường giáo viên có những cách ứng xử không hay đối với học sinh của mình. Nhiều giáo viên còn đánh học trò không thương tiếc

Vừa qua có vụ việc giáo viên đánh học sinh sau đó bị học sinh đánh trả lại đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của dư luận xã hội và có rất nhiều người lên tiếng vì vấn đề này. Cả thầy và trò đều có những hành động không đúng

Là một người giáo viên thì cần cư xử đúng chuẩn mực để không đẩy học trò của mình vào những hành động quá khích.

Còn nhiều những vấn đề đáng buồn như học sinh trên học đường yêu quá sớm và không ý thức được những việc mình làm dẫn đến những hậu quả khôn lường. Đôi khi chúng ta thường hay đặt ra câu hỏi rằng học sinh đến trường có phải là chỉ để học để phát triển về thể chất tinh thần hay là đến để học những gì khác?

Hiện nay vấn đề văn hóa học đường ngày càng đi xuống rất đáng buồn,không những vậy vấn đề giữa thầy và trò không được tôn trọng nhau. Xã hội càng phát triển thì giới càng ngày càng có những cách cư xử đáng lên án. Ông cha ta thường có câu là “Tiên học lễ,hậu học văn” thế mà bây giờ việc cư xử thiếu văn hóa của nhiều học sinh là một báo động lớn

Đối với người học trò thì phải chăm ngoan học giỏi vâng lời thầy cô,là thế hệ trẻ tương lai của đất nước,việc giáo dục nhân cách của hôm nay rất có ý nghĩa cho sự phát triển của tương lại mai sau. Còn về người thầy người cô thì cũng phải có những cư xử đúng chuẩn mực của mình để không có ấn tượng xấu với xã hội. hãy dạy những người trò của mình nên người ươm mầm cho thế hệ tương lai mai sau