K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 3 2020

Học tập là một nhiệm vụ gian nan và dài lâu. Nếu không tự giác học tập, không có ý chí vững vàng, chúng ta sẽ bỏ dở giữa chừng. Bởi thế, nếu lười biếng trong học tập nhất định chúng ta sẽ thất bại, trở thành người tầm thường trong cuộc sống.

Tự giác có nghĩa là tự mình nhận thức về trách nhiệm, tự mình làm những công việc cần làm mà không cần ai nhắc nhở. Tự giác trong học tập là tự mình thực hiện nhiệm vụ học tập một cách tốt nhất, tự mình xây dựng kế hoạch học tập, tự mình xác dịnh mục đích học tập đựa trên sự hướng dẫn của cha mẹ và thầy cô giáo.

Học sinh có ý thức tự giác trong học tập lúc nào cũng chủ động trong nhiệm vụ học tập. Họ luôn đúng giờ, luôn hoàn thành kịp thời và tốt nhất công việc học tập như: học thuộc bài, làm đủ bài tập, thực hiện trách nhiệm đối với trường lớp, giúp đỡ bạn bè cùng tiến bộ,… Người tự giác trong học tập luôn là người năng động, sáng tạo, tích cực trong công việc của tập thể.

Kiến thức được học ở trường lớp chỉ là một phần rất nhỏ của kho tàng tri thức nhân loại. Đó là những kiến thức căn bản, cần thiết cho sự tồn tại của con người, giúp con người có thể hòa hợp với cuộc sống và tìm kiếm thành cong ở một mức độ nhất định. Quá trình học tập của con người ở trường lớp cũng chỉ diễn ra một giai đoạn trong đời người. Nghĩa là, con người cần phải tự mình nỗ lực để tiếp nhận và chiếm lĩnh nhiều hơn nữa tri thức, kéo dài lâu hơn nữa quá trình học tập, làm tăng lên cơ hội thành công trong cuộc sống. Và không có cái gì khác có thể giúp con người thực hiện được điều đó tốt nhất ngoài ý thức tự giác học tập.

Học hành là nhiệm vụ gian khó. Việc tiếp thu kiến thức và nắm vững kiến thức không phải là dễ dàng. Học tập còn là một hoạt động tự nguyện. Quá trình học tập có mang lại thành quả gì hay không là chính do sự nỗ lực ở mỗi con người. Không phải tri thức nào cũng cần thiết và hữu ích cho tất cả mọi người. Hãy luôn sống có mục đích, có lý tưởng, hoài bão lớn lao. Bằng việc học, hãy bồi đắp và biến ước mơ thành hiện thực. Bởi thế, không có lí do gì để ta phải dựa dẫm hay phụ thuộc vào những gì mà ta không cần. Điều quan trọng là phải luôn biết tự giác học tập, tự lựa chọn tri thức nâng cao cần thiết và phù hợp với bản thân.

Không ai chịu trách nhiệm về cuộc đời của bạn ngoài chính bạn. bạn sẽ thành công hay thất bại ở tương lai là chính do cách bạn chuẩn bị ở ngày hôm nay. Hãy biết rằng “Tri thức là sức mạnh. Ai có tri thức người đó có sức mạnh” (Lenin). Tri thức chỉ phát huy sức mạnh chỉ khi bạn kết nối chúng với nhau ở mức độ đủ lớn để thực hiện sức mạnh của nó. Tự giác trong học tập giúp bạn chủ động, sáng tạo hơn và không ngừng tiến bộ trên con đường học thức.

Cha mẹ, thầy cô và những người có trách nhiệm với bạn ngoài việc giáo dục bạn còn phải lo bao nhiêu công việc khác. Không ai có thể ở bên cạnh để nhắc nhở bạn học tập mọi lúc mọi nơi. Tự mình học tập, tự mình làm việc là một quá trình tất yếu nếu bạn khát vọng làm được những những điều lớn lao trong cuộc sống này.

Tự giác trong học tập còn thể hiện tính tự lập, tự chủ, ý chí kiên cường, bền bỉ và những phẩm chất tốt đẹp khác của con người. Có thể thấy rằng kiến thức sẽ làm đẹp con người. Từ sự tự giác của bản thân làm nảy nở và kiện toàn hầu hết các phẩm chất cao quý khác có ở con người. Càng học tập bạn càng nhận rõ đúng sai, phải trái, càng nhận rõ trách nhiệm của bản thân đối với gia đình, xã hội và đất nước. Từ đó, không ngại ngần đem sức mình xây dựng sự nghiệp, đóng góp phát triển cuộc sống chung của con người.

Tự giác trong học tập, bạn sẽ được mọi người tin tưởng, yêu mến và giúp đỡ. Bởi chính ý thức tự giác của bạn sẽ trở thành động lực để người khác noi theo. Người khác sẽ luôn đặt niềm tin tưởng vào bạn, xem bạn là chỗ dựa vững chắc, là cơ sở của thành công.

Trước hết, học sinh phải có ý thức rõ ràng và đúng đắn về vai trò của việc học đối với cuộc sống con người. Không được đi học là thiệt thòi lớn của con người. Nhưng có cơ hội để học tập mà không chịu học tập đến nơi đến chốn là phụ lòng biết bao nhiêu người. Đi học mà than khó than khổ là chưa biết quý trọng tri thức, chưa có tinh thần tự giác. Phải biết rằng nỗi khổ nhọc trong việc học chỉ là tạm thời, nỗi khổ đau vì không chịu học sẽ là mãi mãi.

Tiếp đến là thực hiện việc học một cách nghiêm túc và hiệu quả. Luôn đi học đúng giờ, mỗi ngày đến lớp là một ngày vui. Luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ học tập mà không cần ai nhắc nhở. Không những thế, phải năng động, sáng tạo, khám phá không ngừng để làm tăng lên vốn hiểu biết của mình.

Hãy xây dựng cho bạn một kế hoạch học tập phù hợp và tham khảo ý kiến người lớn về kế hoạch ấy. Bởi học tập mà không có một kế hoạch cụ thể giống như việc bạn đi vào khu rừng mà không có la bàn chỉ hướng. Bạn sẽ mau chóng lạc vào khu rừng tri thức, không biết nên học cái gì và học như thế nào. Việc mất mục tiêu định hướng trong học tập còn nguy hại hơn là không học tập. Nó sẽ khiến ta mất nhiều sức lực mà chẳng thu về lợi ích nào.

Luôn rèn luyện và bồi dưỡng ước mơ, khát vọng, sống có lý tưởng, hoài bão lớn lao, gắn mình với gia đình, xã hội và đất nước. Bạn nên nhớ rằng việc học không chỉ cho tương lai của chính bạn mà còn học vì gia đình bạn, đất nước bạn. Khát vọng như con tàu đưa bạn đến mọi nơi trên trái đất này.

Biết vâng lời cha mẹ, thầy cô giáo – những người đã chăm lo và đồng hành cùng ta học tập biết bao ngày tháng. Lắng nghe những lời dạy bảo quý báu để trưởng thành, làm người tốt đẹp, hữu ích trong cuộc sống. Chỉ khi trở thành người hữu ích, trở thành người thành công, bạn mới thực sự cảm nhận được hạnh phúc trong cuộc đời này, cảm thấy những nỗ lực của bạn trong học tập là không hề uổng phí.

Luôn thực hiện tốt nhất trách nhiệm của mình đối với trường học, lớp học. Hãy giúp đỡ bạn bè cùng tiến bộ bởi bạn bè là người cùng bạn đi hết quãng đời học sinh và tiếp tục gặp gỡ trong cuộc sống. Bạn cũng có thể học tập từ bạn bè những điều hay mà bản thân bạn có thể chưa biết.

Đã có rất nhiều người biết tự giác trong học tập và thành công trong cuộc sống. Họ trở thành tấm gương sáng ngời để mọi người tự hào, học tập và noi theo.

Thế nhưng, trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người không có ý thức tự giác trong học tập. Họ đến lớp chỉ vì bị gia đình ép buộc. Họ học đối phó, chán nản, không chịu tiếp nhận bài học và không thực hiện các yêu cầu luyện tập của thầy cô. Ở nhà, họ chỉ biết vui chơi, ít khi quan tâm đến sách vở, không lắng nghe lời khuyên bảo của người lớn. họ xem thường việc học, xem thường tri thức, sống ích kỉ, không có ước mơ, khát vọng. Bởi thế mà, kết quả học tập thường yếu kém. Những người như thế thật đáng chê trách.

Người xưa từng khuyên: “Nhỏ mà không lo học tập, lớn lên chẳng làm được điều gì lớn lao”. Không những không làm được gì lớn lao mà cả bản thân cũng chẳng lo được. Bởi thế, ngay từ hôm nay, mỗi học sinh phải biết tự giác học tập, nỗ lực không ngừng để trưởng thành hơn.



14 tháng 10 2020
Dàn ý nghị luận tinh thần tự giác trong học tập

1. Mở bài:

- Giới thiệu chung vấn đề cần nêu

2. Thân bài

2.1 Giải thích

- Tự giác có nghĩa là tự mình nhận thức về trách nhiệm, tự mình làm những công việc cần làm mà không cần ai nhắc nhở. Tự giác trong học tập là tự mình thực hiện nhiệm vụ học tập một cách tốt nhất, tự mình xây dựng kế hoạch học tập, tự mình xác định mục đích học tập dựa trên sự hướng dẫn của cha mẹ và thầy cô giáo.

2.2. Phân tích, bàn luận

* Biểu hiện:

- Học sinh có ý thức tự giác trong học tập lúc nào cũng chủ động trong nhiệm vụ học tập.

- Họ luôn đúng giờ, luôn hoàn thành kịp thời và tốt nhất công việc học tập như: học thuộc bài, làm đủ bài tập, thực hiện trách nhiệm đối với trường lớp, giúp đỡ bạn bè cùng tiến bộ,…

- Người tự giác trong học tập luôn là người năng động, sáng tạo, tích cực trong công việc của tập thể.

* Vì sao phải tự giác?

- Kiến thức được học ở trường lớp chỉ là một phần rất nhỏ của kho tàng tri thức nhân loại. Quá trình học tập của con người ở trường lớp cũng chỉ diễn ra một giai đoạn trong đời người. Nghĩa là, con người cần phải tự mình nỗ lực để tiếp nhận và chiếm lĩnh nhiều hơn nữa tri thức, kéo dài lâu hơn nữa quá trình học tập, làm tăng lên cơ hội thành công trong cuộc sống. Và không có cái gì khác có thể giúp con người thực hiện được điều đó tốt nhất ngoài ý thức tự giác học tập.

- Học hành là nhiệm vụ gian khó. Việc tiếp thu kiến thức và nắm vững kiến thức không phải là dễ dàng. Bởi vậy, phải luôn biết tự giác học tập, tự lựa chọn tri thức nâng cao cần thiết và phù hợp với bản thân.

* Tác dụng:

- Tự giác trong học tập giúp bạn chủ động, sáng tạo hơn và không ngừng tiến bộ trên con đường học thức.

- Tự mình học tập, tự mình làm việc là một quá trình tất yếu nếu bạn khát vọng làm được những những điều lớn lao trong cuộc sống này.

- Tự giác trong học tập còn thể hiện tính tự lập, tự chủ, ý chí kiên cường, bền bỉ và những phẩm chất tốt đẹp khác của con người.

- Tự giác trong học tập, bạn sẽ được mọi người tin tưởng, yêu mến và giúp đỡ. Bởi chính ý thức tự giác của bạn sẽ trở thành động lực để người khác noi theo. Người khác sẽ luôn đặt niềm tin tưởng vào bạn, xem bạn là chỗ dựa vững chắc, là cơ sở của thành công.

* Trách nhiệm học sinh

- Trước hết, học sinh phải có ý thức rõ ràng và đúng đắn về vai trò của việc học đối với cuộc sống con người

- Tiếp đến là thực hiện việc học một cách nghiêm túc và hiệu quả.

- Hãy xây dựng cho bạn một kế hoạch học tập phù hợp.

* Mở rộng vấn đề

- Phê phán những kẻ lười biếng, không có ước mơ, khát vọng

3. Kết bài: Tổng kết vấn đề

tham khảo:

Trong thời gian vừa qua, do diến biến dịch bệnh COVID - 19 có nhiều diễn biến phức tạp nên các bạn học sinh lớp 9 phải thực hiện học trên truyền hình . Vậy tự học là gì ? Tự học là tự giác , tự nỗ lực khám phá và chủ động tìm kiếm các kiến thức một cách chủ động . Tự học đóng vai trò rất quan trọng trong con đường học vấn của học sinh . Những người tự học thường là những người có tinh thần tự giác cao , không ỷ lại vào người khác . Những người này thường luôn tự mày mòi , tìm kiếm một cách tích cực mà không cần ai nhắc nhở . Nhưng đó chỉ là số ít , phần lớn học sinh lớp 9 hiện nay đều rất chểnh mảng trong việc học dù biết là mình đã cuối cấp . Trong thời gian nghỉ dịch COVID-19 , rất nhiều trường đã tổ chức cho học sinh khối 9 học online để giúp các bạn có thêm ý thức tự giác học . Sau gần hai tháng thực hiện , việc tự học của học sinh đã có nhiều tiến triển . Học sinh có thể tự mày mò tìm kiếm kiến thức mà không bị gò bó , ép buộc . Dù vậy nhưng việc tự học vẫn còn rất hạn chế . Học sinh không thể hỏi bài trực tiếp giáo viên . Nhưng dẫu sao việc tự học cũng là một việc tốt , nó khiến học sinh nâng cao tính tự giác , cải thiện tư duy . Chính vì vậy việc tự giác học là vô cùng quan trọng .

11 tháng 9 2021

Tự làm đi nhóck 

11 tháng 9 2021

Em tham khảo:

Tinh thần tự học giúp ta tiếp thu kiến thức một cách chủ động, hăng say thay vì thái độ ỷ nại, thụ động trông chờ vào người khác. Người có tinh thần tự học sẽ ý thức được cao hơn vai trò và trách nhiệm của sự học, từ đó tìm ra cho mình mục đích chân chính của tri thức. Khi có tinh thần tự học, bài học được tìm hiểu trước sẽ được chuẩn bị kĩ càng hơn, tăng nhiệt hứng và tinh thần hăng say trong học tập. Kiến thức tiếp thu được nhiều và phong phú, sinh động hơn hết so với việc học thụ động, mịt mờ. Tinh thần tự học phát huy được khả năng sáng tạo, năng lực suy nghĩ và phát triển tư duy của bản thân. Tinh thần tự học giúp ta quen dần với cách sống tự lập trong cuộc sống sau này, từ đó rèn luyện được bản lĩnh và tinh thần đối mặt với khó khăn, nhất là trong tình hình dịch bệnh Covid19 đang diễn biến phức tạp, nhiều tỉnh thành phải cho học sinh dừng đến trường để học online tại nhà, nên việc tự giác học tập với các bạn học sinh là vô cùng cần thiết. Trong cuộc sống nói chung chúng ta không thể lúc nào cũng trông chờ và ỷ nại vào người khác bởi nếu như thế thì khi đối mặt với khó khăn ta sẽ không tôi rèn được bản thân, nhất là trong học tập không ai có thể học thay ta, làm thay ta. Thầy cô có thể truyền thụ tri thức nhưng không thể ghi nhớ và học tập thay chúng ta, vì thế cần phải có thái độ học tập tự giác, tự lập và nghiêm túc trong tiếp thu tri thức.

11 tháng 9 2021

Đại dịch covid-19 là một đại dịch toàn cầu, nước Việt Nam ta cũng là một trong số các nước bị covid-19 xâm chiếm. Từ một người lây ra vạn người, đó chính là điểm đáng sợ của covid-19, chính vì lí do đó mà nhà nước đã bắt buộc mọi người phải ở trong nhà cho tới khi hết dịch. Khi mới nhận tin mọi người đã rất hoang mang, bàn tán xôn xao. Nhưng rồi ý thức được sự nguy hại của loại vi rút này, mọi người đã đồng lòng quyết tâm chống dịch. Tới bây giờ đã tròn một năm đại dịch bùng phát, đại dịch này đang từ từ đi xuống, những khu vực bị phong tỏa cuối cùng cũng được mở ra. Đó chính là kết quả cho tinh thần đoàn kết của nhân dân ta. Một năm đầy đau thương và mất mát đã qua đi, để lại trong lòng người biết bao sự nuối tiếc, nhưng cuối cùng ánh sáng cũng đã suất hiện, vi rút đã được đẩy lùi. Nhưng không vì thế mà chúng ta chủ quan, phải cảnh giác hơn nữa trước đại dịch này. Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh, câu nói đó đã hoàn toàn đúng vào hoàn cảnh này. Mọi người cùng chung tay, góp sức thì đại dịch sẽ sớm bị đẩy lùi. ( nổi nhạc : việt nam ơi, việt nam ơi..... )

Tham khảo

 

Học tập là điều không thể thiếu trên con đường thành công của mỗi con người. Khi thời đại ngày càng thay đổi, cách học con người cũng theo thế mà thay đổi để có thể mang về kết quả tốt nhất. Nhưng trong đó, luôn luôn không thể thiếu tinh thần tự giác trong học tập.

Ý thức tự giác trong học tập là nhìn nhận hiểu rõ tầm quan trọng của việc học. Ý thức tự giác học tập được thể hiện qua hành động, cách thức, mục đích chính của việc học.

  

So với các thế hệ trước thì theo ta thấy: tinh thần tự giác học tập của học sinh ngày càng kém hơn. Không phải do học sinh không hiểu bài mà do sự chủ quan và sự lơ là việc học và rèn luyện đạo đức. Khi chúng ta suy nghĩ bài thầy giao hôm nay dễ, mai sẽ làm. Chúng tạo cho ta thói quen lười biếng và từ từ dần quen thuộc.

Ở trường, ta thấy rõ là trong mỗi tiết học, học sinh có vẻ lơ là nói chuyện nhiều hơn là học, việc học trở nên chán nản. Đến lớp là chỉ cho vui, để không uổng công bố mẹ. Thực sự học sinh không thể hiểu rõ mục đích học tập. Thiếu nghiêm túc, không quan tâm thầy cô đang giảng gì, mỗi năm trôi qua, các hiện tượng ngày càng tăng.

Các năm 2010 trở lại đây, những vụ bạo lực học đường ngày càng gia tăng, vài trường hợp đã có em thôi học do chấn thương khá nặng. Nguyên nhân có thể là do mâu thuẫn, xung đột cá nhân, yêu đương nhăng nhít.

Một nguyên nhân nữa khá thực tế là mạng xã hội và game điện tử. Chúng như “mực” vậy, khi ta tiếp xúc với chúng một thời gian sẽ từ từ gây nghiện và cuối cùng bỏ học và thời gian cho vào chúng. Các học sinh ngày càng đua đòi theo phong trào.

Một số bài báo ghi rằng Bill Gates bỏ học rồi trở thành tí phủ mà không ghi rõ thời gian ông đã luyện tập như thế nào để trở thành tỉ phú vào đó, học sinh không hiểu ý nghĩa rõ và mất niềm tin học tập. Một số gia đình không quan tâm việc học, ăn chơi cờ bạc rồi kéo con cái vào. Giáo viên còn có hiện tượng khó tính quá mức và “đì” một số học sinh, thiên vị học sinh khiến học sinh chán nản, trầm cảm. Và hậu quả của các việc trên là kết quả học sinh ngày càng kém, chất lượng giáo dục giảm, vi phạm tội trong học tập tăng.

Học sinh cần có suy nghĩ rõ mục đích học tập, giáo viên cần làm cho mỗi tiết học thêm vui nhộn như Thầy Dương Lê, học sinh giỏi khá hỗ trợ các bạn yếu kém, gia đình cần thật sự quan tâm đến việc học và tâm lí của con cái.

 

Học sinh ta thì cần rèn luyện ý thức học tập, phấn đấu trong học tập, không sợ thất bại, tránh sa vào tệ nạn xã hội, bỏ dần thói quen chơi game và lướt mạng xã hội. Cần tham gia các diễn đàn học tập, rèn luyện thêm bài tập thêm ở nhà và thời gian rảnh rỗi.

 

Học tập giúp ta trở thành người tốt và tạo cho ta sự nghiệp, làm đẹp nhân cách, khiến ta có sự tôn trọng với xã hội. Lênin đã nói: "Học, học nữa, học mãi”.

25 tháng 1 2022

ngủ đuy nèo , mụn ròi đoá

7 tháng 5 2023

Trong trường học hiện nay xuất hiện nhiều hiện tượng khiến các thầy cô phải đau đầu tìm cách giải quyết ví dụ như hút thuốc, đánh lộn, sử dụng điện thoại,.. Trong đó tình trạng học sinh nói chuyện riêng trong giờ học tuy không phải vấn đề xấu xa gì, nhưng nó lại đang có ảnh hưởng không tốt đến việc học tập của các bạn học sinh.

Việc nói chuyện riêng trong giờ dường như đã trở thành trào lưu, trong giờ học lúc nào cũng nghe thấy tiếng nói chuyện. Nguyên nhân chủ yếu là do các bạn học yếu ngồi trong lớp không yên được, mệt mỏi nên nói chuyện để giết thời gian chờ đợi lúc đánh trống hết giờ. Còn có nguyên nhân nữa là do thấy các bạn xung quanh nói chuyện rôm rả nên cũng muốn nhập cuộc cho vui. Các bạn có lẽ không biết rằng việc các bạn nói chuyện riêng trong giờ học sẽ khiến lớp bị ảnh hưởng không tốt.

Các thầy cô khó tính khi thấy các bạn nói chuyện quá nhiều trong lớp sẽ tức giận và hậu quả là lớp phải nhận giờ B, C, cũng có khi giờ D trong sổ đầu bài. Nói chuyện còn ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả học tập của các bạn. Khi các bạn nói chuyện riêng sẽ bị sao nhãng và tất nhiên sẽ không hiểu bài. Còn có bạn thậm chí còn bị đình chỉ học vì nói chuyện quá nhiều, không có ý thức sửa chữa. Nói chuyện riêng đã trở thành thói quen lâu dài, vì vậy muốn khắc phục, loại bỏ tình trạng này cần thời gian dài.Các thầy cô có thể sử dụng nhiều phương pháp đổi mới trong cách giảng dạy khiến các bạn chú ý trong học tập. Các biện pháp cưỡng ép chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn, thường không đem lại hiệu quả cao. Các bạn học sinh thì cần có ý thức hơn, có chuyện trò gì thì để ra chơi nói.

Tóm lại ta như hiểu được rằng chính việc nói chuyện riêng trong giờ học sẽ chẳng mang lại lợi ích gì cho các bạn. Hơn nữa chúng ta cũng phải hiểu được rằng đối với những người xung quanh, việc nói chuyện riêng của chúng ta ko có gì ngoài những điều bất lợi. Thế nên, mọi người cũng hãy từ bỏ và đấu tranh với nó để loại bỏ hoàn toàn hành vi này khỏi trường học, loại bỏ ngay ra khỏi lớp học của chính mình nhé.

Chúc bạn thi tốt!

18 tháng 4 2023

Giúp em với 

7 tháng 12 2023

Trong xã hội ngày nay, sinh viên thường tiếp cận tình yêu và các mối quan hệ với sự cởi mở, độc lập và khả năng thích ứng. Với quyền truy cập vào nhiều nền tảng xã hội và kỹ thuật số, sinh viên có nhiều cơ hội hơn để khám phá và thể hiện những ham muốn cũng như bản sắc lãng mạn của mình. Bối cảnh kỹ thuật số này đã định hình cách học sinh tham gia vào tình yêu, khi họ định hướng hẹn hò trực tuyến, giao tiếp ảo và nâng cao nhận thức về các mô hình mối quan hệ đa dạng. Hơn nữa, nhiều sinh viên ưu tiên phát triển cá nhân, giáo dục và khát vọng nghề nghiệp, thường dẫn đến hành động cân bằng giữa việc theo đuổi học tập và nỗ lực lãng mạn. Trong khi một số sinh viên tìm kiếm các mối quan hệ lâu dài và cam kết, những sinh viên khác lại theo đuổi những thỏa thuận phi truyền thống, giao tiếp cởi mở và tự do khám phá cảm xúc cũng như mong muốn của mình. Ngoài ra, sinh viên ngày nay tích cực ủng hộ quan hệ đối tác toàn diện và tôn trọng, đánh giá cao những phẩm chất như sự đồng cảm, bình đẳng và tương thích. Nhìn chung, hành vi của sinh viên đang yêu phản ánh cách tiếp cận hiện đại, toàn diện và năng động đối với các mối quan hệ, được đặc trưng bởi tính cá nhân, kết nối kỹ thuật số và cam kết phát triển cá nhân và cảm xúc.