K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc kĩ đoạn văn sau đây và trả lời câu hỏi: "Nước sạch đang dần cạn kiệt, sự biến mất của sông suối ao hồ là lời cảnh báo. Nếu ko biến mất, chúng cũng sẽ bị ô nhiểm đến mức mà con người và muôn loài ko thể sinh sống. 2/3 dân số thế giới sẽ đối mặt với tình trạng khan hiếm nước vào năm 2025, đó là chưa kể những con số biết nói khác. Tính trên toàn thế giới, gần 1,1 tỉ người ko thể...
Đọc tiếp

Đọc kĩ đoạn văn sau đây và trả lời câu hỏi:

"Nước sạch đang dần cạn kiệt, sự biến mất của sông suối ao hồ là lời cảnh báo. Nếu ko biến mất, chúng cũng sẽ bị ô nhiểm đến mức mà con người và muôn loài ko thể sinh sống. 2/3 dân số thế giới sẽ đối mặt với tình trạng khan hiếm nước vào năm 2025, đó là chưa kể những con số biết nói khác. Tính trên toàn thế giới, gần 1,1 tỉ người ko thể tiếp cận được nguồn nước sạch uống đc, và cứ 6 người thì sẽ có một người, tức khoảng 2,8 triệu người chịu ảnh hưởng của tình trạng thiếu nước... hơn 2300 người chết vì bệnh do nguồn nước bẩn. Lượng nước 5 phút mỗi ngày chúng ta tắm vòi hoa sen gần bằng tổng lượng nước mà một người sống ở khu ổ chuột có được mỗi ngày."

1)Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt nào?

2)Đoạn văn trên đề cập tới vấn đề nào?

3)Nhan đề của bài báo gợi cho em suy nghĩ gì?

4)Có ý kiến cho rằng:"Nguồn nước sạch là tài nguyên vô tận". Em đưa ra quan điểm riêng của em.

1
3 tháng 3 2020

1. Đoạn văn sử dụng phương thức biểu đạt nghị luận.

2. Vấn đề: Nước sạch đang dần cạn kiệt.

3. (chưa thấy nhan đề)

4. Nước sạch không phải là tài nguyên vô tận.

Học sinh đưa ra những giải thích cụ thể dựa vào các số liệu trong bài.

-> Nếu sử dụng lãng phí, nước sạch sẽ cạn kiệt, sự sống con người bị đe dọa nghiêm trọng.

Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Nước sạch đang dần cạn kiệt, sự biến mất của sông suối ao hồ là lời cảnh báo. Nếu không biến mất, chúng sẽ bị ô nhiễm đến mức mà con người và muôn loài không thể sinh sống. 2/3 dân số thế giới sẽ đối mặt với tình trạng khan hiếm nước vào năm 2025, đó là chưa kể những con số biết nói khác. Tính trên toàn thế...
Đọc tiếp

Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Nước sạch đang dần cạn kiệt, sự biến mất của sông suối ao hồ là lời cảnh báo. Nếu không biến mất, chúng sẽ bị ô nhiễm đến mức mà con người và muôn loài không thể sinh sống. 2/3 dân số thế giới sẽ đối mặt với tình trạng khan hiếm nước vào năm 2025, đó là chưa kể những con số biết nói khác. Tính trên toàn thế giới, gần 1,1 tỉ người không thể tiếp cận được nguồn nước sạch uống được, và củ 6 người thì có 1 người, tức khoảng 2.8 triệu người chịu ảnh hưởng của tình trạng thiếu nước... hơn 2.300 người chết vì bệnh do nguồn nước bẩn. Lượng nước 5 phút mỗi ngày chúng ta tắm vòi hoa sen gần bằng tổng lượng nước mà một người sống ở khu ổ chuột có được mỗi ngày...” ( Trích văn bản "Khủng hoàng nước sạch toàn cầu - Những con số biết gào thét tạp chí “Tinh hoa" ngày 7/4/2016) Câu 1. Nhan đề của văn bản “Khủng hoảng nước sạch toàn cầu - Những con số biết gào thét” cho em hiểu điều tác giả muốn nói là gì ? Câu văn nào trong đoạn trích trên thể hiện điều đó. Câu 2. Đoạn văn trên sử dụng những phương pháp thuyết minh nào? Hãy chỉ rõ “những con số biết nói" được tác gia nhắc tới trong đoạn văn. Câu 3. Suy nghĩ của em về tác hại của sự ô nhiễm nguồn nước sạch với cuộc sống con người trong đoạn văn khoảng 2 trang giấy thì.

0
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:          Từ khi biết nhìn nhận và suy nghĩ, tôi dần dần hiểu ra rằng, thế giới này là muôn màu muôn vẻ, vô tận và hấp dẫn lạ lùng. Vạn vật trên rừng dưới biển đều thế và xã hội con người cũng thế. Nhớ các bạn trong lớp tôi ngày trước, mỗi người một vẻ, sinh động biết bao. Ngoại hình khác nhau, giọng nói khác nhau đã đành, mà thói quen, sở thích cũng có...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

          Từ khi biết nhìn nhận và suy nghĩ, tôi dần dần hiểu ra rằng, thế giới này là muôn màu muôn vẻ, vô tận và hấp dẫn lạ lùng. Vạn vật trên rừng dưới biển đều thế và xã hội con người cũng thế. Nhớ các bạn trong lớp tôi ngày trước, mỗi người một vẻ, sinh động biết bao. Ngoại hình khác nhau, giọng nói khác nhau đã đành, mà thói quen, sở thích cũng có giống nhau đâu. Người thích vẽ vời, người ta ca hát, nhảy múa, có bạn chỉ khi ra sân tập thể thao mới thực sự được là mình,… Về tính cách thì sôi nổi, nhí nhảnh hay kín đáo, trầm tư có đủ hết,… Người ta thường nói học trò “nghịch như quỷ”, ai ngờ “quỷ” cũng là cả một thế giới, chẳng “quỷ” nào giống “quỷ” nào! Tôi đã đọc đâu đó một câu rất hay: “Chỗ giống nhau nhất của mọi người trên thế gian này là… không ai giống ai cả”. Chính chỗ “không giống ai” nhiều khi lại là một phần rất đáng quý trong mỗi con người. 

                                                        (Trích “Xem người ta kìa!”, Lạc Thanh, SGK Ngữ văn 6, tập hai,                                                    Kết nối tri thức với cuộc sống, NXB Giáo dục Việt Nam, 2021, tr.55)

Tìm lí lẽ và bằng chứng xuất hiện trong đoạn văn trên. Nhận xét về cách đưa ra lí lẽ và bằng chứng của tác giả. Qua đó, em rút ra được bài học gì về cách dùng bằng chứng khi viết bài nghị luận?

 

1
3 tháng 4 2022

Ai giúp mình đi! Mình cần gấp, mai mình học rồi!

I. Đọc hiểu. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi Ngọn nến ” Bất ngờ mất điện, một ngọn nến được đem ra thắp lên và lung linh tỏa ánh sáng. Nến hân hoan khi thấy mọi người trầm trồ: “May quá, nếu không có cây nến này chúng ta sẽ không thấy gì mất!”. Thế nhưng, khi  sáp nóng bắt đầu chảy ra, nến thấy mình càng ngày càng ngắn lại. Đến khi còn một nửa, nến chợt nghĩ: “Chết thật, ta mà cứ cháy...
Đọc tiếp
I. Đọc hiểu. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi Ngọn nến ” Bất ngờ mất điện, một ngọn nến được đem ra thắp lên và lung linh tỏa ánh sáng. Nến hân hoan khi thấy mọi người trầm trồ: “May quá, nếu không có cây nến này chúng ta sẽ không thấy gì mất!”. Thế nhưng, khi  sáp nóng bắt đầu chảy ra, nến thấy mình càng ngày càng ngắn lại. Đến khi còn một nửa, nến chợt nghĩ: “Chết thật, ta mà cứ cháy mãi thế này thì chẳng bao lâu sẽ tàn mất thôi. Tại sao ta phải thiệt thòi như vậy nhỉ?”. Nghĩ rồi nến nương theo một ngọn gió thoảng qua để tắt phụt đi. Mọi người trong phòng xôn xao: “Nến tắt rồi, tối quá, làm sao bây giờ?”. Cây nến mỉm cười tự mãn vì  sự quan trọng của mình. Bỗng có người nói: “Nến dễ tắt, để tôi đi tìm cái đèn dầu”. Mò mẫm trong bóng tối …, người ta tìm được cây đèn dầu. Đèn dầu được thắp lên, còn cây nến cháy dở thì  người ta bỏ vào ngăn kéo. Thế là từ hôm đó, nến bị bỏ quên trong ngăn kéo, rồi cũng không còn ai nhớ đến nó nữa. Nến hiểu ra rằng, hạnh phúc của nó là được cháy sáng, dù có thể cháy với ánh lửa nhỏ và dù  sau đó  nó có  tan chảy đi. Bởi vì, đơn giản, nó là ngọn nến. Câu 1. PTBĐ chính. Câu 2. Ngọn nến đã suy nghĩ như thế nào để rồi nó quyết định nương theo ngọn gió và tắt phụt đi. Câu 3. Phép liên kết hình thức nào được thể hiện trong 2 câu sau? Tìm từ ngữ thực hiện phép liên kết ấy? Nến hiểu ra rằng hạnh phúc của nó là được cháy sáng, dù có thể cháy với ánh lửa nhỏ và dù  sau đó  nó có  tan chảy đi. Bởi vì, đơn giản, nó là ngọn nến. Câu 4.  Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu sau. Hãy cho biết đó là câu gì xét theo cấu tạo ngữ pháp? Cây nến mỉm cười tự mãn vì  sự quan trọng của mình. Câu 5. Ghi lại lời dẫn trực tiếp trong câu văn sau rồi viết lại câu văn dùng lời dẫn gián tiếp. Bỗng có người nói: “Nến dễ tắt, để tôi đi tìm cái đèn dầu”. Câu 6. Từ câu chuyện này em rút ra được bài học gì về thái độ sống?
0
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới bằng cách khoanh tròn vàochữ cái đặt trước câu trả lời đúng:Bình minh của hoa phượng là màu đỏ còn non, nếu có mưa lại càng tươi dịu.Ngày xuân dần hết, số hoa tăng lên, màu cũng đậm dần. Rồi hòa nhịp với mặttrời chói lọi, màu phượng mạnh mẽ kêu vang. Hè đến rồi! Khắp thành phố bỗngrực lên như Tết nhà nhà đến đều dán câu đối đỏ.(Trích...
Đọc tiếp

Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới bằng cách khoanh tròn vào

chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

Bình minh của hoa phượng là màu đỏ còn non, nếu có mưa lại càng tươi dịu.

Ngày xuân dần hết, số hoa tăng lên, màu cũng đậm dần. Rồi hòa nhịp với mặt

trời chói lọi, màu phượng mạnh mẽ kêu vang. Hè đến rồi! Khắp thành phố bỗng

rực lên như Tết nhà nhà đến đều dán câu đối đỏ.

(Trích Hoa học trò, Xuân Diệu

Tiếng Việt 4, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)

Câu 1: Cụm từ “bình minh của hoa phượng” trong đoạn văn được hiểu là:

A. Hình ảnh hoa phượng vào mỗi buổi sớm mai, khi bình minh ló rạng.

B. Những bông hoa phượng đầu mùa, mới chớm nở.

C. Những bông hoa phượng mang màu đỏ hồng của ánh bình minh.

D. Hoa phượng nở báo hiệu một mùa hè đã đến.

Câu 2: Hoa phượng thay đổi như thế nào khi hè sang?

A. Hoa phượng trở nên tươi non, mát dịu.

B. Hoa hòa nhịp với ánh mặt trời, chuyển sang sắc đỏ.

C. Hoa nở khắp thành phố, khắp mọi nhà chào đón Tết về.

D. Hoa nở nhiều, màu hoa đậm hơn.

Câu 3: Chủ ngữ trong câu văn: “Khắp thành phố bỗng rực lên như đến Tết

nhà nhà đều dán câu đối đỏ.” Là:

A. Khắp thành phố

B. Khắp thành phố bỗng rực lên

C. Khắp thành phố bỗng rực lên như đến Tết.

D. Nhà nhà

Câu 4: Đoạn văn trên có mấy quan hệ từ?

A. Bốn B. Năm C. Sáu D. Bảy

PHẦN II. TỰ LUẬN (8,0 điểm)

Bài 1: (1,0 điểm) Cho dãy từ: Đơn giản, hòn đá, chậm chạp, kiêu căng, cú

đá, sân bay, lề mề, cầu kì, đấu đá, khiêm nhường, phi trường.

Tìm trong những từ in đậm bên trên:

- Các từ đồng nghĩa:

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

- Các từ trái nghĩa:

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………..

- Các từ đồng âm:

………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………….

- Các từ nhiều nghĩa:

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

Bài 2: (1,0 điểm) Phân tích thành phần câu của các câu sau đây và cho

biết câu đó là kiểu câu gì xét theo cấu tạo.

a. Một tiếng reo to nổi lên, rồi ầm ầm, hơn hai chục thanh niên cả nam lẫn

nữ, mỗi người vác một vác củi vẹt, nhảy xuống dòng nước đang cuốn dữ.

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………….

b. Mùi thơm huyền diệu đó hòa với mùi hương của đất ruộng cày vỡ ra, mùi

đậu đã già mà người nông phu hái về phơi nằng, mùi mạ non lên sớm

xanh màu hoa lí, mùi khoai sắn, mùi rau cần ở các ruộng xâm xấp nước

đưa lên.

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

Bài 3. (2,0 điểm) Cho đoạn thơ sau:

Đời cha ông với đời tôi

Như con sông với chân trời đã xa

Chỉ còn truyện cổ thiết tha

Cho tôi nhận mặt ông cha của mình.

a. Theo em, tại sao tác giả lại khẳng định những câu chuyện cổ giúp “nhận

mặt cha ông của mình”?

0
18 tháng 5 2021

a,

Đoạn trích được trích từ văn bản Sống chết mặc bay

b,

BPTT: so sánh

''Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức gìn giữ, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy, ngập quá khuỷu chân, người nào người ấy, lướt thướt như chuột.''

c, 

Tham khảo nha em:

Giá trị nội dung

“Sống chết mặc bay” đã lên án gay gắt tên quan phủ “lòng lang dạ thú” và bày tỏ niềm thương cảm trước cảnh “nghìn sầu muôn thảm” của nhân dân do thiên tai và cũng do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên

Giá trị nghệ thuật

- Kết hợp nghệ thuật tương phản và tăng cấp khéo léo

- Lời văn cụ thể, sinh động, giàu cảm xúc

- Miêu tả nhân vật sắc nét

18 tháng 5 2021

Câu b cũng là biện pháp liệt kê

Câu 1. (3 điểm) Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi “Ngày xưa có một ông vua sai một viên quan đi dò la khắp nước tìm người tài giỏi. Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu cũng đưa ra những câu đố oái oăm để hút mọi người, nhưng tuy mất nhiều công mà chưa thấy có người nào thật lỗi lạc. Một hôm, viên quan đi qua một cánh đồng làng kia, chợt thấy bên vệ đường có hai...
Đọc tiếp

Câu 1. (3 điểm) Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi “Ngày xưa có một ông vua sai một viên quan đi dò la khắp nước tìm người tài giỏi. Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu cũng đưa ra những câu đố oái oăm để hút mọi người, nhưng tuy mất nhiều công mà chưa thấy có người nào thật lỗi lạc. Một hôm, viên quan đi qua một cánh đồng làng kia, chợt thấy bên vệ đường có hai cha con nhà nọ đang làm ruộng: cha đánh trâu cày, con đập đất. Ông bèn dừng ngựa lại hỏi: - Này ông lão kia! Trâu của lão cày một ngày được mấy đường? Người cha đứng ngẩn ra chưa biết trả lời thế nào thì đứa con chừng bảy tám tuổi nhanh miệng hỏi vặn lại quan rằng: - Thế xin hỏi ông câu này đã. Nếu ông trả lời được ngựa của ông đi một ngày được mấy bước, tôi sẽ cho ông biết trâu của cha tôi cày một ngày được mấy đường. Viên quan nghe hỏi lại như thế thì há hốc mồm sửng sốt, không biết đáp sao cho ổn. Ông thầm nghĩ bụng nhất định nhân tài ở đây rồi, chả phải tìm đâu nữa mất công. Quan bèn hỏi tên họ làng xã quê quán của hai cha con rồi phi ngựa một mạch về tâu vua.” (“Em bé thông minh” – Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam) a. Truyện “Em bé thông minh” thuộc thể loại gì? Kể tên 2 văn bản có cùng thể loại với văn bản trên? b. Nhân vật em bé trong đoạn trích trên đã dùng cách nào để trả lời câu đố của viên quan? Qua cách giải đố, em có nhận xét gì về nhân vật em bé được kể trong đoạn trích? c. Xác định và phân tích cấu tạo của một cụm danh từ, một cụm động từ có trong đoạn văn trên.

1
2 tháng 3 2022

a, Thể loại: Cổ tích. 

Hai văn bản cùng thể loại: Sọ Dừa, Thạch Sanh

b, Cậu bé đã dùng cách hỏi vặn lại quan. 

Qua cách giải đố, cho thấy em bé rất nhanh nhẹn, mưu trí.

c, Cụm danh từ: Một ông vua

Cụm động từ: chợt thấy bên vệ đường

Phân tích:

Cụm DT: 

Thành phần trước: Một

Thành phần trung tâm: ông

Thành phần sau: vua

Cụm ĐT:

Thành phần trước: chợt

Thành phần trung tâm: thấy

Thành phần sau: bên vệ đường

Đọc đoạn văn  sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:(1) Tâm hòn ta cũng giống như một khu vườn. Nếu ta không chăm sóc thì dây leo, cỏ dại sẽ mọc đầy. Chúng sẽ hút hết khoáng chất bổ dưỡng khiến cho những loại cây quý bị cằn cõi mà không thể cho ra hoa thơm trái ngọt. Vì mãi mê chạy theo những đối tượng hấp dẫn bên ngoài nên ta bỏ bê tâm hồn mình, khiến cho nó xuống cấp trầm trọng mà không hề...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn  sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:

(1) Tâm hòn ta cũng giống như một khu vườn. Nếu ta không chăm sóc thì dây leo, cỏ dại sẽ mọc đầy. Chúng sẽ hút hết khoáng chất bổ dưỡng khiến cho những loại cây quý bị cằn cõi mà không thể cho ra hoa thơm trái ngọt. Vì mãi mê chạy theo những đối tượng hấp dẫn bên ngoài nên ta bỏ bê tâm hồn mình, khiến cho nó xuống cấp trầm trọng mà không hề hay biết.

(2) Lúc nào ta cũng đi đứng vội vàng, nói năng hấp tấp, dễ dàng bực tức khi không vừa ý, sẵn sàng đưa ra lời nhận xét tiêu cực và cố chấp, mỗi khi được góp ý là tự ái và bỏ đi ngay. Một năm nhìn lại ta thấy được gì, mất gì? Những cái có được có phải là hạnh phúc đích thực không? Những cái mất có phải là những phẩm chất quý giá tạo nên một con người hiểu biết và yêu thương không? Có phải ta cảm thấy đời sống của mình ngày càng trở nên vô vị? Không chia sẻ được với ai, ta thử mình vào vỏ bọc của sự cô đơn, rồi trách đời, trách người. Đó là hậu quả tất yếu của lối sống “bỏ hình bắt bóng”.

(Trích Hiểu về trái tim – Nghệ thuật sống hạnh phúc, Minh Niệm, NXB Trẻ, 2014)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đại chính của văn bản trên.

Câu 2: Theo tác giả, “bỏ hình bắt bóng” là lối sóng như thế nào?

Câu 3: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn (1) và nêu hiệu quả thẩm mĩ.

Câu 4: Thông điệp nào có ý nghĩa sâu sắc mà anh/chị rút ra được từ văn bản trên.

0
28 tháng 3 2021

Câu 1 ở cảnh mùa nước lên