K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 10 2021

Tham khảo:

Xuất hiện từ đầu đến cuối tác phẩm, nhân vật tôi là người bạn, là chỗ dựa tinh thần của Lão Hạc. Những suy nghĩ của nhân vật này giúp người đọc hiểu rõ hơn về con người Lão Hạc. Nhân vật Lão Hạc đẹp, cao quý thực sự thông qua nhân vật tôi.

Cái hay của tác phẩm này chính là ở chỗ tác giả cố tình đánh lừa để ngay cả một người thân thiết, gần gũi với Lão Hạc như ông giáo vẫn có lúc hiểu lầm về lão. Sự thật nhân vật tôi cố hiểu, cố dõi theo mới hiểu hết con người Lão Hạc. Khi nghe Binh Tư cho biết Lão Hạc xin bã chó, ông giáo ngỡ ngàng, chột dạ: “Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có cái ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày lại thêm đáng buồn”. Chi tiết này đẩy tình huống truyện lên đến đỉnh điểm. Nó đánh lừa chuyển ý nghĩ tốt đẹp của ông giáo và người đọc sang một hướng khác: Một con người giàu lòng tự trọng, nhân hậu như Lão Hạc cuối cùng cũng bị cái ăn làm cho tha hoá, biến chất sao? Nếu Lão Hạc như thế thì niềm tin về cuộc đời về ông giáo sẽ sụp đổ, vỡ tan như chồng ly thủy tinh vụn nát.

Nhưng khi chứng kiến cái chết đau đớn dữ dội vì ăn bã chó của Lão Hạc, ông giáo mới vỡ oà ra: “Không! Cuộc đời chưa hẳn đáng buồn hay vẫn đáng buồn theo một nghĩa khác”. Đến đây truyện đi đến hồi mở nút, để cho tâm tư chất chứa của ông giáo tuôn trào theo dòng mạch suy nghĩ chân thành, sâu sắc về Lão Hạc và người nông dân... “Chao ôi! Đối với những người xung quanh ta, nếu không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dỡ, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa bỉ ổi ... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn, không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương, không bao giờ ta thương”.

Có lẽ đây là triết lý sống xen lẫn cảm xúc xót xa của Nam Cao. ở đời cần phải có một trái tim biết rung động, chia xẻ, biết yêu thương, bao bọc người khác, cần phải nhìn những người xung quanh mình một cách đầy đủ, phải biết nhìn bằng đôi mắt của tình thương.

Với Nam Cao con người chỉ xứng đáng với danh hiệu con người khi biết đồng cảm với những người xung quanh, biết phát hiện, trân trọng, nâng niu những điều đáng quý, đáng thương. Muốn làm được điều này con người cần biết tự đặt mình vào cảnh ngộ cụ thể của người khác để hiểu đúng, thông cảm thực sự cho họ.

Chuyện được kể ở ngôi thứ nhất, nhân vật tôi trực tiếp kể lại toàn bộ câu chuyện cho nên ta có cảm giác đây là câu chuyện thật ngoài đời đang ùa vào trang sách. Thông qua nhân vật tôi, Nam Cao đã thể hiện hết Con người bên trong của mình.

Đau đớn, xót xa nhưng không bi lụy mà vẫn tin ở con người. Nam Cao chưa bao giờ khóc vì khốn khó, túng quẫn của bản thân nhưng lại khóc cho tình người, tình đời. Ta khó phân biệt được đâu là giọt nước mắt của Lão Hạc, đâu là giọt nước mắt của ông giáo: Khi rân rân, khi ầng ực nước, khi khóc thầm, khi vỡ oà nức nỡ. Thậm chí nước mắt còn ẩn chứa trong cả nụ cười: Cười đưa đà, cười nhạt, cười và ho sòng sọc, cười như mếu ...

Việc tác giả hoá thân vào nhân vật tôi làm cho cách kể linh hoạt, lời kể chuyển dịch trong mọi góc không gian, thời gian, kết hợp giữa kể và tả, hồi tưởng với bộc lộ cảm xúc trữ tình và triết lý sâu sắc...

Truyện ngắn Lão Hạc là tác phẩm của mọi thời, bi kịch của đời thường đã trở thành bi kịch vĩnh cửa. Con người với những gì cao cả, thấp hèn đều có trong tác phẩm. Thông qua nhân vật tôi tác giả đã gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh: Hãy cứu lấy con người, hãy bảo vệ nhân phẩm con người trong con lũ cuộc đời sẵn sàng xoá bỏ mạng sống và đạo đức. Cho nên chúng ta nên đặt nhân vật tôi ở một vị trí tương xứng hơn khi tìm hiểu tác phẩm.

9 tháng 10 2021

Em tham khảo:

- “Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn…”

 Suy nghĩ này xuất phát từ sự việc lão Hạc xin bả chó của Binh Tư. Ông giáo đã nghĩ rằng, một người đến lúc cùng đường thì cũng liều như ai hết. Tức là lão Hạc – một người có nhân cách cao đẹp, biết ăn năn, hối hận vì đã bán một con chó, nhưng khi đến bước đường cùng thì cũng có thể theo gót Binh Tư để có cái ăn. Ông giáo vừa ngỡ ngàng vừa thất vọng trước hành động và nhân cách của lão Hạc. Đồng thời cũng thể hiện nỗi buồn, bi quan, chán nản của ông giáo trước cuộc đời và nhân tình thế thái.

- “Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác”

Sau khi chứng kiến cái chết đau đớn, dữ dội của lão Hạc, ông giáo đã nhận ra tấm lòng, nhân cách cao đẹp của lão Hạc vẫn vẹn nguyên, không thể bị xói mòn trước thực trạng xã hội đầy những dối trá, lừa lọc. Qua đó khẳng định niềm tin tưởng mạnh mẽ của ông giáo về nhân cách cao đẹp của lão Hạc -  nhân cách một người lao động lương thiện. Đồng thời cũng thể hiện nỗi buồn, sự xót xa cho số phận những người nông dân trong xã hội cũ. Dù có nhân cách cao đẹp, đáng trân trọng nhưng lại phải chịu một cuộc đời đầy bất hạnh, một cái chết quá dữ dội

27 tháng 10 2021

Ko bt bạn ơi :))

 

1 tháng 4 2020

Sau chiến tranh chống Mông – Nguyên, xã hội ngày càng có sự phân hóa:

    - Vương hầu, quý tộc tích thêm nhiều ruộng đất, là tầng lớp có đặc quyền, đặc lợi.

    - Tầng lớp địa chủ có nhiều ruộng đất tư cho nong dân cày cấy để thu tô.

    - Nông dân cày cấy ruộng công ở các làng xã là tầng lớp đông đảo nhất, nông dân lĩnh canh đông hơn trước.

    - Tầng lớp thợ thủ công, thương nhân chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng ngày càng đông.

    - Nông nô, nô tì là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội, họ bị lệ thuộc vào quý tộc .

Giáo dục : 

- Quốc Tử Giám đc mở rộng

- Các lộ phủ có trường học , thi cử thường xuyên

- Quốc sử viện : Có nhiệm vụ viết sử 

Khoa học - Kĩ thuật :

- Về quân sự : có "Binh thư yếu lược"của Trần Hưng Đạo

- Về Y học :  thầy thuốc Tuệ tĩnh

- Thiên văn học 

- Kĩ thuật : chế tạo thuyền chiến

Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc :

Kiến trúc : THÁP PHỔ MINH, THÀNH TÂY ĐÔ, HOÀNG THÀNH

 Điêu khắc : ĐẦU RỒNG, TƯỢNG CÁC CON VẬT

học tốt

5 tháng 4 2020

Giáo dục và khoa học- kĩ thuật :
- Giáo dục phát triển: Có trường công và trường tư. Thi cử đều đặn
- Khoa học kĩ thuật :
-Lịch sử : Bộ Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu; Quân sự: tác phẩm Binh thư yếu
lược của Trần Hưng Đạo
- Y học :Tuệ Tĩnh nghiên cứu cây thuốc nam để chữa bệnh trong nhân dân.
- Thiên văn học : nhà thiên văn nổi tiếng Đặng Lộ , Trần Nguyên Đán;
- Sử học: Lê Văn Hưu biên soạn bộ Đại Việt sử kí gồm 30 quyển.
- Kĩ thuật : Hồ Nguyên Trừng và các thợ thủ công giỏi chế tạo được súng thần
cơ và thuyền lớn.
* Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc:
+ Kiến trúc : Xây dựng nhiều công trình kiến trúc mới: Chùa Phổ Minh (Nam
Định); thành Tây Đô (Thanh Hóa )
+ Điêu khắc: Lăng mộ vua và các quý tộc có nhiều tượng hổ, sư tử, chó và các
quan hầu bằng đá .hình rồng khắc trên đá trau chuốt, có sừng uy nghiêm.
* Liên hệ bản thân: học giỏi, có đạo đức, phẩm chất tốt, giữ gìn phát huy
những thành tựu của cha ông,…

17 tháng 1 2022

Ông Hai đang nhớ về những tháng ngày còn ở cái làng Chợ Dầu, cùng anh em làm việc.

17 tháng 1 2022

Ông Hai đang nhớ về những ngày tháng làm việc cùng anh em ở làng Chợ Dầu

23 tháng 10 2021

- Ông giáo là nhân vật đại diện cho tầng lớp trí thức nghèo sống mòn mỏi, bế tắc trong xã hội cũ. Sự bế tắc ấy được thể hiện ở chỗ ông chính là người chứng kiến mọi đau khổ của lão Hạc, con lão, của vợ ông, và có lẽ của rất nhiều người khác, những ông chỉ có thể đứng nhìn mà không thể cứu giúp họ khỏi cái khổ đau ấy.

bucminh

Đọc kĩ đoạn văn và trả lời câu hỏi:“Ông nằm vật trên giường vắt tay lên trán nghĩ ngợi vẩn vơ. Ông lại nghĩ về cái làng của ông,  lại nghĩ đến những ngày cùng làm việc với anh em. Ồ, sao mà độ ấy vui thế. Ông thấy mình như trẻ ra. Cũng hát hỏng, bông phèng, cũng đào, cũng cuốc mê man suốt ngày. Trong lòng ông lão lại thấy náo nức hẳn lên. Ông lại muốn về làng, lại muốn được cùng anh em đào đường...
Đọc tiếp

Đọc kĩ đoạn văn và trả lời câu hỏi:

“Ông nằm vật trên giường vắt tay lên trán nghĩ ngợi vẩn vơ. Ông lại nghĩ về cái làng của ông,  lại nghĩ đến những ngày cùng làm việc với anh em. Ồ, sao mà độ ấy vui thế. Ông thấy mình như trẻ ra. Cũng hát hỏng, bông phèng, cũng đào, cũng cuốc mê man suốt ngày. Trong lòng ông lão lại thấy náo nức hẳn lên. Ông lại muốn về làng, lại muốn được cùng anh em đào đường đắp ụ, xẻ hào, khuân đá… Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa? Những đường hầm bí mật chắc còn là khướt lắm. Chao ôi! Ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá.”

(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2015)

Câu 1: Nhân vật ông lão được nói đến trong đoạn trích trên là ai? “ Ông lão” đang trong hoàn cảnh như thế nào?

 Câu 2: Phân tích giá trị của phép điệp và phép liệt kê trong đoạn trích. Giải thích từ “ bông phèng, khướt”, so sánh điểm giống và khác nhau giữa hai từ “ miên man” và “mê man”.

Câu 3: Chỉ rõ tác dụng của hình thức ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 4: “ Ồ”, “ Chao ôi” là thành phần biệt lập cảm thán hay câu cảm thán? Vì sao? Những từ đó là lời của ai? Có ý nghĩa gì?

Câu 5: Phân tích cấu tạo ngữ pháp và chỉ ra câu văn sau thuộc loại câu nào: Cũng hát hỏng, bông :phèng, cũng đào, cũng cuốc mê man suốt ngày.

Câu 6: Điều gì khiến ông lão cảm thấy “náo nức hẳn lên”? Lẽ ra nhớ làng như vậy, nhân vật sẽ rất muốn về làng nhưng vì sao ở phần sau của truyện, nhân vật lại có suy nghĩ: “Về làm gì cái làng ấy nữa.” Từ đó, em hiểu gì về nhân vật này?

Câu 7: Viết đoạn văn TPT khoảng 12 câu trình bày cảm nhận của em về tình cảm của nhân vật ông Hai trong đoạn văn trên ( trong đoạn có sử dụng câu ghép và câu có chứa thành phần phụ chú, gạch chân và chú thích).

0
Cảm nhận về nhân vật ông Hai trong đoạn trích sau: “Ông lại nghĩ về cái làng của ông, lại nghĩ đến những ngày cùng làm việc với anh em. Ô, sao mà độ ấy vui thế. Ông thấy mình như trẻ ra. Cũng hát hỏng, bông phèng(1), cũng đào, cũng cuốc mê man suốt ngày. Trong lòng ông lão lại thấy náo nức hẳn lên. Ông lại muốn về làng, lại muốn được cùng anh em đào đường đắp ụ, xẻ hào, khuân đá... Không biết cái...
Đọc tiếp
Cảm nhận về nhân vật ông Hai trong đoạn trích sau: “Ông lại nghĩ về cái làng của ông, lại nghĩ đến những ngày cùng làm việc với anh em. Ô, sao mà độ ấy vui thế. Ông thấy mình như trẻ ra. Cũng hát hỏng, bông phèng(1), cũng đào, cũng cuốc mê man suốt ngày. Trong lòng ông lão lại thấy náo nức hẳn lên. Ông lại muốn về làng, lại muốn được cùng anh em đào đường đắp ụ, xẻ hào, khuân đá... Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa? Những đường hầm bí mật chắc còn là khướt(2) lắm, Chao ôi! Ông lão nhớ làng, nhớ cải làng quá." Và: “Ông Hai quay phắt lại, lắp bắp hỏi: - Nó... Nó vào làng Chợ Dầu hở bác? Thế ta giết được bao nhiêu thằng? Người đàn bà ẵm con cong môi lên đỏng đảnh: - Có giết được thằng nào đâu. Cả làng chúng nó Việt gian(3) theo Tây còn giết gì nữa! Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. Một lúc lâu ông mới dặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi: - Liệu có thật không hở bác? Hay chỉ lại…[….] Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng[…] Ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà. Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau. Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư?Chúng nó cũng bị người ta rẻ rung hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu…ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên: - Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.
0
Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu bên dưới.Ông nằm vật trên giường vắt tay lên trán nghĩ ngợi vẩn vơ. Ông lại nghĩ về cái làng của ông, lại nghĩ đến những ngày cùng làm việc với anh em. Ô, sao mà độ ấy vui thế. Ông thấy mình như trẻ ra. Cũng hát hỏng, bông phèng, cũng đào, cũng cuốc mê man suốt ngày. Trong lòng ông lão lại thấy náo nức hẳn lên. Ông lại muốn về làng, lại muốn được cùng anh em đào...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu bên dưới.

Ông nằm vật trên giường vắt tay lên trán nghĩ ngợi vẩn vơ. Ông lại nghĩ về cái làng của ông, lại nghĩ đến những ngày cùng làm việc với anh em. Ô, sao mà độ ấy vui thế. Ông thấy mình như trẻ ra. Cũng hát hỏng, bông phèng, cũng đào, cũng cuốc mê man suốt ngày. Trong lòng ông lão lại thấy náo nức hẳn lên. Ông lại muốn về làng, lại muốn được cùng anh em đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá … Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa? Những đường hầm bí mật chắc còn lả khướt lắm. Chao ôi! Ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá.

(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)

Câu 1. Đoạn văn trên được trích từ truyện ngắn nào? Của ai? (0.5 đ)

Câu 2. Đoạn văn miêu tả tâm trạng của ai, tâm trạng ấy xuất hiện trong hoàn cảnh cụ thể nào? Đó là tâm trạng gì? (1.0 đ)

Câu 3. “Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa?” Câu này hỏi ai, có cần câu trả lời không, vì sao? (1,0 đ)

Câu 4. Nêu ngắn gọn hoàn cảnh lịch sử liên quan đến câu chuyện kể trong tác phẩm. (0.5đ) Câu 5. Viết một đoạn văn T-P-H khoảng 10-12 câu phân tích tâm trạng nhân vật được miêu tả trong đoạn trích trên, trong đó có sử dụng câu hỏi tu từ và một phép thế liên kết (gạch chân và chú thích rõ) 

2
7 tháng 12 2021

Giúp em câu 4 ạ

7 tháng 12 2021

4. Câu chuyện được trích từ truyện ngắn ''Làng'' được sáng tác vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.

Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu bên dưới.Ông nằm vật trên giường vắt tay lên trán nghĩ ngợi vẩn vơ. Ông lại nghĩ về cái làng của ông, lại nghĩ đến những ngày cùng làm việc với anh em. Ô, sao mà độ ấy vui thế. Ông thấy mình như trẻ ra. Cũng hát hỏng, bông phèng, cũng đào, cũng cuốc mê man suốt ngày. Trong lòng ông lão lại thấy náo nức hẳn lên. Ông lại muốn về làng, lại muốn được cùng anh em đào...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu bên dưới.

Ông nằm vật trên giường vắt tay lên trán nghĩ ngợi vẩn vơ. Ông lại nghĩ về cái làng của ông, lại nghĩ đến những ngày cùng làm việc với anh em. Ô, sao mà độ ấy vui thế. Ông thấy mình như trẻ ra. Cũng hát hỏng, bông phèng, cũng đào, cũng cuốc mê man suốt ngày. Trong lòng ông lão lại thấy náo nức hẳn lên. Ông lại muốn về làng, lại muốn được cùng anh em đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá … Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa? Những đường hầm bí mật chắc còn lả khướt lắm. Chao ôi! Ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá.

 Câu 5. Viết một đoạn văn T-P-H khoảng 10-12 câu phân tích tâm trạng nhân vật được miêu tả trong đoạn trích trên, trong đó có sử dụng câu hỏi tu từ và một phép thế liên kết (gạch chân và chú thích rõ)

1
7 tháng 12 2021

Tham Khảo
Dựa vào dàn ý nhé bạn!!

Dàn ý

- Dẫn dắt vào đề (có thể trích thơ hay danh ngôn về quê hương chẳng hạn).

- Khẳng định: quê hương có vai trò không thể thiếu trong đời sống tâm hồn của mỗi con người.

- Vai trò quan trọng của quê hương trong đời sống tinh thần của con người:

+ Quê hương vừa bao hàm những yếu tố vật chất như làng, xóm, cây đa, bến nước,... vừa bao hàm những giá trị truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán. Mỗi người đều được sinh ra tròg điều kiện vật chất tinh thần ấy.

+ Con người lớn lên, trưởng thành không chỉ nhờ những yếu tố vật chất mà còn nhờ những yếu tố tinh thần như gia đình, bạn bè, hàng xóm,.. trong đó phải kể đến tình quê hương.

+ Mỗi người dù muốn hay không đều thừa hưởng những giá trị tinh thần vật chất của quê hương và quê hương luôn góp phần hình thành nhân cách, lối sống của mỗi người.

- Thể hiện tình cảm với quê hương, mỗi người phải làm gì?

+ Phải biết yêu mến tự hào về quê hương mình bởi đó là nơi mình sinh ra, nơi có những năm tháng tuổi thơ, có gia đình và những người thân yêu nhất.

 

+ Phải có những hành động cụ thể để có thể đóng góp, làm giàu cho quê hương, luôn biết phấn đấu học tập, làm việc,... để làm rạng danh cho quê hương, bởi mỗi người là một phần của quê hương.

- Mở rộng, liên hệ

+ Quê hương góp phần tạo nên những tiền đề đầu tiên để ta vững bước vào đời, quê hương là điểm tựa tinh thần khi ta gặp khó khăn, trở ngại,...

+ Cảm nhận được những giá trị to lớ của quê hương, sống xứng đáng với quê hương... khi đó mỗi người sẽ thực sự trưởng thành, trở thành nhân cách cao đẹp.

...

- Khẳng định lại vấn đề và liên hệ bản thân.