K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Nêu ý nghĩa 1.Nước chảy đá mòn 2.Kiến tha lâu cũng đầy tổ 3.Năng nhặt chặt bị 4.Tay làm hàm nhai Tay quai miệng trễ 5.Dao siêng mài thì sắc 6.Siêng học tập thì mau biết Siêng nghĩ ngợi thì hay có sáng kiến Siêng làm thì nhất định thành công 7.Người siêng năng thì mau tiến bộ Cả nhà siêng năng thì chắc ấm no Cả làng siêng năng thì làng phồn thịnh Cả nước siêng năng thì nước mạnh 2. Xử lí tình...
Đọc tiếp

Nêu ý nghĩa

1.Nước chảy đá mòn
2.Kiến tha lâu cũng đầy tổ
3.Năng nhặt chặt bị
4.Tay làm hàm nhai
Tay quai miệng trễ
5.Dao siêng mài thì sắc
6.Siêng học tập thì mau biết
Siêng nghĩ ngợi thì hay có sáng kiến
Siêng làm thì nhất định thành công
7.Người siêng năng thì mau tiến bộ
Cả nhà siêng năng thì chắc ấm no
Cả làng siêng năng thì làng phồn thịnh
Cả nước siêng năng thì nước mạnh
2. Xử lí tình huống:
Tình huống 1:
Chiều nay lớp em có buổi lao động ở trường nhưng trời rất lạnh, lại có mưa
nhỏ.Một bạn trong lớp rủ em giả vờ ốm để khỏi phải đi lao động.
Em nên ứng xử như thế nào trong tình huống đó?
Tình huống 2:
Sau giờ thể dục, các bạn lớp 6A tranh nhau ra rửa tay chân ở một vòi nước trong sân trường.Các bạn xả nước tràn ra lênh láng khắp sân.Thấy vậy, Hà phê
bình và khóa vòi nước lại.Các bạn lớp 6A liền chế nhạo Hà là đồ keo kiệt, thích “
lên mặt dạy người”.
Em sẽ làm gì khi chứng kiến việc làm của Hà và các bạn lớp 6A?

2
8 tháng 3 2020

2. Xử lí tình huống:
Tình huống 1:
Chiều nay lớp em có buổi lao động ở trường nhưng trời rất lạnh, lại có mưa
nhỏ.Một bạn trong lớp rủ em giả vờ ốm để khỏi phải đi lao động.
Em nên ứng xử như thế nào trong tình huống đó?

=> Trong tình huống đó, em sẽ khuyên bạn không nên làm như vậy. Bởi vì, đó là trách nhiệm của học sinh, với lại mình cần phải rèn luyện tính siêng năng, chăm chỉ để hoàn thiện mình.
Tình huống 2:
Sau giờ thể dục, các bạn lớp 6A tranh nhau ra rửa tay chân ở một vòi nước trong sân trường.Các bạn xả nước tràn ra lênh láng khắp sân.Thấy vậy, Hà phê
bình và khóa vòi nước lại.Các bạn lớp 6A liền chế nhạo Hà là đồ keo kiệt, thích “
lên mặt dạy người”.
Em sẽ làm gì khi chứng kiến việc làm của Hà và các bạn lớp 6A?

=> Khi thấy hành động của Hà em sẽ khuyên Hà nên nhắc nhở nhẹ nhàng với các bạn để các bạn hiểu được các bạn đã làm sai ở chỗ nào. Đồng thời, em cũng sẽ nói cho các bạn lớp 6A hiểu rằng, Hà làm như vậy là muốn tốt cho các bạn, muốn cho các bạn hiểu là việc hoang phí nước sạch như vậy là không đúng. Vì vậy, các bạn đừng nên trách móc Hà như vậy.

8 tháng 3 2020

Nêu ý nghĩa

Nội dung

Ý nghĩa

1. Nước chảy đá mòn

Câu này có nghĩa là không một thành công nào đạt được nếu bản thân không biết cố gắng hết sức. Cho nên chúng ta cần chăm chỉ, chú tâm, cần mẫn cho dù việc gì khó khăn, hay bị vấp ngã chúng ta có thể vững vàng, không khuất phục vượt qua thì thành công là điều tất yếu.

2. Kiến tha lâu cũng đầy tổ

Câu này có nghĩa nếu chịu khó tích lũy, sẽ sớm ngày có được những thứ mình muốn có, sự kiên nhẫn luôn luôn có thể mang lại cho con người một kết quả bất ngờ và thú vị!

3. Năng nhặt chặt bị

Câu này có nghĩa là tích tiểu thành đại ,tiết kiệm từ những phần nhỏ bé dẫn đến có những tài sản to lớn ,khuyên răn con người ta không nên coi thường những thứ nhỏ bé mà hãy biết trân trọng nó nhiwều cái bé sẽ thành cái lớn !

4. Tay làm hàm nhai

Tay quai miệng trễ

Câu tục ngữ đã nêu lên một nguyên tắc hưởng thụ đúng đắn. Nó là kinh nghiệm sống, là bài học, là lời khuyên bổ ích cho mọi người. Câu nói ấy đã thể hiện rõ quan điểm thái độ của chúng ta trong cống hiến và hưởng thụ.

5. Dao siêng mài thì sắc

Câu có nghĩa là nếu chúng ta chăm chỉ lao động, cần cù thì sẽ nhanh chóng đạt được thành công mà mình mong muốn.

6. Siêng học tập thì mau biết

Siêng nghĩ ngợi thì hay có sáng kiến

Siêng làm thì nhất định thành công

Câu có nghĩa là nếu chúng ta siêng năng, chăm chỉ thì mọi vấn đề đều có thể giải quyết và nhất định thành công.

7. Người siêng năng thì mau tiến bộ

Cả nhà siêng năng thì chắc ấm no

Cả làng siêng năng thì làng phồn thịnh

Cả nước siêng năng thì nước mạnh

Câu có nghĩa là mỗi cá nhân, gia đình và xã hội đều siêng năng, chăm chỉ thì sẽ tiến bộ, hạnh phúc, ấm no, xã hội nhanh chóng phồn thịnh.

26 tháng 12 2016

1. Nước chảy đá mòn:nghĩa là khi mình cần cù làm việc gì thì ắt hẳn thành công sẽ đến với mình, do đó khi làm việc gì nên chú tâm và cần mẫn cho nó cho dù có thất bại thì sau này ắt hẳn bặn sẽ thành công

2. Kiến tha lâu cũng đầy tổ:đề cao đức tính chăm chỉ của con người.

3. Năng nhặt chặt bị:có nghĩa là siêng năng tích góp, nhặt những thứ nhỏ bé

4. Tay làm hàm nhai , tay quai miệng trễ:khuyên mọi người chăm chỉ lao động

5. Dao siên mài thì sắc:tức là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng dẻo dai

6. Siêng học tập thì mau biết , siêng nghĩ ngợi thì mau có sáng kiến , siếng làm thì nhất định thành công:cũng như câu trên tức là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng dẻo dai

7. Người siêng năng thì mau tiến bộ

Cả nhà siêng năng thì chắc ấm no

Cả làng siêng năng thì làng phồn thịnh

Cả nước siêng năng thì nước mạnh: nghĩa là nếu siêng năng,chăm chỉ,căn cứ thì đất nước sẽ càng mạnh.

26 tháng 12 2016

thank you.

Cửu vĩ linh hồ Kurama

10 tháng 5 2022

kiên nhẫn.

11 tháng 5 2022

Kiên nhẫn nhé

28 tháng 12 2021

C

28 tháng 12 2021

Những ai biết vượt khó trong học tập thật đáng nể phục

19 tháng 12 2016

Uống nước nhớ nguồn

Uống nước nhớ nguồn là một câu tục ngữ đã trở nên quen thuộc với người Việt Nam bao đời nay. Dưới hình thức rất đỗi giản dị, câu tục ngữ này là bài giáo dục về nhân cách làm người của cha ông ta, thể hiện sâu sắc truyền thống đạo lí của người Việt Nam: luôn luôn trân trọng, biết ơn người đi trước.

Theo nghĩa đen, “nguồn” là nơi bất đầu cùa dòng nước. Theo nghĩa bóng, “nguồn” là ẩn dụ chỉ công lao tạo lập nên những thành quả của con người đi trước dành cho các thế hệ sau. “Nước có nguồn” nên “uống nước” hiểu theo nghĩa bóng là thừa hưởng thành quả mà người đi trước, thế hệ trước để lại. Câu tục ngữ mượn mối quan hệ khăng khít giữa “nguồn” và “nước” trong tự nhiên để nói với chúng ta một cách thấm thía về triết lí sống: Khi hưởng thụ một thành quả nào đó, người ta phải nhớ ơn và đền ơn xứng đáng những người đã đem lại thành quả mà mình đang được hưởng.

Triết lí sống “uống nước nhớ nguồn” là hoàn toàn đúng đắn. Lẽ thường, khi hưởng thụ một thành quả, người ta thường quên đi sự khó nhọc của những người đã làm nên thành quả ấy. Chính vì thế, người lao động xưa đã chọn thời điểm “bưng bát cơm đầy” thời điểm của sự hưởng thụ - để cất lên riếng nhắn nhủ thật thấm thía:

“Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”.

Thì ra cái “dẻo thơm” của giờ phút hưởng thụ lại bắt nguồn từ giọt mồ hôi của:

“Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”.

Mở rộng ra, mọi thành quả mà chúng ta có được hôm nay đều có nguồn gốc từ công sức của bao người. Đất nước Việt Nam hôm nay là thành quả của tổ tiên ta suốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, ta lớn lên trong bao sự tích: sự tích bánh chưng, bánh giầy, sự tích tre đằng ngà với chiến công của người anh hùng làng Gióng, sự tích trầu cau, sự tích hòn Trống Mái... Mọi thứ quanh ta: trang sách, ngòi bút, con đường đến trường, hàng cây bên đường, bài giảng của thầy có... tất cả đều ẩn chứa một sự tích, nguồn gốc đều là kết tinh từ công sức của bao người. Bản thân sự trương thành của mỗi chúng ta cũng nhờ thầy cô, cha mẹ.

 

Như vậy, trong cuộc sống, không có ,thành quả nào mà không có công lao của một ai đó tạo nên. Chính vì thế, trong kho tàng tục ngữ Việt Nam luôn có những lời thấm thía nhắc nhở ta về lòng biết ơn với người nghệ sĩ và công lao của những người đi trước:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Và:

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

Hoặc:

Không thầy đố mày làm nên.

Triết lí sống “uống nước nhớ nguồn” đã hóa thân thành nhừng lập tục đẹp đẽ của người Việt Nam. Biết ơn các vua Hùng dựng nước, dân ta có ngày giỗ Tổ Hùng Vương. Biết ơn các thương binh, liệt sĩ đã đổ xương máu để giữ hòa bình, chúng ta có ngày 27-7. Triết lí sống “uống nước nhớ nguồn" đã trở thành bản lĩnh sống, là một nét nhân cách đẹp đẽ. Nguyền Trãi ăn "lộc" vua nhưng lại tâm niệm “đền ơn kẻ cấy cày”. Trần Đăng Khoa biết từ những khó nhọc của cha mẹ để thấy rõ hơn trách nhiệm của mình:

“Áo mẹ mưa bạc màu

Đầu mẹ nắng cháy tóc

Mẹ ngày đêm khó nhọc

Con chưa ngoan chưa ngoan”

(Khi mẹ vắng nhà)

Trong thực tế, không phải không có những kẻ vô ơn, thậm chí quay lưng phản bội lại những người đã có công lao đối với mình. Đó là những kẻ ích kỉ, giả dốì, như nhân vật Lí Thông trong truyện cổ tích “Thạch Sanh”. Những kẻ vô ơn đó bị xã hội khinh ghét và sớm muộn cũng sẽ phải trả giá cho sự vô ơn của mình.

 

Dạy cho con người lòng biết ơn, câu tục ngữ “uổng nước nhớ nguồn” có một giá trị nhân vãn đẹp đẽ. Lòng biết ơn khiến con người biết sống thủy chung, ân nghĩa. Nhờ lòng biết ơn mà các thế hệ kết nối với nhau bởi tình người. Lòng biết ơn khi hóa thân thành hành động cụ thể là động lực đề giữ gìn, xây dựng cuộc sống ngày một đẹp hơn. Bác Hồ nói: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Câu nói ấy đã thể hiện cao nhất hành động “nhớ nguồn”. “Nhớ nguồn” là phải giữ gìn, bảo vệ thành quả của những người đi trước, khiến nó trở nên phóng phú, đẹp đẽ hơn. Chúng ta là thành quả của cha mẹ, thầy cô. Đến lượt mình, chúng ta phải đi xa hơn nữa, vươn tới những chân trời mới. Có như thế mới thật sự đền đáp công ơn dưỡng dục, sinh thành của thầy cô, cha mẹ. “Nhớ nguồn”, ở đây cũng đồng thời là lối sống có trách nhiệm, vị tha. Biết vì thế hệ sau - đó là biểu hiện đẹp nhất của “nhớ nguồn”. Có như thế, chúng ta chẳng những tỏ lòng biết ơn mà còn xứng đáng với nhân cách, tấm lòng của thế hệ đi trước. Một điều rất quan trọng nữa là phải biết tự tạo lập cho mình những thành quả cho thế hệ sau.

 

“Uống nước nhớ nguồn” là đạo lí làm người được đúc kết từ bao đời nay. Đó cũng là “nguồn nước” trong trẻo mà cha ông ta đã bao đời gạn đục, khơi trong để truyền lại cho chúng ta hôm nay. Chúng ta phải biết giữ gìn “nguồn nước" ấy và biến nó thành hiện thực trong nhân cách sống và lối sống của mỗi con người. Đối với học sinh chúng ta, phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi là cách đền ơn thiết thực nhất với công lao của cha mẹ, thầy cô và xã hội.

19 tháng 12 2016

tích tiểu thành đại là chúng ta cứ để dành mổi lúc 1 ít thích nó sẽ thành lớn thôi

19 tháng 12 2016

Câu tích tiểu thành đại :
Ý nghĩa tục ngữ tích tiểu thành đại có nghĩa là tích trữ gom góp một thứ gì đó nhỏ nhặt để tạo nên một thứ lớn hơn, Khi lớn nó có thể tạo ra một sự thay đổi gì đó.

Câu uống nước nhớ nguồn :


+Câu tục ngữ là lời dạy, lời khuyên, lời nhắc nhở để khuyên răng chúng ta không nên quên những người đã giúp ta thành đạt, thành công trong cuộc sống
+Ta không quên tổ tiên, nòi giống, những người đã ngã xuống hi sinh vì đất nước, những người đã dạy dỗ, nuôi dưỡng ta.

Câu có công mài sắt có ngày nên kim

Câu tục ngữ “Có công mài sắt , có ngày nên kim” thật sự có ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Nó luôn nhắc nhở chúng ta phải rèn luyện ý chí, nghị lực để vươn lên trong mọi lĩnh vực của đời sống con người.
Chúng ta không được ngại khó, ngại khổ; trước những khó khăn thử thách không được chán nản. Phải có nghị lực để vượt lên mọi khó khăn trong bất kì hoàn cảnh nào.

câu siêng nặt chặt bị

có nghĩa là tích tiểu thành đại ,tiết kiệm từ những phần nhỏ bé dẫn đến có những tài sản to lớn ,khuyên răn con người ta không nên coi thường những thứ nhỏ bé mà hãy biết trân trọng nó nhiều cái bé sẽ thành cái lớn ! Ý nói chịu khó gom góp, nhặt nhạnh thì rồi kết quả sẽ thu được nhiều.


 

15 tháng 12 2021

A

L luôn làm bài tập đầy đủ và chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.

25 tháng 3 2022

20 tháng 4 2021

Câu ca dao tục ngữ nói về siêng năng, kiên trì là câu nào?

Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.

Không thầy đố mày làm nên.

Uống nước nhớ nguồn.

Kiến tha lâu ngày đầy tổ.

Câu ca dao tục ngữ nói về siêng năng, kiên trì là câu nào?

Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.

Không thầy đố mày làm nên.

Uống nước nhớ nguồn.

Kiến tha lâu ngày đầy tổ.

23 tháng 6 2019

a-2 ; b-1